- Ăn chay (Hòa thượng Sri Dhammananda)
- Đức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?
- Ăn chay (Tỳ kheo S. Dhammika)
- Đạo Phật và vấn đề ăn chay
- Có tâm linh cao thượng gì khi là một người ăn chay?
- Ăn chay, ăn mặn (T. Trí Siêu)
- Có phải tất cả Phật tử đều ăn chay? (John Kahila)
- Có phải tất cả các Phật tử đều là người ăn chay? (John Bullitt)
- Phật giáo và vấn đề chay mặn, phân tích quan điểm của đức Phật về việc sử dụng thịt
- Ăn mặn, ăn chay (Cư sĩ Chính Trực)
- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật
Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
Lời giới thiệu
Mạnh Tử nói "Kiếm ký sanh bất nhẩn thực kỳ nhục", nên "Quân tử bất nhập trú phòng". Tuy có quan niệm như vậy, nhưng các nhà Nho đâu có ăn chay, có lẽ gần giống quan điểm "Tam Tịnh Nhục" của Phật giáo?Thành thật mà nói: tục lệ ăn chay do các tu sĩ Phật giáo về sau xu hướng theo Bà La Môn (Ấn Ðộ giáo) ở Ấn Ðộ và Ðạo Tiên ở Trung Quốc để dễ thu hút tín đồ của họ, như ngài Huệ Năng nói:
"Muốn toan lo độ thế
Phương tiện phải sẵn sàng
Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mới minh quang"
Giòng Thiền Tào Khê Trung Quốc và giòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, các vị tổ cũng không quá cố chấp tập quán ăn chay. Một số nước Phật giáo Ðại Thừa như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bổn v.v...họ cũng không bảo thủ tục ăn chay, với họ thì "quân tử ưu đạo bất ưu thực" cũng như người Việt Nam thường nói "ăn để sống chớ không phải sống để ăn"; hay là "tham lam sân hận không chừa, bo bo mà giữ tương dưa ít gì!"; hoặc "uổng ngật mê chay nan liễu đạo, khống đồ xướng niệm đạo nan thành!"
Riêng tôi thì "không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay", có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã "cá thịt nhưng không phải là cá thịt" (nếu lúc ăn có chánh niệm tỉnh giác, thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió...), "tuy không phải cá thịt nhưng là cá thịt" (bởi khi ăn các món chay mà hình thức lẫn tên gọi đều là đồ mặn như thịt quay, cá kho v.v...đồ chay mà tâm mặn). Vì vậy mới bị người ta phê bình là "ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối"
Soạn giả cũng như dịch giả tập sách này chắc chắn không có ý chỉ trích, xuyên tạc người ăn chay, chỉ muốn biện minh vấn đề ăn chay không phải là một trong tám muôn bốn ngàn Pháp môn của đức Phật Gotama mà chỉ là "giáo ngoại biệt truyền" thôi!
Với tinh thần phá chấp, tôi xin trân trọng giới thiệu tập sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo" do Tỳ Kheo Thích Thiện Minh dịch, đến chư Phật tử đọc và suy gẩm.
Biên Hòa ngày 20-6-99
Thượng Tọa Giác Chánh
Trưởng Ban Văn Hóa Phật Giáo, Tỉnh Hội Ðồng Nai
Gửi ý kiến của bạn