Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Việc ăn chay hay Bát giới: Một sự lựa chọn tùy duyên

05/04/201319:25(Xem: 8276)
16. Việc ăn chay hay Bát giới: Một sự lựa chọn tùy duyên
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật


Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992


16. Việc ăn chay hay Bát giới: Một sự lựa chọn tùy duyên

Vì cả hai đều liên quan đến cái ăn, sự ăn chay thì thường nối tiếp với tám giới (Atthasila), giới thứ sáu là không dùng thực phẩm phi thời. Hầu hết những tu sĩ Ðại thừa ăn chay mà không gìn giữ giới luật này theo giới luật của hệ Pàli tạng thì điều này sẽ phạm tác ác (paccittiya) [36].

Dường như là hai giới luật đó được xem như là có thể thay đổi cho nhau, hoặc chọn lựa tùy duyên. Theo sự lý giải: "Ai cảm thấy ăn chay thoải mái thì cứ ăn chay, còn ai hoan hỉ giữ giới thứ sáu thì cứ gìn giữ. Dù sao đi nữa cả hai đều có chiều hướng phát huy đức hạnh như được thấy trong pháp của Ðức Phật" [37].

Thật sự lời lý luận này không phù hợp với giáo lý chơn truyền của Ðức Phật tổ Gotama. Tối thiểu lời lý luận này cũng soi sáng sự ngang bằng giáo lý của Ðức Phật và kiến nghị việc không ăn cá, thịt của Devadatta.

Việc đối chiếu ăn chay với điều giới luật thứ sáu của bát giới là một điều không phù hợp, khác với vị trí không chính thống của ăn chay. Tám giới chính thức do Ðức Phật Gotama dạy như là phương tiện sinh thiên hoặc thanh tịnh hóa. Cho nên người nào thay thế giới thứ sáu với điều ăn chay là một điều không thận trọng lắm. Chắc chắn còn nhiều người vẫn chưa hiểu giới luật thứ sáu.

Giới luật thật sự không chỉ là quy luật về oai nghi tế hạnh, mà còn là truyền thống tu tập của chư Phật, chư Tỳ khưu và người tại gia cư sĩ nhiều thời đại qua. Sau khi Tỳ khưu vi phạm, Ðức Phật mới cấm giới luật. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là giới luật không được biết đến trong một hình thức nào khác trước đó. Một Tỳ khưu phạm luật chỉ là một động cơ chính để đức Bổn Sư bắt đầu cấm chế chính thức giới luật. Vì lý do trên, chắc chắn không đúng khi quả quyết là những giới luật là do Ðức Phật Gotama thiết lập theo ý muốn riêng tư và sở thích của ngài. Như thế, sự sửa đổi giới thứ sáu của bát giới do những nhà tu Ðại thừa không những ám chỉ việc tổn hại trong việc hành trì giới này, mà còn có nghĩa đánh mất truyền thống đã được chư Phật chế định!

Người ta quan niệm là lợi ích của giới thứ sáu trong bát giới là chỉ để thực hành việc điều độ trong sự ăn uống, kỳ dư, không còn lợi ích nào khác nữa. Dĩ nhiên cách nói như vậy thì chưa đúng. Ngoài lợi ích tiến bộ tâm linh, gìn giữ giới thứ sáu cũng duy trì sức khỏe tốt. Thực tập giới thứ sáu, cũng được gọi là "nhịn đói với nước trái cây" [38]. Trong danh từ y dược học hiện đại cho biết là hữu ích cho sức khỏe ở nhiều nước đã phát triển: Mỹ, Ðức, Thụy Sĩ, Nga.

Viện nghiên cứu y học nổi tiếng thế giới, Karolinska ở thủ đô của Thụy Ðiển giới thiệu nó như là một phương pháp chữa bệnh có kết quả. Lúc nhịn ăn thân thể không thu nhận protein và mỡ, cho nên nó thiêu đốt và tiêu hóa đi các tế bào của nó trong quy trình cho là "sự tiêu hóa". Nhờ sự chọn lựa và tiêu hóa đi những tế bào không tốt, già nua hay chết chóc, thân thể tự tống cặn bã và độc tố mà nó đã dung chứa. Bác sĩ Otto Buchinger gọi phương pháp nhịn ăn này là "xả cặn bã, đốt cháy rác rến". Trong giai đoạn kiêng ăn, ống dẫn đồ ăn, gan và thận có lẽ hoạt động có kết quả hơn, vì chúng tạm ngưng việc xử lý thực phẩm mới, chỉ còn sự đào thải cặn bã và hoán chuyển độc tố loại trừ ra khỏi thân thể. Ðồng thời, sự cấu tạo tế bào mới đang gia tăng nhanh không ngại thân thể thiếu protein trong lúc nhịn ăn, bởi vì chất protein trong thân thể là trạng thái sinh động, có lẽ liên hồi tái tổng hợp và tái thực hiện cho các điều kiện khác của thân thể [39].

Một số nhà khoa học hiện nay có thể chứng minh rằng thân thể có thể tiêu hóa, chế tạo và tiếp thu những chất dinh dưỡng có kết quả hơn vào sáng sớm. Do đó, buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho loài người, loài thú để ăn (ngoại trừ thú ăn đêm) mà ban đêm là thời điểm tốt nhất cho việc nghĩ ngơi. Cho nên nếu ai ép buộc bao tử, ruột và những cơ quan tiêu hóa khác làm việc cả ngày lẫn đêm thì nguy hại cho thân thể.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]