Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Phần lưu thông, 7. Lời phụ

21/05/201318:13(Xem: 9841)
6. Phần lưu thông, 7. Lời phụ

Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên

6. Phần lưu thông
7. Lời phụ

Thích Hành Trụ

Nguồn: Thích Hành Trụ dịch

Khi bấy giờ, vua Ba Tư Nặc quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Nay trong đại chúng đã nghe Phật giảng nói, mối nghi tan sạch. Ví cũng như ánh sáng mặt trời tiêu hết các tối tăm, thấy được tỏ rõ. Công đức như đây, ân kia khó đền. Đệ tử chúng con làm cách nào thi thiết cúng dường, để đền cái ơn nặng Đức Thế Tôn ngày nay vậy".
Phật bảo vua và cả trong đại chúng rằng: "Giáo pháp cam lồ công kia khó trả, dù cho có người ở trong hằng sa kiếp, tận tâm phụng sự Phật Pháp Tăng áo mặc, ăn uống, đồ nằm, tật bệnh, thuốc thang, thì ý vua nghĩ sao, phước kia nhiều chăng?".
Vua nói rằng: "Dạ nhiều lắm, không có thể so lường được".
Phật bảo vua rằng: "Giáo pháp cam lồ đây, tinh diệu khó lường, cứu độ tất cả bất kỳ việc lớn hay nhỏ. Chẳng phải dùng cái sức phước đức cõi Nhơn Thiên mà có thể trả được vậy. Nếu muốn trả chỉ có một việc, có thể trả ơn Phật được".
Sao là một việc? Nghĩa là thường dùng tâm từ đem cái chỗ của mình hiểu biết tất cả thiện pháp đó, lần lựa khai hóa nhẫn đến một người, cũng làm cho họ tín tâm thành tựu trí huệ. Cứ thế rồi làn đến vô cùng vô tận. Ví như một ngọn đèn, mồi ra không biết bao nhiêu ngọn đèn, người tu như thế mới gọi là học trò trả ơn nặng cho thầy.
Đại vương phải biết. Muốn trả ơn thầy giải thoát cho mình đó, thì mình lại phải đem trí huệ giải thoát cho chúng sanh, người tu như vậy thời chẳng những cúng dường trả ơn cho thầy mà thôi, mà cũng là cúng dường ba đời chư Phật vậy".
Vua lại vòng tay bạch Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Con xin tuyên truyền giáo pháp khai ngộ quần sanh, cầu mong đi về con đường chánh kiến tu tập Thánh đạo, thì cái phước đó làm sao? Cúi xin Phật dủ lòng từ thương xót, khai dạy cho con và tất cả chúng sanh".
Phật bảo vua rằng: "Hoặc có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào theo thầy nghe pháp một câu, một nghĩa, rồi lần lựa giáo hóa thêm ra, cho đến một người nào chưa tin thì khiến cho họ tin, người nào chưa hiểu khiến cho họ hiểu, cái công đức như đây không lường không ngằn, chẳng phải phàm phu mà có thể biết được".
Này Đại vương! Giả sử như có người ở trong ngàn năm, dùng thức ăn thuốc uống, y phục quý báu cung kính cúng dường Phật, Pháp và Thánh Tăng, phước đức kia nhiều chăng?"
Vua nói rằng: "Dạ nhiều lắm, không thể cân lường".
Phật bảo: "Này Đại vương! Nếu có Thiện nam tử, người Thiện nữ nào, theo thầy nghe thuyết Chánh giáo của Phật, rồi lần lựa giáo hóa thêm ra cho đến một người nào cũng khiến cho họ tin hiểu, thì cái chỗ được phước còn hơn muôn ngàn ức bội, đối với người bố thí không bằng một phần. Vì sao? Vì cái công đức thuyết pháp thật là không lường vậy".
Khi bấy giờ, Phật bảo ông A Nan: "Này A Nan! Như giáo pháp đây, ông phải tinh cần, tuyền truyền giáo hóa, tất cả nhân dân, thì phước đức không lường.
Này A Nan! Ngày nay Ta dùng pháp mầu Vô thượng tuyệt đối đây giao phó cho ông. Vậy ông phải tuyên bố, giáo hóa đi độ khắp tất cả chúng sanh, ấy là cúng dường tất cả chư Phật đó vậy".
Ông A nan lại vòng tay bạch với Đức Thế Tôn rằng: "Phật giao cho con Kinh này, mà không biết tên Kinh này là tên chi?".
Phật bảo ông A Nan rằng: "Kinh này tên là Kinh "Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên". Vậy phải cần tu và lưu hành".
Khi bấy giờ, vua Ba Tư Nặc, Thái tử Kỳ Đà, Phu nhân, Hậu cung, bốn bộ đệ tử Thích, Phạm, Chư Thiên, Bát Bộ, Long Thần, tám mươi muôn người, nghe Phật giảng nói đều rất vui mừng, mỗi người đều phát tâm trước ngôi Tam Bảo, lễ Phật rồi lui về, đúng như pháp mà vâng làm.
PHẬT NÓI KINH NHÂN DUYÊN CHƯA TỪNG CÓ
HẾT QUYỂN SAU

LỜI PHỤ

Kinh này các vị Hiền Thánh hồi xưa cũng thường thọ trì đọc tụng, cũng như Kinh Tam Bảo, Di Đà, Hồng Danh v.v... mà quý vị thiện nam tín nữ đọc tụng bây giờ.
Theo tiếng gọi Kinh Di Đà Hồng Danh, mà gọi rằng Kinh Tam Bảo không phải là không đúng: nhưng cần phải hiểu rộng, kinh nào mà của Đức Phật nói ra, các vị Hiền Thánh phụng hành, đều gọi là Kinh Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng vậy.
Quý vị muốn tụng Kinh này, trước cũng "Khai Kinh" như thường, trừ bài giới thiệu và bài tựa tụng thôi.
Và khi tụng hết quyển, đọc bài kệ thâu Kinh như vầy:

KỆ THÂU KINH (LỜI CẦU NGUYỆN)

Trời rồng tám bộ người cùng Thánh,
Đến nghe giới pháp phát tâm thành;
Ủng hộ Phật pháp cho miên viễn,
Đồng cùng tu học pháp Như Lai.
Bao nhiêu vị đến đây nghe pháp,
Hoặc ở dưới đất hoặc trên không;
Đối với thế gian lòng thương xót,
Đêm ngày nương ở hội pháp tràng.
Xin cầu thế giới thường an ổn,
Trí cao phước rộng độ quần sanh;
Bao nhiêu tội nghiệp tiêu dứt hết,
Xa lìa khổ não đến Niết Bàn.
Thường lấy Giới hương thoa dồi thể,
Hằng gìn áo Định để che thân;
Hoa mầu Chánh trí khắp trang nghiêm,
Tùy ở chỗ nào thường an lạc.
NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT MA HA TÁT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]