- 1. Giới thiệu
- 2. Hãy là một người ân cần và tế nhị
- 3. Những đặc trưng của luận giải
- 4. Kệ tán dương, nguyện ước trước tác, và khuyến khích lắng nghe tốt
- 5. Sự liên hệ giữa ba con đường
- 6. Viễn ly
- 7. Tâm giác ngộ (Bodhicita)
- 8. Một quan điểm đúng đắn về tính không
- 9. Huấn thị để thực hành
- 10. Kết luận lưu ý trên chủ trương không tông phái
Điều này kếtluận lược giải ‘Ba Phương Chính Của Con Đường’. Đây là một luận bảnrất quan trọng và đã bao gồm trong ấy, căn bản thiết yếu của toàn bộ conđườngkinh điển hiển giáo và là tâm điểm của những con đường mật điển tantra. Giáo lý về tính không là một phần khó, có phải không? Ngoại trừ chúng tarất quen thuộc với những thuật ngữ chuyên môn, sau đó khi nói với quanđiểm đúng đắn, hai chân lý, tính không, v.v…bằng không có thể là bối rối. Có những phương pháp đặc trưng để định nghĩa và xác nhận những thuật ngữnàytrong bốn trường phái Phật Giáo Ấn Độ về triết lý giáo nghĩa của kinh điển, vànhững cung cách khác nhau trong bốn tông phái Mật thừa tantra. Cũng thếcó một cách định nghĩa khác về chúng trong bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạngtrong những luận giải và hệ thống đặc thù của chúng.
Chúng ta cần cốgắng để thông hiểu tất cả chúng vì thế chúng ta biết sự liên hệ ngụ ý của nhữngthuật ngữ, tùy theo từng luận bản của chúng, và chúng ta không bị bốirối. Chỉ biết một hệ thống và rồi thì phê phán những gì khác đơn giản bởivì chúng khác nhau và chúng ta không hiểu chúng trong thuật ngữ chính chúng làrất thiếu xây dựng. Như Long Thọ đã từng nói trong Tràng Hoa Quý Báu vàTịch Thiên trong Dấn Thân Trong Thái Độ Bồ Tát, trong những thí dụ như thế, tốtnhất là duy trì sự dửng dưng cùng im lặng, và không nói điều gì cả.
Ngay cả tronggiáo lý của một truyền thống, tông Hiền Nhân (Gelug) chẳng hạn, có nhữngsựquyết đoán thông hiểu tính không dựa trên kinh điển hiển giáo và theo mật điểntantra. Không có sự khác biệt một cách vi tế trong sự lưu tâm vềđối tượng, tính không, cả trong kinh điển hiển giáo hay mật điển tantra. Sự khác biệt do ở tâm thức thông hiểu về tính không. Hơn thế nữa, trongcả kinh điển lẫn mật điển, có những sự định nghĩa và giải thích khác nhau vềnhững chân lý theo tập quán quy ước (tục đế) và thâm sâu nhất (chân đế) và cungcách để thiền tập trên cả hai. Ngay cả trong Tantra yoga tối thượng,có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Thí dụ, phương pháp phác thảotrong Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) thì hoàn toàn khác những thứ trong giáo lýThời Luân (Kalachakra). Cũng thế, chúng ta tìm thấy những sự khác biệttrong cung cách thiền chỉ (thiền dịnh ) và thiền quán (thiền phân tích). Nếu chúng ta không học hỏi tất cả những hệ thống này, chúng ta sẽ trở nên rấtlúng túng.
Tóm lại, nếuchúng ta không biết bất cứ điều gì về một hệ thống nào đấy, chúng ta không cầnnói bất cứ điều gì về nó và chắc chắn không phê phán. Chỉ trên một cănbản không phân tông phái chúng ta mới có thể đánh giá đúng (cũng như cảmkíchtrung thực) toàn bộ mục tiêu về những giáo lý của Đức Phật.
A ShortCommentary on
The ThreePrincipal Aspects of the Path
(Lam-gtsornam-gsum)
by Tsongkhapa(Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa)
His Holinessthe Fourteenth Dalai Lama
translated andcondensed by Alexander Berzin, 1983
revised secondedition, August 2003
Firstedition published in
His Holinessthe 14th Dalai Lama.
Four EssentialBuddhist Commentaries.
http://www.berzinarchives.com/
Tuệ Uyển chuyểnngữ
20-10-2009
http://www.berzinarchives.com/
http://tayphuong.vn/diendan/showthread.php?t=631