Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu Phật giáo Nguyên Thủy

10/04/201111:19(Xem: 18598)
Tìm hiểu Phật giáo Nguyên Thủy

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

177timhieupgnt-bia

MỤC LỤC

1.QUAN ÐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Ðức Phật chỉ là vị Ðạo sư

III. Niềm tin và sự hiểu biết

IV. Ý nghĩa của sự“thấy” và“biết”

V. Nguồn gốc khổ đau của con người

a.Cái không thật có ở ngoài gây phiền muộn

b. Cái không thật có ở trong gây phiền muộn

VI. Ý nghĩa của sự tu tập

VII. Bảy phương pháp đoạn trừ phiền não

1. Phiền não do tri kiến đoạn trừ

2. Phiền não do phòng hộ đoạn trừ

3. Phiền não do thọ dụng đoạn trừ

4. Phiền não do kham nhẫn đoạn trừ

5. Phiền não do tránh né đoạn trừ

6. Phiền não do trừ diệt đoạn trừ

7. Phiền não do tu tập đoạn trừ

VIII. Kết luận

2. QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật

III. Nghiệp trong A hàm và Nikàya

1. Ý nghĩa Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt

a- Sự khác biệt giữa người sống lâu và kẻ chết yểu

b - Sự khác biệt giữa người đẹp và kẻ xấu

c- Sự khác biệt giữa người có địa vị và kẻ không có địa vị

d- Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo

2. Ý nghĩa Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệt

a- Phần duyên khởi

b- Phần nội dung

c- Ðức Phật giải thích về cảm thọ

d- Quan điểm của Sa-môn Bà-la-môn

3.Lời giải thích của đức Phật về sự sai khác của bốn hạng người

4.Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ na giáo và Phật giáo

5. Nghiệp và vô ngã

6. Giá trị học thuyết nghiệp đối với con người và xã hội

a. Học thuyết nghiệp là định hướng đời sống hạnh phúc cho con người

b. Học thuyết nghiệp là nền tảng xây dựng một xã hội lành mạnh và đạo đức

3. LẬP TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẬT PHÁP

4. VỊ TRÍ THÁNH ÐIỂN HOA VĂN TRONG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Lời nói đầu

Mặc dù thời gian học tập và giảng dạy tại Ðài Loan của tôi rất bận rộn, nhưng tôi cũng dành một ít thời gian dịch và viết một số bài viết thuần túy nghiên cứu Phật học, với nhã ý giới thiệu đến giới Phật tử người Việt một số tư liệu mới và cần thiết trong việc tìm hiểu đạo Phật.

Trong thời gian tôi giảng dạy Phật học ở Ðài Loan, cũng như một vài lớp Phật học dành cho người Việt, tôi có một cảm nhận chung rằng, hầu như tất cả học viên chỉ biết Phật học qua tư tưởng Phật giáo Ðại thừa. Ðối với hệtư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Bộ phái dường như rất mới lạ. Trong suốt quá trình học Phật cho tôi một kinh nghiệm nho nhỏ rằng, nếu chúng ta không nắm được tư tưởng Phật học Nguyên thủy (Kinh A hàm hay Nikàya) thì rất khó hiểu được tư tưởng Phật giáo Bộ phái; và cũng thế, nếu như chúng ta không nắm vững những vấn đề thảo luận cốt lõi trong A-tỳ-đàm thì tư tưởng Phật giáo Ðại thừa rất khó hiểu được một cách có hệ thống. Ðây là lý do tại sao tôi giới thiệu đến quí độc giả tư tưởng Kinh A-hàm và Nikàya, là hai nguồn tư liệu có thể nói được xuất hiện sớm nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo.

Tác phẩm Tìm hiểu đạo Phật Nguyên thủybao gồm những bài viết và dịch của tôi trong thời gian gần đây. Trong đó, bài viết của tôi thảo luận hai chuyên đề: “Quan điểm tu tập trong Phật giáo Nguyên thủy”“Quan điểm Nghiệp trong Phật giáo Nguyên thủy”. Với nội dung trình bày những vấn đề như: Tu tập, niềm tin, trí tuệ, phiền não, nghiệp và nhân quả... Ðây là những vấn đề cơ bản mà người Phật tử cần nắm bắt, cũng là những vấn đề mà Phật tử thường hỏi đi hỏi lại. Phương pháp trình bày và cách lý giải trong tác phẩm này, tôi hoàn toàn dựa vào kinh điển, nếu độc giả có điểm nào hoài nghi có thể tra cứu trong kinh điển đã được trích dẫn.

Phần còn lại, là hai bài viết của Hòa thượng Ấn Thuận do tôi chuyển dịch sang Việt ngữ với tựa đề:“Lập trường và phương pháp nghiên cứu Phật học”, với nội dung Hòa thượng nói lên kinh nghiệm và quan điểm của mình trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật, trong đó cho chúng ta những kinh nghiệm đáng quí trong việc học Phật.Và bài thứ hai với tựađề: “Vị trí thánh điển Hoa văn đối với Phật giáo trênthế giới”. Bài này Hòa thượng nói lên tầm quan trọng nguồn tư liệu bằng chữ Hán trong công tác tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Ðộ. Trong đó tác giả làm một công tác so sánh giữa nguồn tư liệu Pàli văn và Tạng văn rất có giá trị. Qua hai bài viết này, không nhiều thì ít gợi ý cho độc giả một cái nhìn mới về đạo Phật. Tôi tin rằng nó giúp cho quí vị rất nhiều trong việc tìm hiểu Phật học, cũng là câu trả lời thích đáng mà chúng ta băn khoăn do dự từ trước đến nay. Lý do mà tôi đưa hai bài viết vào tác phẩm này với nhã ý gợi ý người đọc có thêm kiến thức khái quát về những nguồn tư liệu Phật giáo khác nhau, trong đó nguồn tư liệu Hán tạng phong phú hơn cả. Ðồng thời, cho chúng ta biết về tình trạng Phật giáo Trung Quốc trong thời của Hòa thượng. Trước tình trạng đó, Hoà thượng đã nỗ lực làm gì để cống hiến cho Phật pháp.

Hòa thượng Ấn Thuận không những chỉ là bậc cao tăng ở Taiwan, mà còn là một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu Phật học. Ngài đã trước tác trên dưới 40 tác phẩm thuần về Phật học. Sách của ngài được giới học giả đánh giá cao, và được liệt kê vào sách tham khảo cho ngành nghiên cứu Phật học của các trường đại học ở đây.

Có thể nói, đây là tác phẩm đầu tay bằng tiếng Việt của tôi, nói lên tinh thần học tập và nhiệt tâm nghiên cứu Phật học của tác giả trong thời gian qua. Tôi xem đây như là món quà tinh thần của mình gởi đến tất cả Phật tử và độc giả. Rất mong góp một phần rất nhỏ và có ích lợi trong việc tìm hiểu Phật pháp của độc giả.

Nơi đây, tôi rất mong đón nhận lời chỉ giáo của tất cả thiện hữu tri thức.

Tác giả kính đề

Source: quangduc.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]