Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Luân lý về nhẫn

12/11/201017:41(Xem: 9591)
Chương 6: Luân lý về nhẫn

 

 

Chương6
LUÂNLÝ VỀ NHẪN

Tôitin rằng sự triển khai tâm từ bi, mà hạnh phúc tùy thuộcvào đó, đòi hỏi một khuynh hướng nhị phân. Một diện,chúng ta cần phải giới hạn các yếu tố ngăntrở từ bi.Mặt khác, chúng ta cần vun bồi các yếu tố tiếp dẫn từbi. Nhưng chúng ta đã thấy, những gì có tính cách tiếp dẫntừ bi là tình thương, nhẫn nại, bao dung, tha thứ, khiêm cung,vân vân. Điều ngăn trở từ bi là thiếu sự giới hạn nộitại mà ta có thể nhận ra như nguồn gốc của mọi hành vivô luân. Bằng sự chuyển cải thói quen và xu hướng, chúngta có thể bắt đầu kiện toàn trạng thái tổng quát củatâm và trí (kun long) — nơi từ đó hành động phát khởi.

Điềutrước tiên, bởi vì phẩm chất tâm linh tiếp dẫn từ bisẽ kéo theo hành vi luân lý tích cực, nên cần phải vun bồimột thói quen giới luật nội tại. Tôi không phủ nhận đólà một quyết định chủ yếu, nhưng ít ra chúng ta vốn đãquen thuộc với nguyên tắc. Thí dụ, khi biết được tánhchất hủy hoại, chúng ta sẽ giới chế bản thân mình vàcon cái không dễ dãi trong việc dùng thuốc. Tuy nhiên, rấtquan trọng phải nhìn nhận rằng, giới hạn các phản ứngtrước ý niệm và cảm xúc tiêu cực không phải là vấn đềchỉ đè nén chúng: điều quan yếu chính là nhận thấy rõtánh chất hủy hoại của chúng. Nếu chỉ được bảo rằngham muốn — một thứ cảm xúc có tiềm chất rất mạnh mẽvà hủy hoại — là tiêu cực, sẽ không đủ cung ứng mộtsức kháng cự mạnh mẽ đối với nó. Nếu chúng ta chỉ ralệnh cho đời sống ngoại diện nhưng lại bỏ quên đờisống nội tâm, sẽ khó lòng tránh khỏi nghi hoặc, lo âu, vàcác thứ nhiễu loạn khác bành trướng, rồi hạnh phúc xalìa ta. Đó là vì, không như giới luật vật lý, giới luậtnội tại — hoặc tâm linh — không thể đạt đến bằngáp lực, mà chỉ bằng nỗ lực tự nguyện và tinh tấn. Nóicách khác, hành xử một cách đúng luân lý bao gồm nhiềuhơn là chỉ tuân theo luật pháp hay giáo điều.

Tâmvô giới luật chẳng khác nào như một con voi hoang. Nó điphá bậy ngoài tầm kiểm soát, sẽ gây tàn hại lớn lao. Nhưngtác hại và đau khổ thường gặp như kết quả của thấtbại trong việc giới chế các thúc đẩy tiêu cực của tâmcòn vượt quá tác hại do một con voi phá phách. Không nhữngcác thúc đẩy đó có thể mang đến sự tàn phá sự vật,chúng còn có thể tạo thành một nỗi khổ dài lâu cho ngườikhác và chính ta. Nói thế không nghĩa là tâm (lo) vốn có tánhtàn phá. Dưới ảnh hưởng của ý tưởng hoặc cảm xúc tiêucực mãnh liệt, tâm có vẻ như chỉ có một tánh chất đơnbiệt. Nếu như, lấy thí dụ, thù ghét là đặc tánh khôngbiến chuyển của tâm thức, thế thì tâm thức hẳn phảiluôn luôn thù ghét. Rõ rệt không phải như thế. Cần có mộtsự phân biệt quan trọng giữa tâm thức như tự nó, và cácý niệm cùng cảm xúc do tâm kinh nghiệm.

Tươngtự, trong khi thỉnh thoảng một kinh nghiệm mạnh mẽ có thểxâm lấn chúng ta, sau đó khi quán xét lại, ta sẽ không thấycảm động nữa. Khi còn bé, tôi thường hay khích động quáđáng, vào cuối năm, lúc nghỉ lễ "Monlam Chenmo". Đó là Đạilễ Cầu nguyện đánh dấu sự khởi đầu của Tân niên Tâytạng. Trong khả năng như một Đạt lai Lạt ma, tôi đóng vaitrò quan trọng trong lễ này, phải dời từ Potala sang mộtdãy phòng tại đền Jokhang, một trong các thánh điện chủyếu của Tây tạng. Khi thời điểm càng cận kề, tôi càngbỏ nhiều thời gian để mộng giữa ban ngày đến viễn ảnhđó, nửa sợ và nửa mừng, và ngày càng học ít đi. Cảmgiác sợ hãi của tôi là do ý tưởng đến bài kệ thuyếtthật dài mà tôi phải đọc thuộc lòng trong chánh lễ, sựkhích động là do ý tưởng đi ngang qua đám đông khổng lồcác người hành hương và thương khách bày hàng dài nơi khuchợ ngay trước các cơ ngơi điện thờ. Mặc dù cả hai cảmxúc vừa quá khích động lẫn quá sợ hãi tôi cảm thấy lúcđó rất thật, nhưng ngày nay, nghĩ lại, tôi chỉ cười vìcác hồi niệm đó. Bây giờ thì tôi khá quen thuộc với đámđông. Và, sau nhiều năm thật hành, việc đọc kệ không cònlàm tôi bối rối nữa.

Chúngta có thể nhận thức bản chất của tâm như là nước tronghồ. Khi nước bị một cơn giông bão quậy dậy, bùn từ dướiđáy sẽ vẩn lên, và nước đục ngầu. Nhưng bản chất củanước không phải là dơ bẩn. Khi cơn giông qua đi, bùn lắngxuống, và nước trong sạch trở lại. Cũng thế, mặc dù chúngta thường cho là tâm, hoặc trí, là một thực thể cố địnhvà bất biến, khi quán xét sâu xa hơn, ta thấy nó hàm chứacả một quang phổ các sự kiện và kinh nghiệm. Những thứnày gồm cả các tri giác cảm xúc của ta, tiếp thụ các đốitượng một cách trực tiếp, cũng như các ý tưởng và tìnhcảm, qua phương tiện truyền đạt của ngôn ngữ và kháiniệm. Tâm rất năng động: bằng nỗ lực tinh tấn ta có thểảnh hưởng các biến chuyển trong trạng thái tinh thần vàcảm xúc. Chúng ta biết, chẳng hạn như, sự thoải mái vàtự tin có thể giúp đánh tan sợ hãi. Tương tự, các hìnhthái cố vấn dẫn đến một sự tỉnh thức cao hơn, cùngvới sự thân ái, có thể giúp giải trừ áp lực tinh thần.

Sựnhận xét thấy cảm xúc và tâm thức không cùng là một, chobiết chúng ta không phải bị cảm xúc điều khiển. Trướckhi hành động, ắt có một sự kiện tinh thần và tình cảmmà ta có thể được ít nhiều tự do phản ứng; mặc dù,trừ phi học biết giới luật tâm trí, ta sẽ khó thật hànhđược thứ tự do này. Lại nữa, cách phản ứng trước cácsự kiện và kinh nghiệm còn thẩm định nội dung đạo đứccủa các hành động, trên tổng quát. Một cách giản dị,điều đó có nghĩa, nếu chúng ta hành xử một cách tích cực,đặt ích lợi của tha nhân trước bản thân, hành động củata sẽ tích cực. Nếu ta phản ứng tiêu cực, bỏ quên thanhân, hành động của ta tiêu cực và vô luân.

Theosự hiểu biết đó, chúng ta có thể nhìn tâm, hoặc trí, nhưlà một vị tổng thống hoặc một vị vua chúa rất liêm khiết,rất trong sạch. Dưới cái nhìn đó, ý niệm và cảm xúc củata như các vị bộ trưởng. Một số trong bọn họ đưa racác lời cố vấn tốt, số khác lại xấu. Vài người đặtsự an sinh của tha nhân làm mối quan tâm chính yếu, ngườikhác chỉ biết đến tư lợi hạn hẹp. Trách vụ của ý thứcchủ yếu — lãnh tụ — là phán quyết những người thừahành nào đưa ra lời cố vấn tốt, và người nào xấu, ngườinào đáng tin cậy và người nào không, và phải hành độngtheo lời khuyên của người này chứ không phải người kia.

Trongý nghĩa đó, sự kiện tinh thần và cảm xúc nào đưa ra cáclời khuyên xấu, có thể xem như là một hình thái của đaukhổ. Thật vậy, ta thấy rằng nếu cho phép chúng phát triểnở một mức độ đáng kể, tâm sẽ bị đẫm đầy cảm xúc,và ta sẽ kinh nghiệm một thứ rối loạn nội tại. Điềuđó cũng có một diện vật lý. Vào một giai đoạn giận dữnào, chẳng hạn, ta kinh nghiệm một rối loạn mạnh mẽ đếnsự quân bình thường lệ, điều đó người khác có thểcảm nhận được. Tất cả chúng ta đều quen thuộc cùng sựkiện toàn bộ không khí bị phá hỏng khi chỉ một ngườitrong gia đình đang khó chịu.

Khichúng ta nổi giận, cả người lẫn vật đều có xu hướngmuốn xa lánh. Đôi khi cơn rối loạn đó quá mạnh đến độthật khó chịu đựng nổi. Rồi có thể đi đến việc trútlên đầu người khác. Khi làm vậy, chúng ta thể hiện ra bênngoài sự rối loạn bên trong của mình.

Khônghẳn bất cứ tình cảm hoặc cảm xúc nào gây khó chịu chota đều nhất thiết là tiêu cực. Sự đóng góp tiên khởilàm phân biệt được loại cảm xúc bình thường và loạilàm tiêu hao an bình chính là sự cấu thành nhận thức tiêucực của nó. Một giây phút phiền muộn không thể trở thànhnỗi sầu thê thảm trừ phi chúng ta cứ bám lấy nó và thêmthắt vào đó các ý niệm và tưởng tượng tiêu cực.

Trongtrường hợp tôi kể trên, ngoài hai cảm xúc nền tảng —vừa sự khích động tôi cảm thấy do đám đông người hànhhương và thương khách, vừa nỗi lo sợ tôi có vì phải đọcthuộc lòng bài kệ quá dài — còn thêm vào trên đó mộtyếu tố nhận thức. Qua các giấc mơ ban ngày khá ám ảnh,sự tưởng tượng của tôi áp đặt một thứ gì vượt trênthực tế của hoàn cảnh. Và đó là các câu chuyện tôi tựbảo mình về sự kiện sắp xảy ra, đã làm tiêu hao sự thanhtịnh cơ bản của tôi.

Khôngphải bất cứ nỗi lo sợ nào cũng trẻ con như câu chuyệntôi vừa kể. Có những trường hợp chúng ta kinh nghiệm mộtloại sợ hãi duy lý hơn. Loại này, chẳng những không tiêucực, lại còn có thể thật sự hữu ích. Nó có thể giúpchúng ta đề cao sự thức tỉnh, và tạo một số năng lựccần thiết để tự bảo toàn. Vào đêm đầu tiên tôi trốnkhỏi Lhasa năm 1959, khi rời nhà trong trang phục như một ngườilính, tôi đã cảm giác loại sợ hãi đó. Nhưng vì không cóthời giờ và cũng không muốn nghĩ đến, nó đã không làmphiền tôi là bao. Ảnh hưởng lớn nhất của nó là giúp chotôi thật tỉnh táo. Có thể nói đó là một giai đoạn sợhãi vừa chánh đáng vừa hữu ích.

Nỗisợ chúng ta cảm thấy liên hệ đến một hoàn cảnh nào đókhá tế nhị và quan trọng, có thể xem như chánh đáng. Ởđây tôi nghĩ đến điều mà chúng ta cảm thấy khi phải đưara một quyết định có một tầm ảnh hưởng đáng kể đếnđời sống của người khác. Nỗi sợ này có thể làm ta rốiloạn một cách nào đó. Nhưng nguy hiểm và tiêu cực nhấtlà nỗi sợ hoàn toàn phi lý lại có thể phủ ngập và làmtê liệt chúng ta.

ỞTây tạng, chúng tôi gọi loại sự kiện và cảm xúc tiêucực đó là "nyong mong", nghĩa là "điều phiền nhiễu đếntừ bên trong" hoặc như thường được dịch là "cảm xúcphiền nhiễu." Qua nhãn quan đó, nói chung, tất cả các ý niệm,cảm xúc, và sự kiện tinh thần phản ánh một trạng tháitâm tiêu cực và thiếu từ ái sẽ làm tiêu hao kinh nghiệmvề an bình nội tại của ta. Tất cả các ý niệm và cảmxúc — như hận thù, giận dữ, ham muốn, tham lam, tỵ hiềm,vân vân — đều xem như là các thứ phiền nhiễu theo nghĩađó. Chúng ta thấy các cảm xúc phiền nhiễu này rất mạnhnếu ta không làm việc gì để kháng chế chúng, mặc dù khôngcó thứ nào có giá trị đáng tồn tại, chúng lại có thểđưa ta đến mức điên loạn và có khi tự tử.

Nhưngbởi vì các cực đoan đó tương đối hiếm, ta cứ hay xemcảm xúc tiêu cực như thành phần dính liền cùng tâm mà tachỉ có thể làm rất ít việc kháng chế chúng. Tuy nhiên,nếu không nhận ra tiềm chất phá hoại của chúng, ta khôngthể thấy sự cần thiết phải đối phó chúng. Trái lại,ta còn có xu hướng nuôi dưỡng và tăng cường chúng. Điềunày tạo thêm đất cho chúng nảy nở. Tuy nhiên, nếu ta nhậnthấy được bản chất của chúng, vốn chỉ hoàn toàn làphá hoại. Chúng là nguồn chủ yếu của hành vi vô luân. Chúnglà nền tảng của lo âu, ẩn ức, lẫn lộn, và căng thẳng,vốn là nét đặc thù trong đời sống người đương đại.

Ýniệm và cảm xúc tiêu cực là các thứ nhiễu hại nguyệnvọng cơ bản nhất của chúng ta — muốn hạnh phúc và tránhđau khổ. Khi ta hành động dưới ảnh hưởng của chúng, sẽlãng quên tầm ảnh hưởng của hành động mình đối vớingười khác: như thế chúng chính là nguyên nhân của hànhvi phá hoại cả đối với người khác lẫn chính mình. Giếtngười, xì căng đan, và lừa đảo tất cả đều có cộinguồn từ cảm xúc phiền nhiễu. Đó là lý do tôi cho rằngtâm vô giới luật — tức là tâm chịu ảnh hưởng của giậnghét, thù hận, tham lam, kiêu mạn, ích kỷ, vân vân — lànguồn của tất cả mọi khó khăn của ta, không phải loạiđau khổ không thể tránh (bệnh, lão, tử, vân vân). Thấtbại trong việc kiểm soát phản ứng trước các cảm xúc phiềnnhiễu này là mở cửa cho đau khổ của cả ta lẫn người.

Bảorằng khi khiến người đau khổ chính ta cũng đau khổ, khôngphải hàm ý có thể áp đặt điều đó một cách hợp lýbất cứ lúc nào; chẳng hạn như, ta đánh người nào đócũng tức là tự đánh mình. Tôi đưa ra một đề nghị tổngquát hơn thế. Đúng hơn, tôi muốn nêu rõ là tầm ảnh hưởngcủa hành động của ta — cả tích cực lẫn tiêu cực —đã ghi sâu trong tâm ta. Nếu quả đúng là mọi người đềucó khả năng thiện cảm ở trình độ nào đó, tiếp theo đó,khi một cá nhân này hại cá nhân kia, tiềm năng đó bị phủtrùm lên, hoặc lắng đọng xuống bằng cách nào đó. Lấytrường hợp một người hành hạ tàn nhẫn người khác. Trí(lo) của họ, hoặc thô thiển hoặc ở trình độ ý thứccủa, có thể bị kềm kẹp trong một thứ tư tưởng hoặclý tưởng tác hại nào đó khiến họ nghĩ nạn nhân đángbị hành xử như thế. Niềm tin đó — ở một mức độ cóthể đã được chọn lựa trước — cho phép người tàn áckia đè nén được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, tận trongchiều sâu, vẫn bị ràng buộc trở thành một mức ảnh hưởngnào đó. Về lâu sau, có một mức xác xuất cao là ngườihành hạ sẽ cảm thấy khó chịu. Đưa vào khuôn khổ nàymột thí dụ đã nói đến trước đây — về các nhà độctài bất nhân như Hitler hay Stalin. Dường như lúc gần tànđời, họ trở nên cô đơn, lo lắng, đầy sầu thảm và nghingờ, giống như con quạ sợ chính cái bóng của mình.

Dĩnhiên, số người đi vào cực đoan như vậy rất ít. Ảnhhưởng của các hành động tiêu cực tầm nhỏ còn vi tếhơn là các thứ trọng yếu. Thử lấy một thí dụ ít cựcđoan về phương cách mà hành động tiêu cực tạo đau khổcho ta và người, hãy quan sát câu chuyện của một đứa béra ngoài chơi và đánh lộn cùng một đứa khác. Ngay sau đó,đứa bé đánh thắng có thể kinh nghiệm một cảm giác thỏamãn. Nhưng khi về nhà, cảm xúc đó tan biến đi, và một trạngthái tâm vi tế hơn hiện ra. Ở điểm đó, một cảm thứckhó chịu hiện ra. Có thể mô tả cảm tưởng đó như mộtthứ vong thân khỏi bản ngã: cá nhân cảm thấy không "đúng."Trong trường hợp đứa trẻ ra ngoài chơi với bạn và vuivẻ cả buổi chiều cùng đứa bạn đó, sau đó, chẳng nhữngcó một cảm giác thỏa mãn ngay, nhưng khi tâm đã lắng xuốngvà sự khích động đã tiêu tan, sẽ có một cảm thức bìnhtĩnh và thoải mái.

Mộtthí dụ khác về phương cách hành động tiêu cực tác hạiđến người dễ dãi với chúng, có thể thấy qua câu chuyệnvề tiếng tăm của một cá nhân. Thông thường, người ta— ngay cả thú vật, trong vấn đề này — ghê tởm sự độcác, hung tợn, lừa đảo vân vân. Điều này cho thấy nếuchúng ta có sinh hoạt tác hại đến người khác, mặc dù cóthể được thỏa mãn nhất thời, người khác sẽ bắt đầunhìn ta khác đi. Họ sẽ e ngại trước chúng ta, bối rốivà nghi ngờ trước tiếng xấu của ta. Với thời gian, ta sẽmất dần bạn bè. Theo cách đó, có tiếng tốt cũng là mộtnguồn hạnh phúc, chúng ta mang lại đau khổ cho chính mìnhnếu phá hoại nó.

Thậtthế, dù có vài ngoại lệ, chúng ta thấy nếu một ngườisống đời vô cùng ích kỷ, không quan tâm gì đến sự ansinh của kẻ khác, họ sẽ trở nên cô đơn và khốn khổ.Mặc dù họ có thể được một nhóm bạn vây quanh vì sựgiàu có hoặc bối cảnh của họ, khi cá nhân ích kỷ hay hunghăng đó gặp thảm kịch, không những các người gọi làbạn đó biến mất, họ còn có thể thầm khoái trá nữa.Và hơn nữa, nếu người đó thật quỷ quái, có thể khi chếtđi cũng chẳng mấy ai nhớ đến. Có khi người ta còn cảmthấy hài lòng — như nhiều người bị nhốt trong các trạitập trung giết người của Đức quốc xã hẳn cảm thấythế khi các tay đồ tể bắt giam họ lần lượt bị xử quyết.

Ngượclại, chúng ta thấy những người thật lòng quan tâm đếnkẻ khác, họ rất được kính nể, có khi đến cả tôn thờ.Những người như thế khi chết đi, rất nhiều người buồnthương và tiếc nuối sự ra đi của họ. Lấy trường hợpcủa Mahatma Gandhi. Mặc dù học ở Tây phương, và có hoàncảnh để hưởng thụ một đời sống thoải mái, ông chọnviệc hoạt động cho người khác và sống gần như là mộtkhất sĩ ở Ấn độ hầu có thể tận hiến đời mình chocông cuộc đấu tranh. Mặc dù tên ông giờ chỉ còn là kỷniệm, nhưng nhiều triệu người vẫn tiếp tục hưởng tiệních và cảm hứng từ các hành động cao thượng của ông.

Khiquán sát về nguyên nhân thật sự của cảm xúc phiền nhiễu,chúng ta có thể định ra một số các yếu tố khác. Trongđó bao gồm cả thói quen của tất cả mọi người thườngnghĩ đến chính bản thân trước khi đến người khác. Cóthể kể cả xu hướng dự phóng các đặc điểm lên sự vậtvà sự kiện trước khi và bên ngoài thực tế xảy ra — nhưsự nhầm lẫn cuộn dây thừng thành con rắn. Nhưng vượttrên đó, bởi vì ý niệm và cảm xúc tiêu cực không hiệnhữu độc lập cùng các hiện tượng khác, nên sự vật vàsự kiện thật mà ta tiếp xúc đóng một vai trò quan trọngtrong việc tạo thành phản ứng của ta. Như thế không cóthứ gì lại bất khả phát động chúng. Bất cứ thứ gìcũng có thể là nguồn của cảm xúc phiền nhiễu — khôngphải chỉ có đối thủ của ta mà cả bằng hữu và các thứsở hữu quý báu nhất, kể cả chính bản thân ta.

Điềunày đề ra, bước đầu tiên của tiến trình đối phó thậtsự cùng các ý niệm và cảm xúc tiêu cực là tránh các trườnghợp và sinh hoạt thông thường có thể khiến chúng khởidậy. Chẳng hạn như, nếu ta thấy mình sẽ trở nên giậndữ khi gặp một người nào đó, tốt nhất nên tránh đi chođến khi phát huy được một nguồn nội lực nào khác hơn.Bước thứ nhì là tránh các điều kiện hiện thực dẫn đếncác ý niệm và cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, điều này đòi hỏita phải học nhận thức các loại cảm xúc phiền nhiễu khichúng khởi dậy trong ta. Việc đó không phải dễ. Trong lúcthù hận là một cảm xúc rất mạnh một khi phát huy trọnvẹn, trong các giai đoạn đầu tiên của sự chán ghét màta cảm thấy trước một đối tượng hoặc hiện tượng nàođó có thể rất tế nhị. Và ngay trong các giai đoạn tiếntriển hơn, cảm xúc phiền nhiễu cũng không luôn luôn thểhiện rõ nét. Kẻ giết người có thể tương đối bình tỉnhvào lúc hắn bóp cò súng.

Chínhvì vậy, chúng ta cần phải chú ý kỹ lưỡng và tỉnh thứcvề thân xác và hành động của nó, về ngôn ngữ và điềugì mình phát biểu, và về tâm và trí cùng những gì ta nghĩvà cảm thấy. Chúng ta phải thận trọng trước bất cứ sựtiêu cực nhỏ bé nào, và luôn tự hỏi các câu như, "Tôihạnh phúc hơn khi mang ý niệm và cảm xúc tiêu cực phá hoại,hoặc khi chúng thiện lành?" "Bản chất của tâm thức là gì?Nó có tự hiện hữu trong nó và do nó hay không, hoặc chỉhiện hữu tùy thuộc vào các yếu tố khác?" Chúng ta cầnphải nghĩ, nghĩ, nghĩ. Chúng ta phải làm như một nhà khoahọc góp nhặt dữ kiện, phân tích, và thu hoạch các kếtluận thích ứng. Đạt đến tri kiến về tánh chất tiêu cựccủa mình là một công tác trọn đời, và một công tác cókhả năng cực kỳ vi tế. Nhưng trừ phi chúng ta thật hành,sẽ không thể nào thấy được phải làm từ điểm nào đểchuyển hóa thiết yếu cuộc đời mình.

Chúngta có nên bỏ ra một phần thời gian và nỗ lực thường chỉdùng vào các việc tầm thường — nói chuyện tầm phào vàcác thứ tương tự — hầu đạt đến một tri kiến về thựcchất của cảm xúc phiền nhiễu chăng. Tôi tin rằng việcđó có một ảnh hưởng rất lớn lao đến phẩm chất củacuộc đời. Cả cá nhân lẫn xã hội đều hưởng lợi lạc.Một trong các điều trước tiên chúng ta cần khám phá làcảm xúc phiền nhiễu tác hại đến thế nào. Và khi càngphát huy được sự thẩm định về bản chất tác hại củachúng, ta càng xa rời xu hướng theo đuổi chúng. Chỉ nộiđiều đó cũng có một ảnh hưởng đầy ý nghĩa cho đờita.

Cầnquán xét không những ý niệm và cảm xúc tiêu cực phá hủykinh nghiệm an bình của chúng ta như thế nào, mà còn làm haomòn cả sức khỏe. Trong hệ thống y khoa Tây tạng, giận dữlà nguồn gốc đầu tiên của nhiều bệnh chứng, kể cảcác bệnh liên quan đến áp huyết cao, mất ngủ, và suy nhượcbất thường — quan điểm này ngày càng được y khoa thaythế chấp nhận.

Mộthồi niệm tuổi thơ của tôi có thể phác họa được phươngcách cảm xúc phiền nhiễu tác hại như thế nào. Khi còn ởtuổi vị thành niên, một trong các giải trí ưa thích củatôi là cứ táy máy sửa mấy chiếc xe hơi cũ của vị tiềnnhiệm, Đạt lai Lạt ma thứ 13 đã sở hữu không lâu trướckhi ngài mất năm 1933. Có tất cả là bốn chiếc, hai chiếcAustins nhỏ của hãng chế tạo Anh, một chiếc Dodge, một chiếcJeep xập xệ, cả hai đều của Mỹ. Bốn chiếc này cộnglại hầu như là các chiếc xe hơi duy nhất tại Tây tạnglúc bấy giờ. Đối với một Đạt lai Lạt ma trẻ tuổi,các cổ vật bụi bậm đó thật vô cùng thu hút, và tôi cứmuốn làm cho chúng chạy trở lại.

Giấcmơ thầm kín của tôi là học lái xe. Nhưng sau một thời gianđầy phiền toái cùng các viên chức chính quyền khác nhau,cuối cùng tôi mới tìm ra được một người biết chút đỉnhvề xe hơi. Đó là Lhakpa Tsering, đến từ Kalimpong, một thànhphố nằm cạnh biên giới Ấn độ. Một hôm, tôi còn nhớ,anh ta đang làm việc với cái máy của một trong các chiếcxe, thình lình, anh buông cái mỏ lết xuống, chửi thề lớntiếng, và đứng bật dậy. Chẳng may, anh lại quên cái nấpxe còn đang mở phía trên đầu mình, và đụng vào đó thậtmạnh. Nhưng rồi trước sự sửng sốt của tôi, thay vì cẩnthận cúi đầu lùi ra, anh lại càng nổi giận thêm lên, vàđứng bật dậy một lần nữa, đụng đầu một lần thứnhì càng mạnh hơn nữa. Tôi đứng sững sờ một hồi trướcmấy món đồ cổ đó. Rồi sau đó, tôi không thể nào ngưngcười được.

LhakpaTsering nổi giận như thế chỉ mang đến kết quả là hai vếttrầy khá nặng. Đó chỉ là chuyện xui của anh. Nhưng từđiều đó, chúng ta có thể thấy phương cách mà cảm xúcphiền nhiễu phá hoại một trong các phẩm chất quý giá nhấtcủa ta, gọi là, khả năng thức giác phân biện. Mất khảnăng này, chúng ta sẽ không thể đánh giá giữa đúng và sai,thẩm định điều gì mang đến lợi lạc dài lâu và điềuchỉ có lợi tạm thời cho ta và người, và nhận thức đượckết quả từ hành động của mình; do đó sẽ không hơn gìloài thú mấy. Tuy có vẻ như nhỏ nhặt, nhưng dưới ảnhhưởng của chúng, ta có thể làm những gì mà bình thườngta không bao giờ nghĩ đến làm điều đó.

Sựbế tắc của cơ năng quan yếu này cho thấy một đặc điểmtiêu cực khác của loại sự kiện tinh thần và cảm xúc.Các cảm xúc phiền nhiễu lừa dối chúng ta. Chúng có vẻnhư trao tặng sự thỏa mãn.

Mặcdù cảm xúc đó đến với ta mạo danh như là bảo vệ, nhưmang đến sức mạnh và sự táo bạo, thật ra thứ năng lựcđó trên căn bản chỉ là mù quáng. Quyết định đưa ra dướiảnh hưởng của nó thường chỉ là nguồn gốc của sự hốitiếc. Loại sân giận như thế rất thường là chỉ dấu mộtsự yếu đuối hơn sức mạnh. Nhiều người kinh nghiệm vềcác tranh cãi tệ hại đến độ người ta bắt đầu hànhhạ nhau bằng ngôn ngữ, một dấu hiệu cho thấy sự yếuđuối của họ. Hơn nữa, chúng ta không cần sân giận mớicó thể phát huy được can đảm và tự tin. Như chúng ta thấy,các phẩm tánh đó chỉ làm được qua các phương thức khác.

Cáccảm xúc phiền nhiễu còn chứa một diện phi lý. Chúng khíchlệ ta giả thiết như các thứ bề ngoài là luôn cân xứngvới thực tế. Khi chúng ta bắt đầu giận dữ hoặc cảmthấy thù ghét, ta có xu hướng nhìn người khác như là cácđặc tánh của họ không thể nào biến đổi. Một ngườicó thể trông thật đáng chỉ trích từ đỉnh đầu cho đếnđế giày dưới chân họ. Chúng ta quên khuấy đi, cũng nhưta, họ là chúng sanh đau khổ với cùng thứ ước vọng hạnhphúc và tránh đau khổ. Dù vậy, khi sức mạnh của cơn giậnđã giảm bớt, chỉ cần dùng lẽ thường, ta cũng biết làhọ trông không đến nỗi tệ lắm. Cùng tiến trình này nhưngđảo ngược chiều, là trường hợp cá nhân bị say đắmquá. Đối tượng sẽ trở thành thật đáng ham muốn, cho đếnkhi móng vuốt của cảm xúc phiền nhiễu buông lơi, thì họtrông cũng không có gì đáng gọi là hoàn hảo. Thật vậy,khi đam mê của chúng ta khởi dậy quá mạnh, có một sự nguyhiểm đáng kể hướng về phía đối cực kia. Cá nhân đãtừng được thần tượng hóa, có thể trở nên đáng khinhhoặc đáng ghét, mặc dù đó cũng chỉ là một người từđầu chí cuối.

Cáccảm xúc phiền nhiễu còn vô ích. Càng tiếp thụ chúng nhiều,ta lại càng ít chỗ dành các phẩm tánh — như lòng tử tếvà tâm từ bi — và càng ít khả năng hầu giải quyết cácvấn đề. Thật vậy, không khi nào các ý niệm và cảm xúctiêu cực này lại giúp ích cho ta hoặc người khác. Chúngta càng sân hận, thì người khác càng e dè xa lánh. Càng nghihoặc, thì càng mất đi các người có thể tin cậy và trởnên cô độc. Càng tham dục, thì càng ít cơ hội triển khaiđược các liên hệ thích đáng cùng người khác, và càngcô đơn hơn.

Hãyxem người có sinh hoạt bị điều động phần lớn do cáccảm xúc phiền nhiễu, hoặc nói cách khác, do các ràng buộcưa ghét thô thiển, đến từ tham dục, vọng cầu, kiêu mạn,vân vân. Người như vậy cũng có thể trở nên rất quyềnlực và nổi tiếng. Tên của họ có khi còn ghi vào lịch sử.Nhưng sau khi họ chết, sức mạnh của họ cũng đi theo vàdanh vọng chỉ còn là một ngôn từ trống rỗng. Như thếquả thật họ đã đạt đến điều gì?

Khôngở đâu sự vô ích của cảm xúc phiền nhiễu lộ liễu bằngtrường hợp sân hận. Khi trở nên sân giận, chúng ta ngưngcắt mọi thứ từ bi, thương yêu, rộng lượng, tha thứ, baodung, và nhẫn nại cùng một lúc. Chúng ta tự dẹp mất cácthứ mà hạnh phúc hàm chứa. Và chẳng những cơn giận pháhủy tức khắc các cơ năng chủ yếu của ta, nó còn đưata vào phẫn nộ, khinh bỉ, thù hận, và độc ác — mỗi thứđó đều luôn luôn tiêu cực vì là nguyên do trực tiếp táchại đến người khác. Sân giận gây đau khổ. Ít nhất lànó tạo nỗi khổ của sự bối rối. Một thí dụ, tôi luônluôn thích việc sửa đồng hồ.

Nhưngtôi còn nhớ một số trường hợp hồi còn bé, khi từng mấthết nhẫn nại với các thứ phụ tùng nhỏ nhặt và phứctạp. Tôi nhặt một bộ máy và đập mạnh nó lên bàn. Dĩnhiên, tôi cảm thấy ân hận và hỗ thẹn vì thái độ củamình — đặc biệt là khi, vào một trường hợp nọ, tôiphải trả đồng hồ lại cho người chủ trong tình trạngtồi tệ hơn trước khi sửa.

Câuchuyện này tuy rất tầm thường, nhưng đưa đến một điểmlà, mặc dù chúng ta có nhiều của cải vật chất thế nào— thức ăn ngon, bàn ghế tốt, máy truyền hình tối tân —khi giận dữ cũng đều bị mất hết an bình nội tại. Chúngta không còn hưởng thụ bữa ăn ngon được. Và một khi trởthành thói quen, ta sẽ học từ đó, là dù giàu, dù mạnh,các người khác cũng chỉ tránh né ta. Họ sẽ bảo, "Ồ, vâng,ông ấy rất khôn khéo, nhưng ông ấy xấu nết quá, ai cũngbiết," và người khác sẽ tránh xa. Hoặc là họ sẽ bảo,"Vâng bà ấy quả thật có tài đặc biệt, nhưng hay dễ nổicơn quá. Tốt hơn hết là nên coi chừng." Cũng như khi con chóhay gầm gừ và nhe răng, chúng ta cần cẩn thận đề phòngnhững kẻ có con tim dễ bị rối loạn bởi cơn giận dữ.Tốt hơn hết ta tránh đến gần để khỏi bị lãnh cơn bấttử.

Tôikhông phủ nhận sự kiện, tương tự như trong trường hợpsợ hãi, có một thứ sân giận "thô" nào đó mà chúng ta kinhnghiệm như là một sự đổ dồn năng lực vào người, hơnlà một cảm xúc tăng cường có nhận thức. Hình thức sângiận này được tưởng chừng như có thể mang lại kết quảtích cực. Thử tưởng tượng đến cơn giận trước sự bấtcông khiến người ta hành động một cách vị tha. Cơn giậnkhiến ta xông vào giúp đỡ cho người nào đó bị tấn côngngoài đường phố, cũng có thể xem như tích cực. Nhưng nếunó vượt qua mức tiếp giao cùng sự bất công, hoặc nếunó trở thành việc cá nhân và chuyển sang trả thù hoặc độcác, thì nguy hiểm khởi dậy. Khi chúng ta làm điều gì tiêucực, vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa ta và hànhđộng tiêu cực đó. Nhưng ta lại thường thất bại trongviệc tách biệt hành động và tác nhân khi nó đến từ ngườikhác. Điều này cho thấy cơn giận dù được bề ngoài cóvẻ được xác nhận như đúng, cũng vẫn khó tin cậy.

Nếuthấy hơi quá đáng khi bảo sân giận là một cảm xúc hoàntoàn vô ích, chúng ta có thể xét lại xem có người nào từngbảo là sân giận có thể mang lại hạnh phúc chăng? Khôngai cả. Có y sĩ nào cho toa dùng giận để chữa bệnh chưa?Không một ai. Độc giả thử tự hỏi mình: khi ta trở nêngiận dữ, ta có hạnh phúc chăng? Tâm ta có bình tĩnh và thânta có thoải mái chăng? Hoặc trái lại ta còn cảm thấy thânnhư căng thẳng và tâm bất ổn?

Nếumuốn giữ được tâm an bình hầu đạt đến hạnh phúc, theođó phải áp đặt khuynh hướng duy lý và vô vụ lợi lêncác ý niệm và cảm xúc tiêu cực, ta cần phải vun trồngmột thói quen vững chắc giới hạn các phản ứng trướcchúng. Các ý niệm và cảm xúc tiêu cực chỉ xui khiến tađi vào hành động vô luân. Hơn nữa, bởi vì cảm xúc tiêucực còn là nguồn đau khổ nội tại — đó là nền tảngcủa ẩn ức, lẫn lộn, bất an, lo lắng, và mất tự trọngdẫn đến sự tiêu hao lòng tự tin — cho nên thất bại khilàm việc đó khiến ta phải ở trong trạng thái khó chịutinh thần và cảm xúc thường xuyên. An bình nội tại khôngthể có được. Lo lắng và ẩn ức sẽ không bao giờ biếnmất.

Vàingười cảm thấy mặc dù có thể đúng khi phải ngăn cáccảm xúc hận thù khiến cho ta trở thành hung bạo và đi đếngiết chóc, nhưng ta sẽ bị nguy hiểm mất đi sự độc lậpnếu cứ hạn chế các cảm xúc và giới luật tâm trí. Thậtra, chính điều đối ngược lại mới đúng. Giống như cácđối thủ của tình thương yêu và tâm từ bi, sân hận vàcác cảm xúc tiêu cực không bao giờ bị tắt ngúm. Chúng còncó một xu hướng bành trướng, giống như dòng sông lụt lộivào mùa hè khi băng tuyết tan. Do đó, thay vì được tự do,trái lại tâm ta còn bị nô lệ và trở nên bất lực trướcchúng. Khi ta dễ dãi cùng các ý niệm và cảm xúc tiêu cực,ta sẽ quen thuộc cùng chúng không thể tránh khỏi. Kết quả,dần dần ta càng nghiêng về chúng hơn và càng bị chúng điềuđộng hơn. Ta sẽ quen bùng nổ mỗi khi đối diện cùng cáctrường hợp không thú vị.

Anbình nội tại, như đặc điểm chủ yếu của hạnh phúc,và sân hận không thể nào cùng hiện hữu mà không làm tiêuhao lẫn nhau. Thật vậy, ý niệm và cảm xúc tiêu cực làmtiêu hao các nguyên nhân tạo ra an bình và hạnh phúc. Thửnghĩ cho đúng, thật hoàn toàn phi lý khi tìm hạnh phúc màkhông làm gì để giới chế giận dữ, khinh bỉ, và các ýniệm và cảm xúc ác độc. Hãy nghĩ khi ta trở thành giậndữ, ta thường dùng các lời lẽ nặng nề. Lời lẽ nặngnề có thể phá hủy tình bạn. Hạnh phúc đặt trên các mốiliên hệ cùng người khác, nếu ta hủy diệt tình bạn, thìđã làm tiêu mòn một trong các điều kiện thật sự củachính hạnh phúc.

Bảorằng ta cần phải ngăn cơn giận cùng các ý niệm và cảmxúc tiêu cực, không có nghĩa ta phải phủ nhận các cảm xúc.Có một sự khác biệt quan yếu giữa phủ nhận và giới luật.Việc sau thiết lập một thứ kỷ luật cẩn trọng và tựnguyện đặt trên sự tôn trọng ích lợi tha nhân. Điều đórất khác với trường hợp của người đè nén các cảm xúcnhư là giận dữ chỉ vì họ cảm thấy cần phải phô bàymột bề ngoài có vẻ tự chủ, hoặc vì lo sợ đến ý nghĩcủa người khác. Thái độ đó giống như khép miệng vếtthương lại trong khi nó còn nhiễm độc. Lại nữa, chúng takhông phải nói đến chuyện các luật lệ phải tuân theo.Khi phủ nhận và áp lực xảy ra chỉ tạo nguy hiểm, vì cánhân đó sẽ tồn trữ các sự giận dữ và thù ghét. Vấnđề ở đây là trong một thời điểm tương lai nào đó, họcó thể thấy mình không còn chịu đựng nổi các thứ cảmxúc đó lâu hơn nữa.

Nóicách khác, dĩ nhiên có các ý niệm và cảm xúc thích đáng,còn quan trọng là khác, để mà bày tỏ thẳng thắn — kểcả các thứ tiêu cực — dù có các cách thích hợp ít hoặcnhiều để làm thế. Tốt hơn là nên đối diện với ngườihoặc hoàn cảnh hầu giải quyết, chứ đừng che dấu nỗigiận, nghiền ngẫm nó, và nuôi oán hận trong tâm. Tuy vậy,nếu ta bày tỏ một cách không biện biệt các thứ ý niệmvà cảm xúc tiêu cực, chỉ trên nền tảng là chúng cần đượcbộc lộ rõ ràng, thì rất có thể — qua các lý do tôi đãnêu trên — sẽ khiến ta mất đi sự bình tỉnh và làm quáđáng. Do đó, điều quan trọng là phải biết biện biệt,kể cả trên diện các cảm xúc mà ta bày tỏ lẫn cách thứcbày tỏ chúng.

Theotôi hiểu, hạnh phúc chân thật có đặc tánh là an bình nộitại và đặt trên nền tảng liên hệ hài hòa cùng tha nhân.Do đó nó tùy thuộc vào hành vi luân lý. Hành vi này lại baogồm những hành động lấy lợi ích tha nhân làm trọng. Nhưthế, nếu chúng ta muốn hạnh phúc, cần phải kềm chế bớtcác phản ứng trước ý niệm và cảm xúc tiêu cực. Tôi muốnngụ ý như khi bảo rằng, chúng ta cần phải thuần con voihoang dại vốn là cái tâm vô giới luật của ta. Khi tôi thấtbại trong việc giới chế các phản ứng trước cảm xúc tiêucực, hành động của tôi trở thành vô luân lý và nhiễuhại các nguyên nhân đưa đến hạnh phúc. Ở đây, chúng takhông phải nói đến việc đắc quả Phật quả, mà cũng khôngnói đến việc hợp nhất cùng Thượng đế. Chúng ta chỉnhận thức đơn thuần rằng, các lợi lạc và hạnh phúc tươnglai của tôi, vốn nối kết rất gần gũi cùng của ngườikhác, vì thế cần phải học để hành xử cho thích ứng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]