Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tâm Từ là nền tảng của sự ăn chay

05/04/201319:06(Xem: 8811)
6. Tâm Từ là nền tảng của sự ăn chay
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật


Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992


6. Tâm Từ là nền tảng của sự ăn chay

Hầu hết những người ăn chay trong Phật giáo đều nói rằng họ không ăn cá thịt là để huân tập tâm Từ bi (metta-karuna). Lời phát biểu này phải được nghiên cứu lại dựa trên giáo lý thuần túy của Ðức Phật. Nhiều kinh sách về Vi diệu pháp (Abhidhamma) [18] định nghĩa tâm Từ bi như sau: "Có tình thương với chúng sinh đang khổ và sẽ khổ đau". Vì cá thịt đã nấu chín rồi thì không được xem là thú sống nên không một ai có tâm từ bi trên món cá thịt đó. Cũng như không thể có tâm Từ bi cho cây, cỏ, bàn, ghế và những thứ không phải là sinh vật sống khác. Nên biết thêm nữa là, tâm Từ bi không thể nào tu tập trong cõi trời vô sắc (arupa - bhumi) được, vì cõi trời đó không có hình thể của chúng sinh bằng thân tứ đại.

Thấy chúng sinh đang đau khổ và sẽ khổ là một nguyên nhân trực tiếp của tâm từ bi (dukkhabhibhutanam anathabha-vadassana padatthana). Như vậy, sự hiện diện của "chúng sinh" như là đối tượng, là điều kiện chính cho sự phát triển tâm từ bi. Cũng nên hiểu rằng việc biểu lộ tâm từ bi thường được đi kèm theo với ý muốn, lòng mong mỏi và sự nỗ lực để cứu vớt một sinh linh thoát khỏi đau khổ (dukkhapanayana-karapavattilakkhana). Trong trường hợp này, không ai có thể cứu khổ cho sinh linh đã chết bằng cách không ăn nó. Dù có ăn thịt hay không, thú vật đã chết rồi thì sẽ không sống lại được.

Mục đích cơ bản của tất cả giáo pháp Ðức Phật là cứu vớt chính mình và những sinh linh khác. Sự đau khổ đang hiện có hay sẽ có trong tương lai; chứ không cứu vớt sự đau khổ đã qua; vì đau khổ đã qua thì không thể nào sửa lại được.

Lúc còn là Bồ Tát (Bodhisatta), Ðức Phật tổ Gotama sinh làm con cò. Một hôm, cò thấy một con cá đang nổi trên mặt nước. Vì tưởng cá đã chết, cò mổ nó. Khi thấy cá quẫy đuôi, cò thả cá ra ngay. Bởi vì cò chỉ ăn cá đã chết. Khi Bồ Tát sinh làm cò, cọp và những thú vật ăn thịt khác; ngài có thể tự chịu đựng chỉ ăn rau trái hay sao? Ăn cá chết không có nghĩa là Bồ Tát không có tâm từ bi.

Trong "Từ điển tôn giáo so sánh" của Tiến sĩ Trevor O.Ling, mục "Thực phẩm", ông có viết: "...Trong hàng tín đồ của Phật giáo, giết sinh linh là một việc làm tội lỗi được nhấn mạnh (vì nó là chúng sinh có cảm xúc), còn việc ăn sinh linh chết thì không có tội. Nghiệp bất thiện đến với người giết chứ không đến với người ăn, khác với quan niệm của Ấn Ðộ giáo, họ quan niệm việc ăn cá thịt cũng có nghiệp quả xấu". Có sự khác nhau giữa sự giết thú sống và ăn thịt. Như vậy, tâm Từ bi thật sự không có liên quan gì đến việc ăn chay hay ăn mặn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]