Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN THỨ BA - CHƯƠNG II: CHÚNG SANH

15/05/201313:06(Xem: 8260)
PHẦN THỨ BA - CHƯƠNG II: CHÚNG SANH

 

Kinh lời vàng

Tác giả: Dương tú Hạc

Dịch giả: HT Thích Trí Nghiêm

---o0o---

CHƯƠNG II

CHÚNG SANH

A – VÔ THƯỜNG

Đức Phật dạy: Phật xuất hiện quí như hoa Đàm, gặp Phật sanh lòng tin là rất khó; Phật lâm Niết bàn, cúng dường đầy đủ pháp bố thí lại càng khó hơn. Bài kệ rằng:

Tất cả các thế gian, vật sống đều phải chết, thọ mạng tuy rất nhiều, rốt cuộc quyết phải hết. Lúc thịnh dần đến suy, hội hợp quyết biệt ly, hoa niên được bao lâu, thinh sắc bị bệnh cướp. Các khổ chạy vòng tròn, trôi lăn không chút nghỉ, ba cõi đều vô thường. Các cõi đâu có vui!

Kinh Niết Bàn

Ba cõi không yên, in như nhà lửa, các khổ đây nhẫy rất là đáng sợ.

Kinh Pháp Hoa

Ba cõi đều là khổ, thì quốc độ nương nhờ đâu mà còn.

Kinh Nhơn Vương

Có năm vị Quốc Vương, quốc gia gần nhau việc bang giao qua lại rất là thân mật, chẳng hề gây hấn với nhau.

Vị quốc vương đàn anh tên là Phổ An. Việc trị nước của vua Phổ An rất là minh chánh, mà bốn vị kia lại theo tà đạo.

Có một hôm, năm vị mở một yến hội bảy ngày, ca hát, đàn nhạc đủ thứ vui thú dục lạc. Khi mãn hội, ai sắp về nước nấy. Bấy giờ vua Phổ An đích thân tiễn chân bốn vị kia ra trước hoàng môn và hỏi rằng: "các bạn ưa thích những lạc thú gì, nói cho ta nghe thử?" Các vua tuần tự trình bày:

Vua thứ nhứt đáp: Tôi thích mùa xuân ba tháng, cỏ hoa tươi thắm, đạo mà thưởng thức, thích thú biết bao.

Vua thứ hai đáp: Tôi thích được làm vua lâu dài, mỗi khi lâm triều, mặc triều phục cho oai, ngư giữa điện rồng lầu các; bá quan thần đân hầu hạ hai bên; tiếng chuông trống ngân rền, cờ xí đôi hàng rực rỡ.

Vua thứ ba đáp: Tôi thích vợ đẹp vô song, con xinh như ngọc, cùng nhau mà hưởng cảnh vui thú sang giàu.

Ông vua thứ tư đáp: Tôi muốn cha mệ tôi được trường thọ bách niên, vợ con sum họp, anh em đông nhiều; mặc những áo đẹp, ăn những vật ngon, và cùng nhau chung hưởng vui đời cho khoái.

Đoạn bốn vua đồng thanh bảo lại: "Chúng tôi đã trình bày xong, thì Đại Vương cũng nên tỏ sở thích của mình cho anh em tôi nghe với chớ?" Phổ An thong thả góp: Những sở thích mà các bạn vừa trình bày đều chẳng phải thú vui vĩnh viễn. Riêng tôi, tôi chỉ thích cái vui: chẳng sanh, chẳng tử, chẳng khổ, chẳng não, chẳng lạnh, chẳng nóng.

Bốn vua kia lấy làm quái lạ đồng thanh khen và hỏi dồn: Hay quá. Vậy chớ ai dạy những điều ấy cho Đại vương và vị ấy hiện ở đâu?

Phổ An đáp: Đức Thế Tôn: Hiện giờ Ngài đang ngự tại Tịnh xá Kỳ Viên.

Bốn vua kia nói: Vậy chúng tôi có thể yết kiến Ngài được không?

Phổ An đáp: Được chớ, quí lắm đấy. Thế là năm nhà vua đồng đi đến Tịnh xá Kỳ Viên để ra mắt đức Phật.

Sau hồi năm vua hành lễ và thưa thính xong, lui về chỗ ngồi an tọa, đức Phật mới bắt đầu thuyết:

Này các Đại Vương lắng nghe! Vì người đời ngu ám không có chánh trí nên nhiều kẻ say mê vui đời mà chẳng hề biết tội phước là gì cả, cho nên bị khổ. Những khổ của đời quá nhiều, mà gọn lại chỉ còn 8 thứ: 1. Sanh, 2. Già, 3. Đau, 4. Chết, 5. Tình yêu ly biệt, 6. Cầu mong chẳng đặng, 7. Gặp kẻ oán ghét, 8. Rầu lo khổ não:

  1. Những khổ về sanh: người chết rồi thần thức chẳng biết đi về hướng nào. Sống cái thân trung ấm với thời gian 21 ngày, gặp khi cha mẹ giao cấu liền chạy vào thai; bảy ngày ban đầu hình trạng như chất bơ lỏng; bảy ngày thứ hai như bơ đông đặc; bảy ngày thứ ba như bơ đông cứng; bảy ngày thứ tư như lát thịt mỏng. Đến bảy ngày thứ năm mới bắt đầu thành bào thai; như gió vào trong bụng mẹ mà thổi nơi thân thể, thời sáu căn mới mở khai. Nếu mẹ ăn phải một bát đồ ăn nóng, thì bào thai như bị nằm trong chảo nước sôi, hoặc uống phải một ly nước lạnh thì như nằm trong hàn băng, và lấn ép thân thể của mẹ, mẹ rất đau khổ. Đầy đủ tháng ngày, đứa con mới quay đầu xuống nơi sản môn của mẹ, như hai viên đá ép, mạng mẹ nguy hiểm, lòng cha lo sợ. Ra khỏi cửa mẹ, da thân mỏng tăng, bị phải lá cỏ đụng vào thân, như bị dao cắt hoảng hốt mà thất thanh khóc lớn.

  2. Những khổ về gìa: chịu nhờ ơn nuôi nấng của cha mẹ, lớn to mạnh mẽ, nhưng lần lữa đã già đầu bạc, răng rụng, mắt mờ, tai điếc, và sức mạnh lui dần nhường cho suy yếu thay thế. Da dùn mặt nhăn, trăm đốt xương đau nhức, bước đi cực khổ, ngồi đứng rên hừ hừ, lòng dạ lo buồn và tinh thần dần dần tiêu giảm.

  3. Những khổ về đau: Thân người do bốn đại là: đất, nước, gió, và lửa hiệp lại mà thành. Nếu một món chẳng điều hòa, thời phát sanh 101 bịnh, mà bốn đại đều không điều hòa thì 404 bịnh sanh khởi. Như địa đại chẳng điều hòa thì thân thể nặng nề; thủy đại chẳng điều hòa, thân thể phù thủng; hỏa đại chẳng điều hòa, thân thể nóng nảy; phong đại chẳng điều hòa, thân thể động chuyển. Cảm giác trăm đốt đau khổ: nên tay chân chẳng cử động theo ý muốn, khí lực mòn dần, ngồi mà đứng dậy phải nhờ người phò trợ. Miệng khô lưỡi thụt, mũi nghẹt; mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, những đồ nhơ nhớp tuôn trào, rồi ngồi nằm trên ấy! Tâm thần khổ não giọng nói bi ai, buồn thảm. Bà con đến thăm nuôi ngày đêm chăm sóc chẳng chút nghỉ ngơi; món ngon vật quí ngọt thơm, khi đưa vào miệng đều biến thành vị đắng.

  4. Những khổ về chết: Thân người đến lúc sắp chết, thời 404 bịnh nhứt tề phát khởi, bốn đại phân tán thần thức chẳng an, gió thổi tới như dao cắt, đau nhức toàn thân; toát mồ hôi trắng, hai tay buông xuôi. Phong đại tản đi là hết hơi thở; Hỏa đại đi theo là tấm thân lạnh ngắt như đồng!

  5. Những khổ về tình yêu ly biệt: Trong ngoài gia đình: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu giòng họ yêu mến lẫn nhau; một khi bị phá hoại lưu vong, mỗi người mỗi ngã: cha đông con tây, vợ nam chồng bắc, hoặc làm tôi tớ cho người, tuyệt vọng những ngày đoàn tụ!

  6. Những khổ về cầu mong chẳng đặng: Của mất lại cầu. Muốn quí cầu quan, muốn sang cầu giàu, khổ cực tìm cầu đủ cách. Phỏng như cầu được quan sang rô? cũng bị mất vì lòng tham của dân cướp lấy, lại mong cầu nữa mà nào dễ được đâu!

  7. Những khổ về gặp kẻ oán ghét: Con người ở trong cảnh ái dục, một việc chút xíu, cũng vẫn tranh giành, rồi do đó mà giết hại lẫn nhau, gây thành oan lớn; tuy cố tình lánh mặt nhưng không nơi tránh thoát, chỉ còn nước mạnh ai nấy mài dao, chuốt tên, giương cung, nắm gậy gặp nhau giữa đường hai bên xáp lại, dao gậy đối địch, cuối cùng tất nhiên đôi bên đều bị tổn hại, chẳng ai hơn gì.

  8. Những khổ về lo rầu khổ não: Người sanh ra đời, có sống lâu lắm cũng chừng trăm năm là cùng; lắm kẻ mới vào lòng mẹ vừa bị trụt thai. Nay cứ người sống đủ trăm tuổi mà luận: hết 50 năm thuộc về ban đêm, 5 năm say rượu, hoặc tật bệnh là những năm bất trí nhơn sự; 15 năm thơ ấu chẳng biết việc gì. Và qua 80 tuổi thời già ngu hết trí huệ: tai điếc mắt mù không còn biết lễ độ phép tắc gì nữa. Và giảm kiếp 20 năm nữa, cho nên chỉ còn 10 năm mà thôi.

Trong khoảng 10 năm ấy, chỉ có lo rầu là chiếm hết phần nhiều: lo rầu thời cuộc biến loạn; lo rầu thiên thời nắng hạn, lụt bão, mưa đá, mùa màng hư mất; bà con nội ngoại đau ốm nghèo khổ. Lại còn những nỗi này nữa: lo sợ của cải mất mát, người nhà và giòng họ bị bắt giam vào ngục, chẳng biết ngày nào ra khỏi, anh em vợ con đi xa... Như vậy người sống ở cõi nhơn gian chỉ có lo buồn mà phải bị già chết!

Kinh Pháp Cú Thí Dụ

Vua chết nuốt chúng sanh, suy già uống tuổi trẻ, bệnh đến mạnh khỏe tiêu, người thế gian không biết.

Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ

Tại thành Xá Vệ có ông trưởng giả giàu có vô song, nhưng nhà chưa có con trai. Ông lo sau khi ông qua đời của bị quan thu theo quốc pháp, nên mới phát tâm quy y Tam Bảo, thành tâm tinh tấn khẩn nguyện cầu tự. Quả nhiên toại nguyện; bà phu nhơn mang thai, sanh hạ một con trai tướng mạo tuấn tú, tuổi vừa khôn lớn sớm lo cưới vợ.

Đôi bạn tân hôn yêu quí dắt nhau dạo rừng du ngoạn thưởng vui. Trong rừng có cây vô ưu trên cánh hoa nở từng đóa, phô bày cành nhụy màu sắc trắng hồng rất đẹp. Nàng thích quá tỏ ý với chồng muốn được thứ hoa quí ấy. Chàng liền trèo lên cây để hái hoa thì không may nhánh cây tức thì bị gãy vì dòn yếu, anh sa xuống chết ngay.

Cha mẹ hay tin, tức tốc chạy đến ôm lấy xác con mà khóc ngất đi hồi lâu mới tỉnh lại; rồi than khóc liên miên tổn thương tinh thần; tình cảm như thế, ai hay mà chẳng thương lòng!

Bấy giờ vừa lúc Đức Phật và ngài A Nan vào thành khất thực, thấy việc người sa cây b��� chết, Ngài bảo với trưởng giả rằng: "người có sống, chết, vật có thành, bại; thời đến mạnh tận không thể tránh được. Thế nên ngươi đừng buồn rầu thương khóc chi nữa." Và Ngài tiếp: "Đứa con này từ trên trời sanh xuống nhà mgươi, rồi mạng nó tận cũng từ nhà ngươi mà lên trời. Thế thì nó chẳng phải con trời, mà cũng chẳng phải con ngươi. Nó cứ tùy theo nghiệp nhơn của nó mà sống chết, giống như kẻ lữ hành qua đường; chết không thể tránh khỏi, đi không thể bắt lại được."

Kinh Trưởng Giả Tử Áo Não Tam Xứ

Đức Phật đang ngự tại tịnh xá Kỳ Viên, vì các đệ tử nói pháp. Khi ấy có con gái của Phạm Chí tuổi mới độ mười lăm nhan sắc đẹp đẽ, bản tính thông minh, cha mẹ rất yêu mến; bỗng bị đau nặng và chết luôn. In như lúa chín khô trong ruộng bị lửa đồng đốt cháy. Phạm Chí buồn rầu đến nỗi thất ý, hoảng hốt như kẻ điên cuồng, tự không giải được.

Ông nghe đồn có Đức Phật là vị Đại thánh làm thầy cả trời người, nên ông đến lễ bái và thưa đức Phật rằng: "Tôi vốn hiếm hoi ít con chỉ có chút cháu gái, nó an ủi cho gia đình tôi, nhưng chẳng may nó bị đau và chết mất; tôi thương nhớ quá đỗi, thật chẳng biết làm sao được, cúi xin đức Thế Tôn dũ lòng thương xót mà dạy cho tôi bớt nỗi rầu rĩ."

Đức Phật bảo Phạm Chí rằng: Này Phạm Chí! Đời có 4 việc không thể vĩnh cửu được:

  1. Hữu thường phải vô thường

  2. Phú quí phải bần tiện

  3. Hội hiệp phải biệt ly

  4. Mạnh bạo quyết già chết

Rồi Ngài tóm tắt: Thường phải hết, cao phải thấp, hội phải ly, sống phải chết. Phạm Chí nghe xong, tâm liền khai mở, tức thì phát nguyện xin Phật làm Tỳ kheo, tự cạo râu tóc thành vị Tỳ kheo, chuyên tu pháp vô thường chứng A La Hán.

Kinh Pháp Cú Thí Dụ

Xưa có một bà già, chỉ có một cậu con trai, chẳng may bị bịnh rồi chết luôn. Bà con đem thấy chôn vào mả. Bà già thương buồn quá đỗi! Và tủi phận: Ta chỉ có một mình con để nhờ lúc tuổi già, mà con nay bỏ mẹ chết đi sao! Rồi bà nằm luôn tại mả con tính chết theo con bằng cách tuyệt thực đã bốn năm ngày rồi.

Đức Phật quán biết động lòng thương, liền đến gò mả hỏi bà già kia rằng: "Người nằm chi đây, sao buồn thảm thế." Bà già kể lể: "Thưa Ngài, đời tôi chỉ có một chút con trai, đã lớn khôn, nay nó bỏ tôi mà chết; tôi thương nó quá, muốn chết một chỗ với nó cho rồi cái đời bất hạnh này." Đức Phật hỏi: "Người có muốn con ngươi sống lại không?" "Thưa Ngài muốn lắm."

Đức Phật nói: muốn là phải. Ta vẽ cho ngươi làm như vậy: Ngươi đến nhà nào, từ xưa nay chẳng có người chết, xin chút lửa nhang đem về đây Ta sẽ làm phép nó sống lại cho. Bà già nghe lời làm theo. Đi đến đâu, hễ gặp nhà người thì liền hỏi trước: nhà của ngươi từ trước đến nay đã có người nào chết chưa? Thì người ta đều đáp rằng: từ trước đến nay tổ tiên tôi đã chết nhiều lớp rồi. Bà cứ như thế đi qua vài mươi nhà mà chẳng được lửa nhang.

Bà trở về chỗ Phật thưa: Tôi đi đã khắp nơi mà xin không được lửa, vì không có nhà nào mà không có người đã chết, cho nên tôi đành về không.

Đức Phật nói: Từ ngày có trời đất đến nay ai sống lại chẳng bị chết, sao ngươi mê muội lắm vậy. Lại còn muốn chết theo con là nghĩa làm sao? Bà lão nghe nói mới tỉnh ngộ lý vô thường mà liền được vào Đạo.

Kinh Tạp Thí Dụ

Người đời hèn kém, tranh giành nhau những việc chẳng phải gấp, rồi đối với những việc kịch liệt khổ ác này mà đem thân kinh doanh mọi việc để mưu cầu tự cấp tế cho mình. Do đó mà không còn có kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, lớn nhỏ trai gái đua lo tiền của; rốt cuộc kẻ có người không cùng nhau là khổ mà thôi. Qua cơn suy nghĩ, đến việc kinh doanh, khổ nhọc lo lắng quá nhiều, sai khiến thân tâm rông chạy không lúc nào yên: kẻ có ruộng lo ruộng, người có nhà lo nhà, trâu ngựa lục súc, tôi tớ tiền tài, áo mặc cơm ăn vật này vật nọ, lo rồi lo nữa. Chấp chứa nghĩ lo, buồn rầu sợ hãi những tai biến phi thường: nước lửa giặc cướp, oan gai trái chủ: cháy, trôi, cướp đoạt tiêu tan. Lo khổ rộn ràng, không giờ nào rảnh, bó buộc trong lòng chẳng rời lo khổ, tâm ý bền chắc không chút nới bỏ.

Hoặc bị mạng chết thân tiêu, bỏ đó mà đi chứ đem gì theo được! Cao sang giàu mạnh cũng vẫn bị thứ khổ này, lo sợ muôn bề, cần khổ như thế, kết nhiều nỗi lạnh nóng, rồi cùng với sự đau khổ ấy mà chung ở.

Còn hạng nghèo cùng hạ liệt, thường bị quẫn bách thiếu thốn; kẻ không ruộng lo muốn có ruộng, người không nhà lo muốn có nhà, không có trâu ngựa lục súc, tôi tớ tiền của, áo cơm, vật kia vật nọ cũng đều lo muốn cho có đầy đủ; vừa được một món, lại thiếu thêm một món, có món này thiếu món kia, rồi nghĩ lo cho có đủ. Mới vừa đủ có, đã bị tiêu tan; như vậy lo tìm cầu lại nữa, hoặc khi chẳng đặng, thời lo nghĩ vô ích, thân tâm đều nhọc, ngồi đứng chẳng yên, lo rầu nối tiếp, cần khổ như thế kết nhiều nóng lạnh, ở chung với khổ, hay ngồi trên đống khổ, mà trọn đời chẳng biết làm lành, tu đạo tiến đức. Đến khi mạng chung thân chết, một mình đi xa, đi không chỗ đến, vì đường thiện ác nào ai biết trước!

Kinh Vô Lượng Thọ

Nước chảy luôn chẳng đầy, lửa chứa lâu chẳng cháy, mặt trời mọc rồi lặn, trăng tròn rồi lại khuyết, kẻ tôn vinh hào quí, tránh sao khỏi vô thường.

Kinh Tội Nghiệp Báo Ứng

Giả sử thọ mạng đủ một trăm năm, bảy vật báu đầy đủ, hưởng các khoái lạc, thần chết nó đến khó tránh vô thường.

Kinh Tâm Điạ Quán

Xưa có bốn anh em giòng đại Phạm Chí đều có thần thông biết sẽ chết, cùng bàn với nhau rằng: cái chết nó đến, người ta khó tránh; nhưng bọn ta tránh được bằng cách đi trốn.

Rồi một bay cao lên không trung, một vào trong biển cả, một nữa vào trong giữa núi Tu di, và ông thứ tư chạy vào trong giữa đám rất đông người tại chợ lớn mà trốn. Nhưng đến ngày chết thời bốn người đều chết cả. Vì lẽ tất cả là: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu ai biết suy nghĩ đạo lý này, thời sẽ khỏi sanh lão bệnh tử, và ưu bi khổ não mà đạt đến đạo quả Niết bàn vậy.

Kinh Xuất Diệu

Khi Đức Phật ngự tại nước Xá Vệ, trong thành có một ông già giòng Bà la môn đã 80 tuổi, nhà giàu của cải vô số. Nhưng thuộc hạng người nan hóa, chẳng biết gì đạo đức, chẳng biết lo cơn vô thường mà chỉ biết lo làm nhà cho đẹp: nào là nhà trước nhà sau, nào là lầu mát nhà ấm, nào là nhà đông nhà tây, hai hàng dài có chừng vài chục nóc. Nhưng chỉ có cái nhà tiền đường và hậu tẩm còn cách nhau chưa liền mỗi khi đi lên xuống thường bị mưa nắng bất tiện, nên ông đích thân ra kinh doanh và chỉ huy cho chúng bạn làm.

Bấy giờ đức Phật dùng đạo nhãn xem thấy ông già này, không còn mấy hôm nữa sẽ bị tận mạng; thế mà ông có tự biết đâu, nên cứ loay hoay nhọc sức, không ích gì cho đời sau, thật là đáng thương!

Đức Phật với A Nan hai thầy trò cùng đi đến tận nhà, vui vẻ hỏi ông rằng: "Ông lão làm gì đó, có nhọc mỏi không? Và nay còn cất nhà này nữa chi thế?"

Ông đáp và giải thích: "Nhà trước để tiếp khách, nhà sau để tự ở, hai dãy đông tây thì con cháu tôi tớ ở, và để của cải. Mùa hè nóng bức thượng lên lầu cao cho mát; mùa đông lạnh lẽo, trụt xuống nhà kín cho ấm. Ngài đã hiểu hết chưa?"

Đức Phật bảo: "Tôi nghe danh ông lão đã lâu, muốn gặp nhan để đàm luận cho vui, nên tôi sẵn có một bài kệ khẩn yếu; kệ này có ích cho những lúc an lành hay bất hạnh, giờ đây muốn tặng, ông lão nên nghỉ tay cùng ngồi, tôi đọc nghe chừng được không?" Ông đáp: "Tôi đang bận việc lắm, nên không thể ngồi mà đàm luận được; mai mốt nếu Ngài đến thời hay biết bao. Mà bài kệ khẩn yếu thì Ngài cứ việc đọc, tôi vừa làm vừa nghe cũng được."

Đức Phật phải chìu lòng đọc kệ:

"Có con có của, ngu lo bận rộn,

Ta chẳng phải ta, con của đâu có.

Nóng sẽ hết nóng, lạnh sẽ hết lạnh,

Lắm ngu lo trước, chẳng biết tai đến.

Ngu mờ ngu mịt, tự cho là trí,

Ngu mà xưng trí, ấy là rất ngu."

Ông già bạc phước ấy khen; Ngài thuyết kệ hay thật nhưng nay bận quá, ngày mai Ngài đến, chúng ta sẽ cùng bàn luận thì hơn.

Thế là đức Phật thương hại cho ông ta rồi đi.

Đức Phật vừa đi không xa, ông già tự tay đưa cây lên cho thợ làm, chẳng may bị sẩy tay cây rơi xuống đánh vỡ đầu chết ngay tức thì! Người nhà la khóc, động cả xóm làng. Đức Phật đi chưa bao xa, thì xảy ra ta biến này.

Ngài đi đến một làng khác, vừa gặp mười người Phạm Chí họ hỏi Ngài đi đâu vậy, thì Phật đáp: Ta đi đến nhà ông già ở làng kia, với mục đích để thuyết pháp, nhưng ông không tin lời Phật, và cũng không biết tai biến vô thường, Ta vừa đi thì ông đã chết vì cây rơi đánh. Rồi Phật lại vì các ông Phạm Chí thuật lại ý nghĩa bài kệ mà Ngài vừa mới đọc cho ông già nghe khi nãy. Nghe xong các Phạm Chí vui mừng hớn hở, đều được thấy dấu vết của Đạo.

Liền đó đức Phật thuyết một bài kệ khác cho mấy ông nghe:

Ngu ám gần trí, như bầu chứa vị,
Chứa đựng tuy lâu, mà chẳng biết mùi.
Sáng suốt gần trí, như lưỡi nếm vị,
Đưa đến chót lưỡi, liền biết vị gì.

Người ngu tạo tác, vì thân chuốc họa.

Cam lòng làm ác, tự gây tội nặng.

Gây điều bất thiện, khi biết ăn năn,

Khóc rơi nước mắt, trả báo do nhơn.

Các ông Phạm Chí được hân hạnh nghe bài kệ này nữa, lòng tin càng bền vững, vui mừng làm lễ phụng hành.

Kinh Pháp Cú Thí Dụ

Giòng sanh mạng chảy không ngừng, mau hơn nước núi chảy xuống, ngày nay tuy tồn tại, ngày mai khó bảo đảm. Thế mà cứ buông lòng làm ác. Sức mạnh chẳng ngừng như ngựa bôn chạy, làm sao ỷ lại mà sanh khinh mạn. Giống như ác quỷ, rình mò bắt người, bốn đại ác quỷ, thường rình bắt ta, làm sanh khởi ác ý. Ví như nhà mục sẽ sập nay mai, mạng ta cũng y như thế.

Kinh Niết Bàn

Biển Nam Hải, vụt nổ một cơn sóng dữ dội kinh khủng, đẩy ba con cá lớn vào trong chỗ nước cạn. Cá cùng bảo nhau rằng: "Chúng ta bị nguy tai đây rồi! Nhưng hiện giờ nước chưa cạn, còn chảy ra vào, cần nên ngược dòng trở về biển cả." Nhưng không may lại vừa có con thuyền chận ngang thủy khẩu, nên cá không thể tự do chạy ra. Con thứ nhứt đem tận lực vượt qua khỏi thuyền, con thứ hai may nhờ đám cỏ cũng lủi qua được. Duy con thứ ba bởi sức yếu nên bị ngư ông bắt được! Đức Phật xem thấy việc này liền nói bài kệ rằng:

Ngày nay đã qua mạng ta giảm đi

Như cá ít nước, đâu có vui gì!

Bởi vì cá lấy nước làm nhà sống, mà nước hết thời chết. Người nương mạng căn mà còn, mạng giảm thời tiêu. Mạng căn theo đêm ngày mà giảm, thân thể bởi tám khổ mà mòn; vô thường già bệnh chẳng cho người hẹn. Kìa như cá khô nước đâu có vui gì!

Kinh Xuất Diệu

Mạng người sống in như dắt trâu đến lò thịt: trâu đi một bước, thì một bước đến gần chỗ chết, cũng như thế người sống qua một ngày hệt như trâu nọ từng bước một đi đến lò chết, mạng sống chảy theo sau vậy.

Kinh Lục Độ Tập

Xưa có người hàng thịt nuôi một ngàn con trâu, con nào cũng béo mập to lớn. Cứ mỗi ngày giết một con đem thịt bán. Giết đã hết năm trăm con, còn lại năm trăm con; mà nó vẫn cùng nhau húc báng, nhảy nhót, kêu rống vui giỡn.

Bấy giờ Đức Thế Tôn vào làng thấy những con trâu vô tình như vậy, Ngài động lòng từ, mà ngoảnh lại sau bảo với các đệ tử rằng: Trâu này ngu si quá, bè bạn sắp phải tận mạng, mà nó vẫn cứ vui giỡn! Người cũng như vậy chứ gì? Qua một ngày rồi, mạng người giảm dần; cho nên Đạo độ thế chẳng khá chẳng suy nghĩ mà siêng năng cầu vậy.

Kinh A Dục Vương Thí Dụ

Đức Phật hỏi một vị Sa môn rằng: Mạng người sống chừng bao lâu?

Đáp: Chừng trong vài ngày. Phật nói: Ngươi chưa biết Đạo. Ngài lại hỏi một vị khác, thời vị này đáp: Chùng trong một bữa ăn. Ngài cũng quở nữa: Ngươi cũng chưa biết Đạo. Phật hỏi đến Vị thứ ba, Vị này đáp: Mạng sống của con người ở trong chừng một hơi thở ra vào. Đức Phật khen: Hay thay, người là kẻ biết Đạo vậy.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Tất cả chúng sanh tham đắm vui đời mà chẳng lo vô thường. Ví như có người ở giữa đồng nội, bị con voi điên đuổi sợ mà chạy hoảng, thấy một giếng khô cạnh có rễ cây, người ấy nương rễ mà vào lần xuống giếng, nhưng ở dưới giếng sẵn có con độc long rất to, nó vừa hả miệng trông lên, bốn phía giếng lại có thêm bốn con rắn độc dữ tợn không thể nói. Người ấy tuy chăm lòng nắm lấy rễ cây, lại còn có hai con chuột trắng đen cắn phá rễ cây.

Bấy giờ con voi điên đã đến miệng giếng, người ấy hoảng sợ không còn chỗ tránh. Nhưng trên cây đứng bên giếng có một tổ ong, cứ mỗi lát rơi xuống một giọt mật trúng ngay miệng anh, nên anh chỉ nhớ mật mà quên hết sự nguy hiểm đang xảy ra đến cho mình; và nguy hơn nữa lại còn chẳng muốn ra khỏi cái giếng nguy hiểm này.

Con voi điên là dụ vô thường của cảnh đời, giếng là dụ nhà của chúng sanh, độc long là dụ địa ngục; bốn rắn độc là dụ cho thân bốn đại; rễ cây dụ cho mạng căn người, hai con chuột đen trắng, dụ cho ngày và đêm. Mạng người ngày càng mòn dần mà chẳng chút ngừng nghỉ, kẻ tu hành phải quan sát cơn vô thường để xa lìa các nỗi khổ lụy.

Kinh Thí Dụ

Xưa có ba người tu Đạo cũng hỏi nhau rằng: Các anh nhờ đâu mà được Đạo? Một người đáp: Khi tôi còn ở trong nước tôi, một buổi mai tôi thấy giàn nho trái rất đẹp, quá trưa người ta đến hái hết trái và làm cho cành là hư hao tàn tạ. Tôi nhận thấy vậy, mới giác ngộ lẽ vô thường. Đó là duyên cớ tôi đắc Đạo.

Người kế đáp tiếp: Khi tôi ngồi bên bìa nước, thấy có người đàn bà đang quậy tay rửa bát, hai chiếc hoàn nơi cánh tay chạm vào nhau, do nhơn duyên hội hợp mà phát ra thành tiếng, tôi do đó mà đắc Đạo.

Người thứ ba đáp: Lúc tôi đang ngồi bên hồ sen, thấy hoa sen rất đẹp, khi quá trưa có vài chục chiếc xe đến, rồi nào là người ngựa lội xuống tắm bơi, làm hư nát tan tành bao nhiêu những đóa hoa tuyệt hảo. Tôi mới giác ngộ các pháp vô thường là như thế. Do đó tôi đắc Đạo.

Kinh Tạp Thí Dụ

Xưa có Vị Quốc vương, bỏ nước không làm vua, mà làm Sa môn, vào trong núi tinh cầu tu niệm; lấy tranh cỏ làm nhà, lấy lá cây chất đống làm giường nằm, coi bộ đắc ý lắm, nên bỗng nhiên cười to la lớn lên rằng: khoái thay, khoái thay.

Gần bên có kẻ Đạo nhân hỏi rằng: Ngồi một mình tu trong núi, đâu có sướng gì mà la như thế?

Sa môn đáp: Khi ta còn làm vua lo sợ trăm bề; nào lo sợ các vua ở gần tới cướp nước; nào lo sợ kẻ cướp tới lấy của cải; nào lo sợ người tham lam của công; nào lo sợ bọn hạ thần đương triều lợi dụng của cải của ta mà làm ph���n; thì còn ai mà trị. Chớ như nay ta làm một sa môn thời còn ai tham gì với ta nữa. Thật sướng chẳng thể nói, mà chẳng nói sướng. Còn nói gì nữa.

Kinh Tạp Thí Dụ

Vua A Dục có người em ruột tên là Thiện Dung, một hôm vào trong núi săn bắn chơi, nhận thấy các ông Phạm Chí ở trần truồng tu khổ hạnh, mà chẳng được quả vị gì. Thiện Dung suy nghĩ: Các Phạm Chí này ăn sương uống gió, khí lực mòn mỏi mà hãy còn dâm dục, tội lỗi chẳng trừ, huống chi các ông Sa môn họ Thích, ăn sang mặc đẹp, ấm lạnh theo mùa, ở nhà cao, nằm giường kỹ còn thêm hương hoa thơm tho thì làm gì vô dục được.

Bấy giờ vua A Dục nghe em bàn luận như thế, ôm lòng lo lắng: Ta chỉ có một đứa em mà nó vừa sanh lòng tà kiến e sẽ đọa đày nhiều kiếp, ta nên tìm cách trừ ác niệm cho chú nó mới xong.

Vua liền vào cung, bảo các kỹ nữ mỗi đứa tự trang điểm tử tế cùng đến chỗ Thiện Dung mà đàn hát cho hay. Và vua mật bàn trước với một đại thần rằng: Trẫm có lập chút mưu, nếu khi trẫm sắc cho người giết Thiện Dung thì ngươi liền can rằng: Xin cho qua bảy ngày rồi sẽ giết.

Phần các kỹ nữ tuân lệnh vua đến chỗ Thiện Dung đàn hát chưa được bao lâu thì nhà vua giả bất ngờ đi đến mà nộ Thiện Dung rằng: Sao ngươi cả gan dám cùng với kỹ nữ và thê thiếp của ta chơi bời như thế này là sao? Rồi vua liền triệu tập các Đại thần mà phán rằng: Trẫm chưa già yếu gì; cũng chẳng có giặc giã chi xâm lấn biên cảnh, Trẫm từng nghe lời ngạn ngữ các bực cổ hiền nói rằng: Hễ người có phước bốn biển quy phục; mà phước đức mỏng manh thì kẻ vây cánh phản loạn, nhưng nay ta tự xét ta chưa đến nỗi thế. Vậy mà Thiện Dung em ta dám dỗ những kẻ kỹ nữ và vợ hầu của ta mà lung chơi như thế là nghĩa làm sao?

Ta ra lệnh các ngươi đem nó ra ngoài chợ mà giết đi cho thiên hạ biết. Có vị Đại thần đồng can rằng: Cúi xin Đại Vương tha lỗi cho lời nói mọn của kẻ hạ thần, xin Đại Vương hoãn cho sau bảy ngày rồi sẽ thi hành việc ấy cũng chẳng muộn. Nhà vua giả vờ lặng lẽ nghe theo lời can, và lại còn khoan ân bảo các Đại Thần: Đem đồ phục sức của Trẫm mà mặc cho chú nó và dẫn chú nó vào trong cung kín của Trẫm, khiến bọn kỹ nữ ca hát, đàn địch cho chú nó thỏa mãn một lúc rồi sẽ hay. Rồi vua còn sắc với một Đại thần rằng: Ngươi mặc áo giáp cho oai và cầm chiếc gươm thiệt bén và đến chỗ chú nó mà bảo rằng: Tâu Vương Tử mãn hạn bảy ngày bắt đầu từ nay thì Vương tử phải bị giết vì theo lệnh của Hoàng Thượng đã phán quyết, vậy nên Vương Tử nỗ lực mở tung năm căn mà hưởng năm món dục lạc cho khoái thích kẻo uổng, bằng nay chẳng tận hưởng cho khoái để đến khi sắp chết có ăn năn cũng vô ích.

Qua một ngày vua sai kẻ Tôi ấy đến bảo cho Thiện Dung biết chỉ còn sáu ngày nữa là hết hạn. Cứ tuần tự như vậy cho đến còn một ngày là mãn hạn. Vị Đại thần ấy đến bảo: Thưa Vương Tử đã hết sáu ngày rồi, sáng mai đây Ngài phải đến pháp trường mà chịu chết, vậy phải ráng sức mà hưởng cho khoái kẻo uổng.

Sáng ngày thứ bảy, vua đích thân đến chỗ Thiện Dung giả lời hỏi: Sao? Mấy hôm qua tâm ý của Hiền đệ được tự do hưởng khoái lạc có sung sướng không?

Đáp: Tâu Vương huynh, thật em chẳng thấy chẳng nghe gì cả, thì có đâu mà sung sướng. Vua lại hỏi nữa: Em mặc đồ sức phục của anh vào ở trong cung điện của anh, và cùng với bọn kỹ nữ của anh mà hưởng vui, và lại ăn những món ăn hảo hạng. Mà nói chẳng thấy chẳng nghe, chẳng vui sướng gì hết; sao dám nói khi với anh như thế?

Đáp: Người đáng chết tuy là mạng căn chưa dứt, nhưng với người đã chết chẳng khác mấy, thì còn lòng dạ nào mà hưởng vui sướng gì nữa.

Nhà vua mới nói rõ dụng ý: Theo thiển ý của anh thì Hiền đệ chỉ lo rầu cho cái thân một đời, mà hãy còn khổ đến như thế. Khi nghe thân sắp chết, hiện đang ở trong cảnh ngũ dục mà chẳng vui, huống chi các vị Sa Môn lo nghĩ nỗi khổ não trong ba đời: một khi thân này chết rồi lại thụ một thân khác, cứ như thế trải qua ngàn vạn ức kiếp nhiều thân chịu khổ, thật là cái khổ vô lượng không sao nói cùng. Vì các Ngài nghĩ việc cay đắng này, mới xuất gia tu đạo đễ tìm phương pháp vô vi độ thế; nếu các Ngài chẳng tinh tiến tu trì thì sẽ chịu khổ trải qua nhiều kiếp, nhiều đời. Hiền đệ có hiểu không?

Bấy giờ Thiện Dung Vương tử mới sáng mắt, đến trước vua mà thưa rằng: Em nghe những lời Vương Huynh dạy mới được tỉnh ngộ: sanh, già, đau, chết thật là đáng sợ; lo buồn khổ não trôi lăn chẳng dừng. Cúi xin Đại Vương, cho tôi xuất gia cầu đạo cẩn thận mà tu trì. Nhà vua hoan hỷ: Phải lắm, nhằm lúc, nhằm lúc.

Thế là Thiện Dung từ giã vương cung xuất gia mà làm Sa Môn tinh tấn tu Đạo, chứng quả A La Hán.

Đức Phật bảo các đệ tử: Các Đức Phật chỉ nói nửa bài kệ rằng:

Các hạnh vô thường

Là pháp sanh diệt

Dứt xong sanh diệt

Yên lặng là vui.

Kinh Cầu Ly Lao ngục

B. THÂN NGƯỜI

Đức Phật kể chuyện với các Tỳ kheo rằng: Ngày xưa xa có một vị Ngũ thông Tỳ kheo tên là Tinh Tấn Lực, ngồi dưới gốc cây trong núi yên lặng mà tu Đạo, cũng chính nơi đây và lúc này có bốn con cầm thú, nương ở xung quanh là: chim cáp, chim quạ, con rắn và con nai. Có một đêm chúng nó tự hỏi với nhau rằng cái khổ trong đời, thứ nào nặng hơn?

Chim quạ nhọn mồm có ý kiến trước: Đói khát là khổ hơn hết: những khi đói khát, thân ốm, mắt mờ, lòng dạ chẳng yên, cũng vì thế lắm khi thân sa vào cạm lưới, chẳng tránh mũi nhọn. Chúng ta tán thân thất mạng đâu chẳng bởi vì đói khát.

Chim cáp: Dâm dục là khổ hơn hết: mỗi khi sắc dục bức bách thì không chỗ nào là không nghĩ tới. Cũng nhơn đó rồi bị nguy thân thiệt mạng. Nó báo hại hơn cả, theo ý tôi.

Đến lượt rắn độc: Riêng tôi thì giận dữ là khổ hơn hết: một khi nổi giận là chẳng kể gì kẻ thân người sơ, và lắm khi làm hại mình, hại người nữa là khác.

Cuối cùng là con nai: Tôi cho sự kinh hãi là khổ hơn hết: tôi ở trong rừng lòng thường lo hồi hộp run sợ, những kẻ thợ săn, chó săn, lang sói, chợt nghe có tiếng đô?g phảng phất, thôi thì tuông chạy, bán sống bán chết, ruột gan run sợ, bỏ cả mẹ con, lắm khi bị sa hầm sụp hố, nguy hiểm đến tính mạng nữa là khác. Sau khi nghe chúng bàn luận, Tỳ kheo đính chánh rằng: Những điều các ngươi vừa nói đó là chỉ là thứ khổ ngọn ngành chứ chưa xét đến cái khổ cội gốc. Nỗi khổ trong thiên hạ không gì bằng cái thân. Thân là cái món đồ để đựng mọi thứ khổ, cho nên ta bỏ tục xuất gia tu Đạo, chính vì muốn tiêu diệt ý tưởng xằng xiên, chẳng tham đắm thân tứ đại giả dối, mục đích là dứt nguồn đau khổ vậy.

Kinh Pháp Cú

Cho rằng thứ khổ cũ là thật khổ, mà thứ khổ mới là vui, như người gánh nặng trở vai.

Kinh Tọa Thiền Tam Muội

Quan sát tấm thân do cha mẹ sanh giống như thổi một mảy bụi trần vào giữa thái hư không mười phương hoặc còn hoặc mất; lại cũng như biển cả đại dương yên lặng, chợt nổi lên một bong bóng trôi nổi lênh đênh sanh hay diệt cũng chẳng từ đâu mà có.

Kinh Lăng Nghiêm

Thân này như bọt, chẳng đặng còn lâu; thân này như huyễn do điên đảo khởi; thân này như mộng từ vọng thấy sanh; thân này như bóng bởi nghiệp duyên hiện.

Kinh Duy Ma

Ngày xưa có một người con ông Trưởng giả, vợ chồng mới cưới rất yêu kính nhau. Chồng bảo vợ: Em vào trong nhà bếp lấy rượu ra đây cùng uống cho vui. Người vợ vào vừa giở nắp lu, chợt thấy bống mình hiện ở trong lu, liền cho là người khác đã ẩn tự bao giờ, nổi tam bành lục tặc, trở ra sân si với chồng rằng: Anh đã chứa dấu đàn bà trong lu còn cưới tôi về làm chi nữa?

Chồng tức quá vào xem lại thấy bống mình, nổi sân chạy ra nạt vợ rằng: Mày dấu trai trong đó mà đổ thừa cho tao dấu gái? Thế là hai đứa sân si ẩu đả kịch liệt, thôi thì đánh nhau dữ dội la khóc om sòm, đàng nào cũng cho mình là phải. Giây lát có Thầy Tỳ kheo đi ngang qua nghe được nguyên do việc xảy ra đám đánh, đến mà xem thử mới biết là đánh lộn bóng, mà bùi ngùi tự than rằng: Người đời quá ngu cho cái giả là thật. Rồi tự đấm ngực xung phong mà rằng: Ta sẽ vì các ngươi mà bắt người trong lu ra cho; rồi Ngài lấy một cục đá to đập lu vỡ, rượu chảy linh láng, con người bóng trong lu cũng mất biến. Giải quyết cái bóng xong, đôi vợ chồng ôm lòng hổ trẽn.

Bấy giờ Thầy Tỳ kheo vì nói pháp, khiến cho đắc Đạo. Đức Phật lấy thí dụ: thấy bóng đánh lộn là bởi người đời chẳng biết cái "khổ không" của năm uẩn và bốn đại mà phải bị khổ sanh tử chẳng lúc nào dứt vậy.

Kinh Tạp Thí Dụ

Xưa có ngôi nhà hoang tương truyền nhà ấy thường có con ác quỉ, mọi người đều chẳng ai dám đến ở hay ngủ.

Bây giờ có một thanh niên tự xưng mình to gan và bảo với người ta rằng: "Tôi dám vào trong nhà hoang ấy mà ngủ một đêm cho bà con biết mặt." Tức thì anh vào ngủ thật.

Lát sau lại có một chàng nữa ở xóm khác, thường ngày tự cho mình là gan dạ và mạnh bạo hơn ai hết, cũng nghe người ta nói trong nhà hoang có quỉ, anh liền vác dùi đến và xô cửa vào mà đánh.

Thì anh chàng vào trước tưởng là quỉ thật ở ngoài đánh vào mình, nên anh giữ cửa rất chặt, phòng thủ cẩn thận, chẳng cho quỉ ngoài tiến vào. Thì anh ở ngoài lại quả quyết trong nhà đã sẵn có quỉ thật, nên dùng tận lực đánh vào...

Thế là trong đánh ra, ngoài đánh vào rất là kịch liệt, cho đến khi trời sáng mới nhìn nhau biết chẳng có quỉ quái gì cả.

Mọi người trong đời cũng như vậy. Do nhơn duyên mà tạm gặp nhau, thật chẳng có cái ta, nhưng các chúng sanh nào có biết! Rồi ngang chấp có ta, mới cưỡng sanh ra trang tụng.

Kinh Bách Dụ

Vua Di Lan hỏi ngài Na Tiên Tỳ Kheo rằng: Sa môn có tự yêu tấm thân mình không?

Na Tiên đáp: Là Sa môn chẳng còn tự yêu thân nữa.

Vua nói: Nếu chẳng tự yêu thân sao còn ở nhà ấm, ăn thức ngon, và tự muốn bảo vệ lấy nó?

Na Tiên gạn lại: Nhà vua đã từng vào trận chiến chứ?

Vua đáp: Có. Tôi đã có vào trận chiến.

Na Tiên hỏi: Khi vào trận đã có bị thương chưa?

Vua đáp: Đã có bị thương, vì mũi dao và tên nó chọt.

Na Tiên hỏi: Rồi làm sao cho vết thương?

Vua đáp: Tôi liền lấy thuốc và vải băng bó.

Na Tiên hỏi: Vì yêu vết thương mà băng bó hay sao?

Vua đáp: Chẳng phải yêu vết thương.

Na Tiên hỏi: Chẳng phải yêu mà chăm sóc làm chi?

Vua đáp: Muốn nó mau lành.

Ngài Na Tiên thuyết: Các vị Sa môn cũng thế. Các Ngài chẳng phải yêu vì cái thân, nên việc ăn mặc cũng chẳng phải vì ăn sang mặc đẹp, mà chỉ dùng để chi độ cho thân thể đặng phụng hành đạo pháp của đức Phật mà thôi, cho nên trong kinh nói: thân người có 9 lỗ là 9 chỗ thúi hôi bất tịnh.

Vua Di lan khen: Hay quá, Ngài nói hay quá!

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Đức Phật dạy các đệ tử: Mọi kẻ phàm phu ăn cơm mặc áo, dùng đồ nằm là muốn cho thân tâm vui sướng. Bồ tát, nếu khi phải dùng áo chẳng vì thân, mà chỉ vì pháp, cho nên chẳng kiêu mạn, mà phải thấp xuống; chẳng vì trang sức, chẳng vì xấu hổ, mà chỉ vì che lạnh nóng, gió độc mà thôi. Với việc ăn cũng thế, tâm chẳng tham đắm, chẳng vì kiêu mạn, chẳng vì thân lực... ăn với mặc như nhau.

Kinh Niết Bàn

Đức Phật dạy ngài Văn Thù rằng: Vì chúng sanh không có sức từ bi, ôm lòng sát hại, cho nên phải cấm dứt ăn thịt; nếu chẳng ôm lòng sát hại, có lòng đại từ bi, vì muốn giáo hóa tất cả chúng sanh, thì không có tội lỗi.

Kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn

Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Chốn đại địa này biến thành biển cả; bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đong khi tây, vì bị sóng dập gió dồi liên tiếp; mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa mù ngóc đầu tìm cây và chui đầu vào cây chừng có dễ gặp không?

Ngài A Nan trả lời rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển đông hải mênh mông, cây lại cây nổi, trôi theo chiều sóng gió đẩy đưa, đông tây bốn hướng nào có đình đậu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được.

Phật dạy: Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng còn có hy vọng; chớ đến như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong năm thú mà tái sanh được thân người, mới thật là khó hơn rùa gặp cây gấp mấy. Vậy nên các ngươi chính ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm muốn học đạo càng tăng cao mới được.

Kinh Tạp A Hàm

C. TÂM NGƯỜI

Tâm và vật bị có của tâm, bản tính vắng lặng, chẳng thấy nghe gì được cả. Tâm như trò huyển, do chúng sanh so đo chấp trước nên khởi ra vọng tưởng mà chịu mọi nỗi khổ vui. Công dụng của tâm như nước chảy, sanh diệt từng niệm một mà chẳng chút dừng. Tâm như gió mạnh trong một giây lát rất ngắn, hoa khắp mọi nơi. Nó cũng như đèn đuốc khi các duyên hòa hợp thời phát ra công dụng; như chớp sáng diện khí, chẳng đúng giây lát; nó xáu láu như con khỉ đột chuyền trên cây ngũ dục.

Lại cái tâm khéo léo như chàng họa sĩ, vẽ đủ màu sắc, đủ hình tượng. Và ngược lại nó vụng về mộc mạc như những kẻ đầy tớ, bị bọn phiền não sai sử như chong chóng.

Rồi nó cũng hung dữ như kẻ giặc cướp mà cướp hết các của công đức. Nó nhơ nhớp như bầy heo nái, ưa ăn các thứ tạp uế thậm tệ; và nó say đăm cũng như bầy ong mật trít trát trên những đóa hoa có khí vị.

Nhưng bản tính nó vẫn là phi khứ phi lai, nó giống như hư không chẳng hạn. Và bản tánh nó tuyệt nhiên không có những tướng sai biệt như: lớn nhỏ, khổ, vui hay là thượng, trung, hạ gì cả. Nhưng nó là thường trụ bất biến rất là thù thắng vậy.

Kinh Tâm Địa Quán

Tâm trôi theo cảnh giới, như đá nam châm hút sắt vậy.

Kinh Lăng Nghiêm

Các vị Bồ tát có đức tin tưởng phi thường: tin các pháp do nhơn duyên hòa hiệp mà sanh; tin không có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng kẻ trường thọ; tin không có kẻ tạo tác, kẻ lãnh lấy; tin không có cái ta và những vật bị có của cái ta. Với thế gian chẳng sợ hãi, chăm tu tinh tiến chỉ mong cầu thấu rõ cái tâm. Tâm là thế nào? Tham dục, sân nhuế, ngu si chăng? Hay hiện tại, quá khứ, vị lai chăng? Xét ra vị lai chưa đến, quá khứ đã khứ đã qua mất rồi, hiện tại chuyển biến luôn chẳng đứng yên. Tâm này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài và cũng chẳng ở chặn giữa. Nó không sắc không hình cho đến không thể thấy nghe được; nó chỉ là nương nhơn duyên điên đảo và vọng tưởng mà sanh ra các tướng sai biệt ấy thôi.

Nầy Thiên nam tử! Vọng tâm ấy như trò huyển, do nhớ tưởng phân biệt mà sanh khởi các món nghiệp nhơn; nó cũng giống như dòng nước chảy, sanh diệt chẳng chút ngừng; như lửa trên đèn có các duyên hòa hiệp mới phát hiện; như điện khí một sát na cũng chẳng dừng; như hư không chỉ vì bị khách trần phiền não làm ngăn ngại; như con vượn chuyền nhảy mọi cảnh giới; như họa sĩ tự do vẽ vời mà không nhất định; như kẻ oan gia gây mọi điều khổ não; như con voi cuồng phá hoại tất cả căn lành. Nó còn như cá tham mồi nuốt câu; với nguy mà tưởng là an; như trong cảnh chiêm bảo, với trong cảnh không "ta" mà sanh lòng tưởng có cái ta; như con ruồi xanh, với món nhơ nhớp mà cho là thơm ngon.

Kinh Bảo Vũ

Trong cảnh chiêm bao, thật không có việc lành mà cho là lành, việc không đáng giận dữ mà giận dữ nổi lên, việc không đáng sợ mà run sợ. Chúng sanh ở trong ba cõi cũng như thế ấy. Vì cái mê vô minh nó còn ngủ trong lòng, cho nên chẳng đáng sân mà sân, chẳng đáng buồn mà buồn.

Phải biết rằng ngoài tâm chẳng có cảnh chi sai khác, chỉ có chút mê tĩnh mà vọng thấy nhiễm cảnh mà thôi. Cho đến ngoài tâm không có tướng địa ngục, khi mà ác nghiệp thành tựu thời mới thấy có chịu khổ vậy thôi.

Luận Trí Độ

Đức Phật dạy đại chúng: Cảnh chẳng phải khổ mà cho là khổ, ngược lại cảnh khổ mà cho là vui. Lạc là cảnh giới Như Lai mà kẻ nào chẳng biết là điên đảo số một.

Trong vô thường mà cho là thường, ngược lại thường cho là vô thường. Thường là cảnh giới Như Lai mà kẻ nào chẳng biết là điên đảo số hai.

Trong chơn ngã mà cho là vô ngã, ngược lại trong vô ngã cho là ngã. Ngã là Phật tính mà kẻ nào hiểu trái lẽ là điên đảo số ba.

Trong bất tịnh mà cho là tịnh, ngược lại trong tịnh cho là bất tịnh. Tịnh cũng là Phật tính, vậy là điên đảo số bốn.

Kinh Niết Bàn

Có một người mê, chỉ đông là tây, chỉ tây là đông, nam bắc cũng thế, người đời mê muội cũng giống như thế. Đời có ba hạng người: một cuồng, hai si, ba bị bệnh gió. Những người này, tay cầm chiếc gươm, ý muốn chém đông mà lại chém tây, muốn chém nam mà lại chém bắc.

Người bài báng chánh pháp cũng giống như vậy: cho chánh pháp là tà pháp, ngược lại cho tà pháp là chánh pháp; cho pháp thường trú là vô thường, mà cho pháp vô thường là thường trú; cho lạc pháp là khổ, mà cho khổ pháp là lạc; cho bất tịnh là tịnh, mà cho tịnh là bất tịnh. Cho bậy như thế là kẻ đã bị mất tánh bình thường. Cho nên ta dùng mọi phương tiện: với chỗ tối tăm soi ánh sáng rực rỡ; vì muốn đắt dẫn ra, nên mở thông cửa ngỏ; vì kẻ ngu si mở ánh sáng trí huệ; vì kẻ lạc đường, chỉ cho biết nẻo chánh đạo; vì muốn độ cho qua, ban cho cầu, thuyền.

Muốn khiến cho tất cả chúng sanh đem lòng từ bi mà đối đãi lẫn nhau, như cha mẹ anh em chị em vậy.

Kinh Thập Trụ

Ngài Văn Thù Bồ tát thưa với đức Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì sao gọi là tâm địa? Xin Thế Tôn vì các chúng sanh diễn nói để: với kẻ chưa lìa khổ khiến lìa; chưa phát tâm Bồ đề khiến phát, và chưa chứng được quả Bồ đề khiến chứng.

Đức Phật khen: Văn Thù! Ngươi là mẹ đẻ trí huệ thật, vì muốn dắt dẫn những kẻ mới phát tâm Bồ đề mà hỏi nghĩa này, Ta sẽ vì chúng sanh mà nói: Tâm địa là Pháp rất thù thắng của mười phương Như Lai; là pháp đốn ngộ của tất cả phàm phu; là nơi điện ngọc để hưởng vui pháp lạc; là kho tàng bảo ngọc tặng vật lợi ích cho chúng sanh; là nguồn gốc sanh công đức của chư Phật. Và còn công năng tiêu trừ ác nghiệp cho tất cả chúng sanh; độ qua hiểm nạn sanh tử, làm im sóng mòi nơi biển khổ; làm cạn khô biển lão bệnh tử; đem đuốc đại trí soi sáng trên con đường dài sanh tử tối tăm. Mà nó cũng là pháp vô thượng, và ngọn cờ thù thắng nhất của chư Phật vậy; giống như bậc Đại thánh quốc vương tùy thời trị nước mới được đại thái bình an vui, tất nhiên kẻ nào trái lệnh là bị giết.

Ba cõi đều lấy tâm làm chủ. Kẻ nào hay quán sát tâm là có thể chứng được cứu cánh Niết bàn, mà chẳng quán được bị trầm luân khổ ải.

Tâm như chốn đại địa hay sanh trưởng ngũ cốc, nghĩa là hay sanh quả vị Bồ tát và Phật, cho nên gọi là tam giới duy tâm. Do đó nên gọi tâm là địa. Hễ ai gần gũi bạn lành nghe Pháp môn tâm địa, đúng như lý mà quán sát, đúng như pháp mà tu hành là có thể chứng được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác vậy.

Kinh Tâm Địa Quán

Ta thấy chúng sanh đều ở trong cảnh phiền não tham dục, sân nhuế và ngu si v.v… đầy đủ Phật trí, Phật nhãn, Phật thân đồ sộ chẳng lay động. Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh tuy ở trong phiền não mà thường đâu có ô nhiễm Như Lai tạng, đức tướng đầy đủ như Ta không khác. Ví như Chơn kim sa vào trong bất tịnh, chìm ngấm chẳng nổi, trải qua nhiều năm chẳng ai hay biết mà chất chơn kim kia không hề hư hoại, duy người có thiên nhãn mới thấy biết nơi ấy có hòn chơn kim báu quý vô giá.

Chúng sanh vốn sẵn có Phật tánh chứ chẳng phải từ nơi nào khác đem đến. Thí như có người trong chiếc áo đang mặc sẵn có viên ngọc như ý mà tự chẳng hay biết gì cả. Lại như bảo vật nă? sẵn trong kho tàng của mình mà chẳng tự biết để đến nổi phải bôn tẩu tìm cầu từng miếng ăn nuôi sống hằng ngày.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được tâm Đại trí, cho nên Ta nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Kinh Niết Bàn

Tâm tánh của tất cả chúng sanh vốn thanh tịnh, các phiền não không thể làm ô uế được, in như hư không, không khi nào bị thứ gì làm nhơ bẩn.

Kinh Đại Tập

Cái thanh tịnh của tâm tánh giống như mặt trăng nằm dưới đáy nước.

Kinh Bảo Tích

Tâm mà xa lìa được những đục vẩn, thời ta nói tâm ấy là Phật đó.

Kinh Nhập Lăng Già

Bồ tát ngoài việc giác ngộ tự tâm thì chẳng còn ngộ gì nữa. Tại sao thế? Vì giác ngộ tự tâm tức là đã giác ngộ tâm của tất cả chúng sanh vậy. Nếu tâm mình được thanh tịnh thì tất cả tâm của chúng sanh cũng đều được thanh tịnh; vì thể tánh của tâm mình tức là thể tánh của tâm tất cả chúng sanh vậy. Cho nên tự tâm mình xa lìa nhơ bẩn: tham, sân, si thời tâm của tất cả chúng sanh cũng đều được xa lìa nhơ bẩn: tham, sân, si vậy. Được như thế mới gọi là kẻ nhất thế trí giác.

Kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn

Này Bảo Tích: "Vì Bồ tát muốn nhiêu ích chúng sanh nên mới nói tịnh pháp, vì nói tịnh pháp nên trí huệ tịnh, trí huệ tịnh nên tâm mới tịnh; vì tâm tịnh nên tất cả công đức được tịnh, vì công đức tịnh nên cõi nước mới được thanh tịnh vậy."

Cho nên muốn được cõi nước thanh tịnh, thời trước phải tịnh tâm; do tâm tịnh nên Phật độ cũng thanh tịnh theo.

Bấy giờ ngài Xá Lợi Phất sanh lòng nghi thưa với Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Bồ tát tâm tịnh thời cõi Phật cũng tịnh như lời Thế Tôn vừa dạy. Thế thì khi Thế Tôn còn là địa vị Bồ tát tâm ý chẳng tịnh hay sao mà cõi Ta bà đây bất tịnh như thế này?

Đức Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Kìa mặt trời mặt trăng có thanh tịnh sáng chói không? Mà sao những kẻ mù chẳng thấy; vậy thì lỗi do mặt trời trăng hay lỗi bởi kẻ mù?

Xá Lợi Phất thưa: Chẳng phải mặt trời trăng chẳng cho người thấy, mà lỗi do người mù không thể thấy được.

Phật kết: Thế thì cõi Ta bà này tuy là thanh tịnh mà bọn các ngươi chẳng thấy đó thôi, là vì con mắt trí tuệ của các ngươi chưa mở được.

Kinh Duy Ma

D. TỘI ÁC

Tâm là nguồn tội ác, hình là rừng ác tội.

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Cái tâm nó lanh lẹ nhẹ nhàng động chuyển, khó nắm bắt, khó điều phục; nó rông chạy lung tung như con voi đại ác; nó thoạt qua mau chóng từng mỗi niệm như chớp sáng điện khí; nó nhảy vọt rộn ràng chẳng đứng yên như con vượn khỉ. A? là cội gốc của tất cả các điều tội ác vậy.

Kinh Niết Bàn

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là mụ làm mai mối cho kẻ giặc vào cướp đoạt của báu nhà mình.

Kinh Lăng Nghiêm

Nước hay hiện bóng, nếu đem đổ vào vò, rồi lấy vải bịt miệng vò lại, mới lấy lửa đốt cho thật nóng, nước trong vò sôi vọt. Chúng sanh đem mặt đến soi vào, chắc chẳng thấy bóng hình gì cả. Cũng giống như thế, nơi tâm vốn sẵn có ba món độc, nó sôi vọt ở trong, rồi năm món ngăn che là: tham dục, giận dữ, ngủ nghỉ, loạn động và nghi ngờ, nó bịt che bên ngoài thì làm sao mà thấy được Đạo.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Nữ?sắc là cùm xiềng gông tròng của thế gian, với kẻ phàm phu say sưa đắm đuối, không thể tự thoát được.

Kinh Nhựt Minh Bồ Tát

Phật dạy: Người mà chạy theo tình dục, tìm cầu thanh danh, khi thanh danh vừa ló mùi, thời cái thân đã chết mất rồi vậy. Lo tham thanh danh thế gian mà chẳng học Đạo, uổng công nhọc sức như trầm hương đốt lửa, thiên hạ chưa kịp nghe ngửi mùi thơm, mà nén hương đã tiêu thành tro mất rồi, là vì lửa làm nguy hiểm cho thân ở sát một bên sau lưng vậy.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Bị các nỗi khổ là bởi lòng tham dục làm gốc, nếu dứt tham dục, thời khổ không nương vào đâu mà tồn tại.

Kinh Pháp Hoa

Giận dữ là cội gốc làm mất các pháp lành, là nhơn đọa ác đạo, là kẻ oan gia của pháp vui, là đứa giặc cướp của lòng lành vậy.

Luận Trí Độ

Tấm thân như đất, lòng lành như lúa, lòng ác như cỏ. Cỏ bẩn chẳng trừ, lúa chẳng thành gạo. Người chẳng trừ ác, thời chẳng đặng Đạo. Người mạ giận dữ, là đất sanh cỏ. Lòng lành như điện, nó đến thì sáng, nó đi thì tối. Tà niệm như mây che chẳng thấy trời; đã khởi lòng ác làm gì thấy Đạo.

Kinh Tam Huệ

Tội lỗi rất lớn đối với đạo pháp chính là giận dữ. Các Bồ tát đến với các Bồ tát khác, nêu khởi lòng giận dữ, tức là đã mở xong trăm vạn cửa ngăn che. Đã có chỗ gọi: ngăn che chẳng cho thấy đạo Bồ đề, ngăn che chẳng cho nghe chánh pháp, ngăn che cho sanh về thế giới bất tịnh, ngăn che cho sanh về các ác thú, ngăn che bị nhiều tật bịnh, ngăn che bị nhiều hủy báng, ngăn che ôm lòng mất chánh niệm, ngăn che thiếu khuyết trí huệ, ngăn che gần ác tri thức, ngăn che ưa học tiểu thừa pháp, ngăn che chẳng đặng tin kính kẻ đại oai đức, ngăn che chẳng muốn cùng ở với người chánh kiến, và ngăn che chẳng đặng trừ sạch các nghiệp tội lỗi.

Kinh Hoa Nghiêm

Lòng giận dữ độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ.

Kinh Di Giáo

Một niệm khởi lửa giận, có thể đốt cháy gốc lành nhiều vô lượng kiếp.

Kinh Đại Nhựt

Thà sanh khởi trăm ngàn lòng tham, chớ khởi một cơn giận dữ; vì cái mà làm tổn hại lòng đại từ chẳng gì hơn bằng giận dữ.

Kinh Quyết Định Tì Ni

Kẻ phàm phu bị trăm món dục trói buộc, nghĩa là thân lẫn tâm bị ma ba tuần tự do dẫn đi như bọn thợ săn bắt được con khỉ, rồi trói lại thay nhau gánh đem về nhà.

Kinh Niết Bàn

Xưa có con rắn, đầu đuôi tranh hơn với nhau. Cái đầu bảo: ta có tai nghe, mắt thấy, miệng ăn, khi đi tất nhiên ta đi trước, còn ngươi đâu có những tài ấy mà hơn ta được, cho nên ta chắc chắn hơn ngươi vậy. Đuôi cãi lại: tuy vậy mà nếu ta chẳng cho ngươi đi thời ngươi không thể đi được. Rồi nó đem đuôi quấn vào cây ba vòng, nằm luôn ba ngày chẳng buông thả, cái đầu muốn đi kiếm ăn mà chẳng đi được, đói gần hụt hơi. Tính bề không xong, bắt đắc dĩ mà bảo rằng: thôi ta thua, ngươi hơn ta nên thả thân ra.

Cái đuôi mới chịu thả thân. Đầu bảo: ngươi đã hơn ta, ngươi phải đi trước. Cái đuôi thắng trận sung sướng vút vắt đi trước, thì chẳng bao lâu bị sa xuống hầm lửa mà chết thui mất.

Đức Phật dạy: cái thí dụ này, ví cho những chúng sanh ngu muội, tranh chấp nhơn ngã rồi đôi bên đều sanh giận dữ mà cùng nhau đọa vào tam đồ ác đạo vậy.

Kinh Tạp Thí Dụ

Những chúng sanh tự buông lung tham năm món dục nên mới hiện thành cảnh giới bất tịnh. Tại sao? Vì chúng sanh ngu si mê hoặc, bị nữ sắc làm mờ ám tâm trí mà phải chìm đắm, như chiếc áo trắng dễ ăn màu nhuộm. Như con trùng nằm trong đống phẩn, cho phẩn là ngon; như kẻ phạm tội bị nhiều hình ngục xiềng trói; như đứa mù dắt đứa đui dễ bị sa hầm sụp hố. Tổn hại căn lành, mất các pháp bảo, xa lìa giới hương, thương hại huệ mạng. Những chúng sanh như thế là vì ngu si, nên bị tham dục làm mù quáng mê mờ, còn bị nó sai khiến đủ thứ như đứa đầy tớ là khác.

Kinh Hoa Nghiêm

Thí như con sư tử khi bị đánh bắn, thì nó tìm kẻ ác hại mà trả thù. Lại như con chó đại cũng bị đánh đập mà chẳng biết tìm trả thù. Sư tử dụ cho người trí, biết tìm gốc mà diệt trừ phiền não. Chó dại dụ cho ngoại đạo lấy năm thứ lửa mà đốt thân, chẳng biết bản tâm vậy.

Những kẻ phàm phu phần nhiều mê mờ chơn đạo, chẳng biết quan sát thân tâm vô ngã, chỉ chuyên tập khổ hạnh cho là Đạo, rồi cũng vọng hành như ngoại đạo tà pháp lầm chấp trái với chơn đạo, chỉ gây nên ác pháp mà thôi.

Luận Đại Trang Nghiêm Kinh

Kẻ ngủ không được cho đêm là dài, người biếng nhác cho đạo là xa. Đứa ngu ở trong sanh tử mới lâu dài thật.

Kinh Pháp Cú

Người ngu si luống uổng đêm dài, giống như gỗ đá chạm trổ thành tượng, hình tuy giống người mà đâu có hiểu biết.

Kinh Bảo Tích

Phật dạy: Người ngu trong đời, chỉ thấy người ta ác mà chẳng biết mình ác, rồi cũng chỉ thấy cái lành của mình, mà chẳng thấy điều lành của người. Còn thêm nữa: tự cho mình là trí mà thiên hạ đều ngu; mình ở trong chỗ sáng, thiên hạ ở chỗ tối. Như thế thật quá ư mê muội mà chẳng tự biết.

Những kẻ ngu si chỉ thấy kiêu ngạo của người, mà chẳng tự biết cái kiêu ngạo nơi mình. Hễ kẻ nào tự biết mình lỗi là kẻ ấy có thể cùng bàn luận điều lành với họ được. Mà kẻ nào chỉ thấy cái hay của mình, thời không thể nói chuyện phải với họ được.

Kinh Pháp Luật Tam Muội

Nếu học hỏi được chút ít mà đã đem khoe khoan với người, ấy là kẻ mù cầm đuốc soi đường cho người ta mà tự mình chẳng thấy gì cả.

Kinh Pháp Cú

Đứa ngu phụng sự kẻ minh trí trọn đời, mà tự mình chẳng biết được chút chơn chánh đạo pháp gì cả. In như ăn rồi uống rượu cả ngày mà chẳng biết mặn lạt gì hết.

Kẻ trí phụng sự bậc Thánh hiền trong giây lát thì liền nhận rõ được chơn pháp. In như chót lưỡi chạm đến vật ăn liền biết cay ngọt.

Người trí tìm được một câu diễn ra thành trăm ý nghĩa. Mà đứa ngu tụng một ngàn bài chẳng hiểu nghĩa một câu. Tự biết mình là người ngu trong giới người ngu thì sẽ được điều lành. Mà người ngu tự xưng mình là kẻ trí, ấy là đứa ngu chánh tông trong bọn người ngu vậy.

Kinh Xuất Diệu

E. NGHIỆP BÁO

Tất cả chúng sanh đồng nương bốn đại mà thành, cho nên không có cái ta, và những vật sở hữu của cái ta. Nhưng, thảng hoặc có kẻ chịu khổ, có kẻ hưởng vui, và có tốt xấu, có quả báo hiện tại, quả báo hậu lai là tại sao?

Thời mới đáp như sau: tùy theo hành nghiệp của mỗi một chúng sanh mà cảm quả báo sai khác như thế. Chớ chẳng phải ai tạo tác cho, in như một hột giống nằm dưới ruộng mọc lên những cây lúa; như nhà huyển thuật hiện ra các hình sắc, như loài chim nở ra khỏi vỏ là có tiếng kêu.

Kinh Hoa Nghiêm

Ví như cát trong biển cả, nhiều không thể tính biết được; cũng như người tạo tác thiện ác họa phước, trước sau gây nên, nhiều không thể kể xiết. Nhưng đến khi mạng tận, thời làm ác phải sanh về chỗ khổ, mà làm lành sẽ sanh về chỗ vui; vì lành hay dữ đã điều có dự định nơi chỗ sẵn sàng trước vậy.

Kinh Bột

Vua Di Lan hỏi ngài Na Tiên: Người trong đời ai cũng có tứ chi đầy đủ: đầu mặt mắt tai và thân thể... nhưng sao có người sống lâu, có kẻ chết yểu, cho đến nhiều bệnh ít bệnh nghèo giàu cao thấp đẹp đẽ xấu xí; lại có người được người ta tin cậy, có người bị người ta nghi ngờ, có kẻ thông minh, có kẻ ngu muội. Tại sao có sự bất đồng như thế, thưa ngài?

Ngài Na Tiên đáp: ví như trái cây của các thứ cây, thứ cay, chua, thứ đắng, ngọt. Ngài hỏi lại nhà vua nó sai khác như thế, tại sao, tâu đại vương?

Vua đáp: vì trồng nhiều thứ cây khác nhau.

Ngài nói: cũng giống như người trồng cây kia. Bởi hành động tạo tác của mỗi người sai khác chẳng đồng, chẳng ai giống ai, cho nên mới có quả báo sai biệt như Đại Vương vừa kể trên. Và còn thêm nữa: ai cũng có cái miệng mà sao có kẻ nói ra tiếng, mà có người lại câm! Cho nên kinh Phật dạy: giàu sang, nghèo hèn, xấu tốt là đều do sự tạo tác của đời trước mà có, thời thiện ác tùy theo tự thân hình mà có được vậy.

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Ta thường thấy: kẻ yêu nghiệp mà được hưởng phước, còn người hiền lành lại bị tai họa, sở dĩ có trái ngược như thế là vì quả báo thiện ác chưa đến ngày chín; chớ quả báo thiện ác đến ngày chín, thời kẻ ác phải chịu khổ, mà người thiện được hưởng vui.

Kia như đánh người bị người đánh lại; gây oán với người bị người oán lại, cho đến mắng chửi hay sân nộ với họ, thời bị họ phản ứng như thường.

Vì người đời không nghe biết Chánh pháp nên chưa hiểu lý nhân quả của ba đời ấy thôi. Mạng sống ta đây có được là bao! Mà gây ác làm chi, đừng khinh thường ác nhỏ cho là ít lỗi; giọt nước tuy ít chứa dồn đầy thùng; tội nhiều đầy nhẫy cũng do chứa từ ít mà thành. Cũng chớ coi thường chút lành cho là không phước, một giọt nước tuy ít mà chứa dồn đầy lu. Phước đức đến khi đầy đủ cũng nhờ chứa dồn từng mảy mún mà thành.

Kinh Pháp Cú

Cha làm chẳng lành, con chẳng thay chịu; con làm chẳng lành cha cũng chẳng chịu thay. Làm lành tự hưởng phước, làm dữ tự chịu ươn.

Kinh Nê Hoàn

Người làm thiện ác có bốn kẻ chứng biết: một trời, hai đất, ba người gần, bốn ý của ta.

Kinh Mạ Ý

Nếu ta làm nghiệp lành vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt, dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa cũng chẳng bằng sức mạnh của nghiệp.

Luận Đại Trang Nghiêm Kinh

Ngài Ma Ha Nam bạch Phật rằng: Những lúc tôi g���p phải xe, ngựa, voi điên và người đánh lộn là khi ấy tôi mất tâm niệm Phật, không may lâm nạn bị chết thì sẽ sanh về cõi nào?

Đức Phật dạy: Lúc ấy không may thời ngươi vẫn được sanh về cõi lành, chứ chẳng sanh về ác thú đâu, ngươi đừng lo sợ. Ví như cái cây thường ngày nó nghiêng về hướng đông, nếu mà nó bị gãy thì quyết định nó ngã vế hướng đông. Người lành cũng như thế, nếu khi thân chết nhờ sức hun đúc ý thức lành đã nhiều ngày từ trước như kính tin trì giới, học hỏi, bố thí và trí huệ chắc được lợi ích mà sanh lên trời.

Luận Tà Trí

Muốn biết nhơn đời trước, cứ xem hưởng thọ quả ngày nay, muốn biết quả đời sau, cứ xem gây nhơn ngày nay.

Kinh Nhân Quả

Đức Phật dạy các đệ tử rằng: Đời có 4 hạng người:

  1. Trước khổ sau vui

  2. Trước vui sau khổ

  3. Trước sau đều khổ

  4. Trước sau đều vui

Hạng người thứ nhất là sanh vào trong gia tộc ti tiện sát nhơn mà biết thọ giáo tu pháp lành, ăn năn sám hối cải ác tu thiện. Hạng người thứ hai là sanh vào trong giòng hào tộc, vua chúa mà chẳng biết thụ giáo tu thiện gì cả, sẽ phải sanh vào ác thú. Hạng người thứ ba là sanh vào trong nhà nghèo hèn mà cũng chẳng biết tu phước làm thiện gì cả cũng sẽ sanh vào ác thú. Và hạng người thứ tư là sanh vào nhà giàu sang mà biết tu thiện là hạng người sẽ được sanh lên trời.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm

F. LUÂN HỒI

Một hôm Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, Ngài bảo các Tỳ kheo rằng: Nay Ta sẽ thuyết minh pháp sanh tử nhơn duyên các ngươi hãy khéo nghe nghĩ nhớ mà tu trì. Các Tỳ kheo thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con xin thọ giáo.

Đức Phật nói: Pháp nhơn duyên là: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão bệnh tử, ưu bi khổ não. Chẳng khá kể xiết.

Như vậy là thành tựu cái thân năm ấm.

Gọi cái chi là vô minh? Là chẳng biết: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Gọi cái chi là hành? Ba món hành vi của thân miệng và ý.

Gọi cái chi là thức? Là tai mắt mũi lưỡi thân ý sáu món.

Gọi cái chi là danh sắc? Là tư tưởng phân biệt gọi là danh; bốn đại nương nhau gọi là sắc. Danh sắc khác nhau.

Gọi các chi là sáu chỗ? Là mắt tai mũi lưỡi thân ý sáu căn.

Gọi cái chi là xúc? Là thức nương căn chạm biết cảnh, ba món này hòa hợp lại gọi là xúc.

Gọi cái chi là thọ? Là đối với cảnh cảm nhận khổ hay vui.

Gọi cái chi là ái? Là khởi dục ái, hữu ái, vô ái mà ưa đắm cái thân.

Gọi cái chi là thủ? Là quá ưa đắm, nắm lấy chặt chẳng buông nới.

Gọi các chi là hữu? Lạ thọ sanh về cõi dục, sắc, vô sắc ba cõi.

Gọi các chi là sanh? Là cảm nghiệp báo, sanh cái thân năm ấm.

Gọi cái chi là lão? Là răng rụng, đầu bạc, sức yếu, mạng giảm suy.

Gọi cái chi là tử? Là biến đổi vô thường, xa kẻ thân, mạng sống đoạn diệt.

Các Tỳ kheo nên biết ấy là pháp sanh tử nhơn duyên.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm

Gọi là 12 nhơn duyên là: phiền não, nghiệp và khổ, ba món này thay đổi mà làm nhơn làm duyên lẫn nhau mãi mãi vậy.

Bắt đầu là vô minh, ái, và thủ là phiền não. Hành, hữu là nghiệp. Còn bảy món kia là thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, sanh, lão tử là khổ. Do phiền não sanh nghiệp, nhơn nghiệp sanh khổ, nhơn khổ sanh phiền não. Ba món phiền não, nghiệp và khổ này thay nhau sanh luôn chẳng dừng như bánh xe chạy tròn.

Luận Thập Nhị Nhơn Duyên

Vua Lăng Già hỏi Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Chúng sanh chết rồi, trong khi chưa sanh thân sau, thời thần thức ở chỗ nào?

Phật đáp: Đại Vương, như hột giống sanh mộng, hột giống diệt trước, rồi sau sanh mộng, hay là mộng sanh rồi mà sau hột giống mới diệt, hoặc là khi hột giống diệt mà mộng sanh?

Nhà vua đáp: Khi hột giống diệt là mộng mới sanh.

Phật nói: Sanh diệt đồng thời không có cái nào trước sau. Tức là khi thức trước diệt cũng tức là khi thức sau sanh.

Kinh Lăng Già

Có người Bà La môn tên là Thân Giao nghe nói lý vô ngã, nghĩ rằng: Nếu mà vô ngã, vậy thì cái gì đến đời sau?

Ngài Kiều Thi Ca trả lời: Tùy theo các hành nghiệp phiền não đời quá khứ mà được thân hiện tại này; với đời hiện tại này lại gây nên các hành nghiệp nữa, mà được thân đời vị lai. Ví như hột giống nhờ các trợ duyên hòa hợp mà mộng sanh; hột giống này nó sanh mộng cần các trợ duyên, cái mộng nó thêm lớn hột giống cần phải diệt; vì hột giống diệt nên vô thường, vì mộng sanh nên chẳng đoạn. Do đó nên Phật nói lãnh thọ thân cũng giống như vậy. Tuy là vô ngã mà nghiệp báo chẳng sai mất.

Bà La Môn lại hỏi: Tôi nghe lý vô ngã được hiểu phần nào nhưng hãy còn chút nghi này nữa. Nếu là vô ngã thời những việc làm đã qua mà sao nghĩ nhớ mà chẳng quên?

Đáp: Vì có niệm giác nó tương ưng với tâm, nhớ nghĩ những việc cả ba đời mà chẳng quên mất.

Lại hỏi nữa: Nếu vô ngã thời quá khứ đã diệt, hiện tại tâm sanh, sanh diệt đã khác; làm sao giữ nhớ chẳng quên?

Đáp: Mọi loài thọ sanh lấy thức làm hột giống, cho nên khi vào trong đám ruộng mẫu thai, nhờ nước ái thủy mà thấm nhuần, thân cây mới được sống; in như hột đào theo loài mà sanh. Thân đời này gây nghiệp; có năng lực cảm thành thân đời sau; nhưng chẳng phải thân đời này mà sanh ra thân đời sau được. Nó chỉ nương nghiệp nhơn duyên mà lãnh chịu thân sau vậy thôi. Sanh diệt tuy khác mà nối nhau chẳng dứt.

Nhơn đây, Ngài Kiều Thi Ca thuyết thêm cho rõ: Vô minh duyên hành, hành duyên thức cho đến duyên sanh, lão, tử ưu bi khổ não.

Ngược lại: Vô minh diệt thời hành diệt, hành diệt thời thức diệt, cho đến lão tử diệt rồi ưu bi khổ não cũng diệt theo. Bởi vì nó theo các duyên mà có, chớ đâu có chủ tể!

Kinh Đại Trang Nghiêm

Vua Di Lan hỏi ngài Na tiên: Thưa Tôn giả! Thân tâm hiện tại với thân tâm vị lai là đồng hay chăng?

Ngài Na Tiên đáp: Chẳng phải vậy, thân tâm hiện tại làm nghiệp lành dữ, vì nghiệp ấy mà sanh ra thân tâm khác.

Nhà vua nói: Vậy thời cái thân tâm mới sanh chẳng cùng với ác nghiệp biệt ly sao?

Ngài đáp: Nếu thân tâm chẳng sanh thời không có. Nhưng thân tâm quyết định có sanh, nên ác nghiệp không thể xa lìa được. Ví như có người cầm đèn lửa trèo lên nóc nhà mình, lợp bằng rơm, đốm lửa rớt, nhà bị cháy, và ngọn lửa dữ lan dần cháy đến cả làng.

Bấy giờ người làng mới bắt được kẻ gây hỏa hoạn mà trách rằng: Sao ngươi đốt làng ta, vì cớ chi? Kẻ ấy đáp: Ta chẳng phải đốt làng ngươi, không may đốm lửa rơi trên nóc nhà ta mà thôi. Cái lửa ở trên cây đèn với lửa cháy nhà khác biệt vậy. Đó là lời đáp có chắc đúng vậy chăng?

Nhà vua đáp: Không phải, lửa cháy làng mà có là bắt đầu từ lửa cây đèn.

Ngài nói: Phải. Thật như vậy. Sanh thân tâm đời trước cũng với thân tâm sanh sau là hai vật sai khác; nhưng thân tâm sẽ sanh sau đây là cái kết quả của đời hiện tại vậy, cho nên cùng với ác nghiệp chẳng rời nhau được.

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Hết thảy chúng sanh từ hồi nào đến giờ lắm nhiều điên đảo, lầm nhận bốn đại là tướng của tự thân, và sáu món trần duyên ảnh là tướng của tự tâm; in như người bị bệnh mắt lầm thấy hoa đốm giữa không trung, và mặt trăng thứ hai. Mà giữa không đâu có hoa, vì bệnh mà lầm thấy vậy. Cho nên bị sanh tử trôi lăn gọi đó là vô minh.

Kinh Viên Giác

Vua nước Ma La Đà hỏi đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn: Tất cả chúng sanh vì sao gây nghiệp?

Đức Phật đáp: Vì nó nương ngã kiến rồi sanh điên đảo phân biệt. Điên đảo phân biệt chính là mê lầm, bởi mê nên gây nghiệp, rồi vì nghiệp mà chẳng được giải thoát.

Vua hỏi: Vậy thời các ngã kiến ấy do đâu mà có?

Đức Phật đáp: Lấy vô minh làm cội gốc mà có.

Vua hỏi: Vô minh lấy cái gì làm cô? gốc?

Đức Phật đáp: Do ý nghĩ trái lý làm gốc.

Vua hỏi: Ý nghĩ trái lý lấy gì làm gốc?

Phật đáp: Do lòng bất bình đẳng làm gốc.

Vua hỏi: Lòng bất bình đẳng là cái chi?

Phật đáp: Từ hồi nào đến giờ, thật chẳng biết đúng nghĩa "nhu" gọi là lòng bất bình đẳng.

Nhà vua hỏi thêm: Kính bạch Đức Thế Tôn! Cái nghĩa ấy như thế nào?

Phật đáp: Nghĩa là "Thật bất như tri" là với "không" chấp là "có". Nếu đối tất cả pháp ly trần ly kiến mà nói đúng như thế, là lời nói chơn thật vậy.

Kinh Pháp Tập

Nghĩ nhớ thân ta nên sanh khởi thân nghiệp, nghĩ nhớ lời ta nên khởi khẩu nghiệp; nghĩ nhớ ý ta nên sanh ý nghiệp. Rồi sanh khởi nào là: tham lam, giận dữ, lười biếng, tán loạn, phạm giới và ác tâm, phá hoại sáu món Ba la mật đa. Những người như thế chẳng gọi là Bồ Tát được.

Kinh Bát Nhã

G. CÔNG HẠNH VÀ TỪNG BỰC GIẢI THOÁT

Căn lành có ba thứ: một căn lành phước phần, hai căn lành giải thoát, ba căn lành đạt phần.

Phước phần là người hay tu nghiệp nhơn người, trời sanh về cõi người thì được giòng giàu sang hoặc vua chúa, sanh về cõi trời thì làm vị Đế Thích, Phạm Vương.

Giải thoát phần là hay tu nhơn giải thoát, quyết định chẳng trở lui mà đến Niết Bàn.

Đạt phần là hay tu nhơn, từ noãn pháp đến thế đệ nhứt pháp.

Người bố thí có một nắm cơm mà có thể được món căn lành giải thoát phần, lại có người cứ giáp năm năm mở một Đại hội bố thí mà chẳng được phần giải thoát. Hoặc có ngươi trì trai giới trong một ngày, có thể được phần giải thoát, mà người trì trai giới trọn đời chẳng được giải thoát. Hoặc có người tụng một bài kệ mà được phần giải thoát, lại có người lảu thông văn nghĩa Tam Tạng mà chẳng được món căn lành của phần giải thoát. Tại sao có sự trái ngược như thế? Nếu tu được các công hạnh như trên mà đem tâm dũng mạnh hồi hướng về Niết Bàn giải thoát thì hẳng lìa sanh tử, nếu chẳng đem hồi hướng như thế thời có bố thí trì giới và tu học cho đến trọn đời cũng chẳng được giải thoát gì cả.

Luận Bà Ta

Giới, Định, Huệ, là con đường giải thoát. Giới là nghĩa oai nghi. Định là nghĩa bất loạn. Huệ là nghĩa trí giác, và giải thoát là nghĩa lìa trói buộc.

Lại nữa giới: diệt trừ ác nghiệp. Định: diệt trừ trói buộc. Huệ: diệt trừ kiến sử. Và còn ba món thiện sai biệt nữa: Giới là sơ thiện. Định là trung thiện. Huệ là hậu thiện. Tại sao giới là sơ thiện? Vì người có tinh tấn mới trì giới chẳng lui, bởi chẳng lui nên mới được mừng vui, và nhờ tâm vui mới được định nên gọi là sơ thiện. Rồi nhờ Định mà đối với tất cả pháp thấy biết đúng "Như thật" nên gọi là trung thiện. Còn Huệ mà gọi là Hậu thiện là đã thấy biết đúng như thật. Thời chẳng mê, do chẳng mê nên lìa dục; mà lìa dục là giải thoát chớ còn gì nữa.

Luận Giải Thoát Đạo

Giới là thềm bực của tất cả pháp lành, mà cũng là cội gốc nữa. In như đất là chỗ sinh trưởng của tất cả cỏ cây muôn loài.

Kinh Niết Bàn

Giới là gốc chánh thuận giải thoát, nên gọi là giải thoát giới bổn. Nhờ giới mơi?được sanh các thiền định và trí huệ diệt khổ, vậy nên các Tỳ kheo phải trì tịnh giới, đừng để thiếu khuyết. Nếu ai năng trì tịnh giới thì được pháp lành; bằng không tịnh giới, các thiện công đức không thể sanh được. Vậy nên phải biết giới là chỗ yên ổn công đức thứ nhứt vậy.

Kinh Di Giáo

Năm giới là:

    1. Chẳng sát sanh

    2. Chẳng cho chẳng lấy

    3. Chẳng tà dâm

    4. Chẳng nói dối

    5. Chẳng uống rượu. Nếu ai thường tu trì năm giới là được quả báo sanh về cõi người cõi trời.

  1. Kinh Trung A Hàm

Tám giới là năm giới trước và thêm ba giới nữa là:

  1. Ăn chẳng quá trưa

  2. Chẳng ngồi nằm tòa cao giường rộng

  3. Chẳng nhảy múa, đánh nhạc và thoa dầu thơm vào thân. Nên gọi là bát quan trai giới pháp của các Tỳ kheo Hiền Thánh vậy.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm

Mười pháp lành là: Thân có 3: chẳng sát, trộm, tà dâm. Khẩu có 4: chẳng nói dối, hai lưỡi, ác khẩu và nói thêu dệt. Ý có 3: chẳng khởi tham dục, giận dữ và tà kiến.

Kinh Hải Long Vương

Mười món trọng cấm giới là:

  1. Chớ vì vui sát sanh

  2. Chớ cướp trộm của người

  3. Chớ cùng với đàn bà mà hành dâm

  4. Chớ cố ý nói dối

  5. Chớ mua hay bán rượu

  6. Chớ nói lỗi của tứ chúng

  7. Chớ tự khen mình mà chê người

  8. Chớ lẫn pháp với kẻ cầu pháp mà còn hủy báng nữa

  9. Chớ chịu lời can rồi lại giận dữ khước lui mà chẳng tự ăn năn

  10. Chớ bài báng Tam Bảo

Tỳ kheo phạm phải 10 giới này bị tội rất nặng.

Kinh Phạm Võng

Hỡi các Tỳ kheo: Nếu ai nhiếp tâm thời tâm có định. Vì tâm có định mới có thể biết được pháp sanh diệt của muôn vật. Vậy nên các ngươi thường phải tinh tấn tu tập cắc định. Nếu ai được định thời tâm chẳng tán loạn; in như con nhà nông tiếc nước, khéo trị bờ cõi. Các ngươi cũng nên tiếc nước trí huệ, khéo tu các thiền định, chớ để lọt mất đi uổng lắm.

Kinh Di Giao

Nhập định tu hành tuy có nhiều món, nhưng ai muốn vào chỉ có hai cửa này là dễ hơn, một là bất tịnh quán, hai là trì tức niệm.

Tu quán bất tịnh, chính vì trừ lòng tham dục, mà đối trị tham dục có hai phương pháp: một quán thây mình; hai quán thây người. Những kẻ sáng trí, quán thây mình từ dưới chân lên đầu quan sát cùng khắp khiến tâm ớn nhàm. Còn kẻ tối trí, phiền não quá mạnh, khó mà uốn dẹp được, phải nhờ sức bên ngoài mới đối trị nổi, thời cần quán thây kẻ khác. Khi quán thây người, phải khởi lòng từ trước đã. Rồi đi đến chỗ thây người chết nằm, do thấy tướng thây chết mà nghĩ đến tướng mình: nghĩ rằng tướng kia đã vậy thì tướng mình cũng sẽ như thế.

Tiếp theo cứ nương thây kia mà làm 8 pháp quán tướng để đối trị 4 thứ tham dục: Vì trị mê tham dục hình dung nhan sắc tướng người thời phải quán tướng xanh bầm và đen đỏ nơi thây chết; vì trị mê tham dục tướng mạo nơi người, thời phải quán tướng thây năm vóc rả rời và bị cầm thú giành ăn; vì trị mê về da láng, thời quán tướng thịt xương tan nát; vì trị mê ăn mặc xinh đẹp thời quán tướng thây sình chương hôi thúi. Rốt sau quán từng đốt xương nơi thây ấy. A? là tu bất tịnh quán vậy.

Phương pháp trì tức niệm là nghĩ nhớ hơi thở ra vào, chính vì để đối trị tư tưởng tán loạn. Chuyên tu pháp nầy có 6 thứ là: đếm hơi, tùy ý, ngừng hơi, quán hơi, chuyển và định hơi vậy:

  1. Đếm hơi: Đếm hơi thở ra vào, đề phòng tâm chớ cho tụ hoặc tán cảnh khác. Phàm đếm hơi, trước phải bắt đầu từ hơi hít vào, vì con người khi mới sanh trước hít hơi thở vào; rồi khi chết hơi thở cuối cùng là thở ra. Thở ra mà chẳng hít vào là chết. Dùng phương pháp quan sát ngôi sanh tử như vậy, rồi tưởng đến cơn vô thường lần lần mới có thể tu tập.

  2. Tùy ý: Theo dõi hơi thở ra vào, chuyên tâm ghi nhớ nó ra vào dài hay ngắn.

  3. Chỉ tức: Theo dõi hơi thở ra vào mà chuyên nhớ nó dùng đậu ở chỗ nào, khi nó dừng đậu ở chỗ nào, chẳng hạn như ta muốn nó dừng đậu ở chỗ sống mũi, hoặc giữa chặng lông mày, hoặc dưới ngón chân tùy ý mà an trụ thời tâm đắc các chỗ ấy.

  4. Quán tức: Quán hơi thở ở trong thân như sợi dây chỉ luồng trong lòng hột chuỗi vậy.

  5. Chuyển tức: Quán cả vật chất lẫn tinh thần nghĩa là bốn món đại chủng tạo sắc: "tức là đất, nước, gió, lửa" và tâm vương cùng tâm sở đều quán cả.

  6. Tịnh tức: Từ địa vị thế đệ nhứt thăng tiến mãi cho tới kiến đạo tận trí v.v… gọi là tịnh tức. Tu hai pháp quán này là tâm được định.

Luận Cu Xá

Đức Phật dạy: Này các Tỳ kheo! Kẻ giác ngộ là hiểu bốn đạo lý Tứ đế đúng như sự thật.

Biết Khổ đế đúng như sự thật, là biết 8 món khổ: sanh, già, đau, chết, xa lìa kẻ ân ái, gặp gỡ kẻ oán thù, cầu muốn chẳng đặng và năm ấm bức bách.

Biết Khổ Tập đế: đúng như sự thật, là biết tâm ái trước hiện tại rồi phải chịu lấy thân và lòng tham dục ở vị lai, là vì có thân và dục nên tìm lấy các món khổ quả.

Biết Khổ Diệt đế là biết ái, dục và các món khổ quả khiến dứt hẳn không còn gốc sanh tử nữa.

Biết Khổ Đạo đế là biết tám món Chánh đạo.

Này các Tỳ kheo! Cần phải biết 4 món Khổ, Tập, Diệt rồi mới tu 8 món Chánh đạo của Đạo đế là chứng được Đạo quả vậy.

Kinh Trung A Hàm

Tám món Chánh đạo là:

  1. Thấy biết chơn chánh

  2. Suy nghĩ chơn chánh

  3. Nói lời chơn chánh

  4. Nghề nghiệp chơn chánh

  5. Lối sống chơn chánh

  6. Tinh tiến chơn chánh

  7. Nghĩ nhớ chơn chánh

  8. Thiền định chơn chánh

Thấy biết chơn chánh là tinh tu bố thí, lễ kính sa môn, đạo nhơn, cúng dường Phật, và hiếu thuận cha mẹ, tu mọi pháp lành đời sau được phước.

Suy nghĩ chơn chánh là nghĩ nhớ đến Đạo, chẳng giận dữ, tu nhẫn nhục chẳng lấn nhau.

Nói lời chơn chánh là chẳng phạm lỗi nói dối thêu dệt, ác khẩu, hai lưỡi.

Nghề nghiệp chánh, là chẳng trộm cướp, chẳng sát sanh, chẳng mãi dâm.

Lối sống chánh, là đối với uống ăn giường nằm v.v… chẳng tham, xa lìa phi pháp.

Tinh tiến chánh, là tu hạnh tinh tiến.

Nghĩ nhớ chánh là ý chẳng nghĩ bậy.

Thiền định chánh, là giữ gìn ý thức đừng cho phạm lỗi vậy.

Kinh Bát Chánh Đạo

Dùng trí huệ quan sát nguyên do của sanh tử: bởi "sanh" có già chết, sanh làm trợ duyên cho "già chết"; sanh bởi "hữu" mà khởi, hữu làm trợ duyên cho sanh; hữu bởi "thủ" mà khởi, thủ làm trợ duyên cho hữu; thủ bởi "ái" mà khởi, ái làm trợ duyên cho thủ; ái bởi "thọ" mà khởi, thọ làm trợ duyên cho ái; thọ bởi "xúc" mà khởi, xúc làm trợ duyên cho thọ; xúc bởi "lục xứ" mà khởi, lục xứ làm trợ duyên cho xúc; lục xứ bởi "danh sắc" mà khởi, danh sắc làm trợ duyên cho lục xứ; danh sắc bởi "thức" mà khởi, thức làm trợ duyên cho danh sắc; thức bởi "hành" mà khởi, hành làm trợ duyên cho thức; hành bởi "si" mà khởi, si làm trợ duyên cho hành.

Bởi vì duyên "si" mới có "hành" duyên hành mới có "thức" duyên thức mới có "danh sắc" duyên danh sắc mới có "lục xứ", duyên lục xứ mới có "xúc" duyên xúc mới có "thọ" duyên thọ mới có "ái" duyên ái mới có "thủ" duyên thủ mới có "hữu" duyên hữu mới có "sanh", và duyên sanh mới có "lão bệnh tử", và "ưu bi khổ não" vậy.

Lại cũng dùng trí huệ mà quan sát: không có "sanh" thời không có "lão tử", không có "hữu" thời không có sanh, không có "thủ" thời không có hữu, không có "ái" thời không có thủ, không có "thọ" thời không có ái, không có "xúc" thời không có thọ, không có "lục xứ" thời không có xúc, không có "danh sắc" thời không có lục xứ, không có "thức" thời không có danh sắc, không có "hành" thời không có thức, và không có "si" thời không có hành.

Vậy nên "si" diệt thời "hành" diệt, hành diệt thời "thức" diệt, thời "danh sắc" diệt, danh sắc diệt thời "lục xứ" diệt, lục xứ diệt thời "xúc" diệt, xúc diệt thời "thọ" diệt, thọ diệt thời "ái" diệt, ái diệt thời "thủ" diệt, thủ diệt thời "hữu" diệt, hữu diệt thời "sanh" diệt, sanh diệt thời lão tử và ưu bi khổ não cũng diệt hết.

Chính lúc Bồ tát suy nghĩ và quan sát như thế, thời phát sanh ra nào là: trí kiến, pháp nhãn, giác ngộ, sáng tỏ, thông suốt, trí huệ và chứng đạo.

Bồ tát dùng trí quan sát 12 nhơn duyên bằng cách: thuận đi và nghịch về, (thuật ngữ lưu chuyển "đi" và hoàn diệt "vê") đúng như thật mà hiểu biết và đúng như thật mà thấy biết xong, tức thì chứng được quả chánh đẳng chánh giác cao tột.

Kinh Trường A Hàm

Nếu hành giả chuyên tu "chỉ" thời tâm chím lặn, hoặc sanh trễ nhác, chẳng ưa các việc lành, xa lìa lòng đại từ, vậy nên cần phải tu "quán" nữa. Hành giả tu quán: cần phải quan sát các pháp hữu vi trong thế gian, chẳng đặng dừng lâu, giây lát biết hoại, vì tất cả hành nghiệp của tâm sanh diệt từng mỗi niệm, cho nên bị khổ, nên quán các pháp đã nghĩ niệm thời quá khứ mường tượng như chiêm bao, nên quán các pháp đang nghĩ niệm hiện tại như điện chớp nhoáng; nên quán các pháp nghĩ niệm ở vị lai như mây bỗng nhiên sanh khởi, và nên quán tất cả thân thể người thế gian thảy đều bất tịnh không chút đáng ưa. Và nên nghĩ như vậy: Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, bởi vô minh xông ướp thành thói quen, nên khiến tâm sanh diệt tất cả thân lẫn tâm thời quá khứ đã bị nhiều khổ não hiện tại đang có khốn ngặt không lường; còn khổ ở vị lai cũng không ngằn mé, khó bỏ khó rời mà nào hay biết! Những chúng sanh như thế rất là đáng thương. Suy nghĩ như vậy, liền nên mạnh mẽ lập đại thệ nguyện: nguyện cho tâm ta, xa lìa phân biệt, khắp cùng mười phương tu hành tất cả các công đức lành; tận cùng vị lai dùng vô lượng phương tiện cứu vớt tất cả chúng sanh khổ não, khiến cho chứng được vui Niết Bàn đệ nhất nghĩa.

Vì đã thành lập thệ nguyện như thế nên với tất cả thời, tất cả xứ có bấy nhiêu điều lành, tùy sức kham năng của mình, chẳng bỏ tu học, tâm không trễ nhác. Duy trừ lúc tọa thiền chuyên tu niệm về "chỉ" mà thôi, kỳ dư tất cả thời, thảy đều quan sát việc nên làm, việc chẳng nên làm…

Luận Đại Thừa Khởi Tín

Những khi đi, đứng, ngồi nằm và đứng dậy cần nên "chỉ quán" cùng tu một lúc đã có chỗ dạy: tuy nghĩ, tự tánh các pháp chẳng sanh mà lại liền nghĩ: Nhơn duyên hòa hiệp thời nghiệp lành dữ quả báo khổ vui v.v… chẳng mất chẳng hư vậy. Tuy nghĩ nhơn duyên lành dữ nghiệp báo mà cũng liền nghĩ tánh nó chẳng khá được. Nếu tu "chỉ" thời đối trị phàm phu tham đắm thế gian và có thể bỏ kiến chấp của bực nhị thừa khiếp sợ. Nếu tu "quán" thời đối trị bực nhị thừa chẳng phát khởi lòng đại bi là bởi vì tâm yếu ớt và xa lìa phàm phu chẳng tu căn lành. Vì những nghĩa ấy nên "chỉ quán" hai món chẳng bỏ rời nhau. Nếu "chỉ quán" chẳng cùng tu một lúc thời không thể nào vào được Đạo Bồ đề.

Luận Đại Thừa Khởi Tín

Này các Tỳ kheo! Người có trí huệ thì không tham đắm, nên cần tự tĩnh đừng để mất chánh niệm, là ở trong pháp Ta được Đạo quả giải thoát. Nếu bỏ mất trí huệ đã chẳng phải người Đạo lại phi kẻ tục, chẳng biết gọi tên chi cho trúng. Kẻ thật có trí huệ tức là con thuyền bền chắc vượt qua biển lão bệnh tử; mà cũng là ngọn đèn sáng vĩ đại soi chỗ tối vô minh; lại cũng chính là vị thuốc hay chữa lành mọi chứng bệnh; rồi nó cũng là cái búa bén hạ các cây phiền não.

Vậy nên các ngươi phải lấy ba món huệ là: văn, tư, tu mà tự lợi ích. Nếu người chỉ có ánh sáng trí huệ, tuy chưa có thiên nhãn, nhưng cũng là kẻ minh kiến vậy.

Kinh Di Giáo

Vì sao gọi văn, tư, tu là ba huệ? Văn huệ là khi nghe được pháp, tâm thường vui mến chẳng nhàm mỏi vậy. Tư huệ là với tất cả pháp "hữu vi" đúng như thật tướng mà nghĩ nhớ quan sát nhận biết: vô thường, khổ, không, vô ngã biết nó sanh diệt từng mỗi niệm. Chẳng bao lâu bị bại diệt mà sanh lòng nhàm lìa, mới quyết lấy Phật trí huệ vậy. Tu huệ là thật ly dục, vì dục là pháp bất thiện, rồi mới lần lữa chứng vào Đạo vậy.

Luận Phát Bồ Đề Tâm

Có bốn pháp làm nhơn gần cho Đại Niết Bàn:

  1. Gần gũi bạn lành

  2. Chuyên tâm nghe pháp

  3. Chuyên niệm suy nghĩ

  4. Đúng như pháp tu hành. Vì nếu chỉ nghe suông thì chẳng được Đại Niết Bàn, nên phải có tu tập mới được Đại Niết Bàn. Thí như người bệnh tuy được Thầy thuốc nói cho nghe tên món thuốc, nhưng bệnh chưa thể lành, muốn bệnh lành trước phải uống thuốc.

Kinh Niết Bàn

Đức Phật bảo Ngài Đại Huệ: Này Đại Huệ! Bồ Tát phải khéo léo quán sát hai tướng vô ngã: thường gọi người là tướng không ta và pháp tướng không ta. Người tướng không ta là uẩn, xứ, giới nó là cái ta và những sự vật bị có của cái ta. Do vô minh ái nghiệp sanh khởi, mắt tai các thức mà lấy tướng sắc v.v… thành chấp trước. Thân thể và thế giới đều là vật bị hiển hiện của tạng tâm, nối nhau từng giây lát rất ngắn, biến hoại chẳng dừng như giòng nước chảy, như hột giống chuyển mình sanh mộng, như ngọn đèn mãi sanh diệt, như đám mây bay lơ lửng, nó nhảy động chẳng yên như con khỉ, nó thích ăn đồ dơ như loại ruồi lằng, nó chẳng biết nhàm đủ như lửa dữ, vì bởi tập khí nên ở trong các loài trôi lăn chẳng dứt như bánh xe lấy nước. Nhưng có những oai nghi động tịnh nơi thân, giống như thây chết được cử động là nhờ sức thần chú; cũng như người gỗ nhờ máy mà cử động. Nếu ai biết rõ được các tướng ấy là đã được vô ngã trí.

Đại Huệ! Pháp vô ngã trí là biết đúng như sự thật, phân biệt uẩn, xứ, giới là tánh vọng chấp mà có. Bồ tát biết các món ấy không có cái ta và vật bị có của cái ta, chỉ bởi chất chứa dây nghiệp ái rồi trói buộc lẫn nhau mà thay nhau sanh khởi, vì là nhơn duyên sanh, nên biết nó vô ngã là không có kẻ năng tác.

Này Đại Huệ! Uẩn xứ, giới v.v… lìa đồng tướng, dị tướng. Phàm phu ngu si phân biệt bậy bạ cho là có thật, mà các bậc Thánh chẳng cho là có. Quán sát tất các pháp như vậy, thời gọi là Bồ tát được pháp vô ngã trí. Sau khi được trí ấy, mới biết cảnh giới không thật có, tu hạnh tịch tịnh, chẳng bao lâu chứng được bậc Sơ hoan hỉ địa, rồi lần lữa tiến tới chúng đến pháp vân địa.

Kinh Lăng Già

Bồ tát ở chỗ các đức Phật nghe pháp, thọ trì, gần Thiện tri thức phụng sự chẳng mỏi, thường ưa nghe pháp, tâm không nhàm đủ, theo pháp đã nghe đúng lý mà suy nghĩ.

Kinh Hoa Nghiêm

Khi mà Đạo trí đến, in như mặt trời mọc, các chỗ tối chẳng biết được.

Kinh A Xà Thế Vương

Đức Phật nói: Này Xá Lợi Phất! Thân tâm Như Lai đã được công đức khó tu khó chứng, cũng khó ngộ vào. Trí hiểu biết tự tại đối với ngoại cảnh, chẳng vọng chấp tốt xấu mà sanh lòng ưa ghét. Lúc ý thức duyên các pháp, cùng với thắng trí tương ưng rõ biết cảnh sở quán, được yên lặng cao thượng. Thân tâm của Như Lai, nhờ định trí mà thành tựu vậy. Khi ý thức duyên các pháp, cùng với thân không khác, lìa phân biệt phải quấy. Tri ấn của Như Lai chẳng phải chỉ riêng có Ta mới có chứng được, mà tất cả chúng sanh nào có tâm đại thừa, cầu mong chẳng nhàm chán thời được thiền định cao tột; đem sức thắng định này mà mong cầu Phật tri ấn, thì đạt được thể vô sở đắc. Phàm phu đến khi chết, chỉ thấy việc thân này, mà chẳng thấy việc đời sau. Kẻ có thể thấy quả báo đời sau, chẳng phải cảnh giới phàm phu.

Luận Đại Trang Nghiêm Kinh

Có người Bà la môn tên là Thân Giao nói với ngài Kiều Thi Ca rằng: Phật nói trong tất cả pháp, đều không có cái ta sao?

Kiều Thi Ca đáp: Ta thấy trong Phật pháp, sanh tử không ngằn mé, vì tất cả pháp vô ngã, nếu ai chấp có ngã, thời không thể được đạo quả giải thoát. Nếu biết vô ngã thì không tham dục, liền được giải thoát.

Bấy giờ Thân Giao lý luận với Kiều Thi Ca rằng: Có kẻ bị trói mới có mở trói, mà Ngài nói không có ngã, tức không ai bị trói, thời ai được giải thoát!

Kiều Thi Ca đáp: Tuy vô ngã, không trói mở, nhưng có thứ phiền não nó che khuất, nên bị trói buộc; dứt thứ phiền não ấy thời được giải thoát.

(Từ đây trở đi được giải thoát từng bực).

Kinh Đại Trang Nghiêm

Thập thiện về bậc thượng, dùng trí huệ tu hành, nhưng còn sợ hãi ba cõi, vì tâm lượng còn hẹp yếu và thiếu tâm đại bi, chỉ nghe tiếng thuyết pháp của kẻ khác mà được rõ biết, nên gọi là Thanh văn thừa.

Kinh Hoa Nghiêm

Thanh Văn có bậc hữu học và vô học hữu học là ba quả: Tu đà hoàn, Tư đà hàm và A na hàm; vô học là quả A la hán.

Luận Bà Ta

Quả Tu đà hoàn còn trải qua 8 muôn kiếp; Tư đà hàm 6 muôn kiếp; A na hàm 4 muôn kiếp; và quả A la hán 2 muôn kiếp, mới chứng được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tức quả Phật vậy.

Kinh Niết Bàn

Tịnh tu thượng phẩm thập thiện, chẳng nhờ kẻ khác dạy, chỉ tự giác ngộ lấy mình, những đại bi phương tiện chưa đủ, chỉ hiểu rõ pháp nhơn duyên thấm sâu, nên gọi là Duyên giác thừa.

Kinh Hoa Nghiêm

Hỏi: Kẻ tu pháp quán sanh diệt 12 nhơn duyên, lấy cái gì làm phương tiện?

Đáp: Kẻ ấy mùa xuân thấy cỏ cây xinh đẹp như ngọc lưu ly; thấy dòng sông chảy sanh bọt nước nổi lênh đênh mà trôi đến bờ; nhận thấy các ngoại vật này quán là "sanh".

Lại đi vào trong làng xóm, nhận thấy kẻ trai người gái cùng nhau múa hát giỡn cười, rồi quán các kẻ này đều cũng là "sanh".

Sang qua mùa thu thấy cỏ cây đều bị phong sương làm điêu tàn; thấy dòng nước khô cạn, không còn chảy nữa; nhận thấy các ngoại vật này mới khỏi ra quán "diệt".

Rồi cũng trở vào làng xóm, thấy trai gái ngã lăn ra chết, những kẻ còn sống xúm lại khóc kể om sòm. Thấy vậy rồi quán "diệt".

Kẻ tu hành thấy các thướng như thế rồi mới quán thân mình và suy nghĩ rằng: trai gái trẻ già đều bị vô thường chết mất, không một ai tránh khỏi được.

Luận Bà Ta

Duyên giác thừa còn trải qua 10 ngàn kiếp, mới chứng được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Kinh Niết Bàn

Tịnh tu thập thiện thượng phẩm, tâm rộng lớn vô lượng, đầy đủ lòng thương xót, dùng phương tiện phát khởi đại nguyện, chẳng bỏ một chút sanh, cầu đại trí chư Phật, trải qua các địa vị Bồ tát, tu các món Ba la mật. Có thể mới thành tựu hạnh rộng lớn của Bồ tát.

Kinh Hoa Nghiêm

--- o0o ---


Trình bày :Nhị Tường

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]