Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời bạt & Chú thích

05/04/201319:29(Xem: 9214)
Lời bạt & Chú thích
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật


Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992


Lời bạt

Ðọc cuốn sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo," chúng ta thấy ý nghĩa của sự tu hành là gì? Phương pháp để đạt được cứu cánh (Niết Bàn) của người tu Phật ra sao? Hành giả tu Phật sai mục tiêu lý tưởng sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp, công phu hành đạo nó sẽ thành tự đầu độc và di hại đến tư tưởng bản thân và quần chúng.

Cho nên tôi nhận thấy cuốn sách bàn về vấn đề ẩm thực này rất có ý nghĩa thời sự đối với những người mong muốn giật được đạo hơn là tự hành chánh đạo. Ðiển hình như một số tiêu đề mà nội dung cuốn sách đã nêu như:

1. Vấn đề ăn chay, ăn mặn đã có lắm ý tưởng mâu thuẫn nhau. Tu sĩ Phật giáo Nam Tông căn cứ theo luật Phật buộc người xuất gia phải sống bằng thức ăn đi trì bình khất thực. Các tu sĩ không hề dám đề ra những cao kiến trên Phật để canh tân giáo phái. Các tu sĩ không được có của riêng, ngoài tam y và quả bát. Các triết gia Hy Lạp thì đề cao thuyết ăn chay. Ngày nay các tu sĩ Việt Nam phái Bắc Tông cũng đề quyết hạnh ăn chay.

2. Người thì có ý hướng lệch lạc tiếc nuối theo học thuyết chay lạt và đi xa hơn là khuyên "Nên ăn chay vì nó là yếu tố có được sự thanh tịnh". Họ cho rằng ăn chay sẽ đạt được mục tiêu. Ðiều này chính là điểm khác nhau với phái Nam Tông. Ðức Phật đã thuyết giáo rằng: "Có giới mới có định, có định mới có tuệ."

3. Ăn chay có thay đổi được tánh nết không? Một vị Bồ Tát, Phật có thực hành việc ăn chay không? Ăn chay có đảm bảo sức khỏe cho mọi người không?

Tác giả cuốn sách có nghiên cứu chính chắn, có kết hợp các ngành khoa học xã hội, Tôn giáo học, ngành y học... và được dịch giả Tỳ kheo Thích Thiện Minh phiên dịch khá chính xác, vạch rõ được ý nghĩa của bản chính. Theo tôi vấn đề này hoàn toàn phù hợp với lời Phật dạy là sống nhờ thiên hạ và vì thiên hạ. Tôi rất hy vọng cuốn sách nhỏ bé này sớm ra đời, để phần nào khai thông được những tư tưởng xa lạ phi Phật tánh của một số người chưa hiểu được bản thân phải làm gì để đạt được cứu cánh của người tu Phật.

Tiến sĩ Thái Văn Chải


Chú thích:


[1] Theo quyển "Bách Khoa Thế Giới", phần Tổ chức kinh doanh, Chicago
[2] John Blofeld là tác giả viết kinh điển Phật Giáo Ðại Thừa nổi danh, dường như ông đã xem thường sự kiện lịch sử trong khi đó ông đã tuyên bố sai lầm: "Những quyển sách cổ ở Ấn Ðộ cho thấy rằng việc ăn chay không được biết đến trong suốt thời gian Phật giáo truyền bá trên đất nước này". Chính những nhà học giả Ấn Ðộ giáo thừa nhận rằng ăn chay cũng được tìm thấy từ Phật giáo.
[3] So sánh điều này với lời dạy của kinh thánh trong Matthew XV, 10-19 có đoạn như sau: "Không có thứ gì ăn vào hay nhả ra mà làm cho người ta nhơ bẩn, nhưng con người nhơ bẩn là vì ác ý, sát hại, tà dâm, gian tham, trộm cắp..."
[4] Ðiều quan trọng để hiểu là thuật ngữ "vanijja" trong ngữ cảnh này chỉ liên quan đến hành động buôn bán, chứ không liên quan đến việc mua sắm.
[5] Bị vô minh áp chế và vì nhân duyên cũng như những cá tính tự nhiên; loài thú không thể nâng cao sự tiến bộ, phát huy sự hiểu biết hoặc làm tăng trưởng tính khôn ngoan được.
[6] "Người Phật tử tin gì?", Kuala Lumpur. Hội truyền bá Phật giáo, năm 1973, trang 78.
[7] Luật Ðại Thừa của Tỳ khưu Yen Kiat, xuất bản năm 1960, trang 60.
[8] Kinh Lăng Nghiêm (Surangamasutra ) do Charles Luk dịch, London ấn hành năm 1966, trang 153.
[9] Kinh Lăng Già (Lankavatarasutra) do Daisetz Teitaro Suzuki dịch, London ấn hành năm 1973, trang 211-221
[10] Luật Ðại Thừa (Mahàyànavinaya) do Tỳ khưu Yen Kiat biên soạn, Bangkok ấn hành năm 1960, trang 60.
[11] Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Tăng Chi, Tiểu bộ kinh.
[12] Trường A Hàm, Trung A Hàm, Kinh Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm (Dirghagama, madhyamagama, Samyuktagama, Ekotta-rikagama)
[13] Giới luật của Tỳ khưu, do Charles Si Prebish, New York ấn hành năm 1975, trang 80.
[14] Giới này so sánh với Giới Bổn của Trưởng Lão Bộ đã được công bố nó tương đương điều thứ bốn mươi trong Giới Bổn của nền tảng Nhất Thiết Hữu Bộ.
[15] Trong phân biệt kinh "Suttavibhanga" (Luật tạng Vinaya pitaka) có nói đến Trưởng Lão A La Hán Tỳ khưu Ni Uppalavanna đã cúng dường bữa ăn nấu bằng thịt cho Ðức Phật Gotama.
[16] Kinh Quán Tưởng, Bangkok ấn hành năm 1975, trang 263.
[17] Người Trung Hoa tin rằng linh hồn của người chết còn quanh quẩn trong nhà của họ nhiều ngày trước khi đi tái sinh. Trái lại với niềm tin này, kinh điển A Tỳ Ðàm (Abhidhamma) giải thích rằng ngay khi tâm tử (cuti - citta) là tâm tái sinh (patisandhi citta).
[18] Paramatthajotika được biên soạn do Phra Saddhammajotika, Bangkok ấn hành, Phật lịch 2526 và quyển Abhidhammattha-sangaha do Vannasiddhi tóm lượt, Bangkok ấn hành, Phật lịch 2530.
[19] Xem lại WFB, tập 21, bài số 1, từ tháng giêng đến tháng 5, năm 1984, trang 83.
[20] Ðèn cầy cao cấp có chứa chất mỡ.
[21] Trong quyển kinh Lăng Già, ngay cả mật ong thì cũng được xem là thực phẩm thích hợp cho những người tu theo Ðại Thừa.
[22] Thậm chí có những người ăn chay được biết họ thành lập cơ sở sản xuất dây nịt da hoặc hãng xưởng làm giày. Có lẽ họ quan niệm rằng chỉ không ăn cá thịt thì đủ để tha tội cho họ từ tội giết hàng loạt loài thú vô tội.
[23] Nguồn tài liệu này là của Ngài Pannavaro
[24] Thuật ngữ này cũng được thấy trong quyển Mi Tiên vấn đáp (Milinda panha) - kinh điển Pàli có nêu chi tiết cuộc tranh luận giữa Vua Milinda và Ðại đức Nagasena.
[25] Trong kinh Ðại Níp Bàn và kinh Mi Tiên vấn đáp, giáo sư Rhys Davids đã dịch thuật ngữ này là thịt heo mềm. Nhưng I.B.Horner trong bản dịch Mi Tiên vấn đáp của bà thì thuật ngữ này được dịch là "nấm đen ăn được".
[26] Trong kinh điển Trung Hoa thuật ngữ này được dịch là loài nấm.
[27] Ông là nhà chú giải kinh điển Pàli nổi tiếng sống khoảng thế kỷ thứ V sau Tây lịch.
[28] Chú giải kinh tạng Pàli xưa và quan trọng nhất được ghi lại ở Tích Lan là do công lao của Ngài Malinda, con trai vua Asoka.
[29] Tam Tạng kinh điển Tích Lan, thuật ngữ này được duy trì trong hình thức Nguyên thủy, không có dịch ra.
[30] Nhà chú giải nói rằng thiện nam Cunda đã đạt được đạo quả Tu Ðà Hườn.
[31] Trong quyển Bách Khoa Thế Giới, người ta viết rằng chỉ có những nhà sinh vật học thì mới tỉ mỉ và nghiêm nhặt để phân biệt giữa loài nấm có độc và không độc. Thực tế cho thấy là nấm ăn được đôi khi tương tự với nấm không ăn được ở hình dáng, mùi vị và màu sắc.
[32] Hầu hết các loài nấm người ta cho biết là: hơn 90% là nước, dưới 30% là chất protein, dưới 5% là chất carbohydrate, dưới 1% là chất béo và khoảng 1% là chất khoáng cũng như Vitamin.
[33] Giả sử là Sukara-maddava có chứa chất độc, nhân gây bệnh tật hay cái chết của Ðức Phật, thì chắc chắn bát cơm đó sẽ không được công bố là sự cúng dường có nhiều phước báu tương đương với nàng Sujata cúng dường bữa ăn trước khi Ngài thành đạo.
[34] Ở Thái Lan, có vị lãnh tụ giáo phái tà đạo "Santi Asoke" tên là Bodhiraksa, ông thích phê bình ai ăn cá thịt thì người đó sẽ giống như dạ xoa (yakkha), ma quỷ (mara).
[35] Tạp chí Tempo hàng tuần, số 41, năm thứ 15, ra ngày 7.11.1985
[36] Ở kinh Ba La Ðề Mộc Xoa của tạng Sanskrit, những người theo Bộ phái Ðại Chúng Bộ (Mahasanghika) thì vẫn còn gìn giữ giới luật này.
[37] U. Tedjo Joewono trong nhan đề "thực phẩm" ở tạp chí Svaradhamma, số 9 từ tháng 10 đến tháng 11, năm 1985.
[38] Phương cách ăn ngọ của Phật giáo có thể so sánh với phương pháp "nhịn ăn với nước trái cây" do những nhà khoa học giới thiệu. Các vị Tỳ khưu được Ðức Phật cho phép dùng nước trái cây sau giờ ngọ vì nước trái cây có lượng vitamin cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Cách ăn này thì lợi ích và tốt hơn đối với việc "nhịn ăn hoàn toàn" như đã luyện tập bởi một số tôn giáo khác mà thậm chí họ còn ngăn cấm uống nước nữa.
[39] Thông tin này đã bắt nguồn từ "việc nhịn ăn với nước trái cây: phương pháp quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ" trong quyển sách "How to get well", một cuốn sách đã bán chạy nhất do Tiến sĩ Paavo Airola viết.
[40] Trong quyển sách hàng năm nói về chất dinh dưỡng do John D. Kirschmann, Lavon J. Dunne, Hoa kỳ ấn hành năm 1984.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com