Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Không phép lạ, không bí mật

12/11/201017:37(Xem: 10293)
Chương 2: Không phép lạ, không bí mật


Chương2

KHÔNGPHÉP LẠ, KHÔNG BÍ MẬT

Khikêu gọi một cuộc cách mạng tâm linh, phải chăng cuối cùngtôi lại biện minh một giải pháp tôn giáo cho các vấn đềcủa chúng ta? Không. Như một người gần bảy mươi tuổiđang viết những dòng này, tôi đã tích lũy được khá đủkinh nghiệm để hoàn toàn tin tưởng rằng các điều giảngdạy của đức Phật vừa cao thượng vừa hữu ích cho nhânloại. Nếu một người đem ra thật hành, chắc chắn khôngphải chỉ có người đó, mà các người khác, đều hưởnglợi lạc.

Tuynhiên, sự gặp gỡ của tôi cùng đủ hạng người khác nhautrên thế giới, đã giúp tôi ý thức được rằng, có cáctín ngưỡng khác, các nền văn hóa khác, không kém khả nănghơn của tôi trong việc giúp các cá nhân đi vào một đờisống xây dựng và mãn nguyện hơn.

Hơnnữa, tôi còn đi đến kết luận rằng, một người có đứctin tôn giáo hay không cũng không quan trọng cho lắm. Điềuquan trọng hơn nữa chính là họ phải là người thiện lành.

Tôinói lên điều đó trong sự kiện là, mặc dù đa số trongsáu tỷ con người trên quả đất này có thể tuyên bố trungthành cùng một truyền thống tín ngưỡng này hoặc khác, ảnhhưởng của tôn giáo trên đời sống con người nói chung chỉlà biên tế, đặc biệt trong thế giới tân tiến. Thật đángngờ rằng trên thế giới ngày nay có thể có khoảng mộttỷ người thật hành tinh tấn, tức là, những người hàngngày đều trung thành làm đúng với các nguyên tắc và giáolý tín ngưỡng của họ. Số còn lại, trong ý nghĩa đó, lànhững người không thật hành. Những người tinh tấn thậthành đồng thời cũng có thể theo vô số các con đường tôngiáo khác nhau. Từ điểm đó, sự đa dạng trở nên sáng tỏ,không có một tôn giáo nào thỏa mãn được toàn thể nhânloại. Chúng ta cũng có thể kết luận rằng, loài người cóthể sống khá tốt đẹp mà không cần kêu cầu đến tínngưỡng.

Điềuđó có vẻ như một xác nhận bất thường, khi đến từ mộtnhân vật tôn giáo. Tuy nhiên, tôi là một người Tây tạngtrước khi là một Đạt lai Lạt ma, và tôi là một con ngườitrước khi là một người Tây tạng. Vì vậy, trong khi là mộtĐạt lai Lạt ma, tôi vẫn có các trách nhiệm đặc biệt đốivới người Tây tạng; và như là một tăng sĩ, tôi có tráchnhiệm đặc biệt đối với sự hòa hợp liên tôn xa hơn nữa;và như là một con người, tôi có trách nhiệm lớn lao hơnnữa đối với toàn thể gia đình nhân loại — mà thật sựchúng ta đều có. Và bởi vì đa số không thật hành tôn giáo,cho nên tôi quan tâm đến việc cố gắng tìm ra một con đườngphục vụ toàn nhân loại mà không cần kêu cầu đến tínngưỡng.

Giờđây, tôi tin nếu chúng ta quán xét các tôn giáo chính trênthế giới trên phối cảnh rộng lớn nhất, chúng ta sẽ tìmthấy tất cả — Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn độ giáo,Hồi giáo, Do thái giáo, đạo Sikh, đạo Zoroastrian, và cáctôn giáo khác — đều hướng về việc giúp đỡ loài ngườiđạt đến các hạnh phúc trường tồn. Và mỗi một tôn giáo,theo ý tôi, đều có khả năng thực hiện điều đó. Dướicác trường hợp đó, một tập hợp tôn giáo đa dạng (mỗiđạo rốt ráo cũng chỉ đề cao cùng một số giá trị nềntảng chung) là điều vừa đáng mong cầu vừa hữu ích.

Khôngphải lúc nào tôi cũng cảm thấy thế. Khi tôi còn trẻ vàsống tại Tây tạng, tôi tin ở tận đáy lòng rằng, Phậtgiáo là con đường tốt nhất. Tôi tự nhủ, thật tuyệt vờinếu tất cả mọi người đều theo đạo. Nhưng đó chỉ làmột sự vô minh. Người Tây tạng chúng tôi, dĩ nhiên, cũngtừng nghe nói đến các tôn giáo khác. Nhưng chúng tôi chỉbiết rất ít qua các bản dịch lần nhì bằng tiếng Tây tạng,trong tài liệu Phật giáo. Dĩ nhiên, các bản này nhắm vàocác khía cạnh của các tôn giáo khác, được mở ra cho cáclý luận dưới nhãn quan của Phật giáo. Đó không phải vìcác tác giả Phật học cố ý mạn họa đối phương. Tráilại, điều đó chỉ phản ánh sự kiện, họ không thấy cầnphải nói lên tất cả các khía cạnh mà họ không có gì đểluận bàn, bởi vì các tác phẩm này được viết ở Ấn độ,nơi có đầy đủ các loại sách vở cần tham khảo đó. Khôngmay, đó lại không phải trường hợp của Tây tạng, vốnkhông có các bản dịch kinh sách nói trên.

Khilớn lên, dần dà tôi có thể học biết nhiều hơn đến cáctôn giáo trên thế giới. Đặc biệt là khi lưu vong, tôi bắtđầu được gặp gỡ nhiều người đã tận hiến đời họsống trong các tín ngưỡng khác — một số qua cầu nguyệnvà thiền định, số khác qua các hành động phục vụ ngườikhác — họ đã đạt đến một kinh nghiện sâu xa theo truyềnthống riêng tư. Những trao đổi cá nhân đó giúp tôi nhậnthức được giá trị to tát của mỗi một truyền thống tínngưỡng, và đưa tôi đến việc tôn trọng họ rất sâu xa.Đối với tôi, Phật giáo vẫn là con đường quý báu nhất.Phật giáo phù hợp nhất với cá tánh của tôi. Nhưng điềuđó không có nghĩa tôi tin là Phật giáo sẽ trở thành tôngiáo tốt nhất cho tất cả mọi người; không khác hơn việctôi tin là không nhất thiết tất cả mọi người đều phảicó đức tin tôn giáo.

Dĩnhiên, vừa là một người Tây tạng và một tăng sĩ, tôiđã được dưỡng nuôi sao cho phù hợp, được giáo dục trongcác nguyên tắc và giáo lý, và thật hành Phật giáo. Do đó,tôi không thể phủ nhận rằng, trọn vẹn tư tưởng củatôi thành hình từ sự hiểu biết của tôi về điều mangý nghĩa như một tín đồ của đức Phật. Tuy nhiên, mốiquan tâm của tôi trong quyển sách này vượt khỏi các giớihạn chính thức của tín ngưỡng. Tôi muốn trình bày rằng,quả thật có những nguyên tắc luân lý phổ quát toàn cầucó thể giúp cho tất cả mọi người đạt đến hạnh phúcmà tất cả chúng ta đều mong mỏi. Vài người có thể cảmthấy như tôi đang kín đáo quảng bá Phật giáo. Cho dù đốivới tôi thật khó mà phủ bác một cách quyết đoán, nhưngđây vốn không phải là trường hợp đó.

Thậtra, tôi tin rằng có một sự phân biệt rõ rệt giữa tôn giáovà tâm linh. Tôn giáo theo tôi có liên hệ đến đức tin vàolời tuyên xướng về sự cứu rỗi của một truyền thốngtín ngưỡng này hoặc khác, một diện khác là chấp nhậnmột hình thái thực tế tâm linh hoặc siêu nhiên nào đó,có thể kể cả ý tưởng về thiên đàng hoặc Niết-bàn.Nối liền vào đó là các giáo lý hoặc chủ thuyết, nghi thức,cầu nguyện, và vân vân. Tâm linh theo tôi có liên hệ đếncác đức tánh của tinh thần con người — như tình thươngvà tâm từ bi, nhẫn nại, bao dung, tha thứ, tri túc, cảm thứctrách nhiệm, cảm thức hòa hợp — sẽ mang đến hạnh phúccho cả ta và người. Trong khi nghi thức và cầu nguyện, cùngvới các câu hỏi như Niết-bàn và cứu rỗi, có liên hệtrực tiếp đến đức tin tôn giáo, những phẩm tánh nộitại trên lại không cần thế. Tuy vậy, cá nhân cũng chẳngcó lý do gì lại không phát huy các phẩm tánh đó, kể cảở trình độ cao, mà không cần phải tìm đến một hệ thốngđức tin tôn giáo hoặc siêu hình nào. Chính vì vậy, đôikhi tôi nói rằng tôn giáo là điều chúng ta vẫn có thể sinhhoạt mà không cần đến.

Điềuchúng ta không thể sinh hoạt lại thiếu vắng, chính là cácphẩm tánh tâm linh cơ bản.

Dĩnhiên những người thật hành tôn giáo hữu lý khi cho rằngcác phẩm chất hoặc đức hạnh trên vốn là kết quả củamột sự tận hiến thuần thành tôn giáo; do vậy, tôn giáocó toàn bộ những gì phải làm để phát huy chúng, và điềuđó có thể gọi là thật hành tâm linh. Chúng ta cần soi sángđiểm này. Đức tin tôn giáo đòi hỏi phải thật hành tâmlinh. Tuy nhiên có nhiều sự lẫn lộn, thường thấy nơi cảtín đồ tôn giáo lẫn người không tin, liên hệ đến điềuthật sự hàm chứa. Đặc điểm chung của các phẩm tánh tôivừa mô tả như "tâm linh" có thể nói là một trình độ quantâm nào đó đến tha lợi. Tại Tây tạng, chúng tôi thườngnói đến shen pen kyi có nghĩa "ý niệm giúp đỡ tha nhân."Và khi nghĩ đến điều đó, chúng tôi nhận thấy rằng mỗiphẩm tánh nêu ra đều được minh định bằng một sự quantâm hiển nhiên đến an sinh của người khác.

Hơnnữa, người có tình thương, từ bi, nhẫn nhục, bao dung, thathứ, vân vân, nhận ra được ở một tầm mức nào đó khảnăng ảnh hưởng của hành động mình đối với người khác,và tùy nghi điều động hành vi của họ. Như thế, thật hànhtâm linh theo mô tả này, một mặt liên quan đến việc hànhđộng cho tha lợi. Mặt khác, lại kéo theo sự chuyển hóachúng ta trở nên thích nghi hơn để hành thiện. Nói đếnthật hành tâm linh trong khuôn khổ nào khác hơn chỉ là vônghĩa.

Lờikêu gọi một cuộc cách mạng tâm linh của tôi do đó khôngphải là kêu gọi một cuộc cách mạng tôn giáo. Cũng khôngphải là sự viện dẫn một lối sống vượt ngoài đời người,gần như một thứ phép lạ hoặc bí mật nào đó. Khác hơn,đó chỉ là lời kêu gọi một sự tái định hướng căn bản,tránh các sự bận rộn theo thói quen cùng chính bản thân.Đó là lời kêu gọi hướng về phía một cộng đồng rộnglớn hơn gồm những người liên hệ với chúng ta, và có tháiđộ nhận thức về tha lợi song hành cùng ngã lợi.

Ởđây, độc giả có thể phản đối rằng trong khi sự cảichuyển cá tánh theo tái định hướng đề ra, cũng như sựkiện con người triển khai tâm từ bi và tình thương, đềurất đáng mong muốn; nhưng một cách mạng tinh thần khôngthích hợp để giải quyết sự đa dạng và cao độ của cácvấn đề chúng ta phải đối diện trong xã hội tân tiến.Hơn nữa, có thể lập luận rằng, các vấn đề đến từ,lấy thí dụ, bạo hành trong gia đình, nghiện ngập thuốcvà rượu, gia đình đổ vỡ, vân vân, sẽ dễ hiểu và dễgiải quyết hơn nếu theo từng trường hợp. Tuy nhiên, vìmỗi trường hợp đều có thể giải quyết nhờ người tacó tình thương và từ bi nhiều hơn với nhau — dù thật bấpbênh — cho nên vẫn có thể xếp vào loại vấn đề tâm linhcó thể áp dụng giải pháp tâm linh. Như thế không phải nóirằng, tất cả việc chúng ta cần làm chỉ là đào luyệncác giá trị tâm linh rồi tự động các vấn đề kia sẽbiến mất. Trái lại, từng mỗi một vấn đề đều cầnđến một giải pháp riêng biệt. Nhưng chúng ta nhận thấykhi chiều hướng tâm linh bị bỏ quên, sẽ không hy vọng gìđạt được một giải pháp lâu dài.

Tạisao thế? Tin xấu là một sự thật của cuộc đời. Mỗi lầnnhặt một tờ báo, hoặc vặn đài truyền hình hay truyềnthanh, chúng ta đều đối diện cùng các tin buồn. Không cóngày nào qua đi, mà trên bất cứ nơi nào của thế giới,lại không có điều gì xảy ra mà tất cả mọi người đềucho là bất hạnh. Dù chúng ta từ đâu đến, và triết lýsống như thế nào, triển khai rộng hẹp đến độ nào, chúngta tất cả đều cảm thấy tiếc khi nghe người khác đau khổ.

Cáchiện tượng đó có thể chia ra làm hai loại chính, loại cónguyên do thiên nhiên — động đất, hạn hán, lụt lội, vàtương tự — và loại có bắt nguồn từ con người. Chiếntranh, tội ác, bạo hành đủ thứ, tham nhũng, nghèo đói, thấtvọng, lừa đảo, và bất công xã hội, chính trị, kinh tếđều là hậu quả của hành vi tiêu cực. Người nào chịutrách nhiệm cho hành vi đó? Chính chúng ta. Từ hoàng gia, tổngthống, thủ tướng, và chính trị gia cho đến quản trị gia,khoa học gia, bác sĩ, luật sư, học giả, sinh viên, tu sĩ,ni và tăng, như chính tôi, cho đến kỹ nghệ gia, nghệ sĩ,thương gia, chuyên viên, thợ thuyền, nông dân, và những ngườithất nghiệp, không có một giai cấp nào hoặc lãnh vực nàotrong xã hội thiếu phần trong các tin xấu hàng ngày.

Điềumay mắn, không như trường hợp thiên tai là loại chúng taít làm được gì, các khó khăn của loài người, bởi vìhầu hết trên căn bản đều là vấn đề luân lý, cho nêncó thể vượt qua. Sự kiện có quá nhiều người đến từmọi lãnh vực và tầng giới xã hội cùng góp phần xây dựng,phản ánh một tiên kiến này: Có những người tham gia vàochính đảng để tranh đấu cho một hiến pháp công bình hơn;có người trở thành luật sư để tranh đấu cho luật pháp;có người gia nhập các tổ chức tiếp trợ để chống đóikhổ; có người quan tâm đến các nạn nhân bị thương hại,trên cả nghiệp vụ lẫn việc thiện nguyện. Thật thế, tấtcả chúng ta, theo sự hiểu biết riêng và trên các con đườngriêng, đều cố gắng làm cho thế giới — hay một mảnh nhỏnào của nó — trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sống.

Khôngmay, chúng ta phải nhìn nhận dù hệ thống luật pháp khéobiện luận và quản trị đến đâu, và dù các phương phápkiểm soát bên ngoài tiến bộ đến mức nào, cũng không thểnào quét sạch hành vi sai quấy. Cứ quan sát các lực lượngcảnh sát ngày nay có các kỹ thuật tân tiến không thể nàotưởng tượng nổi vào năm mươi năm trước. Họ có biệnpháp kiểm soát giúp họ nhìn thấy những gì dấu kín; họcó kiểm tra DNA, phòng thí nghiệm pháp y, chó kiểm soát, chuyênviên huấn luyện đặc biệt. Thế mà các phương pháp phạmtội cũng tiến bộ theo cùng khiến không sao ngưng cắt hết.Khi sự kiểm ngăn của luân lý còn thiếu sót, không thể cóhy vọng vượt qua các vấn đề như tình trạng tội ác giatăng. Thật vậy, thiếu thứ kỷ luật bên trong đó, chúngta chỉ thấy rằng, ngay chính việc tìm đủ mọi cách đểgiải quyết vấn đề lại hóa thành một nguồn khó khăn khác.Sự tinh xảo gia tăng của các phương thức phạm tội và kiểmsoát đều có các khiếm khuyết và chế tác lên nhau thànhmột thứ vòng luẩn quẩn.

Tươngquan giữa thật hành tâm linh và luân lý như thế nào? Bởivì tình thương và tâm từ bi cùng các đức tánh tương tự,theo định nghĩa, giả định một trình độ quan tâm đếntha lợi, cho nên cũng giả định một sự giới chế luân lý.Chúng ta không thể từ bi và bác ái trừ phi đồng thời taphải tự hạn chế bớt các động cơ và tham vọng tác hạicủa mình.

Vềnền tảng của thật hành luân lý, ít ra có thể tạm xem nhưở đây tôi bênh vực cho khuynh hướng có tính cách tôn giáo.Thật vậy, mỗi một truyền thống tôn giáo chính đều cómột hệ thống luân lý triển khai đầy đủ. Tuy nhiên, khókhăn trong sự ràng buộc hiểu biết điều phải quấy củata vào tôn giáo là vấn đề rồi ta lại phải đặt câu hỏi,"Tôn giáo nào?" Tôn giáo nào thuyết giải được một hệthống đầy đủ nhất, dễ đạt đến nhất, và dễ chấpnhận nhất? Các biện luận sẽ không bao giờ dứt. Hơn nữa,làm thế chính là lãng quên sự kiện nhiều người đã phủnhận tôn giáo vì không cảm thấy lòng xác tín chân thành,chứ không phải vì thiếu quan tâm đến các vấn đề sâuxa hơn của đời người. Chúng ta không thể giả thiết nhữngngười đó không có được cảm thức về phải quấy hoặckhông thích hợp cùng đạo đức; dựa trên sự kiện mộtsố người chống tôn giáo vốn vô đạo đức. Ngoài ra, đứctin tôn giáo không bảo đảm được đạo đức liêm khiết.Qua lịch sử nhân loại, chúng ta có thể thấy trong số cáckẻ tai ác nhất — kẻ gây bạo lực, khủng bố, và hủydiệt đồng loại — có những kẻ hành nghề tôn giáo, thườngrất ồn ào. Tôn giáo có thể giúp chúng ta thiết lập cácnguyên tắc luân lý căn bản. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thểnói đến luân lý và đạo đức mà không cần phải kêu cầutôn giáo.

Lạinữa, có thể phản bác là nếu không chấp nhận tôn giáonhư một nguồn luân lý, chúng ta phải cho phép người ta hiểuvề các điều tốt phải hoặc xấu quấy, điều thích hợpvới đạo đức hoặc không, điều tạo thành một hành độngtích cực hoặc tiêu cực... thay đổi tùy theo các hoàn cảnhvà ngay cả giữa người với người. Nhưng ở đây, tôi xingiải thích, không ai nên giả định rằng có thể lập ra mộtloạt các luật lệ nhằm cung ứng cho chúng ta các câu trảlời cho từng trường hợp luân lý nan giải, ngay dù có chấpnhận tôn giáo làm nền tảng đạo đức. Một khuynh hướngcông thức như thế khó hy vọng nắm bắt được sự phongphú và đa dạng của kinh nghiệm người đời. Nó còn làmnền móng cho các thứ biện thuyết về trách nhiệm đối vớivăn bản của luật pháp, hơn là trên chính hành động củata.

Điềuđó không có nghĩa thật là vô ích khi nỗ lực phân giảicác nguyên tắc có thể hiểu như đường nét chính của đạođức. Ngược lại, nếu chúng ta có chút hy vọng nào đểgiải quyết vấn đề, điều thiết yếu là phải tìm phươngcách giải quyết. Chúng ta phải có một phương tiện nào đóđể phán đoán giữa, lấy thí dụ, sự khủng bố như mộtcách cải tạo chính trị và nguyên tắc đối kháng hòa bìnhcủa Mahatma Gandhi. Chúng ta có thể trình bày rằng bạo hànhđối với kẻ khác là sai quấy. Tuy nhiên, chúng ta phải tìmcách nào để một mặt tránh được sự quá khích của nềnđộc tài thô bạo, và mặt kia là các thuyết tương đốitầm thường.

Theonhãn quan của tôi — vốn không chỉ đặt trên niềm tin tôngiáo, hoặc ngay cả trên một ý tưởng độc đáo nào, màchỉ trên lẽ thường đơn giản — sự kiến lập các đườngnét chính của nguyên tắc luân lý là việc khả thi, khi chúngta khởi đầu bằng sự quán sát rằng tất cả mọi ngườiđều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Chúng ta không cóphương tiện để phân biệt giữa phải và quấy, nếu khônglưu ý đến cảm xúc và đau khổ của người khác. Vì lýdo đó, và cũng vì — như ta sẽ thấy — khái niệm về chânlý tối thượng rất khó chấp nhận ngoài khuôn khổ tôn giáo,hành vi luân lý không phải là điều chúng ta dấn bước vàovì tự nó sẵn có bản chất đúng. Hơn nữa, nếu muốn hạnhphúc và tránh đau khổ là thái độ tự nhiên của mọi người,điều tiếp theo là mỗi một cá nhân đều có thể theo đuổimục tiêu đó. Để tương ứng tôi đề nghị rằng, một trongcác điều có thể xác định một hành động có phù hợpluân lý hay không, chính là ảnh hưởng của nó đến kinh nghiệmhoặc kỳ vọng hạnh phúc của kẻ khác. Một hành động táchại hoặc bạo hành đối với điều đó, là một hành độngkhả dĩ vô luân lý.

Tôinói khả dĩ vì mặc dù hậu quả của hành động quan trọng,nhưng còn có những yếu tố khác để cứu xét, kể cả vấnđề ý định và bản chất của hành động. Chúng ta có thểnghĩ đến những việc mà ta đã phá rối đến người khác,mặc dù không có ý định làm vậy. Tương tự, cũng khôngkhó nghĩ đến các hành động, mặc dù có vẻ cưỡng báchvà bạo hành và có thể gây đau đớn, nhưng lại đóng gópvào hạnh phúc dài lâu cho người khác. Bắt trẻ em đi vàokỷ luật nằm trong loại này. Mặt khác, sự kiện hành độngtuy có vẻ dịu êm, không có nghĩa là tích cực hoặc luânlý, nếu ý định của chúng ta là ích kỷ. Trái lại, lấythí dụ, ý định của chúng ta là lừa đảo, rồi giả vờnhư tử tế, đó là việc làm quả thật không hay. Tuy nhiênbạo lực không thể dính vào, vì đó là một hành động hungbạo. Bạo hành chẳng những cuối cùng sẽ gây hại cho kẻkhác, mà còn làm thương tổn niềm tin và hy vọng vào sựthật của kẻ khác.

Lạinữa, cũng không khó tưởng tượng một trường hợp trongđó cá nhân có thể giả thiết hành động của mình có ýđịnh tốt và hướng đến điều lợi cho kẻ khác, nhưngtrên thực tế lại hoàn toàn vô đạo đức. Ở đây, chúngta có thể nghĩ đến một người lính nhận lệnh phải xửtử tù thường dân. Tin rằng mình theo chánh nghĩa, ngườilính đó có thể giả định rằng hành động đó hướng vềphía tốt đẹp hơn cho nhân loại. Tuy vậy, trên nguyên tắcbất bạo động mà tôi vừa đề ra, việc giết người trênđịnh nghĩa là một hành động vô luân. Nhận thi hành nhữngmệnh lệnh như thế là một hành vi tiêu cực nghiêm trọng.Nói cách khác, nội dung của hành động cũng rất quan trọngđể có thể xác định có hợp luân lý hay không, bởi vìcó vài hành động trên định nghĩa vốn đã là tiêu cực.

Yếutố quan trọng nhất trong việc xác định bản chất luân lýcủa hành động lại có thể không phải ở nội dung hay hậuquả. Thật vậy, vì có rất ít kết quả của hành độngchỉ liên hệ trực tiếp đến mỗi riêng ta — cho dù ngườilái tàu cố gắng đưa chiếc tàu an toàn vượt qua cơn bãocũng không tùy thuộc vào mỗi có hành động của người đó— kết quả có thể là yếu tố kém quan trọng nhất. ỞTây tạng, từ ngữ được xem như có giá trị nhất trong việcxác định giá trị luân lý của một hành động là kun longcủa cá nhân. Dịch từng chữ, từ kun có nghĩa là "hết lòng"hoặc "tận đáy lòng," và long (wa) nói lên hành động khiếncho một điều gì trổi dậy, đứng lên, hoặc thức tỉnh.Nhưng ý nghĩa được dùng ở đây, kun long được hiểu nhưmột ý nghĩa hay động cơ làm phát khởi hành động — cảcố ý hoặc vô tình. Nó nói lên được trạng thái tổng quáttâm và trí của cá nhân. Khi điều gì thiện lành, hành độngtheo sau sẽ thiện lành (trên mặt luân lý).

Từsự mô tả đó, có thể thấy khó dịch chữ kun long thậthàm súc. Thông thường, nó có thể được dịch như "độngcơ", nhưng từ này không nắm được ý nghĩa sâu rộng hàmchứa. Chữ "khuynh hướng" tuy gần hơn, nhưng lại thiếu ýnghĩa tích cực của Tây tạng. Mặt khác, nếu dùng câu "trạngthái toàn diện tâm và trí" thì quá dài vô ích. Có thể thugọn lại bằng chữ "trạng thái trí", nhưng nó lại mất điý nghĩa rất rộng của "trí" dùng ở Tây tạng. Chữ "trí"lo , bao gồm ý tưởng về ý thức, hoặc tri thức, cùng vớicả cảm giác và cảm xúc. Điều này phản ánh một sự hiểubiết rằng cảm xúc và tư tưởng tận cùng không thể táchrời. Ngay cả tri giác về một tánh chất, như màu sắc, cũnghàm chứa một chiều hướng xúc cảm nào đó. Tương tự,không có một ý tưởng về cảm xúc thuần túy nào không kèmtheo một hiện tượng nhận thức. Sự suy luận được dùngđể phân biệt các loại cảm giác khác nhau. Những thứ đókhởi đầu chỉ là bản năng, chẳng hạn như nhăn mặt khinhìn thấy máu, và có những thứ phải cần đến các yếutố duy lý triển khai hơn, như sợ nghèo chẳng hạn. Xin độcgiả nhớ điểm này, mỗi khi tôi nói đến "trí", đến "độngcơ", đến "khuynh hướng", hoặc đến "trạng thái trí."

Thếđó, trạng thái toàn bộ tâm và trí của cá nhân, hoặc độngcơ, vào thời điểm của hành động, chính là chìa khóa đểxác định nội dung luân lý của nó; rất dễ hiểu khi chúngta quán xét thấy hành động đã bị ảnh hưởng khi ta bịvây hãm trong thứ ý niệm và cảm xúc tiêu cực mạnh mẽnhư hận thù và giận dữ. Vào lúc đó trí (lo) và tâm ta đanghỗn loạn. Không những điều đó khiến ta mất quân bìnhvà tình thế, mà còn mất luôn cái nhìn về ảnh hưởng củahành động mình đối với người khác. Thật vậy, chúng tacó thể trở nên quá bối rối đến độ quên mất vấn đềcủa người khác, và quyền hạnh phúc của họ, nói chung.Hành động của chúng ta trong hoàn cảnh đó — cả hành, ngữ,ý, quên và muốn — gần như chắc chắn có thể làm thươngtổn đến hạnh phúc kẻ khác. Cho dù ý định trường kỳcủa ta đối với người khác ra sao, cũng như hành động củata có chủ tâm ý thức hoặc không. Đặt trường hợp chúngta nổi nóng khi cãi vã cùng người nhà. Cách thức đươngđầu cùng bầu không khí căng thẳng đang lan rộng đó còntùy thuộc khá nhiều vào điều tiềm ẩn dưới hành độnghiện tại — nói cách khác, kun long của chúng ta. Càng thiếubình tĩnh, chúng ta càng dễ có các phản ứng tiêu cực vớilời lẽ nặng nề, và càng chắc chắn là điều nói hoặclàm đó sẽ khiến chúng ta hối tiếc về sau, mặc dù rấtthương mến người đó.

Hoặcthử tưởng tượng một trường hợp chúng ta gây trở ngạicho người khác một chút, như là vô tình đụng phải ngườinào khi đang đi, và người đó la mắng chúng ta vô ý. Chúngta rất dễ dàng bỏ qua chuyện đó nếu khuynh hướng (kun long)đang thiện lành, nếu trái tim đầy tình thương, hơn là lúcđó đang chứa đầy các cảm xúc tiêu cực. Khi động cơ củahành động là thiện lành, thì hành động tự động xu hướngvề việc góp phần vào tha lợi. Do đó chúng sẽ tự độngcó luân lý. Ngoài ra, nếu trạng thái bình thường của chúngta đa phần là thế, thì phản ứng xấu lúc bị khiêu khíchcàng ít xảy ra. Ngay dù chúng ta mất bình tĩnh, sự bộc phátcũng sẽ không có ác tánh hoặc hận thù. Do vậy, theo ý tôi,mục đích của tâm linh và thật hành luân lý chính là cảibiến và kiện toàn kun long của cá nhân. Đó là cách khiếnchúng ta trở thành những người tốt hơn.

Chúngta hiểu được, khi sự thành công trong việc cải biến tâmvà trí qua việc đào luyện các phẩm chất tâm linh càng lớn,thì khả năng đối phó cùng nghịch cảnh càng mạnh; và hànhđộng thiện lành luân lý càng nhiều. Nếu có thể, tôi xinđơn cử trường hợp của tôi làm thí dụ. Sự hiểu biếtvề luân lý có nghĩa là trong khi nỗ lực liên lũy để đàoluyện một tình trạng tâm trí tích cực hoặc thiện lành,thì tôi cố gắng phục vụ người khác bằng khả năng củamình.

Đểchắc ăn, thêm vào việc đó, nội dung của hành động là,trong sự khả thi tối đa, tôi cố gắng giảm các cơ hộihành động thiếu luân lý. Sách lược này có hữu hiệu không,là điều để cứu xét, dựa trên căn bản kết quả đốivới sự an sinh của tha nhân đoản kỳ hoặc trường kỳ.Nhưng, thường xuyên đặt hết nỗ lực, và luôn cố gắngquan tâm, cho dù chuyện gì xảy ra, tôi tin mình sẽ không làmgì để phải hối tiếc. Ít nhất tôi biết rõ mình đã cốgắng hết sức.

Môtả trong chương về tương quan giữa luân lý và tâm linh khôngnêu ra câu hỏi về các phương cách giải quyết tình trạngtiến thoái lưỡng nan của nền luân lý ngày nay. Chúng ta sẽbàn đến sau. Tôi quan tâm hơn đến việc đề phác một khuynhhướng nghiên cứu luân lý, bằng cách đưa ra mối liên hệcủa thảo luận luân lý và kinh nghiệm cơ bản về hạnh phúcvà đau khổ của con người, tránh các vấn đề khơi dậykhi đặt nền tảng của luân lý lên tôn giáo. Hiện thựclà đa phần nhân loại ngày nay không tin vào nhu cầu tôn giáo.Hơn nữa, có những hành vi tạm chấp nhận trong truyền thốngtôn giáo này chứ không được nơi truyền thống khác.

Cònvề ý nghĩa của từ "cách mạng tâm linh," tôi đã minh xácrằng một cuộc cách mạng tâm linh sẽ kéo theo một cuộccách mạng luân lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]