Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Tái định mục tiêu

12/11/201017:39(Xem: 9522)
Chương 4: Tái định mục tiêu


Chương4

TÁIĐỊNH MỤC TIÊU

Tôiđã quán sát thấy tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúcvà tránh đau khổ một cách tự nhiên. Đó là điều chánhđáng, và theo ý tôi, từ đó có thể suy luận, một hành độngluân lý là hành động không làm hại đến kinh nghiệm hoặchy vọng hạnh phúc của người khác. Và tôi cũng đã mô tảmột hiểu biết thực tế cho thấy sự hòa hợp tự nhiêncủa lợi ích hỗ tương giữa ngã và tha.

Giờđây chúng ta quán sát bản chất của hạnh phúc. Điều trướctiên cần ghi nhận đó là một tánh chất tương đối. Chúngta kinh nghiệm nó khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Điều khiếncho một người hạnh phúc có thể lại là nguồn đau khổcủa kẻ khác. Đa số chúng ta vô cùng hối tiếc nếu bịvào tù chung thân. Tuy nhiên, một kẻ trọng phạm bị dọaán tử hình, có thể rất vui mừng khi được giảm khinh quamột bản án tù chung thân. Thứ đến, rất quan trọng phảinhìn nhận rằng, chúng ta dùng cùng từ "hạnh phúc" để môtả rất nhiều trạng thái khác nhau; một điều ở Tây tạngrất rõ rệt, nơi đó cùng một chữ de wa được dùng cho mọiý nghĩa "vui thích." Chúng ta nói đến hạnh phúc liên quan đếnviệc tắm mát vào một hôm trời nóng bức. Chúng ta nói đếnnó liên quan đến vài trạng thái lý tưởng, như là khi bảo,"Tôi rất hạnh phúc nếu trúng số lớn."

Chúngta cũng nói đến hạnh phúc liên quan đến những niềm vuiđơn giản trong đời sống gia đình.

Trongtrường hợp cuối, hạnh phúc rộng lớn hơn, như là mộttrạng thái tồn tục mặc bao thăng trầm và đôi lúc giánđoạn. Nhưng trong trường hợp tắm mát vào ngày nóng, vìđó là kết quả của sinh hoạt nhằm thỏa mãn xúc giác, chonên cần phải ngắn tạm. Nếu ở trong nước quá lâu, chúngta bắt đầu cảm thấy lạnh. Thật vậy, hạnh phúc đếntừ các sinh hoạt như thế còn tùy thuộc vào sự ngắn ngủicủa nó. Trong trường hợp trúng số nhiều tiền, vấn đềviệc đó có mang đến hạnh phúc lâu dài hoặc chẳng bao lâuthì sẽ bị vượt qua bởi các vấn đề và khó khăn khôngthể giải quyết chỉ bằng sự giàu có, điều đó còn tùythuộc vào người trúng số. Tựu trung, ngay dù khi tiền mangđến hạnh phúc cho chúng ta, chỉ nằm trong xu hướng nhữngthứ gì tiền có thể mua được: đồ đạc vật chất vàkinh nghiệm giác quan. Khi nào các sở hữu hiện tại còn dínhdấp, ta phải nhìn nhận chúng thường tạo ra ít nhiều khókhăn trong cuộc đời. Chiếc xe bị hỏng, tiền của bị mất,các đồ đạc quý giá bị trộm, nhà cửa bị cháy. Hoặcdĩ như vậy, hoặc dĩ chúng ta đau khổ vì tiếc nuối trướccác việc đã xảy ra.

Nếuchưa phải là trường hợp quá rõ rệt — nếu thật ra cáchành động và hoàn cảnh không chứa đựng bên trong hạt giốngkhổ đau — thì khi chúng ta càng nhẹ nhàng, hạnh phúc càngdễ đến hơn; ngược lại sự đau đớn càng gia tăng thêmnếu chúng ta càng chú trọng hay chịu đựng nguyên do củanỗi đau. Nhưng đó không phải là trường hợp. Thật vậy,trong khi thỉnh thoảng chúng ta có thể cảm thấy như đã tìmra hạnh phúc hoàn hảo loại đó, thì sự hoàn hảo đó lạitrở thành mong manh như giọt sương trên lá, chiếu sáng chỉmột thời khắc ngắn ngủi, rồi tan biến mất.

Điềunày giải thích tại sao đặt quá nhiều hy vọng vào phát triểnvật chất là một sai lầm. Các vấn đề không thể đượcvật chất hóa như thế. Trong đó có một giả định tiềmẩn rằng, sự toàn mãn không thể đến chỉ bằng sự thỏamãn các giác quan. Không giống như thú vật chỉ đòi hỏihạnh phúc hạn chế trong sự tồn sinh và đáp ứng tức thờicủa nhu cầu giác quan, loài người có khả năng kinh nghiệmhạnh phúc ở trình độ sâu xa hơn, và khi đạt đến, cókhả năng vượt qua các kinh nghiệm trái ngược. Lấy trườnghợp một người lính ra chiến trường. Anh ta bị thương,nhưng mặt trận được chiến thắng. Kinh nghiệm thỏa mãnvì chiến thắng sẽ khiến cho kinh nghiệm đau đớn vì thươngtích của anh cảm nhận ít hơn của một người lính phíathua trận chịu cùng một vết thương.

Khảnăng con người kinh nghiệm các trình độ sâu xa khác nhau củahạnh phúc còn giải thích tại sao có những thứ như âm nhạchay nghệ thuật tạo được mức độ hạnh phúc và thỏa mãnlớn hơn cả việc chiếm hữu được các thứ vật chất.Tuy nhiên, mặc dù các kinh nghiệm mỹ quan là nguồn hạnh phúc,chúng vẫn chứa yếu tố giác quan mạnh mẽ. Âm nhạc tùythuộc vào tai, nghệ thuật vào mắt, khiêu vũ vào thân. Cũngthế, sự thỏa mãn đạt từ việc làm hay nghề nghiệp, thườngđược đạt đến qua các giác quan. Tự riêng chúng, chúngkhông thể mang đến thứ hạnh phúc mà ta mơ ước.

Bâygiờ, chúng ta có thể lập luận rằng, sự phân biệt giữahạnh phúc tạm thời cùng dài lâu, hạnh phúc phù du và chânthật là điều tốt; nhưng thứ hạnh phúc duy nhất có ý nghĩađáng nói khi con người sắp chết khát chỉ là gặp đượcnước. Điều đó không có gì để bàn cãi. Khi đụng vấnđề sống chết, tự nhiên nhu cầu trở nên quá cấp báchđến độ hầu hết khả năng của chúng ta đều nhắm vàoviệc trọn vẹn cho chúng. Lại nữa, vì sự khẩn thiết phảisanh tồn đến từ nhu cầu vật lý, tiếp theo sau sẽ là sựthỏa mãn của thân xác hạn định không thay đổi trong nhữnggì các giác quan có thể cung ứng. Nhưng vì thế mà kết luậnrằng ta phải tìm cách đáp ứng ngay các giác quan trong mọitrường hợp là điều khó thể xác nhận.

Thậtvậy, nếu nghĩ kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy sự kích thích ngắnngủi kinh nghiệm được qua sự làm lắng dịu thúc dục củagiác quan không khác mấy với điều mà một người nghiệnthuốc cảm thấy khi phải đáp ứng thói quen. Sự giải tỏatạm thời tiếp theo sau chỉ là một sự đòi hỏi gia tăng.Và nếu ta chỉ nghĩ đến việc làm thỏa mãn các khát vọngcảm giác, kết quả sẽ cùng đường lối với sự dùng thuốc,cuối cùng chỉ mang đến tác hại. Điều này không có nghĩasự thích thú ta có được trong vài sinh hoạt là điều sailầm. Nhưng phải nhìn nhận không thể hy vọng làm thỏa mãnđược các giác quan một cách thường trực. Chẳng hạn như,hạnh phúc tìm thấy từ việc ăn được một bữa ngon chỉcó thể tồn tại cho đến lần sau khi ta lại đói. Như mộttác giả Ấn độ thời cổ nhận xét: Nuông chiều các giácquan và uống nước muối cũng giống nhau: khi càng đưa vàonhiều, thì ham muốn và khát khao càng gia tăng.

Thậtthế, chúng ta thấy một số lớn của điều mà ta gọi làđau khổ nội tại có thể đến từ khuynh hướng thúc đẩytìm hạnh phúc. Chúng ta không hề ngừng lại để quán xétsự phức tạp của một tình trạng xảy ra. Khuynh hướng củata là vội vã chạy vào và làm bất cứ điều gì hứa hẹnnhư con đường ngắn nhất để thỏa mãn. Nhưng làm vậy,thông thường ta chỉ đánh mất đi cơ hội đạt đến mộtmức độ trọn vẹn cao hơn. Điều đó thật có vẻ kỳ lạ.Thường thì ta không chịu cho con mình làm bất cứ điều gìchúng muốn. Ta nhận biết nếu cho chúng tự do, chúng sẽ bỏthì giờ chơi đùa hơn là học hành. Thay vào đó, ta bắt chúnghy sinh thích thú tức thời của việc chơi đùa và ép chúngvào học. Sách lược này khá kéo dài. Và trong khi khiến chúngbớt vui, lại tạo ra một căn bản vững chắc cho tương laichúng. Trong khi đó chúng ta, như là người lớn, lại thườngquên đi nguyên tắc này. Chúng ta bỏ quên sự kiện, chẳnghạn như, một người phối ngẫu dùng hết thời gian vào việcthỏa mãn các thích thú riêng tư, thì chắc chắn người kiasẽ đau khổ. Và khi chuyện đó xảy ra, điều không thể tránhlà hôn nhân trở nên ngày càng khó chịu đựng hơn. Tươngtự, chúng ta thất bại trong việc thừa nhận khi cha mẹ chỉchú trọng lẫn nhau và lơ là con cái, điều đó chắc chắnsẽ mang đến hậu quả tiêu cực.

Khichúng ta hành động cho thỏa mãn nhu cầu tức thời mà khônglưu ý đến ích lợi của tha nhân, sẽ làm tổn hại khảtánh của thứ hạnh phúc lâu dài. Thử nghĩ nếu chúng ta sốngtrong một khu xóm với khoảng mười gia đình và chưa hề nghĩđến sự an sinh của họ, tức là tự tước đoạt lấy cơhội hưởng thụ các lợi lạc từ cộng đồng đó.

Mặtkhác, nếu chúng ta cố thân thiện và lưu ý đến an sinh củahọ, sẽ tạo cơ hội cho chính hạnh phúc của mình và củacả họ. Hoặc là, thử tưởng tượng một thời điểm nàođó ta gặp gỡ một người mới. Có thể cùng ăn chung vớinhau. Điều đó khiến ta mất một ít tiền. Nhưng kết quảlà có hy vọng tạo lập một mối liên hệ sẽ mang nhiềulợi ích trong nhiều năm sắp đến. Ngược lại, nếu gặpngười nào đó mà lại thấy có cơ hội để lừa đảo họ,và ta làm như thế, mặc dù có thể kiếm được một sốtiền tức khắc, nhưng hầu như đã hoàn toàn đánh mất khảnăng hưởng lợi lâu dài trong sự giao hảo với họ.

Bâygiờ thử quán sát bản chất của hạnh phúc chân thật. Ởđây kinh nghiệm cá nhân của tôi có thể dùng để phác lêntrạng thái tôi muốn nói đến. Như là một tăng sĩ Phậtgiáo, tôi được huấn luyện về thật hành, triết lý vànguyên tắc của Phật giáo. Nhưng tôi không được nhận mộtloại giáo dục thực tiễn nào hầu đối phó cùng các yêucầu của đời sống hiện đại. Trong cuộc đời tôi, tôitừng phải giải quyết vô số trách nhiệm và khó khăn lớnlao. Năm mười sáu tuổi, tôi mất tự do khi Tây tạng bịxâm chiếm. Năm hai mươi bốn tuổi, tôi mất cả quốc giakhi phải đi lưu vong. Bốn mươi năm qua tôi sống tỵ nạntrên nước ngoài, mặc dù đó là ngôi nhà của tâm linh tôi.Qua thời gian đó, tôi cố gắng phục vụ cho các đồng bàotỵ nạn, và cố nới rộng khả dĩ đến các đồng bào Tâytạng còn ở quê nhà. Đồng thời, quê nhà tôi còn phải chịucác sự tàn phá và đau khổ khủng khiếp. Tôi chẳng nhữngbị mất mẹ và quyến thuộc, mà cả các bằng hữu. Đốivới tất cả những chuyện đó, dù đương nhiên tôi phảibuồn mỗi khi nghĩ đến, nhưng nhờ căn bản thanh tịnh đượcđào luyện, cho nên hầu như tôi thường an tĩnh và hài lòng.Ngay khi các khó khăn nhất khởi dậy, tôi cũng không bị chúnglàm xao động. Tôi không ngần ngại nói rằng tôi hạnh phúc.

Theokinh nghiệm của tôi, đặc điểm chính yếu của hạnh phúcchân thật là an bình: an bình nội tại. Không phải tôi muốnnói đến một thứ cảm giác "lâng lâng" nào đó. Cũng khôngphải là một thứ thiếu vắng cảm giác. Trái lại, thứ anbình tôi mô tả bắt nguồn từ sự quan tâm đến người khác,và hàm xúc một mức độ cao về cảm tính, mặc dù tôi khôngthể tự cho là đã thành công khá xa trong việc đó. Hơn nữa,tôi đóng góp cảm thức an bình của mình vào nỗ lực pháthuy mối quan ngại đến tha nhân.

Sựkiện về an bình nội tại là đặc điểm chủ yếu của hạnhphúc, giải thích sự nghịch lý mà ai ai trong chúng ta đềucó thể nghĩ đến, của những người vẫn bất mãn mặc dùcó đầy đủ các thứ tiện nghi vật chất, và những ngườivẫn thấy hạnh phúc dù đang sống trong tình trạng cực kỳkhó khăn. Lấy thí dụ của tám mươi ngàn người Tây tạngtrong những tháng đầu tiên sau khi theo tôi lưu vong, đã bỏnước để đi đến tạm trú nơi một ngôi đền do chính quyềnẤn độ tặng dữ. Tình trạng của họ lúc bấy giờ khókhăn tột điểm. Thực phẩm thiếu thốn và thuốc men cònthiếu thốn hơn. Trại tỵ nạn không tiện nghi gì hơn lềuvải. Hầu hết mọi người đều không còn của cải gì hơnlà quần áo mặc trên thân khi ra khỏi nhà. Họ mặc loạiáo chubas (áo truyền thống của Tây tạng) dày nặng thíchhợp cho mùa đông khắc nghiệt, trong khi đó thứ họ thậtsự cần đến ở Ấn độ là loại vải mỏng nhẹ. Và còncác chứng bệnh khủng khiếp chưa từng được biết ở Tâytạng. Thế mà, qua bao nhiêu khổ nhọc đó, ngày nay các ngườisống sót kia biểu hiện rất ít dấu vết chấn thương. Ngaycả lúc đó, rất ít người bị mất lòng tin. Càng ít ngườibị rơi vào cảm nghĩ buồn phiền và tuyệt vọng. Tôi còncó thể nói, một khi đả kích ban đầu đã vượt qua, thìphần đông đều tỏ ra khá lạc quan và, thật vậy, họ hạnhphúc.

Chỉdấu ở đây là nếu chúng ta có thể phát huy được phẩmchất an bình nội tại, thì trước bất cứ khó khăn nào tagặp trong đời sống, cảm thức căn bản về an sinh vẫn khôngbị hư hao. Điều tiếp theo là mặc dù không phủ nhận tầmquan trọng của các yếu tố bên ngoài mang lại, thật nhầmlẫn nếu giả thiết rằng chúng có thể khiến ta hoàn toànhạnh phúc.

Đươngnhiên sự cấu tạo của chúng ta, sự dưỡng dục, và hoàncảnh tất cả đều đóng góp vào kinh nghiệm hạnh phúc. Vàtất cả chúng ta đều có thể đồng ý là thiếu thốn mộtsố điều nào đó có thể khiến sự đạt đến khó khănhơn. Vì vậy, hãy thử quán xét các điều này.

Sứckhỏe, bằng hữu, tự do, và một mức độ thịnh vượng nàođó có thể quý báu và ích lợi. Sức khỏe tốt tự nó nóilên đầy đủ. Chúng ta ai cũng mong muốn nó. Tương tự, chúngta ai cũng cần và muốn bạn bè, cho dù hoàn cảnh nào hoặcthành công ra sao. Tôi vốn ưa thích đồng hồ, nhưng mặc dùrất thích chiếc đồng hồ tay thường mang, nó không bao giờcho tôi một thứ tình cảm nào. Để đạt được thứ thỏamãn của tình thương, chúng ta cần bạn bè có thể đáp lạithứ tình cảm đó. Dĩ nhiên, có nhiều hạng bạn bè khácnhau. Có những người chỉ là bạn của địa vị, tiền tàivà danh vọng, chứ không phải là bạn của người có cácthứ đó. Nhưng tôi muốn nói đến các người bạn sẵn sànggiúp đỡ chúng ta khi gặp một trạng huống khó khăn ở đời,chứ không phải những người có căn bản liên hệ giả tạm.

Tựdo, trên ý nghĩa thứ tự do theo đuổi hạnh phúc và giữ đượccùng trình bày được các quan điểm cá nhân, cũng góp phầnvào ý nghĩa an bình nội tại của chúng ta. Trong các xã hộikhông cho phép tự do, chúng ta tìm thấy các tên mật vụ cứrình rập đời sống trong các cộng đồng, ngay cả trong giađình. Hậu quả khó tránh là người ta bắt đầu mất niềmtin vào nhau. Họ trở nên đa nghi và ngờ vực động cơ củakẻ khác. Một khi cảm thức tin cậy căn bản đã bị hủydiệt, làm sao mong mỏi họ được hạnh phúc?

Thịnhvượng cũng thế — không quá nhiều trong ý nghĩa là có thậtnhiều tài sản vật chất mà đúng hơn trên ý nghĩa đờisống tinh thần và tình cảm — sẽ đóng góp một phần cóý nghĩa vào an bình nội tại. Ở đây, chúng ta có thể lạinghĩ đến thí dụ của các người tỵ nạn Tây tạng vẫncảm thấy hanh thông mặc dù họ thiếu thốn vật chất.

Thậtvậy, mỗi yếu tố trên đóng một phần quan trọng nhằm xâydựng một ý nghĩa về sự an sinh cá nhân. Lại nữa, nếuthiếu một cảm giác an bình nội tại và an toàn, thì chúngcũng không có hiệu lực. Tại sao? Bởi vì, như chúng ta đãthấy, sở hữu là một nguồn lo khổ.

Việclàm của chúng ta cũng thế nếu còn cảm thấy lo sợ sẽ mấtchúng. Ngay cả bạn hữu và thân thuộc cũng là nguồn phiềnnão. Họ có thể bệnh hoạn và khiến chúng ta phải nghĩ đếntrong khi đang còn phải bận rộn với nhiều việc quan trọng.Họ có thể khó chịu hoặc lừa đảo chúng ta. Tương tự,thân thể chúng ta, dù lành mạnh và đẹp đẽ trong hiện tại,sẽ dần dà đi đến lúc già nua. Cũng không bao giờ chúngta tránh khỏi bệnh hoạn và đau đớn. Do đó không có hy vọnggì đạt đến một hạnh phúc dài lâu nếu thiếu an bình nộitại.

Nhưthế, ở đâu mà tìm ra an bình nội tại? Không có câu trảlời độc nhất. Nhưng có một điều rất chắc chắn. Khôngcó yếu tố ngoại lai nào có thể tạo ra nó. Vô ích thôinếu yêu cầu một y sĩ tạo cho mình. Điều tốt nhất y sĩcó thể làm là cho chúng ta một liều thuốc an thần hoặcmột viên thuốc ngủ. Tương tự, không có máy móc hoặc máyđiện toán nào, dù cho tinh khôn và đa năng đến đâu, lạicó thể trao cho chúng ta thứ phẩm chất trọng yếu đó.

Theotôi, phát huy an bình nội tại — thứ hạnh phúc có ý nghĩavà dài lâu tùy thuộc vào đó — chẳng khác nào như bấtcứ nhiệm vụ nào khác trong cuộc đời: ta phải phân địnhcác nhân duyên và điều kiện của nó, rồi tinh tấn vun bồichúng. Điều này đưa đến một khuynh hướng nhị phân. Mộtdiện, phải canh phòng sự phá rối của các yếu tố nhiễuloạn. Diện kia, cần phải vun bồi các yếu tố có thể dẫndắt an bình vào.

Khicác điều kiện của an bình nội tại còn được quan tâmđến, một trong những điều quan trọng nhất là thái độnền tảng của chúng ta. Tôi xin giải thích điều đó bằngcách đưa ra một thí dụ cá nhân khác. Mặc dù tình trạngthanh tịnh thường trực hiện nay, trước kia tôi là ngườikhá nóng tánh và dễ mất nhẫn nại, đôi khi còn đi đếnchỗ nổi giận. Ngay cả hiện nay, đôi khi tôi cũng mất đisự điềm đạm của mình. Khi điều đó xảy ra, một chútphiền não cũng làm mất đi sự thăng bằng và quấy rối tôi.Thí dụ như, tôi có thể thức dậy vào sáng sớm và cảmthấy chao động chẳng rõ vì sao. Trong trạng thái này, tôithấy ngay dù các điều bình thường khiến tôi thích thú cũngcó thể trở thành khó chịu. Chỉ cần nhìn đồng hồ làtôi cảm thấy phiền toái. Tôi thấy nó không là gì khác hơnmột nguồn ràng buộc, và qua nó, một sự phiền não. Nhưngmột ngày khác, tôi thức dậy và thấy nó như một vật gìđẹp đẽ, thật tinh xảo và vi tế. Dĩ nhiên, đó cũng chỉlà cùng một chiếc đồng hồ.

Cáigì đã thay đổi? Phải chăng cảm xúc cáu kỉnh ngày này vàhài lòng ngày kế của tôi chỉ thuần túy là kết quả củamột sự tình cờ? Hoặc có một cơ năng thần kinh nào đómà tôi không thể kiểm soát được hoàn toàn? Mặc dù dĩnhiên thể chất có thể có điều gì trong đó, nhưng yếutố quản trị chính là thái độ tinh thần của tôi. Tháiđộ cơ bản — cách thức ta liên hệ cùng các hoàn cảnhbên ngoài — do đó phải là điều đáng đem ra thảo luậntrước tiên trong sự khai triển an bình nội tại. Trong hạnđịnh đó, vị thiền sư Ấn độ nổi tiếng Shantideva cólần quán sát rằng, trong khi chúng ta không có hy vọng tìmđủ da để phủ trùm quả đất hầu tránh khỏi bị đạpgai, thì thật ra cũng không cần thiết. Rồi ông tiếp, chỉcần đủ da để che bàn chân của chính mình là đủ. Nóicách khác, trong khi chúng ta không thể thay đổi thường xuyêntình trạng bên ngoài cho phù hợp với mình, thì chỉ cầnthay đổi thái độ là đủ.

Mộtnguồn chủ yếu khác cho an bình nội tại, từ đó phát xuấthạnh phúc chân thật, đương nhiên là các hành động ta làmtrong khi theo đuổi hạnh phúc. Chúng ta có thể xếp loại cáchành có sự đóng góp tích cực, các hành có ảnh hưởng trunghòa, và các hành có ảnh hưởng tiêu cực. Khi quán xét sựkhác biệt giữa các hành có thể tạo thành một hạnh phúclâu dài khác biệt với các hành chỉ tạo sự thỏa mãn ngắnngủi của cảm giác dễ chịu, ta thấy trong trường hợp sau,các sinh hoạt tự chúng không có giá trị tích cực. Chúngta có một ham muốn về một thứ gì ngọt dịu, chẳng hạn,hoặc vài món quần áo thời trang, hoặc kinh nghiệm về mộtthứ gì mới lạ. Chúng ta không thật sự cần đến nó. Chúngta chỉ muốn vật đó hoặc cảm giác hoặc kinh nghiệm đó,và làm sao cho thỏa mãn sự ham muốn của mình mà không cầnsuy nghĩ nhiều. Tôi không phải đề thiết rằng trong đó nhấtthiết có một thứ gì sai trái. Một sự thèm khát một thứgì cụ thể là thành phần của bản chất con người: chúngta muốn nhìn, muốn sờ, muốn chiếm. Nhưng, như tôi đã đềnghị ở trên, điều quan yếu là chúng ta phải nhận thấyrằng, khi ta muốn vật gì không có một lý do thật sự nàongoài sự vui thú chúng mang lại, cuối cùng chúng có thể mangđến nhiều phiền toái hơn cho ta. Hơn nữa, chúng ta nhậnthấy, giống như vậy, các thứ hạnh phúc tưởng lệ cácđòi hỏi cảm giác này mang đến, thật ra cũng chỉ là tạmbợ.

Chúngta còn phải nhìn nhận rằng, chính sự thiếu quan tâm đếnhậu quả nằm bên dưới các hành động cực đoan, như làmđau kẻ khác, thậm chí giết chóc — các điều này chỉ làmthỏa mãn nhất thời dục vọng của kẻ làm — mặc dù cácdục vọng này vô cùng tiêu cực. Lại nữa, trong lãnh vựcsinh hoạt kinh tế, sự theo đuổi tài lợi mà không cân nhắcmọi hậu quả khả dĩ tiêu cực chắc chắn có thể mang đếnmột cảm giác vui mừng khi thành công. Nhưng cuối cùng lạicó sự đau khổ: môi trường bị ô nhiễm, các phương phápthiếu thận trọng khiến cho kẻ khác bị mất việc, các khígiới sản xuất tạo chết chóc và thương tích.

Cònvề các sinh hoạt có thể dẫn đến một cảm thức an bìnhvà hạnh phúc dài lâu, thử quán xét chuyện gì xảy ra khichúng ta làm một việc được tin tưởng có giá trị. Có thểchúng ta thực thi một kế hoạch trồng trọt trên đất hoang,và sau đó, với nhiều nỗ lực, đã mang lại hoa màu. Khi phântích hoạt động thuộc loại này, sẽ thấy chúng liên hệđến sự nhận thức thông suốt. Chúng bao gồm sự cân nhắccác dữ kiện khác nhau, kể cả các hậu quả có thể xảyra cho chính mình và người khác. Trong tiến trình lượng địnhđó, câu hỏi về đạo đức, về hành động đó có phù hợpluân lý hay không, sẽ tự động đặt ra. Như thế, trong khiđộng cơ đầu tiên có thể là hư ngụy vì chỉ muốn đạtđến thứ gì đó, chúng ta lý luận rằng mặc dù ta có thểhưởng hạnh phúc cấp thời bằng cách đó, thì hậu quảdài lâu của cách hành xử như vậy chỉ mang lại phiền phức.Bằng cách đó, ta đã đắn đo từ bỏ một số hành độngnào đó vì ích lợi của người khác. Rồi qua sự thành đạtmục tiêu nhờ nỗ lực và hy sinh; qua sự cân nhắc cả hailoại ích lợi ngắn hạn cho ta với loại ảnh hưởng dàihạn cho hạnh phúc của người, và hy sinh loại đầu cho loạisau; nhờ đó chúng ta đạt đến hạnh phúc có đặc tánh anbình và thỏa mãn thật sự. Câu trả lời cho sự khó nhọccũng xác định điều đó. Khi chúng ta đi nghỉ lễ, độngcơ là giải trí. Khi đó, nếu vì lý do thời tiết xấu, mưagió, sự ham muốn đi ra ngoài chơi bị dồn nén, và hạnh phúcdễ bị hủy diệt. Mặt khác, nếu chúng ta không phải chỉtìm một sự thỏa mãn nhất thời, mà nỗ lực đạt mụctiêu nào đó, thì các sự đói, mệt, hay khó chịu có thểphải kinh qua không làm phiền ta được. Nói cách khác, vịtha là một thành phần chủ yếu cho các hành động dẫn đếnhạnh phúc thật sự.

Cósự khác biệt quan trọng giữa điều mà chúng ta có thể gọilà hành động luân lý và hành động tâm linh. Một hành độngluân lý là khi chúng ta tự chế không tác hại đến kinh nghiệmhoặc hy vọng hạnh phúc của tha nhân. Hành động tâm linhcó thể mô tả trong hạn định của các đức tánh đã kểtrên như tình thương, tâm từ bi, nhẫn nại, tha thứ, khiêmcung, bao dung, vân vân vốn hàm chứa một trình độ quan tâmnào đó đến sự an sinh của tha nhân. Chúng ta thấy rằng,các hành động tâm linh có động cơ không phải do ngã lợihạn hẹp, mà do sự quan tâm đến tha nhân, thật sự mang lợilạc đến cho ta. Không những thế, chúng còn khiến đời sốngcủa ta có ý nghĩa hơn. Ít ra đó là kinh nghiệm của tôi.Nhìn lại đời mình, tôi có thể nói với đầy đủ tự tinrằng, những thứ như văn phòng của Đạt lai Lạt ma, quyềnlực chính trị, ngay cả các sự giàu có vật chất tùy nghisử dụng, đã không góp phần nhỏ nhoi nào vào trong cảm thứchạnh phúc của tôi, so với thứ hạnh phúc tôi thường cảmthấy trong các trường hợp tôi có thể làm lợi cho tha nhân.

Đềnghị này có thể dùng như sự phân tích được chăng? Cóphải hành vi làm do ước vọng giúp đỡ tha nhân là con đườnghữu hiệu nhất mang lại hạnh phúc chân thật? Thử quán chiếunhư dưới đây. Chúng ta tất cả đều là con người xã hội.Chúng ta đến trong thế giới như là quả từ hành của thanhân. Chúng ta tồn sanh nơi đây do tùy thuộc vào tha nhân.Dù thích hay không, rất hiếm có những giây phút nào trongđời mà ta không hưởng thụ từ sinh hoạt của người khác.Vì lý do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết sựhạnh phúc của chúng ta đều đến từ toàn bộ của các liênhệ cùng người khác. Cũng chẳng có gì đáng kể nếu niềmvui lớn nhất của chúng ta phải đến khi ta làm theo độngcơ là sự quan tâm đến người khác. Nhưng chưa phải hết.Chúng ta thấy không những hành động vị tha chỉ mang lạihạnh phúc, mà còn làm giảm bớt kinh nghiệm đau khổ. Ởđây, tôi không đề ra rằng cá nhân hành theo động cơ mưucầu hạnh phúc cho tha nhân nhất thiết phải ít gặp vậnxấu hơn là kẻ không làm. Bệnh, lão, và tai ương này khácđều tương đồng cho mỗi cá nhân. Nhưng sự đau khổ làmtiêu hao an bình nội tại của chúng ta — âu lo, ẩn ức, thấtvọng — có thể tiết giảm được. Trong sự quan tâm đếnngười khác, ta bớt lo lắng đến mình đi. Khi ta bớt lo lắngvề mình, kinh nghiệm đau khổ bản thân đỡ căng thẳng.

Điềuđó nói lên được gì? Thứ nhất, bởi vì mỗi hành độngcủa chúng ta đều có một tánh cách toàn cầu, một ảnh hưởngkhả dĩ đến hạnh phúc của tha nhân; luân lý cần thiếtnhư một phương tiện đảm bảo chúng ta không tác hại thanhân. Thứ nhì, hạnh phúc chân thật hàm chứa các phẩm chấttâm linh của tình thương và tâm từ bi, nhẫn nại, bao dung,tha thứ, khiêm tốn, vân vân. Đó là những điều mang đếnhạnh phúc cả cho chúng ta và cho người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]