- Chương 1: Ý Nghĩa Chơn Thật Về Công Đức Của Như Lai
- Chương 2: Mười Điều Nhận Lãnh
- Chương 3: Ba Lời Nguyện
- Chương 4: Nhiếp Thụ
- Chương 5: Nhất Thừa
- Chương 6: Vô Biên Thánh Đế
- Chương 7: Như Lai Tạng
- Chương 8: Pháp Thân
- Chương 9: Không Nghĩa Ẩn Phú Chân Thật
- Chương 10: Một Thánh Đế
- Chương 11: Một Sở Y
- Chương 12: Điên Đảo và Chân Thật
- Chương 13: Tự Tánh Thanh Tịnh
- Chương 14: Chân Thật Đệ Tứ
- Chương 15: Thắng Man
Kinh Thắng Man
Chương 13: Tự Tánh Thanh Tịnh
Nguồn: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
- Thưa Thế Tôn! Sinh tử y nơi Như Lai tạng vì do Như Lai tạng nên nói bản tế bất khả tri.
- Thưa Thế Tôn! Có Như Lai tạng nên nói có sanh tử. Thế là nói đúng.
- Thưa Thế Tôn! Sinh tử là gì? Sinh tử nghĩa là khi các thụ căn tàn tạ, lần lượt phát khởi tình trạng bất thụ căn. Thế là sanh tử.
- Thưa Thế Tôn! Hai pháp sanh tử này là Như Lai tạng. Nói theo thế gian nên có tử có sinh, tử là căn hoại, sinh là các căn mới phát khởi. Đâu phải Như Lai tạng có sinh có tử. Như Lai tạng xa lìa tướng hữu vi. Như Lai tạng thường trú bất biến. Cho nên Như Lai tạng là nơi y chỉ duy trì và kiến lập.
- Thưa Thế Tôn! Không lìa không đoạn, không thoát không khác là Phật pháp không thể nghĩ bàn.
- Thưa Thế Tôn! Làm chỗ sở y duy trì và kiến lập cho các pháp hữu vi bên ngoài có tính đoạn có khác là Như Lai tạng.
- Thưa Thế Tôn! Nếu không có Như Lai tạng, không có chán khổ cầu vui Niết bàn.
Bởi vì sao? Vì đối với sáu thức này và tâm pháp trí, bảy pháp này không dừng lại ở một sát na nào, nó không gieo trồng các khổ nên không chán khổ cầu vui Niết bàn.
- Thưa Thế Tôn! Như Lai tạng là pháp không có tiền tế, không khởi, không diệt, ở đó gieo trồng các khổ nên mới có chán khổ cầu vui Niết bàn.
- Thưa Thế Tôn! Như Lai tạng là phi ngã, phi chúng sanh, phi mạng và phi nhân.
Như Lai tạng không phải cảnh giới của chúng sanh kiến chấp về thân hay của chúng sanh có tưởng điên đảo hay chúng sanh loạn ý về không.
- Thưa Thế Tôn! Như Lai tạng là pháp giới tạng, là pháp thân tạng, là xuất thế gian thượng thượng tạng là tự tánh thanh tịnh tạng.
Tánh thanh tịnh của Như Lai tạng này thế mà khách trần phiền não và thượng phiền não làm nhiễm ô cảnh giới không thể nghĩ bàn của Như Lai.
Bởi vì sao! Tâm thiện trong sát na chẳng bị phiền não nhiễm. Tâm bất thiện trong sát na cũng chẳng bị phiền não nhiễm. Phiền não chẳng chạm tâm, tâm chẳng chạm phiền não. Thế làm sao các pháp không chạm xúc lại nhiễm tâm được?
- Thưa Thế Tôn! Vậy mà có phiền não nhiễm tâm cái tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm là điều khó hiểu được. Duy Phật Thế Tôn là bậc thật nhãn thật trí, là căn bản của pháp, là pháp thông suốt là sở y của chánh pháp mới có chánh tri kiến như thật.
Khi Thắng Man phu nhân nói pháp khó hiểu này và đem hỏi Phật, Phật liền tùy hỷ.
Đúng vậy! Đúng vậy! Tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô là điều khó hiểu rõ được, đó là hai pháp khó hiểu rõ được là tự tánh thanh tịnh tâm là điều khó hiểu rõ. Tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng là điều khó hiểu rõ, chỉ có ngươi và sức Bồ tát Ma ha tát đã thành tựu đại pháp mới có thể nghe và nhận lãnh, còn bao nhiêu Thanh văn chỉ biết tin lời Phật nói.