- Lời nói đầu Anuruddha
- 1- Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2- Đắc “Thiên nhãn thông”
- 3- A-Nậu-Lâu-Đà tiến lên Thánh hạnh A-la-hán
- 4- A-Nậu-Lâu-Đà và Thánh pháp Tứ niệm xứ
- 5- A-Nậu-Lâu-Đà và nữ phái
- 6- Vài giải đáp và va chạm của Sa-môn A-Nậu-Lâu-Đà
- 7- Tiền kiếp A-Nậu-Lâu-Đà
- 8- A-nậu-lâu-đà sau khi Phật nhập diệt Bài thơ cúng dường Thánh Tăng A-nậu-lâu-đà
Tu Tập Hạnh Bồ Tát
Cuộc đời Tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha)
2- Đắc “Thiên nhãn thông”
Nguồn: Tác giả: Hellmuth Hecker, Dịch giả: Nguyễn Điều
Trong số những người đắc các thần thông hiếm có, thì A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) là một cao thủ. Chính Đức Phật cũng đã xác nhận dữ kiện ấy trước các hàng Tăng chúng. Phật nói :
– Này chư Tỳ-kheo ! A-nậu-lâu-đà là một đại Sa-môn đạt Thiên nhãn thông cao nhất. (Theo Tăng Chi A Hàm 1, chương 19 : Anguttara Nikàya 1, chương 19)
Một lần nọ, khi một nhóm đệ tử ưu tú của Đức Phật an cư kiết hạ, tụ tập với nhau trong rừng Gosinga (xiêm gai), một vấn đề đã được nêu lên là : "Ai sẽ là bậc xứng đáng lấy khả năng độc đáo của mình, để làm cho ngôi rừng Gosinga này trở nên rạng rỡ, trang nghiêm và thanh thoát, khiến cho Phật tử mười phương mỗi khi nghe đến là hân hoan ngưỡng mộ ?".
A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) liền trả lời :
– Sa-môn nào là người có Thiên nhãn thông tuyệt diệu nhất, là bậc quan sát và nhìn thấy thật dễ dàng muôn ức triệu thế giới và vũ trụ, phân biệt từng tinh tú hệ riêng rẽ..., như một người đứng trên tháp cao nhìn xuống những ranh giới nhà nông. (theo Trung A Hàm số 32 : Majjhima Nikàya No. 32)
Rồi một dịp khác, A-nậu-lâu-đà lại bày tỏ rằng :
– Ông nhờ tinh tấn phát triển thiền pháp định tâm (Sam(a(dhi kammattha(na) mà đạt được Thiên nhãn thông cao nhất. (theo Tạp A Hàm 52/23 : Sam(yutta Nikàya 52/23)
Và ông cũng đã hướng dẫn cho nhiều đệ tử của mình thực hành thiền pháp ấy, để khai mở "Tịnh nhãn", tích tụ công lực, làm nền tảng cho một sự thụ đắc Thiên nhãn thông sau này.
Và để cho người đời dễ nhớ hơn, Thiền sư A-nậu-lâu-đà còn lưu lại những câu kệ ngôn rằng :
"Tu Định chắc vào năm căn ([1]) minh sát
Ý và tâm thanh tịnh với Ngũ trần
Thần trí an rồi, nhãn lực không phân
Công phu ấy là thần thông trong mắt.
Nhãn căn có thì nhãn linh phải ắt
Qua Ngũ thiền ([1]) tự khắc hiển hiện ra
Như vầng Thái dương quang lực chói lòa
Soi rõ hết muôn vạn chiều sanh diệt.
Vượt quá khứ, phi tương lai biền biệt
Hội về tâm, hiện tại một pháp Thiền
Diệu đế thấy rồi nhãn lực vô biên
Trong nhãn thức, một thần thông giải thoát".
Thiên nhãn thông hay Thần nhãn (Dibba Cakkhu) là một trình độ kiến nhận vượt khỏi khả năng của đôi mắt phàm tình, dù cho đôi mắt ấy nhìn xuyên qua một dụng cụ khoa học tối tân.
Nhưng "Thần nhãn" của Anuruddha, theo Kinh Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga sutta) còn kỳ diệu hơn nữa, có thể tỏa rộng tới ngàn vạn chiều tinh thể, tức là tương đương với sự thấy rõ hàng ngàn "dãy Ngân Hà" (Glaxie) trong Thiên văn học ngày nay !
(Lời thêm của dịch giả : "Dãy Ngân Hà" là một tập hợp của vô số tinh tú. Mỗi tinh tú vận chuyển tạo ra một hệ thống riêng biệt. Chẳng hạn như mặt trời là một tinh tú, có những hành tinh quay xung quanh nó, gọi là Thái dương hệ, mà đôi "mắt Thánh" của Thiền sư Anuruddha có thể nhìn thấy hàng ngàn dãy Ngân Hà như thế, tức là ngài đã thông thấu tới ngàn vạn chiều thiên thể vậy).
Cũng theo Kinh Thanh Tịnh Đạo (Visud-dhimagga) thì thần thông (Thiên nhãn) này chỉ đạt được khi hành giả đã thành công vững chắc từ Tứ thiền trở lên (Catuttha Jha(na) và đang phát triển mạnh các "Thiền tâm vô sắc", như "Không vô biên" hay "Thức vô biên" chẳng hạn ! (Kinh Visuddhimagga : Thanh Tịnh Đạo, đã được học giả Nànamolika dịch Pàli sang Anh Ngữ, do Buddhist Publication, Kandy xuất bản năm 1979, chương XIII, các đoạn 95-101, xem những trang từ 469 đến 471. Chúng tôi xin ghi vào đây để quý vị độc giả rộng đường nghiên cứu).
Ngoài ra, điều cần lưu ý thêm là "Thiên nhãn" này là một thần thông nằm trong Tam thế pháp (Tilokiyadhamma). Do đó, có thể có một số rất ít phàm nhân (Puthujjana) đạt được (tuy rất hiếm) chỉ cần họ đắc định từ đệ Tứ thiền trở lên, hay các Thánh Tăng có tĩnh lực lưu lại từ tiền kiếp. Và Thiền sư A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) đã đắc thần thông này trước khi chứng quả A-la-hán (Arahatta).
Chính Đức Phật lúc còn tại tiền cũng đã hằng ngày dùng thần thông ấy mỗi buổi sáng (vào rạng đông) để quan sát khắp ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, xem có ai hữu duyên với Chánh pháp, rồi Ngài tùy nghi tiếp độ ! Lắm khi nhờ Thiên nhãn thông mà Đức Phật đã thấy được nhiều đệ tử đang ở rất xa Bổn Sư, bị những "ma chướng pháp" quấy nhiễu trong khi hành thiền, để Ngài hiện đến dạy cho pháp giải trừ.
Nói chung, đặc điểm của Thiên nhãn thông là "thấy" được một chúng sanh hết tuổi thọ (chết) ở một cảnh giới này, rồi luân hồi (tái sanh) vào một cảnh giới khác, có thể là cõi cao hơn, hay cũng có thể là cảnh thấp kém, đày đọa hơn. Đặc điểm ấy chữ Pa(li trong Kinh gọi là Cutu(papàta Na(na (Tạm dịch là Nhãn thông sinh tử đồ).