- Phần mở đầu
- Bài 1 - Tôn kính Phật
- Bài 2 - Kính Trọng Pháp
- Bài 3 - Cung Kính Tăng
- Bài 4 - Trụ Am Thất
- Bài 5 - Hầu Thầy
- Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
- Bài 7 - Làm Bồ Tát Ở Nhà
- Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
- Bài 9 - Đọc Kinh Sách
- Bài 10 - Làm Quan Chức
- Bài 11 - Làm Thương Mại
- Bài 12 - Làm Nghề Nông
- Bài 13 - Làm Công Cho Người
- Bài 14 - Làm Việc Chúng
- Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
- Bài 16 - Ngồi Thiền
- Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
- Bài 18 - Ngủ Nghỉ
- Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
- Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
- Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
- Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
- Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
- Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
- Phần Phụ Lục Lời Di Chúc - Dặn Dò Những Điều Cần Thiết Lúc Lâm Chung
- Những Điều Gia Quyến Cần Biết - Hộ Niệm Lúc Lâm Chung
- Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
- Khai Thị Cho Người Lúc Lâm Chung Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang
- Quy Tắc Và Ý Nghĩa Của Sự Hộ Niệm - Tuyết Lư Lão Nhân Giảng
Học Phật Hành Nghi
Khai thị cho người lúc lâm chung
Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang
Nguồn: Tam-bảo đệ tử Thích Minh Thông kính đề
Con người sống trong thế gian này, đều không tránh khỏi nỗi khổ của bịnh tật và chết chóc, lúc xảy ra những sự khổ này, chỉ có cách là buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nếu hơi thở ngắn thì niệm bốn chữ A Di Đà Phật, nhất tâm cầu Phật từ bi tiếp dẫn ông vãng sanh tây phương. Ngoại trừ một niệm này ra, trong tâm không thể có những ý niệm nào khác. Cũng không thể mong cho mau lành bịnh, cũng đừng nghĩ tưởng cầu thần cầu Phật phù hộ. Hễ tâm ông có những nghĩ tưởng này, thì sẽ không tương ứng với tâm của A Di Đà Phật, vì vậy sẽ không được sức gia trì lòng từ bi của Phật. Ông nên biết rằng, trời đất cha mẹ, đều không khiến cho ông thoát khỏi sanh tử luân hồi, chỉ có A Di Đà Phật, mới có thể khiến cho ông thoát khỏi sanh tử luân hồi. Nếu ông chịu buông bỏ hết tất cả, nhất tâm niệm Phật, nếu tuổi thọ chưa hết, thì sẽ mau lành bịnh. Còn như tuổi thọ đã hết, liền được vãng sanh Tây Phương. Nhưng không thể cầu mau lành bịnh, chỉ có thể cầu mau vãng sanh. Nếu tuổi thọ đã hết, mà muốn cầu hết bịnh, thì sẽ không được vãng sanh. Còn như tuổi thọ chưa hết, lại cầu vãng sanh, thì sẽ mau lành bịnh. Vãng sanh tây phương sự lợi lạc nói không hết, so với những người sanh lên cõi trời làm thiên đế thiên vương, còn thù thắng hơn họ vô số vô lượng vạn vạn vạn vạn lần. Ông không thể có si tâm vọng tưởng sợ chết, nếu trong tâm mà sợ chết thì không được vãng sanh. Chúng ta sống trong thế gian này, giống như những con giòi trong hầm phân, như trong ngục tù không khác, vô cùng thống khổ. Vãng sanh tây phương như ra khỏi hầm phân và ngục tù, trở về quê hương thanh tịnh an lạc tiêu dao tự tại, sao lại sợ chết. Nếu trong tâm mà sợ chết, thì vĩnh viễn chịu khổ trong sanh tử luân hồi, vĩnh viễn không có ngày ra khỏi cảnh khổ. Nếu ông có thể niệm ra tiếng, thì nên niệm nhỏ tiếng. Còn như không thể niệm ra tiếng, thì chỉ niệm thầm trong tâm, tai nghe người khác niệm, trong tâm cũng niệm theo như vậy. Hai mắt nhìn tượng Phật A Di Đà (tượng Phật thờ trong phòng), trong tâm nhớ đến A Di Đà Phật. Nếu có những ý niệm khác nổi dậy, thì liền tự trách mình: Ta muốn nhờ vào Phật lực vãng sanh tây phương, tại sao ta lại nổi dậy những ý niệm này, phá hoại việc lớn của ta. Nếu ông chịu y theo lời tôi dạy mà niệm Phật, thì nhất định vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh. Đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn thường hưởng lấy sự vui sướng, không còn thấy nghe những sự khổ nữa, thì làm gì có những sự khổ não tật bịnh như vậy hay sao. Có lúc trong tâm nổi dậy phiền não, nên biết rằng đó là do ác nghiệp trong đời quá khứ sai khiến, muốn phá hoại ta không được vãng sanh tây phương, muốn khiến cho ta vĩnh viễn chịu khổ trong sanh tử luân hồi. Nay ta biết rõ ý của bọn chúng muốn hại ta đó, ta không thể để cho bọn chúng xoay chuyển ta. Ngoại trừ niệm Phật ra, quyết không nghĩ đến bọn chúng nữa. Như vậy thì tâm ông tương ứng với tâm Phật, ông sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh tây phương. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói, thì ông sẽ tự mau được sự lợi lạc không gì sánh bằng!