- Cử tán thần chú của Bồ tát Tara - Tâm Tri
- Câu chuyện linh ứng khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát - Tâm Quang
- Bồ Tát và trú xứ độ sinh
- Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Bồ Tát Quán Âm trong tín ngưỡng của người Nhật
- Bồ Tát Quán Âm qua thơ ca - Đào Nguyên
- Bồ Tát Địa Tạng theo truyền thống Nhật Bản
- Đạt Ma Dịch Cân Kinh - Mật Nghiêm
- Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - Giáo sư Vũ Đức N.D.
- Tồ Sư Bồ Đề Đạt Ma với võ thuật - Thanh Tâm
- Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát - MK
- Cảm niệm về Bồ Tát Phổ Hiền - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm
- Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu
- Hạnh Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Hành trạng của Bồ-tát Quán Thế Âm - Thượng Tọa Thích Phước Sơn
- Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm - Thích Đức Thắng
- Lễ Hội Quán Âm ở Houston - Diệu Trân
- Lễ hội Quán Thế Âm
- Lý tưởng của Bồ-Tát hay Bồ-Tát Đạo - Phạm Kim Khánh
- Lý tưởng Bồ Tát Một tia sáng trong bóng tối của thời đại chúng ta - Tổ dịch thuật Trúc Lâm
- Mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền - Thiện Kiến & Diệu Hà
- Ngôi Chùa mang trái tim Bồ Tát và lễ hội Quán Âm - Cư Sĩ Liên Hoa
- Quán Âm, cái đẹp về viên mãn - Thịnh Thạch Nghiên
- Quan Thế Âm Bồ Tát - Hòa Thượng Thích Trí Quảng
- Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta - Hòa Thượng Tuyên Hóa
- Tiếng sóng hải triều âm đến từ bảo tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - Cư Sĩ Liên Hoa
- Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn
- Tu theo hạnh Quán Âm - Thích Huyền Lan
- Tháng Bảy và Bồ Tát Địa Tạng - Tạ Duy Chân
- Vịnh Phổ Đà Sơn - Tâm Quang
Tu Tập Hạnh Bồ Tát
Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát
Thập Bát La Hán
Nguồn: Thích Phước Sơn
Sự tích 16 vị La Hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La trước thuật và tam tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.
Ngài Nan Đề Mật Đa La (cò có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La Hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ?hức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyền thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi, bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).
Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:
1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.
2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.
3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.
4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.
5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A La Hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.
6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A La Hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.
7. Ca Lý Ca (S: Kàilika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.
8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán , phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.
9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.
10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A La Hán cư trú tại cõi trời 33. 11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.
12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.
13. Nhân Yết Đà ( S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp. 14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.
15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.
16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.
Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A La Hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật đọng tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La Hán.
VÌ SAO 16 VỊ LA HÁN TRỞ THÀNH 18 VỊ ?
Từ khi có hình ảnh 16 vị La Hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này). Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La Hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế. Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La Hán . Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La Hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La, Bố Đại Hòa Thượng, hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long, Phục Hổ, hoặc thêm Ma da Phu nhân, Di Lặc để thành ra 18 vị.
NGOÀI RA CÒN CÓ HAI SỰ TÍCH KHÁC NÓI VỀ 18 VỊ LA HÁN.
1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ hán của thầy Giao thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký đe73 họ trở thành 18 vị La Hán.
Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.
2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 ttên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh , nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A La Hán.
Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.
(Xem: Phật Quang Đại Tư Điển, tr.359, 394, 4791, 6787; Phật học Đại Tư Điển, tr. 2844-2845; Pháp Trụ Ký, Hán tạng tập 49 tr.12;Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 33, Hán tạng tập 49, tr. 319; Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh, Hán tạng tập 14, tr.421 - )