Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Siêu phàm nhập Thánh

22/05/201312:59(Xem: 8912)
Chương 7: Siêu phàm nhập Thánh
Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng


Chương 7: Siêu Phàm Nhập Thánh

Sa Môn Thích Như Điển
Nguồn: Sa Môn Thích Như Điển


Trên bàn thờ hôm đó, người đi đến điếu giác linh Hòa Thượng, thấy có một long vị sơn son thếp vàng, khắc mấy hàng chữ thẳng đứng như sau:

“Từ Lâm Tế Chánh tông tam thập thế húy thượng Thiệt hạ Thành tự Liễu Đạt hiệu Liên Hoa Tăng Cang trụ trì Linh Mụ Tự Hòa Thượng giác linh liên tọa”. Bên phải ghi: “Lai thế Giáp Thân Niên” và bên trái ghi “Viên tịch Quý Mùi niên thập nhứt nguyệt sơ nhứt nhựt”.

Đó là thành quả của một đời tu học, hành đạo của Ngài; nhưng cũng may thay có người sáng nay phát hiện được bài thơ trước khi Ngài thị tịch, do Hòa Thượng Liên Hoa viết bằng mực đen trên vách tường của chánh điện chùa như sau:

Thiệt đức rèn kinh vẹn kiếp trần
Thành không vẩn đục, vẫn trong ngần
Liễu tri mộng huyển, chơn như huyển
Đạt đạo minh vui, đạo mấy lần.
Phía dưới có đề: Sa Môn Thiệt Thành hiệu Liễu Đạt.

Căn cứ bốn câu kệ này ta thấy Ngài dùng pháp danh và pháp tự của Bổn Sưđã đặt cho Ngài, tạo ra một bài thơ trước khi thiêu thân. Ởđây hàm ý nói lên lời tạ ơn đối với Sư Phụ Linh Nhạc - Phật Ý của mình, đồng thời cũng để giải rõ cho mọi người biết rằng: việc ra đi của Ngài là do Ngài đã mãn nguyện ở kiếp này rồi; không vì một vấn đề gì của sự sanh tử mà có thể chi phối Ngài được cả. Cái đức hạnh chân thật qua sự rèn luyện hơn 50 năm nay là do kinh điển, giới luật giúp Ngài đã thành tựu. Nếu chính Ngài không thật tâm tu học, hành trì giới luật nghiêm minh thì Sư phụ của Ngài đâu có tin tưởng giao cho trụ trì cả 2 chùa Từ Ân và Khải Tường. Đồng thời Ngài cũng được sự tin tưởng của Triều Đình nhà Nguyễn; nên Ngài mới được tấn phong Tăng Cang cũng như trụ trì chùa Linh Mụ từ năm 1817 đến nay. Ngoài ra việc rất quan trọng là giảng kinh, thuyết pháp cho nội cung; nơi đó toàn là Hoàng Hậu, Hoàng phi, công chúa v.v… nếu Ngài không có tư cách thì Ngài đã không được thỉnh mời đảm nhận việc này.

Câu thứ hai của bài kệ cho ta thấy rằng: dầu cho có bất cứ chuyện gì đã xảy ra trong thời gian qua đi nữa; chuyện ấy tâm Ngài không bị vẩn đục. Có thể người đời nghi kỵ Ngài và ngay cả Hoàng Cô có đem tâm và cả thân dâng hiến cho Ngài, Ngài cũng xem như bụi trần, dơ bẩn; chẳng đoái hoài tới làm gì. Vì lẽ sắc đẹp, lợi dưỡng, lời khen, sự chê bai v.v… đối với Ngài, không làm cho tâm Ngài bị vẩn đục. Ngược lại tâm ấy vẫn trong ngần. Đây là đức tính thoát trần của đóa hoa tâm rồi còn gì nữa. “Cư trần mà bất nhiễm trần”. Mặc dầu ở trong chốn trần gian tục lụy; nhưng tâm của hành giả hiệu Liên Hoa này vẫn trong suốt như bầu trời, không một áng mây mờ nào che đậy được. Do vậy tâm Ngài vẫn trong sáng, vẫn tự tại qua lại trong chốn trần ai đầy tục lụy khổ đau với vòng luân hồi sanh tử tử sanh này. Ý thoát tục nằm ở câu thứ hai này.

Câu thứ ba trong bài kệ ý nói rằng: Ngài đã rõ biết cái thật huyễn mộng trong sự huyễn mộng của cuộc đời rồi, cho nên chẳng có gì làm cho Ngài phải bận tâm cả. Bao nhiêu năm giảng kinh Kim Cang tại chùa Giác Hoàng ở Hoàng Cung tại thành nội Huế, Ngài đã lột trần được bản chất không thật của thế gian này. Đời này tất cả đều là giả, chẳng có cái gì là thật cả. Phải thấy thật, thấy rõ cái giảấy mới hiểu rõ cái nghĩa chân thật của mộng huyễn là gì. Nếu chỉ đứng bên ngoài để nhìn thì lúc nào cũng thấy hình tướng của một bông hoa là đẹp; nhưng thực chất về sự cấu tạo bên trong để trở thành một loài hoa nào đó; nó cũng chỉ là những hợp tướng của bụi trần để tạo thành mà thôi! có đó rồi mất đó, đẹp đó rồi xấu đó. Dưới mắt của một người liễu đạo như Ngài thì không có cái gì có thể làm vướng bận tâm Ngài được.

Cái Đạo mà Ngài đã đạt được ngày hôm nay là làm
sáng tỏ cho chơn lý của Đạo. Đó là:
Vui theo thế tục, vui rồi khổ
Khổ để tu hành, khổ hóa vui

Niềm vui của Ngài đã đạt được không phải chỉ có ngày hôm nay, mà Ngài đã vui nhiều lần như thế rồi.

Nghĩa là ở cuộc đời này hay ở tại các ngôi chùa như Kim Cang, Đại Giác, Từ Ân, Khải Tường, Giác Lâm, Linh Mụ, Quốc Ân v.v… chỉ là những nơi để Ngài thị hiện đi vào đời để cứu khổ sinh linh và thực hành công hạnh của một vị Bồ Tát. Ngoài ra Ngài không mong cầu một niệm nào khác, ngoài việc quán chiếu “sanh tử là sự lớn” của con người. Từ sanh tử, Ngài đã bước vào và từ sanh tử Ngài đã bước ra. Ví nhưđó là chỗ rong chơi của những người đã liễu đạo.

Có nhiều người chưa hiểu đạo có thể nghĩ rằng: tại sao Ngài lại cố chấp như vậy. Nếu thật là một Bồ Tát không sợ bùn dơ làm vẩn đục, thì Ngài có thể xả giới ra đời lấy Hoàng Cô làm vợ để trở thành Phò Mã của một triều đại, đâu có vinh hoa phú quý vào bằng. Tại sao Ngài phải tự xử như vậy, có phải là thiếu suy nghĩ chăng? Hoặc giả cũng có người cho rằng: xử trí lấy cái chết như thế để trốn một chuyện tình. Đó không phải là cách xử sự của người trí, mà Ngài là một bậc Tăng Cang trụ trì Linh Mụ tự, gần như là Quốc Sư của triều đình rồi. Sao lại có thể kết thức cuộc đời của mình một cách nhanh chóng như thế?...

Ngoài ra cũng còn không biết bao nhiêu là lời trách móc nhằm để bênh vực cho Hoàng Cô; nhưng đồng thời cũng không thiếu những tư tưởng bênh vực Ngài. Ví dụ như câu chuyện về tiền thân của Đức Phật khi còn làm một vị Bồ Tát. Lúc bị Vua Ca Lợi cắt đứt thân thể của Ngài, mà Bồ Tát nếu trụ vào sự cắt đứt ấy, để chấp vào tướng người, tướng ta, tướng chúng sanh, tướng thọ giả v.v… thì Ngài đã chẳng phải là Ngài nữa. Bồ Tát vì phương tiện để vào đời và dùng phương tiện để cảnh tỉnh đời và quyết không làm cho tâm mình cũng như thân mình vẩn đục là ở ý này.

Đọc 4 câu kệ thoát tục trên ta cũng có thể liên tưởng đến giới thứ 3 của người xuất gia khi mới thọ Sa Di là: “Tại gia ngũ giới duy chế tà dâm, xuất gia thập giới toàn đoạn dâm dục; Đản can phạm thế gian, nhứt thiết nam nữ tất danh phá giới”. Nghĩa là: “Người tại gia giữ 5 giới; chỉ cấm việc tà dâm; ý nói là đã có vợ có chồng rồi thì không được đi lang chạ với những người khác; chỉ sống một vợ một chồng mà thôi. Còn người xuất gia giữ 10 giới phải hoàn toàn dứt hẳn sự dâm dục. Dâm dục là tất cả những hành động thuộc về tâm dâm và hành động dâm dục; nếu mà phạm vào việc đời thì tất cả nam nữ đều bị gọi là phá giới”.

Giới luật như một hàng rào, ngăn cản lại những hành vi xấu ác. Giới tiếng Phạn gọi là Ba La Đề Mộc Xoa; người Trung Hoa dịch là biệt giải thoát. Nếu ai hành trì giới luật một cách nghiêm mật thì tâm và thân mình sẽ được gạn đục khơi trong. Còn người nào không giữ giới cũng giống nhưđã cởi chiếc áo dơ ra rồi, mà còn đem mặc vào lại nữa. Việc đời sống gia đình, thành vợ thành chồng nó không phải là một việc xấu; nhưng nó là việc của sanh tử luân hồi. Việc này nó không dừng lại ở chỗ có khổđau hay hạnh phúc, mà việc sanh tử là một chuổi đời nối kết qua 12 nhơn duyên. Nếu đã dứt bỏ được cái ái ân nhỏ hẹp rồi, thì không nên nối kết lại để nó mãi chập chùng trong sự sanh tử, tử sanh mà thôi.

Nếu bảo đời là xấu thì hơn mấy tỉ người trên quả địa cầu này xấu xa, tục lụy hết sao. Ý nghĩa thoát ly sanh tử nó không nằm ở ý nghĩa nhị nguyên này. Do vậy chúng ta phải càng nên thận trọng trong vấn đề này cũng như những vấn đề khác, khi muốn kết luận hay lạm bàn về những chuyện hệ trọng của nhân quả như thế.

Trong giới thứ 3 phần mấy câu kết, Phật có dạy như sau:

Tuy dâm dục nhi sanh,
bất như trinh khiết nhi tử
y khả bất giới dư.

Nghĩa là:

Tuy được dâm dục để sống, thì chẳng bằng chết một cách trong sạch. Chẳng thể giữ giới được hay sao?

Đây là lời khuyên người xuất gia. Có lẽ Hòa Thượng Liên Hoa dễ dàng chấp nhận việc chết một cách trong sạch để gìn giữ thanh danh cho Đạo, cho Đời còn hơn là chịu chấp nhận một cuộc tình không lối thoát. Cuối cùng rồi nó cũng dẫn con người vào chỗ sanh tử luân hồi mà thôi.

Không có một người xuất gia nào mà chẳng thuộc lòng những câu văn trong Cảnh Sách như sau:

Phù xuất gia giả Phát túc siêu phương Thân hình dị tục Thiệu long thánh chủng Chấn nhiếp ma quân Dụng báo tứ ân Hạ tế tam hữu Nhược bất như thử Tắc loạn tăng luân…

Nghĩa là:

Phàm kẻ xuất gia Chân trời cao rộng Thân hình khác tục Hưng long giống thánh Chấn nhiếp quân ma Để báo bốn ân Dưới cứu ba cõi Nếu chẳng như vậy Tức loạn tăng luân…

Phàm là người xuất gia, ai ai cũng có một chân trời cao rộng. Chân trời ấy kéo dài từ chỗ tử sinh dẫn đến tận nơi giải thoát. Trên hành trình sanh tửđó, người xuất gia phải biết mình đi đâu, làm gì, giữ gìn giới luật ra sao v.v… Họđã tự cất bước ra đi, thì họ phải hiểu, họ cần phải làm gì. Bởi vì khi đã xuất gia, thì thân này, chiếc đầu này không còn giống như người thế tục nữa. Đầu cạo nhẵn và thân đắp y, mặc áo màu hoại sắc, chẳng giống với thế trần một chút nào hết. Mục đích của họ là làm hưng long hạt giống Thánh. Đó là hạt giống giác ngộ, giải thoát vậy.

Muốn cho hạt giống giải thoát ấy phát triển và tồn tại trong chốn ta bà ô trược này thì bên trong, người xuất gia phải dụng hết năng lực phấn đấu chống trả lại các thứ ma như ma phiền não, ma ngũấm, ma tham dục v.v… tất cả những ma ấy đều có một mị lực rất mạnh. Nếu hành giảđang đi trên lộ trình tu đạo nghiệp mà lơ đểnh thì những loại ma này có thể làm cho hành giả thất điên, bát đảo và thất Bồ Đề Tâm, mà chất keo này rất quan trọng để giúp cho hành giả dễ dàng thăng tiến trên lộ trình giải thoát của mình.

Nếu làm được như vậy tức là: bên trên, người xuất gia đền được 4 ơn nặng và bên dưới có thể cứu được 3 cõi. Đó là: Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Ngài Địa Tạng đã thệ nguyện rằng: Nếu khi nào trong địa ngục còn một người, thì Ngài sẽ chẳng thành Phật. Như vậy việc lập thệ nguyện để cứu đời, cứu người của người xuất gia tu hành là cho tất cả chúng sanh, ở cõi này và muôn cõi khác, chứ tuyệt nhiên không phải chỉ cứu cho một người, mà người ấy biết đâu còn kéo mình vào sâu thêm trong địa ngục nữa.

Nếu những điều căn bản bên trên mà người xuất gia không làm được, thì kẻấy đã phá đi cương kỷ của chư Tăng rồi. Đây không phải là một Hiến pháp của một nước; hay nội quy của một tổ chức, mà đây là những lời phát nguyện, phàm là người xuất gia, ai ai cũng phải nằm lòng, không được lơ đễnh trong công việc giải thoát sanh tử này.

Hòa Thượng Liên Hoa tu theo thiền phái Lâm Tế; chắc chắn Ngài sẽ được vãng sanh về Thế giới Thường Tịch Quang Độ của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Nơi đó chỉ có ánh sáng, không có ban đêm, không có sự khổđau, tục lụy, mà ngày và đêm giống nhau. Nơi này đa phần những hàng Bồ Tát thượng thặng sau khi giáo hóa chúng sanh ở cõi đời rồi, các Ngài trở lại nơi đây để nhập vào Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Dĩ nhiên Tịnh Độ không phải chỉ có một, mà nhiều cõi để đi về. Trong đó có cõi phàm thánh đồng cư độ của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương. Có rất nhiều chúng sanh muốn phát nguyện sanh vềđó do lời nguyện thứ 18 của Đức Phật này và do lòng bi mẫn tế độ của Ngài. Khi về được cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà rồi thì không cần phải bị luân hồi sanh tử chi phối nữa, mà ở nơi hoa sen kia, tiếp tục tu hành, nghe pháp trong nhiều kiếp, để cuối cùng dự vào hàng Thánh ở cảnh giới này.

Trên bàn thờ Tổ tại chùa Đại Giác Biên Hòa, Tăng chúng vừa phát hiện được một quyển nhựt ký của Hòa Thượng Liên Hoa ghi lại gần như trọn đời của Ngài từ lúc làm chú Tiểu tại chùa Kim Cang ở Đồng Nai; cho đến khi làm Thủ Tọa hai chùa Từ Ân và Khải Tường tại Gia Định và đặc biệt là những ngày tháng làm Tăng Cang trụ trì chùa Linh Mụ; nhưng ởđây không thể ghi hết lại những việc này, mà chỉ xin trích lại một đoạn văn thơ của Hòa Thượng Liên Hoa viết cho Sư Phụ của mình là Ngài Linh Nhạc - Phật Ý, khi Hòa Thượng Liên Hoa còn ở Huế cũng như khi về lại Gia Định để cư tang cho Thầy mình.

“Nam Mô Tây Thiên Đông Độ Việt Nam Truyền Giáo Lịch Đại chư liệt vị Tổ Sư”.

Kính bạch Thầy câu

“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”.

Thật là đúng trong mọi hoàn cảnh của đời con, ngay cả từ xưa khi con mới vào chùa; cho đến hôm nay làm Tăng Cang trụ trì chùa Linh Mụ này cũng thế. Bao giờ con cũng thấy con là đứa con bé bỏng của Thầy. Cha mẹ con sinh ra rồi đem gởi vào chùa Kim Cang lúc con còn nhỏ; nên cũng ít có người để ý con sinh ra năm nào; khi lớn lên chỉđoán tuổi mà thôi. Lúc đó Thầy quy y thế độ cho con là Ngài Hòa Thượng Minh Vật - Nhứt Tri, đệ tử của Tổ Sư Nguyên Thiều. Ngài Nguyên Thiều là người Hoa, lánh nạn chúa Nguyễn đến Đồng Nai, lập nên chùa Kim Cang; cho nên con mới có cơ hội vào đó làm chú tiểu đồng từ thưở còn nhỏ. Lớn lên học đạo với Thầy con; nhưng Thầy con có quen với Ngài Minh Lượng – Thành Đẳng ở chùa Đại Giác ở Đồng Nai; cho nên Thầy con mới gởi con vào đó. Những vị này cũng là những người Hoa; nhưng họđã ở xứĐàng Trong này chung đụng với người Việt cả mấy mươi năm nay; nên tiếng Việt của các Ngài cũng khá thành thạo. Con là đứa trẻ rất may mắn, có cơ hội học kinh bằng chữ Hán tại chùa, thỉnh thoảng được các Sư huynh dạy cho chữ Quốc ngữ nữa. Nhờđó mà con có thể tìm đọc những cuốn kinh truyện Phật Giáo bằng hai thứ tiếng này không khó khăn mấy.

Đây chính là ơn giáo dưỡng vậy. Nếu không có Thầy là bậc Thầy, đến khai sơn phá thạch chùa Từ Ân và chùa Khải Tường để có nơi đào tạo tăng tài; thì Ngài Minh Lượng – Thành Đẳng không gởi con qua đó để tu học. Nhờ phước duyên bao đời un đúc; cho nên con sớm thâm nhập được Phật lý tại chốn thiền môn này. Thế rồi Thầy cử con làm Thủ Tọa cả hai chùa. Chẳng may lúc ấy Tây Sơn khởi nghĩa ở phía Bắc Đàng Ngoài, cả gia trung triều Nguyễn đều chạy vào đây để tránh nạn Tây Sơn. Chẳng biết là điều lành hay điều dữ. Vì con quan niệm rằng: Trong cái xấu luôn luôn có ẩn tàng cái tốt và trong những cái tốt cũng chứa sẵn những cái xấu nơi ấy.

Con chỉ làm nhiệm vụ và bổn phận của một vị Thủ Tọa mà thôi; nhưng không ngờ Thầy lại lấy lý do tuổi già sức yếu giao cho con trụ trì cả hai chùa này. Thật ra Thầy có nhiều Thầy đệ tử giỏi như Ngài Viên Quang, Tổ Đạt chẳng hạn mà Thầy chẳng giao; còn con tuy cùng thế hệ 35 của việc truyền thừa của Tông Lâm Tế; nhưng con lại là đệ tử y chỉ của Thầy, mà được Thầy tin tưởng như vậy. Cho nên con phải cố gắng hết mình để chu toàn nhiệm vụ của một vị trụ trì.

Nào ngờđâu vận nước đổi thay. Vua Gia Long đã lên ngôi Hoàng Đế ở Phú Xuân vào năm 1802 và nhà Vua luôn nhớ đến việc thi ân cầu báo; nên đã cho trùng kiến chùa Linh Mụ, rồi tấn phong Tăng Cang cho Ngài TổẤn -Mật Hoằng , nguyên trụ trì chùa Đại Giác ở Đồng Nai ra làm Trụ Trì chùa Linh Mụ từ năm 1804. Chắc Thầy biết! Ở chùa của quan và Vua chu cấp thì phải đúng như câu tục ngữ An Nam mình là: “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày”, chính vì thế mà Ngài Vạn Hạnh Thiền Sư, làm Quốc Sư cho Vua Lý Thái Tổ cũng như triều đình nhà Lý, Ngài cũng đã để lại một bài thi kệ nhớ đời là:

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Nghĩa là:
Thân như bóng xế chiều tà Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh cuộc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(H.T. Mật Thể dịch)

Cả một triều đại tồn tại trên quê hương Đại Việt hơn 200 năm lịch sử (1010 - 1225) mà Thiền Sư cũng xem và thấy cũng như cảm nhận là “hạt sương rơi đầu cành”, đâu có ý nghĩa gì to tác hơn đâu. Thế rồi ngày lại tháng qua, tuy các cung nhơn đã về phủ Bắc; nhưng con vẫn ở lại với Thầy để trông coi hai chùa Từ Ân và Khải Tường này cho đến ngày nhận được chiếu chỉ của Vua Gia Long từ năm 1817, con sẽ được phong làm Tăng Cang và trụ trì chùa Linh Mụ. Lẽ ra vinh dự này là Thầy mới phải; nhưng vì vua muốn thi ân cầu báo với các chùa đã che chở Chúa và giòng tộc thời gian lánh nạn Tây Sơn ở tại Biên Hòa Gia Định; nên mới có những hành động như vậy. Con thấy nhiều vị Hòa Thượng ở Kinh Đô vẫn giỏi giang về nội điển lẫn thế học hơn con; nhưng không được tấn phong và không trụ trì chùa Linh Mụ. Vì chúa Nguyễn lúc ấy không tin tưởng vào chư Tăng ở tại Phú Xuân mấy. Dĩ nhiên họ cũng chẳng phải là những người nội ứng cho Tây Sơn; nhưng biết sao hơn. Vì quyền hành, kể cả việc sanh sát đều nằm trong tay kẻ có quyền. Chúng ta may mắn được cư trú tận phần cuối ở Đàng Trong, cho nên ảnh hưởng của Tây Sơn tàn phá không nhiều. Nếu chẳng may chùa chúng ta ở vùng Thuận Hóa này thì cũng chịu chung số phận ấy.

Ngày con ra đi năm ấy (1817) tuổi đời cũng đã 54 rồi và ở với Tổ Nguyên Thiều cũng như Thầy con và Thầy suốt hơn 50 năm chứđâu có ít. Trong 50 năm ấy Thầy đã hiểu tánh nết của con và Thầy còn kêu Ngài Viên Quang nói rằng: “Hòa Thượng lo cho Sư Liễu Đạt không tránh được khỏi mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên. Vì Liễu Đạt có tướng hảo, có tài thuyết giảng và khoa ăn nói, lại giảng giải trong nội cung, gần nhiều giới nữ sắc quyền quý”.

Giá như lúc ấy Thầy đừng cho con đi vẫn hơn vì Thầy biết rằng: trước sau con cũng sẽ bị nghiệp trần duyên ràng buộc. Nhưng con lại nghĩ: Thầy là bậc Thầy hy sinh đệ tử của mình sao? Nhưng cũng là một điều rất hay! Ở những nơi quyền quý, sang trọng như thế, con phải tự thử với tâm con có bị tiếng hay, lời tà và sự lợi dưỡng làm cho chao đảo chăng? Nay thì Thầy đã về với Phật, không còn nghe thấy được những điều con tỏ bày nữa; nhưng con tin rằng: linh giác Thầy vẫn còn ởđâu đây để chứng minh cho lòng thành của con đối với Thầy và với Tam Bảo. Và Thầy mới ra đi khỏi cõi thế này gần 2 năm thôi. Thầy vẫn còn hiện hữu đâu đây.

Bởi chính vì nghiệp trần duyên cho nên con không được nghe tin Thầy khi Thầy viên tịch vào năm 1821, mà mãi đến đầu năm nay, con nhờ các quan đầu tỉnh từ Gia Định ra kinh cho hay; nên con mới biết. Quả con là người đệ tử bất hiếu. Có lẽ Hoàng Cung họ nghe biết trước điều này; nhưng họ cố giấu con và Tiên Đế cũng vừa mới băng hà năm 1820. Do vậy hoàng tộc họ chẳng muốn con vào Nam cư tang cho Thầy cũng là điều dễ hiểu; nhưng bên cạnh đó những ánh mắt của Hoàng Cô, sự do dự của Thái Hậu Hiếu Khương, sự rụt rè của Hoàng Hậu Thuận Thiên khiến con cũng có nhiều suy nghĩ. Sau những buổi giảng kinh tại nội cung như thế, con trở về lại Phương Trượng Đường của chùa Linh Mụ, phủ phục trước di ảnh của Thầy để mong có được những lời khuyên; nhưng Thầy vẫn từ bi ngồi đấy với đức tướng hoan hỷ, miệng nhoẻn cười hiền hòa với con, đâu có thấy Thầy quở trách la rầy như những năm xưa; nên con rất an lòng. Những lúc như vậy con muốn được Thầy quở trách như một Thủ Tọa năm xưa khi làm những việc không đúng với quy cũ của Thiền Môn; nhưng Thầy vẫn từ bi và rộng lượng.

Rồi trước khi con về lại Gia Định này để cư tang Thầy, mới biết qua lá thư mà Hoàng Cô đã gởi cho con là bà ta đã để tâm thương yêu con cũng đã trong ngoài 40 năm rồi. Thế mới biết đường trần duyên còn ràng buộc như Thầy đã tiên đoán năm xưa. Nhưng thật ra, tâm con rất tự tại. Vì lẽ con đã không muốn phạm một lỗi nhỏ nào, nhất là giới thứ 3 của một chú Sa Di; chứ đừng nói gì giới cấm thứ nhất của một vị Tân Tỳ Kheo. Đây chính là Thầy của con, khi con không có Thầy bên cạnh. Cho nên lúc nào con cũng luôn hãnh diện rằng mình có một vị Thầy giới đức cao cả như thế.

Ở chốn kinh kỳ nam thanh, nữ tú, đàn ca, hát xướng, cờ bạc, hút sách v.v… có nhiều thú vui khiến con người có thểđi vào chốn sa đọa; nhưng con ở cương vị là Thầy của Hoàng Hậu và nội cung không dám lơ đểnh để phải vấp ngã về những việc đó. Ởđây họăn mặc nhiều sắc màu, có ý tỏ cho người chung quanh biết rằng họ là người giàu có, ở địa vị quyền quý. Các quan từ Ngũ phẩm trở lên đội mũ cánh chuồn và đi đâu cũng có xe đưa, ngựa rước và nàng hầu… Còn con đúng là làm quan nhưng lọng không xòe ra để che mát lối đi, mà lúc nào cũng ở dưới cây lọng che cúp xuống; ý nói người tu hành đang ở chốn không môn cần gì những phương tiện thiện xảo ấy.

Đồ vật, hàng hóa ở chốn kinh đô này chẳng thiếu thứ gì. Nếu thiếu thì vào Hội An để sắm, cũng tiện lắm! Nhưng người tu hành như con, những nhu cầu vật chất như thế cũng chẳng cần thiết lắm. Người ởđây lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, có lòng tin kính Tam Bảo thâm sâu. Họ vẫn đi chùa trong những ngày Sóc Vọng và các lễ Vía. Nhiều khi họđi chùa không còn kể đến những ngày lễ nữa. Nếu có dịp rảnh rỗi là họ dắt nhau lên chùa. Chùa chiền ởđây đối với họ, như là chốn để nguyện cầu và giải quyết những vấn đề mâu thuẫn của nội tâm.

Họ là ai? Dĩ nhiên cũng là những người di dân như chúng ta từĐàng Ngoài vào; nhưng vì họ vào đây lâu hơn; nên tạo thành một nét văn hóa riêng của chốn Kinh Đô. Phần khác, các quan chức hay đi sứ qua Trung Quốc và họ hay mang nhiều điều hay lẫn việc dỡ về lại quê hương mình, ngay cả việc học tập thi cử từ chương của Tống Nho, vốn đã cũ kỹ lâu đời; nhưng trong cái cũđó cũng có cái hay là: nếu không nhờ cụ Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc thì làm sao chúng ta có được tác phẩm “Kim Vân Kiều” truyện mà đàn bà, con gái và nhất là những kẻ ham văn chương trong mấy chục năm nay ở chốn kinh kỳ này không mấy ai mà chẳng biết đến và không thuộc lòng 5,7 câu Kiều. Thật là một tác phẩm tuyệt diệu vậy.

Bạch Thầy! Còn người Đàn Trong của chúng ta ở tận miệt miền Tây ấy cũng là những người di dân do các chúa Nguyễn gởi đến đây. Trước đây 100 năm thật sự ra vùng Thủy Chân Lạp ấy của người Cao Miên chỉ toàn là nước. Nếu không nhờ những người Trung Hoa chạy loạn, trốn nhà Thanh qua đây giúp chúng ta khai khẩn đất đai để làm ăn và tạo thành khu phố lớn như Biên Hòa, Gia Định thì ở trong ấy chúng ta vẫn còn kém văn minh lắm. Nhưng người Miệt Trong ấy tánh tình dễ dãi, phóng khoáng hơn. Vì lẽ chúng ta đã sống chung đụng với người Hoa Kiều, người Cao Miên, một ít người Chàm nên văn hóa của chúng ta cũng có phần cởi mở hơn. Giờđây ông bà tiên tổ của chúng ta vẫn còn ởĐàng Ngoài; nhưng qua nhiều năm tháng ở Miệt Trong, chúng ta đã trở thành những con người có nguồn gốc tại ngay chính nơi xứấy rồi.

Những ngôi chùa như Kim Cang ở Đồng Nai, Đại Giác ở Biên Hòa nếu không có sự chạy trốn Chúa Nguyễn từĐàng Trong ở tận phía Bắc ấy, thì ngày nay cũng chẳng có chốn dung thân cho chính gia đình Chúa khi bị Tây Sơn vây bắt. Do vậy chùa chiền ở bất cứ thời điểm nào và dưới thể chế nào vẫn là “mái chùa che chở hồn dân tộc” chẳng bao giờ sai chút nào hết.

Khi chúng con (gồm Ngài TổẤn - Mật Hoằng và con) được tấn phong lên Tăng Cang và trụ trì chùa Linh Mụ cũng như Quốc Ân, tại đây có nhiều người không thích. Bởi vì chúng con là người ởĐàng Trong mà được Chúa Nguyễn ưu đãi như thế; trong khi đó, chư Tăng ở tại chốn kinh kỳ này họ chỉ được phong Tăng Cang và trụ trì những chùa nhỏ hơn; nên việc gièm pha người Đàng Trong miền Tây cũng không phải là ít; nhưng vì là chùa của các Chúa và các Vua xây dựng; cho nên uy quyền ngự trịở nơi này không ít. Vả lại chúng con cũng được các Hoàng Hậu, Công Chúa bảo bọc; nên chỉ tạm yên một ít mà thôi.

Lời Phật dạy muôn đời vẫn đúng. Đó là “không nên liên hệ với những người thế quyền”. Thật ra con cũng đâu có muốn đứng lên trên tất cả những địa vị khác trong Tăng Đoàn ở Đế Kinh; nhưng “gặp thời thế, thế thời phải thế” là vậy. Cũng chính vì bị mắc vào vòng danh lợi ấy, mà “nghiệp trần duyên” của con như Thầy đoán trước vẫn không sai chút nào. Quả thật, Thầy là một bậc Thầy đã chứng được tứ trí rồi chăng? Trên thực tế con không buồn, không vui để trả nghiệp này là lần chót. Con xin không trụ vào đâu cả để sinh tâm như trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã dạy. Lỗi ấy có lẽ tại con, vì trong những kiếp quá khứ xa xưa nào đó sinh ra làm người, nhưng tu hành không trọn vẹn; cho nên kiếp này mới oan khiên như vậy.

Bạch Thầy! Thực sự ra Hoàng Cô đối với con như mọi loại tình cảm khác của thế gian thì nó quá tầm thường. Vì nó cũng chỉ là thứ tình yêu nhục dục của cơ thể, của sinh lý con người. Nó cũng giống như con chó, con mèo khi đã đến thời kỳ hưng phấn. Chúng ta là con người, mà con người tu giải thoát nữa, phải biết dừng lại và phải vượt lên trên tất cả sự cám dỗ thường tình, thì đấy mới chính là một tình thương cao thượng. Còn tình yêu đôi lứa chỉ để dành cho người khác, chứ không phải dành cho con. Vì việc sanh tử con đã nhàm chán qua bao nhiêu kiếp sống nhân sinh rồi.

Con xin nguyện cúng dường thân này như Ngài Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát Dược Thượng ở trong kinh Pháp Hoa phẩm thứ 23 để cúng dường mười phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát và Thầy. Tuy Thầy đã về cõi Phật rồi; nhưng con tin rằng: Thầy vẫn còn ở trên hư không để chứng minh cho người đệ tử nhỏ bé này, trong khi viết lời thâm tạ ân sâu giáo dưỡng của Thầy trong đêm nay. Ngày mai đây có lẽ hoàn cảnh tại nơi này lại khác; nhưng biết đâu cũng là sự cảnh tỉnh cho Hoàng Cô và những người con gái khác, đừng bao giờ lầm lẫn yêu đương một con người đã khoác áo nâu sồng như vậy. Nếu mình đã không giúp họ bỏ được ngôi nhà lục dục, thất tình này để đi xuất gia, thì cũng đừng nên kéo họ về với cuộc đời thế tục nữa. Dẫu cho là cuộc sống của các vị Đế Vương đi nữa, thì sau khi chết đi, có còn gì; ngoại trừ những lời mĩa mai của nhân thế mà thôi!

Có lẽ Hoàng Cô ở trong cung cấm đã nghe hoặc đọc được đâu đó câu chuyện của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn, là giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, khi bịở tù, đã được một người con quan, đang làm việc cho triều đình vào thế kỷ thứ 13. Nàng giúp đỡ Ngài hết mình và sau khi ra khỏi tù, Ngài và vị này kết hôn để sau đó sinh ra được 5 người con và cuối đời công nương này cũng đi xuất gia lấy hiệu là Ni Cô Huệ Tín. Đây là chủ trương khác với Phật Giáo Nguyên Thủy. Vì Ngài Thân Loan chủ trương là: Tức thân thành Phật. Chỉ cần niệm Phật A Di Đà trong đời này là được vãng sanh sau khi chết, dầu cho việc niệm ấy có nhứt tâm hay không. Đây là chủ trương về Tịnh Độ của Nhật Bản khác hẵn với Trung Hoa do Ngài Huệ Viễn và Ngài Thiện Đạo chủ xướng vào thế kỷ thứ bốn là lấy Tín, Hạnh, Nguyện làm chính. Dĩ nhiên chúng ta là người An Nam, bây giờ thuộc nước Đại Việt dưới sự cai trị của Tiên Đế Gia Long và Hoàng Đế Minh Mạng trong hiện tại; chúng ta chấp nhận đời sống xuất gia theo tinh thần Đại Thừa là đời sống độc thân, không có gia đình riêng. Nếu còn có gia đình riêng; tức là còn trói buộc vào chuyện sanh tử luân hồi.

Hoặc giả Hoàng Cô đã có nhiều năm sống tại Thái Lan nơi Phật Giáo Tiểu Thừa đang có mặt tại đó; nên hiểu khác đi chăng? Nghĩa là bất cứ người con trai nào sinh ra và lớn lên, ngay cả Đức Vua hay Thái Tử, trong suốt cuộc đời ấy phải vào chùa xuất gia một lần để báo hiếu cho cha mẹ khi cha mẹ qua đời trong một tuần lễ hay 3 tháng. Sau thời gian ấy ai muốn ở lại chùa tu luôn càng tốt; nếu ai muốn về lại đời để lập gia đình thì những người con gái lại thích hơn. Vì họ nghĩ rằng người đàn ông ấy có đạo đức. Nếu Thái Tử không tu báo hiếu cho vua cha khi băng hà là không phải đạo và ngay cả trước khi phong vương mà không vào chùa xuất gia thì hoàn toàn không được. Đây là một luật lệ của Hoàng Gia Thái Lan. Còn Đại Việt chúng ta hoàn toàn không giống như thế, cho nên sau khi Vua Gia Long về lại nước, Vua Rama đệ nhứt của Thái Lan còn phong cho Phật Giáo A Nam ta làm một Tông riêng biệt. Đó là Anamikyaya. Như vậy việc chư Tăng lập gia đình sau khi đi xuất gia là tập quán của xứ Thái chứ không phải là của quê hương mình.

Cũng có nhiều người nghèo khó, cha mẹ nuôi con không nổi; cho nên gởi vào ở chùa. Tại đó có đầy đủ điều kiện vật chất để tu niệm và ăn học. Những người con trai trên đất Thái như thế không hiếm. Sau khi ăn học thành tài, họ cởi áo nhà tu trả lại cho chùa và trở về lại cuộc sống dân giả bình thường, lập gia đình và lấy vợ sinh con. Nhưng Đại Việt chúng ta không phải vậy.

Bạch Thầy! Như Thầy, Thầy con sống một cuộc đời thanh tịnh, trong sạch giữ giới luật nghiêm minh, có như thế triều đình và nhân dân trăm họ mới ngưỡng vọng về và ban cho các chùa Sắc Tứ, cấp giới đao, độ điệp cho chư Tăng, đâu phải việc đơn giản là “vàng thau lẫn lộn”. Đành rằng trong chốn Thiền Môn ở quê hương chúng ta từĐàng Trong ra Đàng Ngoài cũng không tránh khỏi nhiều vết nhơ của thời đại. Nếu không vậy thì Vua Quang Trung đâu có tổ chức khảo hạch chư Tăng Ni và chỉ gìn giữở lại chùa những người có thực tâm tu và thực tâm học. Còn những người không phải như vậy thì phải trở về lại quê làm dân giả. Ngay cả Đức Vua Minh Mạng đương triều cũng cho thi nhiều khóa thi như vậy. Đôi khi con cũng không bằng lòng lắm. Vì người đi xuất gia là đi tìm sự giải thoát ở chốn thiền môn, khỏi sự sanh tử. Đâu phải đi xuất gia là lánh nặng tìm nhẹ và tìm cầu lợi dưỡng ở chốn Thiền Môn đâu.

Bạch giác linh Thầy! Chắc còn không bao lâu nữa tâm và thân con sẽ lìa xa chốn hồng trần này; những gì của cõi tạm, xin trả về cho cõi tạm. Còn thật tướng của cõi tạm con đã suốt biết ngọn ngành rồi. Chỉ tiếc rằng các đệ tử của con như: Tế Chánh - Bổn Giác, Tế Bổn – Viên Thường, Tế Tín – Chánh Trực, Tế Triệt – Giác Nguyên chắc sẽ bơ vơ lắm; không có nơi để nương tựa. Con mong Thầy dùng lòng từ bi vô lượng chuyển hóa các Sư Huynh, Sư Đệ của con hãy ra tay tế độ, để giúp cho các đệ tử của con thành người hữu dụng cho đời và cho Đạo.


Sau đây là bức thư của Hòa Thượng Liên Hoa gởi cho Hoàng Cô.

Chùa Đại Giác Đồng Nai ngày mùng một tháng 11 năm Quý Mùi (1823)

Thư gởi Hoàng Cô Tế Minh – Thiên Nhựt

Bần tăng này đã nhận được lá thư tâm huyết của Hoàng Cô gởi, trước khi về lại chốn này để thọ tang cho Sư Phụ Linh Nhạc - Phật Ý; nhưng thiết nghĩ dẫu cho có viết như thế nào và trả lời ra sao đi chăng nữa, chắc cũng không thỏa mãn được tấm lòng của Hoàng Cô đang mong đợi; nên hôm nay trước khi về cõi “Thường Tịch Quang Tịnh Độ” của chư Phật, bần tăng này có mấy lời gởi lại cho Hoàng Cô để khỏi trách móc một người không đáng và không nên trách móc.

Như Hoàng Cô biết! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta thị hiện bằng da, bằng thịt ở cõi Ta Bà này; lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cái; nhưng cuối cùng Ngài vẫn cương quyết cắt đứt mọi sợi dây ái ân ràng buộc để ra đi tìm chân lý vào ngày mùng 8 tháng 2 cách đây hơn
2.000 năm trước. Thời gian ấy đủ dài để cho chúng ta thấy được rằng: danh vọng, quyền quý cao sang như Thái Tử Tất Đạt Đa, một ngai vàng đang chờ Thái Tử, sau khi Vua Tịnh Phạn băng hà, mà Thái Tử cũng đã chẳng màn đến. Nếu thật sự những của cải và giá trị vật chất kia mang đến hạnh phúc cho Ngài và cho cả công chúa Gia Du Đà La và La Hầu La thì Ngài đâu có cần vượt thành Ca Tỳ La Vệ để đi tìm con đường giải thoát cho nhân sinh như vậy? Nhờ sự quyết tâm dõng mãnh chiến thắng với tự thân và những thách thức với ma quân dưới cội Bồ Đề tại thành Già Gia Ấn Độ, mà ngày nay chúng ta mới thừa hưởng được một giá trị tinh thần cao chót vót như thế, khiến các Tôn Giáo trên thế giới ngày nay khó bề mà sánh kịp. Nhờ vậy mà bánh xe pháp được chuyển động và giáo lý nhiệm màu ấy mới được truyền vào xứ An Nam của chúng ta.

Trong lúc nhiễu nhương của thời thế, cả gia đình Hoàng Cô được nhờ giáo pháp này mà sống một cách an lạc dưới mái chùa Từ Ân và Khải Tường tại Gia Định. Vì vậy các vị mới quy y và thọ Bồ Tát giới với bần tăng này. Pháp danh của Hoàng Cô, bần tăng này nhớ rất rõ. Đó là Tế Minh, tự là Thiên Nhựt. Chữ Tế đứng đầu là dùng theo giòng kệ Lâm TếởĐàng Trong và chữ Minh là sáng sủa là cao cả. Còn Thiên Nhựt chỉ là tiếng đi kèm mà thôi. Bần Tăng những tưởng Hoàng Cô là người hiểu đạo lý nhơn quả và hành Bồ Tát hạnh; nên làm những việc của một cư sĩ hộ đạo hơn là tạo cơ hội, do địa vị của mình đã có sẵn để gần gũi chư Tăng và cố tâm gần gũi bần tăng này. Đây không phải là những lời trách móc; nhưng mong Hoàng Cô hiểu cho là: phàm người xuất gia chân chính, chẳng ai muốn nối lại duyên trần; chỉ trừ những người tâm địa yếu kém mới chấp nhận con đường nhập thế trở lại, vì không cưỡng nổi chữ tình. Đó không phải là việc xấu, mà là việc của luân hồi sanh tử. Còn bần tăng này đã phát tâm dưới Phật đài, kể từ ngày còn bé bỏng mới phát tâm cạo tóc xuất gia tại chùa Kim Cang Đồng Nai là “thề một đời không thối tâm và quyết chứng được pháp thân tam muội trong cuộc sống thế trần này”. Hoàng Cô nhớ cho, những ngày bần tăng giảng kinh Kim Cang ở ĐếĐô là những ngày bần tăng sống trong sự thực chứng đó. Còn bây giờ có ở lại với đời này lâu hơn nữa cũng chẳng lợi lạc gì; cho nên bần tăng này chọn việc thiêu thân để cho tròn đại nguyện, giống như Ngài A Nan và Ngài Ca Diếp cuối đời đã thực hiện mà thôi.

Bần tăng này không giận, không hờn, không yêu, không ghét, không thương, không khụy lụy bởi và cho riêng một người nào. Do vậy xin Hoàng Cô hãy cởi trói sự sanh tử để được rảnh rang, đừng tự buộc vào mình mà làm khổ thân. Không ai thương ta, bằng chính mình tự thương mình cả. Xin Hoàng Cô tự nhớ cho điều này và cũng chẳng có ai cứu ta ngoài ta tự cứu mình, khi mà ý thức về sanh tửđã lớn khôn rồi.

Hoàng Cô hãy đừng chờ đợi một sự tùy thuận của bần tăng này thuận theo thói thường tình của nhân thế. Nếu có sự tùy thuận thì cũng chỉ tùy thuận theo 10 hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm phẩm thứ 81 mà thôi. Nghĩa là tùy thuận để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi cảnh khổ của luân hồi sanh tử; chứ không phải tùy thuận để dắt nhau đi vào chốn địa ngục. Vì sự sanh tử bao đời nay bần tăng này đã chán ngán rồi. Kiếp này là kiếp cuối cùng để bần tăng ghé thăm chốn Ta Bà tạm bợ này một lát rồi ra đi. Tâm sẽ không bị nhiễm mùi trần lụy, tánh sẽ thong dong nơi cõi Niết Bàn yên tịnh.

Trong đời này sự sống chết vốn vô thường; nên sự đến đi cũng là chuyện thường tình của nhân thế. Có đến hẵn có đi; có còn hẵn có mất; có sum họp chắc chắn cũng có ngày ly tan. Bần tăng này cảm ơn tất cả những sự ràng buộc xen kẻấy. Nhờđó mà bần tăng này ý thức được rằng ân Tam Bảo lớn lắm; nợ thí chủ cũng không nhỏ. Ở một chốn xa xôi nơi cõi giải thoát ấy bần tăng này xin niệm ân tất cả; trong đó có sự trợ giúp của Hoàng Cô về mọi mặt, dầu trực tiếp hay gián tiếp.

Gió Hoàng Cung vào chiều thu, mang hơi lạnh từ sông Hương thổi tới. Kế tiếp là đông sang với bao nỗi chập chùng của nhân thế. Hạ đến với tiếng ve sầu, nhắc nhở cho nhiều người cung nữ suốt đời chưa gặp được đấng quân vương. Khi xuân sang, muôn vật đâm chồi nẩy lộc, đón mừng dấu hiệu của sự hy vọng và vươn lên trong cuộc sống… Đó là những dấu hiệu thường tình của nhân thế. Còn với bần tăng này trong hiện tại, phải học cái niệm của người xưa để:

Tựa thinh, tựa sắc như thạch thượng tài hoa
Kiến lợi, kiến danh như nhãn trung trước tiết

Nghĩa là:
Nghe âm thanh hay, gặp sắc đẹp…như cây trồng trên đá
Thấy việc lợi, hay việc danh… như bụi rơi trước mắt

Tất cả trong hiện tại những gì xảy đến với bần tăng đều giống như thế cả. Mong rằng Hoàng Cô đừng trách cứ bần tăng này một điều gì cả. Dẫu cho điều ấy tốt hay xấu. Riêng việc chấp nhận thiêu thân của bần tăng này là một việc làm tự nguyện để cảnh tỉnh sự mê muội của người đời và cũng để nói lên sự mãn duyên nơi trần thế này của một người đã tuổi ngoại lục tuần.

Đây là những lời cuối của kiếp nhân sinh gởi lại nơi trần thế cho Hoàng Cô cũng như cho mọi người và mong rằng mọi việc sẽ được như như, như trong kinh Kim Cang mà Đức Phật đã dạy cho Ngài Tu Bồ Đề vậy. Đó là:

“Phàm sở hữu tướng
Giai thị hư vọng
Nhược kiến phi tướng
Tức kiến Như Lai”.

Nay thì lẽđi về Hoàng Cô đã rõ, xin cầu nguyện cho Hoàng Cô và mọi người ở lại phấn đấu với cuộc đời này tiếp tục cũng như cố gắng thực hành Bồ Tát hạnh cho đời mình, để cuộc sống được thăng hoa hơn.

Khi hay tin Hòa Thượng Liên Hoa, Hòa Thượng của Hoàng Gia, Bổn Sư của Hoàng Cô đã tự thiêu một số người trong hoàng cung của nhà Nguyễn, các quan tỉnh Biên Hòa và các quan thuộc dinh Tổng Trấn ở Gia Định phải báo tin về triều đình và họp lại nhau để tổ chức tang lễ.

Sau khi làm lễ nhập tháp của Hòa Thượng Liên Hoa xong, Hoàng Cô rất buồn bã; nhất là khi nhận được lá thư mà Ngài đã viết để trả lời cho Hoàng Cô trước khi viên tịch, Hoàng Cô bây giờ hiểu rõ hơn được tấm lòng cao cả đối với Đạo và Đời. Riêng với tấm thân già nua xấu xí đã 65 tuổi đời mà còn ôm mộng ba sinh thì làm sao có thể sánh được với tâm hạnh của một vị Bồ Tát đã vào đời để cứu độ chúng sinh. Vị Bồ Tát ấy đi ngang qua đời này, đi lên trên đời này, qua tất cả mọi sự thị phi nhơn nghĩa của cuộc sống thường tình; giống như con nhạn trắng bay qua trên bầu trời trong xanh kia. Nhạn ấy không hề muốn lưu dấu lại nơi mặt hồ; nhưng mặt hồ kia tự dưng cũng chứa đựng hình ảnh của con nhạn ấy. Khi nhạn bay qua, nhạn chẳng có ý gì cả và khi giòng nước kia ghi lại dấu nhạn bay, giòng nước cũng không có tâm lưu giữ lại vết tích ấy. Thế thì Ngài Liên Hoa đã đến với đời này trong 60 năm dài, Ngài không khác gì cánh nhạn trắng kia, đã bay đi, bay đến bao lần nơi chốn Hoàng Cung, nơi chùa Linh Mụ hay chùa Quốc Ân. Nhiều khi còn bay tận về quê hương nơi Đồng Nai, Gia Định để thăm chùa Từ Ân và chùa Khải Tường nữa; nhưng tất cảđã chẳng để lại một vết tích gì.

Còn Hoàng Cô này ở chốn cung son được sinh ra và lớn lên nơi quyền quý giàu có; đó là nhờ phước báu của nhiều đời của chính bà ta và giòng họ bà ta tạo nên. Nếu cứ mãi bám vào danh vọng, địa vịấy thì nó cũng chỉ là cái phước hữu lậu như trong kinh Kim Cang Phật đã dạy. Đó là chỉ cần trì tụng, hiểu biết; hoặc nói cho người khác nghe về ý nghĩa của 4 câu kệ trong kinh, là công đức thật vô thượng, không gì sánh bằng.

Sau khi tham dự một đám ma linh đình được làm lễ nhập tháp tại chùa Đại Giác như vậy, Hoàng Cô lại cảm thấy tê tái cõi lòng hơn; nhất là khi nghe tiếng niệm kinh trầm hùng của chư Tăng đến đưa đám và trong những lời kinh ấy bà cảm thấy tội lỗi, tự nghĩ rằng: Biết đâu cái chết của Hòa Thượng Liên Hoa không phải do bà gián tiếp gây nên sao? Sau đó Hoàng Cô cho biết rằng: bà sẽ ở lại chùa Đại Giác cho đến ngày mở cửa mả mới hồi kinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]