- Ăn chay (Hòa thượng Sri Dhammananda)
- Đức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?
- Ăn chay (Tỳ kheo S. Dhammika)
- Đạo Phật và vấn đề ăn chay
- Có tâm linh cao thượng gì khi là một người ăn chay?
- Ăn chay, ăn mặn (T. Trí Siêu)
- Có phải tất cả Phật tử đều ăn chay? (John Kahila)
- Có phải tất cả các Phật tử đều là người ăn chay? (John Bullitt)
- Phật giáo và vấn đề chay mặn, phân tích quan điểm của đức Phật về việc sử dụng thịt
- Ăn mặn, ăn chay (Cư sĩ Chính Trực)
- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật
Phật Giáo Và Vấn Đề Chay Mặn, Phân Tích Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Sử Dụng Thịt
V.A. Gunasekara
6. Kết luận.
Những luận chứng trên đây không nên xem như là cách bào chữa cho việc ăn thịt. Ðiều chúng tôi quan tâm là cố suy đoán về những lý lẽ căn bản đàng sau giới luật Tam Tịnh Nhục vốn đã được Ðức Phật đặt ra, và phản bác lời chỉ trích rằng giới luật của Ðức Phật hàm chứa một mâu thuẫn luân lý với những phần giáo lý khác của Ðức Phật, vì Ngài đã từng nhấn mạnh đến lòng từ bi và giới luật cấm sát sanh.
Có nhiều luận chứng có tính thuyết phục về việc ăn chay, quan trọng nhất là về khía cạnh sinh học, môi sinh và xã hội mà chúng tôi đã xác định ở phần trên. Luận chứng đạo đức mà nhiều người ăn chay chấp nhận, để cho là có đạo đức còn cao hơn cả điều Ðức Phật đã dạy, đã được cho thấy là không có giá trị. Thật ra, nếu chúng ta chuyển từ ăn thịt sang ăn rau đậu, vẫn không cần thiết phải có sự sút giảm về số lượng sát sanh và tàn nhẫn liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Chỉ có những loại sinh vật khác có thể phải chịu đau khổ.
Cũng còn có một quan điểm đạo đức rất thú vị cần được giải quyết. Toàn bộ những thú vật bị giết để cung cấp thịt đã được cố ý gây giống và chăn nuôi cho mục tiêu này (thí dụ: gà công nghiệp, heo và đàn bò thịt). Nếu không có nhu cầu về thịt, thì điều đơn giản là chúng sẽ không còn tồn tại nữa. Như vậy, loại bỏ việc ăn thịt về lâu về dài sẽ không "cứu" được bất kỳ loại gia súc nào khi mà chúng không còn được gây giống nữa. Vấn đề là dựa trên căn bản đạo đức nào để quyết định duy trì sự sống cho một số loài gia súc trong một thời gian có giới hạn hay là hoàn toàn chấm dứt sự hiện hữu của chúng. Không có người tiêu thụ thịt thì hầu hết các súc vật không bị giết mổ vì thực phẩm sẽ không còn hiện hữu nữa. Chúng ta sẽ không xem xét khía cạnh đạo đức khó khăn của câu hỏi này.
Yêu cầu của Ðức Phật chỉ nhằm đạt đến sự điều độ trong ăn uống (mattamuta ca bhattasmi). Dù các chế độ ăn uống có thể là ăn chay hay ăn thịt thì việc ăn uống nên phải được hạn chế tới mức tối thiểu, chỉ cần thiết để giữ cho các chức năng cơ thể tiếp tục họat động. Giới luật không được ăn sau giờ ngọ có liên quan với qui luật giữ điều độ trong việc ăn uống. Nhưng cho dù có cẩn thận đến đâu trong chế độ ăn uống, cũng không có cách nào duy trì thể xác chúng ta ổn định về mặt thể chất mà lại không gây tác hại cho một số sinh vật khác. Vì có phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật, sự sống còn của bất cứ một loại sinh vật nào - kể cả loài người chúng ta nữa - chắc chắn đưa đến sự tàn phá những dạng thức khác của sự sống
Ngay cả nếu như không có qui định bao trùm về ăn thịt trong trong giáo lý của Ðức Phật, giới luật Tam Tịnh Nhục mà Ngài đã đề ra vẫn có giá trị đáng kể. Ðức Phật quan tâm đến việc đặt ra một giới luật thực tiễn có thể hài hòa được vấn đề nan giải liên quan đến việc sống trong cõi Ta-bà và cho phép những sinh dạng khác được hiện hữu. Sự kiện mà luật Tam Tịnh Nhục không là một quy luật lý tưởng không phản ảnh vào Đức Phật, mà là phản ảnh của một thực trạng của thế giới Ta-bà nầy, liên quan đến sự tác hại đến các sinh vật khác. Giải pháp tối hậu của Đức Phật có lẽ là một phương cách duy nhất để vấn đề này được giải quyết ổn thỏa. Giải pháp đó là vạch ra một hướng đi để thoát ra khỏi sự hiện hữu này, có nghĩa là vạch ra con đường đưa đến Niết-bàn.
Gửi ý kiến của bạn