Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương II. Ba mươi tám phước báu

14/05/201311:35(Xem: 11384)
Chương II. Ba mươi tám phước báu

Hãy Đến Để Thấy Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc (giảng giải Kinh Pháp Cú)

Chương II. Ba mươi tám phước báu

Tác giả: Ni Sư Ayya Khema

Nguồn: Việt dịch: Chơn Minh Nguyễn Văn Phú, Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường, Diệu Liên Lý Thu Linh

Như vầy tôi nghe. Một lần Thế Tôn đang cư ngụ tại Xá Vệ, trong vườn Kỳ Đà tại Tu Viện Cấp Cô Độc. Một đêm tối một vị trời hiện ra với hào quang rực rỡ tỏa sáng cả vườn cây. Vị ấy đứng qua một bên và cung kính đảnh lễ Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, nhiều vị trời và người khi tìm kiếm hạnh phúc đã quán tưởng về những điều có thể đem lại sự giải thoát. Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy nói về sự giải thoát tối thượng!’
Không thân thiện kẻ ngu. Kết bạn với thiện tri thức. Tôn kính bậc đáng kính. Đây là những phước báu lớn.
Có chỗ ở thuận tiện, tích đức trong quá khứ, theo đuổi những hạnh lành: đây thật là những phước báu lớn!
Giàu kiến thức và khả năng chuyên môn, hành trì miên mật các giới luật, chỉ nói lời chân chất. Đây thật là những phước báu lớn!
Phá ngã và thanh tịnh hóa tâm, tuệ giác về tứ đế, sau cùng đạt Giác Ngộ, đây thật là những phước báu lớn!
Một trái tim vững chãi - không phiền muộn, trong sạch và an trụ - dù khi gặp bát trược. Đây thật là phước báu lớn!
Những ai đạt được vậy là kẻ chiến thắng, ở mọi lúc mọi nơi. Họ tìm được hạnh phúc ở khắp cùng các chốn, và đây là phước báu tối thượng.

Mahamangala Sutta, Sutta Nipata 258-69
Kinh Đại Phước Đức, Bộ Pháp 258-69


Trong bài thuyết pháp này, Đức Phật giải thích thế nào là hạnh phúc thật sự của nhân loại. Bài pháp này càng có ý nghĩa vì nó liên quan đến cuộc sống thường nhật của ta. Bài pháp bắt đầu như sau:
Như vầy tôi nghe. Một lần Thế Tôn đang cư ngụ tại Xá Vệ, trong vườn Kỳ Đà tại Tu Viện Cấp Cô Độc. Một đêm tối một vị trời hiện ra với hào quang rực rỡ tỏa sáng cả vườn cây. Vị ấy đứng qua một bên và cung kính đảnh lễ Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, nhiều vị trời và người khi tìm kiếm hạnh phúc đã quán tưởng về những điều có thể đem lại sự giải thoát. Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy nói về sự giải thoát tối thượng!’
Vị trời này có thể được xem như một hình ảnh trong tâm trí của Đức Phật, hoặc một biểu hiện ngoại tại như là sự hiện hình của Đức Mẹ Đồng Trinh trong truyền thống Ky Tô Giáo, hoặc một nhân vật tôn giáo nào khác. Nhưng vị trời này đã nói: nhiều vị trời và người khi tìm kiếm hạnh phúc đã quán tưởng về những điều có thể đem lại sự giải thoát. Hiển nhiên là ít nhiều gì tất cả chúng ta đều đã nghĩ về những điều làm chúng ta được hạnh phúc tột cùng. Thế thì vị trời này định nói gì khi dùng từ giải thoát?
Khi hỏi Đức Phật nghĩ gì về giải thoát, vị trời dùng từ ấy để ám chỉ những sự kiện bên ngoài, những hiện tượng có tính cách thần bí, những thứ bùa ngải. Chúng ta cũng thường có thói quen tìm hạnh phúc qua bói bài, tử vi, đoán số, v.v.. Nhưng ở đây từ Pali mangala có hai nghĩa, nó có thể được dùng như nghĩa vị trời đó dùng ở đây, để chỉ ‘sự giải thoát’, song nó cũng có thể có nghĩa là 'phước báu'. Ở đây, cũng như thường lệ, Đức Phật không dùng định nghĩa đã được hàm ý trong câu hỏi; thay vào đó Ngài giảng cho chúng ta phước báu thật sự là gì và mô tả toàn bộ ba mươi tám phước báu mà ta có thể đạt được bằng sự nỗ lực của chính mình.
Sự hiện hình của vị trời này xảy ra khi Đức Phật đang ở trong tu viện do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường cho Ngài. Đây là nơi Đức Phật thường trú ngụ ba tháng trong các khóa an cư mùa mưa. Mặc dù vị trời này hiện ra với vẻ đẹp không thể tưởng tượng được và với hào quang thanh tịnh tỏa sáng cả vườn Kỳ Đà, nhưng vị ấy không có điều gì để chia sẻ với Đức Phật. Ngược lại, vị ấy lại nhờ Đức Phật giảng pháp. Đức Phật đã giải thích về ba phước báu đầu tiên như sau:
Không thân thiện kẻ ngu. Kết bạn với thiện tri thức. Tôn kính bậc đáng kính. Đây là những phước báu lớn.
Hai phước báu đầu tiên có liên hệ với nhau và nhấn mạnh về những người mà ta nên thân cận: những người mà trí tuệ của họ có thể đem lại lợi lạc cho ta. Vì kế sinh nhai, không phải lúc nào ta cũng có thể lựa chọn những người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày. Do đó chúng ta phải cố hòa đồng với tất cả những người mà ta gặp. Nhưng may mắn thay, ngày nay chúng ta có khá nhiều thì giờ rảnh để làm theo sở thích của mình.
Có những câu châm ngôn như ‘Hãy nói cho tôi bạn của anh là ai, tôi sẽ biết anh là hạng người nào’ hoặc ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’ để nhắc chúng ta về quy luật này -điều mà Đức Phật cũng nhấn mạnh trong nhiều bài thuyết giảng- về phước báu được làm bạn với các thiện tri thức và sự vô phước phải chung đụng với những kẻ ngu và người ác. Nhưng làm sao ta biết được ai là những kẻ ngu? Theo lời Đức Phật dạy, đó là những người không chú trọng đến đời sống tâm linh và tin rằng họ có thể tìm thấy hạnh phúc qua của cải vật chất. Hầu hết mọi người đều đồng ý là ta không thể tìm được chân hạnh phúc trong của cải vật chất mà thôi. Tất cả mọi tôn giáo đều nói đến chân lý ‘con người ta không chỉ sống bằng thức ăn.’
Kẻ ngu hoặc vô minh là kẻ tin là chỉ những điều mắt ta thấy, tai ta nghe, mũi ta ngửi, lưỡi ta nếm, thân thể ta xúc chạm, tâm ta nghĩ tưởng -là tất cả những thứ ở trên đời. Cách nhìn này hết sức giới hạn tiềm năng của chúng ta. Tâm trí ta có khả năng nhìn sâu, thấy xa và trong tiềm thức chúng ta cũng biết đến điều này, nếu không ta chẳng bao giờ mơ tưởng đến việc nhọc công ngồi trên tọa cụ thiền tập để đạt đến những tâm sở cao cả hơn. Thế nên, nếu ta lệ thuộc vào các giác quan của mình, hoặc nghĩ là mình chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới vật chất bên ngoài, Đức Phật gọi ta là kẻ ngu. Để xác quyết mình không phải là kẻ ngu, ta phải tự hỏi là mình có nỗ lực kết bạn với các thiện tri thức không.
Thiện tri thức không phải là người học rộng hiểu nhiều mà là người sống trong một thế giới thiện mỹ mà họ tìm thấy ngay nơi nội tâm mình. Đó là những người ta cần thân cận bởi họ có thể giúp ta trên con đường tâm linh.
Phước báu thứ ba là 'tôn kính bậc đáng kính'. Điều này hơi khó làm ở xã hội Tây phương bởi lẽ ta khó biết được ai thật sự là bậc đáng kính. Tại Á Châu, chúng ta vẫn thấy nhiều bậc được kính trọng - phần lớn vì truyền thống. Ở Tây phương, người ta thường hay nghi kỵ. Hay nghi thì cũng tệ chẳng kém gì khi phạm lỗi ngược lại -sự cả tin. Tuy nhiên, dù cả tin thiếu sự phê phán, nhưng ít nhất nó cũng giúp ta cảm nhận và bộc lộ điều gì đó từ trái tim mình. Lòng tôn kính và thương yêu đều đến từ một chỗ.
Ở những nơi mà tôn giáo và cuộc sống tâm linh được tôn vinh trong xã hội, người ta thường bày tỏ lòng tôn kính những bậc đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đạo pháp như các thầy tu, các vị nữ tu, các vị thiền sư hay lạt ma. Thật sự họ có phải là các bậc đã đạt giác ngộ cao hay không, lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể nào biết; ta chỉ có thể nhận ra ở người khác những đức tính mà ta cũng có. Nói cách khác, những gì ta thấy được ở người khác là sự phản chiếu của các đức tính bên trong ta.
Để gieo trồng những tình cảm tích cực, chúng ta không nên ngần ngại bày tỏ lòng tôn kính các bậc đáng tôn kính, dù ta không biết chắc rằng đối tượng có thực sự thuần khiết về tâm linh hay không. Thói quen hay phân tích người khác dễ dàng làm tiêu tan bất cứ cảm giác tôn kính nào. Thật vậy, Đức Phật thường khuyên chúng ta là thay vì phân tích người khác, ta hãy tự phân tích bản thân, và Ngài đã chỉ bày cho ta nhiều phương cách khác nhau để làm việc này.
Một khi đã nhận Đức Phật là bậc đạo sư của mình, chúng ta phải hết lòng tôn kính Ngài và bày tỏ lòng tôn kính ấy bằng cách lễ Phật. Ta còn phải tỏ lòng tôn kính bằng cách cố gắng ghi nhớ giáo lý để sự thanh khiết của Pháp được tỏa sáng trong ta. Lòng tôn kính giúp ta cảm thấy gần gũi với lý tưởng cao đẹp nhất và nhờ vậy mà ta đạt được một sự an nhiên tự tại mà không một phần thưởng vật chất nào của thế tục có thể so sánh được. Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho lý tưởng cao đẹp nhất này của sự Giác Ngộ, nhưng tinh hoa của giác ngộ, dù ta có đạt được cho mình hay không, là Đức Phật. Nếu ta có thể tỏ lòng tôn kính cho lý tưởng như thế, bằng cách tôn kính bậc đáng kính, Đức Phật gọi đó là một phước báu chân thực.
Có chỗ ở thuận tiện, tích đức trong quá khứ, theo đuổi những hạnh lành: đây thật là những phước báu lớn!
Phước báu đầu tiên trong ba phước báu nói trên là một cái gì hết sức cụ thể: chỗ ở (trú xứ) thuận tiện, theo lời Đức Phật dạy, là nơi không có chiến tranh hay người láng giềng thù địch. Trong khung cảnh an bình, ta có thể thư giãn và có nơi tĩnh tọa. Nếu được ở một chỗ như vậy ta có thể coi là mình hết sức may mắn. Đức Phật gọi đó là một trong ba mươi tám phước báu.
Phước báu kế tiếp, ‘tích đức trong quá khứ’ là phước báu đã tạo thiện nghiệp qua sự thương yêu, sẵn lòng giúp đỡ người khác và bố thí. Ta thường hay quên là tất cả những gì ta nói, nghĩ và làm đều mang theo hậu quả của nó và chẳng có gì bị mất cả. Nghiệp quả của những ý định và hành động của chúng ta có thể hiển bày trong một ngày, đôi khi chỉ trong một giây, hoặc nó có thể hiện ra sau một thời gian khá lâu. Cuộc đời ta là bổn phận của riêng ta. Cũng có câu nói: 'Bạn chính là người tạo nên đời mình.' Ta có thể cho rằng hoàn cảnh chung quanh khiến ta vui hay buồn, song những hoàn cảnh ấy lại tùy thuộc vào chủ đích của ta. Hạnh phúc nằm trong tay ta. Nghiệp tốt đến từ nhân tốt, nghiệp xấu đến từ nhân xấu. Đây là luật nhân quả.
Tất nhiên, sự việc ít khi đơn giản như thế. Nếu ta có ý định tốt song thiếu khả năng thực hành điều ấy, ta sẽ gặt một số quả tốt, và một số quả không tốt mấy. Đức Phật dạy rằng nhân quả giống như một lưới nhện, những sợi tơ chằng chịt lẫn nhau, chẳng biết đâu là đầu, đâu là đuôi. Cũng vậy, ta không biết nhân nào đã đưa ta đến quả hiện tại, hoặc ngọn ngành lý do nào khiến ta là ta. Song điều ta có thể làm được là trân quý những gì tốt đẹp mà ta có được mỗi ngày trong cuộc sống. Sự biết ơn tạo cho ta đức tính tích cực, thương yêu, đầy nhân nghĩa, và cương quyết; và tất cả những đức tính ấy sẽ hỗ trợ ta trong việc tiếp tục hành thiện.
Việc hành thiện bắt đầu trong tâm ta từ những ý nghĩ tốt, được diễn tả qua chánh ngữ, rồi được bộc lộ qua hình thức của những hành động tích cực. Ba cánh cửa của nghiệp, do đó, là ý nghĩ, lời nói và hành động. Chính qua ba cánh cửa này mà tất cả mọi người trên đời tạo ra nghiệp lành hay nghiệp dữ. Nếu ta đã tạo nghiệp lành trong quá khứ, quả thật đó là một phước báu bởi nghiệp lành ấy đang hỗ trợ chúng ta và ta có thể tránh nghiệp dữ bằng cách luôn thận trọng giữ gìn ý nghĩ, lời nói và hành động của mình. Xét cho cùng chẳng ai trong đời này lại không tạo nghiệp, ngoại trừ Bậc Giác Ngộ.
Phước báu kế tiếp là ‘theo đuổi những hạnh lành’. Điều này cũng có thể được gọi là ‘có lý tưởng sống trong đời’. Ở đây ta lại đối diện với sự thật là của cải vật chất không thể làm thỏa mãn bất cứ một ai. Nếu ta quán sát các người thân, người quen, và bạn bè, và nếu tự quán sát chính mình, chúng ta sẽ thấy rất rõ ràng là cuộc đời là một sự pha trộn của những niềm vui và nỗi khổ, của những sự hạnh phúc và phiền não.
Ta thường nghĩ rằng phiền não là do các những việc bất như ý bên ngoài đem đến cho ta và vì thế bằng mọi cách, ta cố gắng thay đổi hoàn cảnh ấy. Song sẽ đến một lúc, ta nhận ra rằng dù ta có cố gắng hết sức mọi việc sẽ không bao giờ suông sẻ như ý ta muốn. Thứ nhất, là vì có những hoàn cảnh ta không thể nào thay đổi được. Tuy nhiên, ta vẫn thấy có những ngoại lệ, có những lúc khi các hoàn cảnh bên ngoài đã được giải quyết thì mọi thứ cũng sẽ đâu vào đó. Nhưng sự thật là vấn đề không nằm ở các yếu tố bên ngoài. Nếu quyết tâm theo đuổi lý tưởng cao đẹp nhất và đi theo con đường tâm linh, ta có thể bắt đầu bằng cách chấm dứt đổ lỗi cho hoàn cảnh không thuận tiện bên ngoài.
Con đường của Đức Phật gồm có thiền quán và sự thanh tịnh hóa tâm, và hai phần này lệ thuộc vào nhau. Nếu lơ là một trong hai hoặc cả hai ta sẽ không có sự cân bằng vững chải trong cuộc sống tâm linh. Để đạt đến mục tiêu cao đẹp nhất ta cần phải thực hiện cả hai. Thiền định giúp chúng ta nhận diện được những điều đang xảy ra trong tâm và không biết được điều ấy thì không thể nào thanh lọc được tư tưởng và cảm xúc của mình.
Phát triển sự tĩnh lặng của tâm qua thiền định bằng sự chú tâm, biến nó trở thành một dụng cụ có giá trị. Đức Phật ví tâm ta như một cái rìu đã được mài sắc; ta biết là đối với các việc khó khăn một cái rìu cùn không thể nào kham nổi; cũng vậy, chỉ có một tâm đã được tôi luyện mới có thể hấp thụ được những điều thật quan trọng trong đời.
Chúng ta thường để tâm bị bấn loạn và kích thích bởi những điều nhỏ nhặt, mặc dù chúng chẳng có ý nghĩa gì hơn là giúp cho ta qua ngày đoạn tháng. Qua thiền định ta biết phân biệt giữa những giá trị tạm bợ và giá trị nội tâm chân thật. Tất nhiên, khi còn có thân, ta còn cần phải thỏa mãn những đòi hỏi của cuộc sống. Ta phải ăn ngủ và làm việc. Tuy nhiên đến cuối ngày xem lại thì những hoạt động ấy tự chúng có giá trị gì? Và có phải chúng chỉ là phương tiện giúp ta quên đi để không thấy là cuộc sống của ta không thực sự hạnh phúc?
Chẳng thiếu gì những thứ làm ta phân tâm. Trong xã hội kỹ thuật tân tiến của chúng ta, chỉ cần nhấn một cái nút là ta có thể tìm quên trong chốc lát. Thế nhưng việc ấy đem lại an lạc gì cho tâm ta. Hướng đi mà ta muốn chọn cho cuộc đời mình là một vấn đề quan trọng. Những việc mà ta luôn phải bận rộn, luôn ngự trị tâm ta, những việc mà ta trăn trở, tổn phí thì giờ, chúng quan trọng đến thế nào? Chúng có giá trị nội tâm hay bên ngoài? Chúng có đem lại an lạc và hạnh phúc cho ta và tha nhân? Đây là những câu hỏi mà ta phải tự đặt ra cho mình nếu chúng ta muốn vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo để giúp đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Giàu kiến thức và khả năng chuyên môn, hành trì miên mật các giới luật, chỉ nói lời thuần nhã. Đây thật là những phước báu lớn!
Phước báu đầu tiên trong ba phước báu kế tiếp: ‘giàu kiến thức chuyên môn và khả năng’ - kết hợp hai yếu tố thật khác biệt trong thực tế. Kiến thức làm phong phú cuộc sống của ta, song ta có thực hành được những điều mình biết không? Chúng ta ai cũng biết câu châm ngôn ‘Thương người như thể thương thân’, song ta có thể sẵn sàng làm theo lời dạy ấy chăng? Đây là những câu hỏi quan trọng mà mỗi chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng.
Trong gia đình, nơi trường học, hay ở các khóa huấn luyện ta học được nhiều khả năng chuyên môn giúp ta kiếm sống. Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh thủ công nghệ bởi vì nó giúp ta tự lập. Trong thời của Ngài, các nghề này được đánh giá hết sức cao, hơn thời nay rất nhiều. Chúng ta đã xem thường các kỹ năng này, nhiều nghề chỉ còn tồn tại như những sở thích riêng, nhiều nghề hoàn toàn biến mất vì hầu hết mọi đồ dùng đều được làm bằng máy móc và nếu cần thứ gì thì ta có thể đi mua ngay.
Chúng ta có nhiều khả năng mà tự bản thân cũng không hề biết đến bởi ta không có cơ hội để thử tài mình - song biết chế tạo một vật gì bằng đôi tay mình quả là một phước báu lớn. Những món đồ mà ta sản xuất giúp ta sống tự lập cũng như giúp ta làm vui lòng người khác, và đây cũng có thể là phương kế sinh nhai thích đáng cho ta. Việc phát triển và áp dụng những kỹ năng thủ công có thể giúp ta có một cuộc sống vững vàng, trở thành một người tự tin, một thành viên hữu dụng của cộng đồng. Tuy nhiên câu hỏi tất yếu là ta đã sử dụng được kiến thức và kỹ năng của mình như thế nào trong việc tìm kiếm sự an lạc cho tâm, bởi lẽ một phước báu phải thật sự đưa ta đến tâm bình an, bằng không thì nó không phải là phước báu. Nếu chúng ta nghĩ là nền hòa bình thế giới phải cần đến nỗ lực của người khác thì ta cần xem xét lại niềm tin ấy. Hòa bình thế giới tùy thuộc vào việc mỗi người chúng ta có tìm được an lạc cho bản thân không. Đây là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình thế giới.
Việc đặt kiến thức (học) và nghề nghiệp (hành) song song với nhau đặc biệt quan trọng đối với những người học Phật, tuy quen thuộc với giáo lý của Đức Phật và nội dung của nó nhưng lại gặp khó khăn khi đưa vào thực hành. Người thông minh như chúng ta không gặp khó khăn mấy khi muốn học hỏi điều gì. Ta hiểu những điều mình đọc, và còn có thể học thuộc lòng chúng. Những điều mà ta học ở trường vẫn còn đó, song sau khi đã đóng sách lại hoặc trả bài xong, bao nhiêu phần đó thực sự vẫn sống đọng trong ta? Khi Đức Phật nói ‘học vàhành’, Ngài muốn dạy ta là phải quan tâm đến cả hai.
Chắc chắn là đoạn kinh này có những ứng dụng thực tiễn trong đời thường, song nó nhắm đến kiến thức tâm linh và những hạnh nguyện cao quý nhất nhằm đạt đến kiến thức ấy. Nếu chúng ta không thấm nhuần lời kinh - tức là nhập tâm nó và y giáo phụng hành - thì làu thông kinh đến mấy cũng là vô dụng. Đức Phật mô tả nhiều câu chuyện của những người thô thiển chỉ thuộc một bài kinh hoặc một câu kinh mà vẫn tìm ra được con đường thanh tịnh hóa tâm. Ngài thường nói rằng chỉ thuộc lòng các ngôn từ và kinh điển thì cũng chẳng ích lợi gì. Chỉ một lời chỉ dẫn nếu thực hành chuyên cần vẫn có thể đưa ta đến hỷ lạc. Thật vậy, Kinh Đại Phước Đức là kinh về sự giải thoát tối thượng, tự nó có đủ tất cả những điều cần thiết để hướng dẫn cuộc sống của ta. Những điều quan trọng nêu ra trong kinh không khó nhớ; song cuộc sống thường có nhiều thứ làm ta phân tâm: những việc làm thường ngày dường như quá quan trọng đến nỗi ta không thấy có con đường nào khác hơn, giống như nó là cái gì tuyệt đối không thể không theo.
Một điều có thể giúp ta có một cái nhìn đúng đắn hơn là việc nhận thức rằng tất cả chúng ta sẽ phải chết. Điều này không liên hệ gì tới việc ta bao nhiêu tuổi. Đời người có thể dài ngắn khác nhau song chắc chắn là mỗi chúng ta đều phải chết. Nếu suy nghĩ đúng đắn về cái chết của chính mình ta sẽ không trì hoãn nhiều việc như ta thường nói, ‘khi tụi nhỏ đã lớn, khi tôi trả hết nợ nhà cửa, khi thời tiết tốt hơn,...’. Những việc mà ta có thể chờ đợi dài vô tận. Song ta chỉ có thể sống ngay bây giờ, ngay trong giây phút hiện tại. Ngày mai là một ngày khác mà ta chưa chắc sẽ sống để thấy. Nếu không làm những điều ta biết là mình nên làm hôm nay thì ta đã bỏ phí ngày hôm nay vậy.
Phước báu tiếp theo - ‘hành trì các giới luật’ - nói về ngũ giới mà ít nhiều gì ta đã biết từ khi còn thơ ấu. Đó là: không sát sanh, không lấy của người, không tà dâm, không nói dối hoặc dùng lời thô lỗ, không dùng rượu hoặc các thứ độc hại.
Lẽ dĩ nhiên là học các giới này thì dễ hơn là hành. Không sát sinh có nghĩa là không sát hại bất cứ sinh vật nào, chứ không chỉ là cấm giết người, và chúng ta nên tự vấn lương tâm về điều này. Với giới cấm không lấy của người nếu người không cho, đối nghịch lại một cách tích cực là thực hành hạnh bố thí. Cũng vậy, không tà dâm không chỉ có nghĩa là không xâm phạm đến người khác mà còn có nghĩa là trung thành với người hôn phối, với bạn bè, cũng như có trách nhiệm với người, hòa hợp với mọi sinh vật. Hạnh cao đẹp của chánh ngữ là đề mục của phước báu tiếp theo mà chúng ta sẽ bàn dưới đây. Vì rượu và các loại độc hại khác làm tâm ta điên đảo hơn thế nữa, nên Đức Phật khuyên ta tránh các thứ đó.
Hành trì các giới đòi hỏi ta phải có một mức độ kỷ luật cá nhân nào đó. Ngày nay chúng ta không coi trọng việc này như thời trước. Ta cho việc quan trọng nhất trong đời là phải có một cuộc sống thoải mái, và nhà cửa cũng như tất cả mọi sở hữu khác đều nhằm đạt được mục đích ấy. Song sự thoải mái là một giá trị tương đối và tự nó không tạo ra hạnh phúc. Chúng ta cần sự tự kỷ luật, nếu muốn đạt được ý niệm thực sự về giá trị của cuộc sống hay duy trì việc hành thiền mỗi ngày. Sự tự kỷ luật có nghĩa là từ bỏ những thói quen chỉ nhằm thỏa mãn các ham muốn của ta, chứ tự chúng không có một giá trị nào cao đẹp hơn. Việc tự kỷ luật này có thể đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Không dùng lời thô lỗ, hiển nhiên, là nhắm vào lời ăn tiếng nói của ta với người khác. Đối nghịch với giới này là dùng lời thuần nhã với người. Điều này không có nghĩa là nói những lời mà ta nghĩ là người khác muốn nghe -một phần của cái thói xấu thường thấy ở nhiều người là luôn mong nghe những lời khen. Lời thuần nhã ở đây là những lời liên hệ đến Pháp, làm cho người phấn khởi và hướng thượng và giúp người sẵn lòng đi trên con đường hành thiện. Những lời ấy xuất phát từ tận sâu thẳm đáy lòng ta, khác hẳn với những lời trò chuyện hời hợt hàng ngày. Đây chính là điều mà Đức Phật thường khuyên nhủ, ta nên có những ‘lời lành’ với các bạn ‘lành’.
Dĩ nhiên, ngay cả một lời nói lành cũng có thể hàm chứa một thiện ý. Song điều thiết yếu là những lời nói thuần nhã là những lời nâng cao ý thức của ta, đưa ta vượt ra khỏi cái nhìn vị kỷ và cho ta thấy bản chất hạn hẹp của cái ngã. Nó đưa ta đến cảm giác hòa đồng với tất cả nhân loại và giúp ta nhận thức được sự đồng thể tính của vạn vật. Khi giúp ta có cảm giác là một với tất cả sinh linh, nó cho ta một cảm giác bình an, thoát khỏi sợ hãi và lo âu. Ta không thể tránh nói về cuộc sống hàng ngày, song nếu ta không có đề tài gì khác -nếu ta chưa bao giờ nói đến những đề tài hướng về một sự thật sâu xa nào hơn là ngã tưởng của mình- thì đời ta quả thật là nghèo nàn.
Để chuẩn bị cho những sự đàm luận như thế, ta phải bồi dưỡng tâm qua việc nghe, đọc và thảo luận về Phật Pháp. Ta phải nuôi dưỡng tâm còn kỹ càng hơn việc nuôi thân mình. Kích thích tâm bằng truyền hình, báo chí thường không có lợi và ta chớ nên chú ý nhiều tới những thứ đó. Có nhiều sách và bài luận giảng về giáo lý của Đức Phật mang đến cho ta những phương pháp mới để đạt đến sự tỉnh thức cao hơn mà chúng ta nên đọc và tìm hiểu. Khi càng tôi luyện cho mình về chân lý của Pháp, tâm ta lại càng tự nhiên hướng về phía ấy.
Ta phải cố gắng tận dụng cuộc đời ngắn ngủi của thân này để đạt đến tiềm năng cao nhất của mình. Tất cả chúng ta đều có khả năng đạt Giác Ngộ tức là vô nhiễm tối thượng và dứt sạch tất cả mọi khổ đau. Song ta phải tiến bước trên con đường tỉnh thức trước tiên bằng cách nhận ra rằng những điều chúng ta làm thường ngày không có mục đích gì hơn là chỉ giúp chúng ta duy trì mạng sống, nhưng vì tất cả chúng ta đều sẽ chết, nên việc ấy cũng không thể nào quan trọng đến thế.
Điều mà chúng ta thật sự ý thức và đạt được nơi bản thân, không lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Thiền quán là một phương tiện cho cứu cánh này, song nó chỉ là một điều kiện cần chứ không đủ. Tất cả ba mươi tám phước báu trong kinh này bắt đầu bằng những phước báu hàng ngày, và đưa chúng ta trọn đường đến Giác Ngộ, đó là những phước báu mà ta có thể đạt được ngay trong đời này bằng nỗ lực của chính mình. Tất cả quá trình chỉ cho ta cách tận dụng các khả năng của mình.
Phụng dưỡng cha mẹ thật chu toàn, chăm lo cho gia đình, có nghề nghiệp tốt lành. Đây thật là những phước báu lớn!
Điều này có nghĩa là khi cố hết sức mình, ta sẽ được hưởng phước báu tối thượng ngay trong hiện tại. Khi ta cảm nhận được những trạng thái tâm linh thật sảng khoái và dễ chịu đó là kết quả của một quá trình vững chắc trong việc thanh tịnh hóa lời nói và hành động. Về việc phụng dưỡng cha mẹ, phước báu này nằm ở chỗ ta sẵn lòng làm việc này, không cần biết là cha mẹ có cần hoặc có biết ơn ta. Phụng dưỡng mẹ cha thì luôn luôn được lợi lạc, dù phụng dưỡng về vật lực, hay về tinh thần. Nếu ta có thể giúp bằng một tâm hoàn toàn trong sáng ta sẽ luôn đạt kết quả tốt. Hành thiện là một việc tốt, nhưng lại càng tốt hơn nếu ta làm với tâm thiện: việc làm được thực hiện với tâm miễn cưỡng mang lại kết quả không rõ ràng; còn việc làm với tâm bất thiện chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả xấu hơn.
Đức Phật thường khuyên nhủ ta là phải hết sức biết ơn cha mẹ bởi không có cha mẹ thì ta đâu có mặt trên đời này. Cha mẹ đã chăm sóc ta lúc ta còn thơ dại và đã cố gắng với hết khả năng mà họ có được. Ta cũng đừng quên là chính ta đã chọn cha mẹ mình. Phụng dưỡng những ai trong lúc tuổi già vì các vị đã lo cho ta khi còn thơ ấu cũng là một cách tạo thiện nghiệp.
‘Chăm sóc cho gia đình’ chắc chắn là một phước báu quen thuộc mà ta nên cố gắng chu toàn. Tuy thế, nhiều xung đột gia đình thường quy về một điều thật rất đơn giản, đó là ai cũng muốn người khác làm theo ý mình. Trong thực tế, không có điều gì lại giống như trong ước mơ của ta. Con người nói chung và đơn vị gia đình nói riêng, không có gì là trăm phần hoàn toàn. Nhiều người bỏ cả cuộc đời của mình để tìm kiếm sự hoàn toàn tuyệt hảo trong cuộc sống thế tục, nhưng đây là sự tìm kiếm một cái gì không hiện hữu và chỉ gặp thất vọng, chán nản.
Đổ lỗi cho người hay cho hoàn cảnh là một việc làm vô ý nghĩa. Không thể trách ai hay điều gì về việc cuộc đời không hoàn hảo. Trong cuộc sống hàng ngày với mọi người, thật là một phước báu nếu ta có thể cho mà không mong sự đáp lại. Làm ơn mà không cần biết đến sự cảm ơn của người là một điều mà ta có thể học hỏi trong cuộc sống gia đình. Ngay khi ta chờ đợi sự trả ơn, tinh thần vị tha đã bị hoen ố bởi lòng mong muốn một cái gì mà ta nghĩ là người khác nợ ta, và thắc mắc là không biết khi nào mới nhận được. Điều này làm mất hẳn niềm hạnh phúc của lòng cởi mở.
Kế đến là ‘có nghề nghiệp tốt lành’. Tuy là một điều bình thường, nhưng cách chúng ta mưu cầu cuộc sống là một vấn đề tâm linh quan trọng. Nghề nghiệp của ta không được làm hại hoặc ảnh hưởng tai hại đến các chúng sinh khác. Ta cũng cần kiểm điểm xem mình có hành trì ngũ giới trong công việc của mình không để được hưởng phước báu của việc giữ giới. Nếu ta có thể kiếm được một việc làm mà lại giúp người trong công việc thì lại càng tốt nữa.
Hơn nữa, nghề nghiệp của ta cũng cần vững chắc và nó cũng cần có yếu tố xã hội trong đó. Thời giờ tại nơi làm việc của ta là một phần đáng kể trong cuộc đời, và ta cần giữ các lề luật về đạo đức ở chỗ làm cũng như trong đời sống cá nhân. Một nghề nghiệp tốt lành cũng là một nghề nghiệp mà ta không bị quá kích thích hoặc quá mệt mỏi vì công việc; một công việc mà không có những sự tỵ hiềm ghen ghét hay lòng ham muốn được một số lương thật lớn. Ta cũng nên tránh không làm việc quá độ - tuy cũng nên nói là nhiều người rất dễ trở nên làm việc quá độ vì, do lý do này hay lý do khác, mà họ không ưa thich gì công việc của họ.
Phước báu này không chỉ đơn thuần về công ăn việc làm của ta. Phong cách từ tốn và đều đặn cũng hết sức cần thiết cho việc thiền tập. Nếu ta không hành thiền mỗi ngày, không tu tập miên mật, lại thêm vào đó có vấn đề tại sở làm - ta sẽ gặp khó khăn trên đường tu tập. Tất cả chúng ta đều có thể hưởng được những quả lành của các phước báu nói ở đây nhưng chỉ khi ta hành trì chúng trong đời sống hàng ngày của mình.
Thực hành hạnh bố thí, biết sống theo chánh mạng, biết tạo các nghiệp tốt - đó thật là phước báu lớn!
Chúng ta đã đến một điểm trong kinh cho ta thấy rõ là trong một đời sống chỉ quan tâm về vật chất và điều kiện kinh tế, chúng ta không thể tìm thấy được một số đức tính tâm linh cần thiết nào đó. Ở đây Đức Phật điểm qua cho ta thấy những phước báu thuộc một bực cao hơn trên con đường tâm linh. Chúng ta phải lựa chọn giữa một cuộc sống vật chất và cuộc sống tâm linh rốt ráo. Đáng tiếc thay, giải thích sự khác biệt giữa đời sống hướng về vật chất và đời sống dựa trên những giá trị tâm linh thì dễ hơn là đưa vào thực hành. Trong cuộc sống vật chất, người ta muốn có càng nhiều càng tốt trong khi người sống một cuộc đời tâm linh lại nhắm vào việc bố thí càng nhiều càng tốt. Ai cũng biết bố thí là một phước báu lớn hơn là tiếp nhận của người, song điều này thật khó thực hành.
Phước báu kế tiếp được kể ở đây là hạnh bố thí. Bố thí có nhiều khía cạnh vì nó tự biểu lộ tùy theo tài lực và tính khí của mỗi cá nhân. Thí dụ như dành thời gian cho ai đó, cũng là một cách bố thí đầy lòng từ ái.
Để đạt được phước báu này, do đó, ta phải tự hỏi làm sao có thể dùng các khả năng và tài sản của ta một cách hữu hiệu nhất để giúp ích cho người khác - xét cho cùng thì, của cải ấy cũng là do vay mượn mà có. Và có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình điều gì giới hạn tâm bố thí của ta? Ta có thực sự muốn giúp đỡ người khác không, hay ta muốn để cho những người chuyên môn giải quyết những vấn đề ấy? Hay là ta tự bảo mình là cuộc đời toàn là những việc xấu cả và chẳng ai có thể làm được điều gì để biến nó thành tốt. Điều này thì chắc chắn là đúng, song không phải vì thế mà ta không có bổn phận giúp người khác. Nhưng ta sẽ có thể giúp được đến mức độ nào? Chỉ giúp đến một mức nào đó hay ta sẵn sàng bố thí vô điều kiện?
Đức Phật nhiều lần nói về bố thí (từ Pali là dàna). Thực hành hạnh bố thí mỗi ngày đem lại niềm hỷ lạc cho tâm. Nếu ta có thể bố thí đúng cách cũng như rộng rãi thì tốt, nên tốt hơn hết là bố thí phải đi đôi với trí tuệ. Nhưng cho dù ta không chắc là người nhận có xứng đáng hay không, cho đi vẫn tốt hơn là giữ lại những gì ta có. Tục ngữ có câu 'càng cho ta càng có'.
Để nhận chân được sự thật này, ta cần phải thực hành hạnh bố thí. Chẳng bao lâu ta sẽ nhận ra là thật sự có một nguồn vật chất bất tận, mà trên nguyên tắc ai cũng có thể được hưởng thụ. Càng cảm thấy được sự tương tức giữa tất cả chúng sinh, ta càng muốn cho đi hơn là muốn giữ, và càng nhiều người sẽ được lợi lạc vì cửa tâm đã rộng mở.
Điều này sẽ không xảy ra nếu ta không có chút can đảm - nhưng dù gì lòng can đảm cũng cần thiết trong đời sống tâm linh. Ta phải quán sát bản thân cũng như các giả định của mình một cách chân thật -tất cả những thứ mà ta quen thuộc- tự xét xem ta dùng thì giờ như thế nào, và tự hỏi mình, đời chỉ có như thế thôi sao?
Bố thí là hạnh đầu tiên trong mười hạnh mà Đức Phật liệt ra ở đây. Điều này không làm cho các hạnh khác kém quan trọng đi chút nào, song bố thí mở cánh cửa đưa ta đến các hạnh khác. Qua hạnh bố thí ta tập xả bỏ cái ngã. Lúc nào cũng nghĩ tới mình thì không thích thú và cũng chẳng lợi lạc gì. Điều này cũng như một con rắn tự cắn cái đuôi của mình -một cái vòng khắc nghiệt vô cùng tận. Nếu muốn dễ dàng chứng nghiệm được sự liên hệ giữa ta và thế giới chung quanh, ta nên thực hành hạnh bố thí. Theo sự phân tích của Đức Phật thì ngã chấp chính là gốc rễ của mọi khó khăn và sầu khổ của chúng ta. Toàn bộ giáo lý của Ngài nhằm giúp ta nhận thực được cái ngã là một ảo tưởng mà ta phải buông bỏ. Hạnh bố thí đứng đầu trong danh sách bởi nó là bước đầu tiên giúp ta vượt qua ngã chấp. Ta không thực sự đánh mất cái ngã vì tâm vị tha; ngược lại, chính là nó đã giữ lại sự quan trọng của mình. Nhưng ngay trong giây phút đó, ta không cần phải nghĩ đến cái ngã. Ta cảm nhận được một sự toại nguyện hoàn toàn khác khi đem lại niềm vui cho người, bằng cách chia sẻ với họ. Việc ta cảm thấy hỷ lạc từ sự bố thí, trong khi thông thường ta chỉ cảm thấy toại nguyện khi được nhận những gì mình thích, cho thấy những gì ta cảm nhận được thực sự là một sự toại nguyện ở một mức độ hoàn toàn khác.
Kế đến là phước báu của chánh mạng, của đời sống ngay thẳng, chính trực. Đức Phật chẳng bao giờ nói tất cả mọi người nên sống đời độc cư thiền định. Vậy như thế nào là lối sống đúng? Sống đúng có nghĩa là trước tiên phải chăm sóc lo lắng đầy đủ cho gia đình mình và sau đó là giúp đỡ kẻ khác. Đức Phật khuyên các đệ tử tại gia của Ngài nên chia lợi tức của mình ra làm bốn phần. Một phần dành cho bản thân và cho gia đình, phần thứ hai để tiếp tục việc kiếm sống, một phần nữa phòng khi khó khăn, ốm đau, còn phần sau cùng dành để cúng dường cho các bậc tu hành, kẻ ốm đau và những người nghèo túng. Việc phân phối lợi tức như thế bao gồm tất cả các bổn phận của ta. Nhiều ít ở đây không quan trọng mà điểm chính là chủ ý của ta.
Chánh mạng hay nghề nghiệp chân chính trong đó bao hàm quyết tâm cư xử đúng với lương tâm con người. Điều này có nghĩa là ta không được làm hại đến người hay vật, dù là trong cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc hay ý nghĩ của ta. Tai hại ta gây ra có thể do hành động hay lời nói trong nhất thời, nhưng nó bắt nguồn từ cảm xúc và ý nghĩ của ta. Cho nên cách cư xử theo đúng lương tâm có nghĩa là không hàm chứa một ác ý gì với những sinh linh khác. Ý nghĩ của ta không phải là vô thưởng vô phạt –chúng luôn ẩn chứa một cái giá mà ta phải trả, vì chúng huân tập nên những thói quen trong lời nói và hành động của ta và thực sự là yếu tố tiên quyết đưa đến sự hiện hữu của ta. Ta chính là cái mà ta nghĩ. Cho nên không phải chỉ cái ta làm mà các tư tưởng ta gieo trồng cũng quan trọng không kém. Ta có thể nói là tất cả tư tưởng của ta đều xứng đáng được gọi là cao đẹp nhất không?
Một lần nữa, Đức Phật nêu lên phước báu của việc chăm lo cho người khác, và ở đây là việc chăm lo cho họ hàng, bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Khi đang vun trồng đức tính này, lòng sẵn sàng muốn giúp đỡ người khác bằng bất cứ phương tiện gì trở thành một bản tính tự nhiên thứ hai, để rồi có lúc ta sẽ có thể đối xử với bất cứ ai mà ta gặp với lòng tử tế. Tuy thế, lúc đầu ta không nên đòi hỏi quá nhiều từ bản thân, mà cứ tiếp tục vun trồng đức tính ấy.
Mỗi khi giao tiếp với người, ta hãy tự hỏi có phải ta thực sự quan tâm đến người ấy hay chỉ cho bản thân chúng ta. Ta có biết hàm ân vì cuộc sống của mình tốt lành cũng là nhờ bao người khác không? Ta có thấy được là đời sống của mình tùy thuộc rất nhiều vào trạng thái buồn vui, tư tưởng, lời nói và hành động của những người khác?
Không ai có thể thực sự nói là mình hoàn toàn sống độc lập với người khác. Đời sống hàng ngày của chúng ta lệ thuộc vào đủ mọi loại dịch vụ như nước và điện, thương mại và nông nghiệp. Ta cũng liên hệ với người khác qua tư tưởng và cảm xúc dù ta có nói ra hay không. Các tình cảm này vẫn rất thực dù không được nói ra, và chúng có thể tác động đến tư tưởng, tình cảm của người khác. Đây là phước báu của sự chăm lo cho tha nhân. Việc họ có cảm nhận được sự lo lắng ân cần này hay không là một chuyện khác; điều quan trọng là ta cần phải nuôi dưỡng những thiện ý ấy.
Tạo thiện nghiệp có nghĩa là luôn cẩn thận đề phòng những sự tiêu cực len lỏi vào ý nghĩ, lời nói và hành động của ta. Ta cần đặc biệt chú trọng đến ý nghĩ vì đây là nơi mọi sự phát khởi. Tất cả mọi hành động của ta đều đem lại hậu quả, có ảnh hưởng tới ta cũng như tới người khác, và hầu hết mọi người đều tạo các nghiệp tốt cũng như xấu. Hiếm khi có ai chỉ tạo nên ác nghiệp, nhưng quá nhiều ác nghiệp sẽ đưa ta vào vòng tù tội. Cũng hiếm khi có người chỉ tạo nên thiện nghiệp trừ khi đó là những Bậc Giác Ngộ, trong trường hợp đó họ không tạo ra bất cứ ác nghiệp nào bởi họ không còn sống trong ảo tưởng của một tâm thức dựa trên bản ngã.
Các tâm sở tiêu cực ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tình cảm của ta và ta có thể ngăn ngừa chúng phát khởi chỉ bằng cách chú ý đến các trạng thái tâm đang thay đổi của mình. Đơn giản như thế, nhưng rất ít người thực sự chú ý đến đời sống nội tâm của mình. Chỉ khi nào ta thực sự thực tập chánh niệm một cách miên mật, ta mới có thể cảm nhận được các trạng thái tâm tích cực một cách đều đặn. Quán sát các tư tưởng, lời nói và hành động của mình ngay trong khi ta đang thực hiện chúng, không cản trở việc ta hoàn tất các bổn phận khác trong đời sống hàng ngày. Trái lại, càng quán sát bản thân, ta càng dễ chú tâm vào bất cứ những gì ta đang làm.
Nghiệp quả mà ta cảm nhận ảnh hưởng sâu xa đến những tình cảm buồn vui của ta, và nếu quán sát chúng kỹ ta sẽ dễ dàng thấy nguồn gốc chúng từ đâu đến: lý do tại sao ta lại vui hay buồn. Sau đó, ta có thể thay đổi những điều bất thiện trong tư tưởng, lời nói và hành động mà ta đã làm, dẫn đến những trạng thái tiêu cực ấy, nhưng ta chỉ có thể làm được như thế nếu ta có thể tự nhìn mình như mình thực sự là mà thôi.
Trong các bài thuyết giảng, Đức Phật nhắc đi nhắc lại về việc tạo thiện nghiệp. Ngài làm như thế vì, bao giờ chúng ta còn nghĩ, như tất cả các chúng sinh vô minh khác, rằng ta có một bản ngã, là ta còn tạo nghiệp với mỗi niệm khởi lên trong tâm. Nhưng một khi đã hiểu được điều này, ta sẽ trở nên có chánh niệm hơn với các suy nghĩ của mình - và đây là điều quan trọng, dù ta không thể nào kiểm soát được tất cả các niệm khởi lên trong tâm ta.
Tránh những điều ác, tránh các thứ độc hại, hành thiện không ngơi nghỉ. Đây thật là những phước báu lớn!
Ở đây kinh lại nói về nghiệp và các giới hạnh. Càng tinh tấn trong việc tránh những điều mà lương tâm cho ta biết là ác, và thực hiện các điều mà ta biết là thiện thì chúng ta càng thọ hưởng được phước báu này. Quả thật chính ta là kẻ ban cho mình cái phước đó. Và điều này thật là tuyệt diệu -khi biết là tự mình có thể đạt được hạnh phúc bằng nỗ lực của chính mình mà không cần phải chờ đợi ai ban cho, không cần nghĩ là ta phải sở hữu vật gì đó thì mới được hạnh phúc. Tất cả đều ở trong ta.
Chúng ta đã có sẵn người hướng dẫn các hành động của mình trong lương tâm và các cảm thức của ta. Tuy nhiên, vấn đề phát khởi từ cách suy nghĩ rằng ta có các quyền hạn đặc biệt, từ thái độ cho rằng, ‘Cái này thuộc về tôi, nếu tôi không được, tôi cũng lấy’. Để tránh làm những việc bất thiện, điều đầu tiên mà ta phải học là phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa những điều thiện và ác, và càng quán sát bản thân rốt ráo, ta càng dễ làm việc này hơn.
Ta đã may mắn được sinh ra làm người, với những điều kiện hết sức thuận lợi vì về phương diện vật chất, ta chẳng thiếu thứ gì. Với những thuận lợi nhờ may mắn như thế, ta có bổn phận xem việc phát triển tâm linh như là một trọng tâm của đời mình thay vì thỏa mãn những đòi hỏi không ngơi nghỉ của tâm vị kỷ mà hầu hết là không cần thiết. Đức Phật dạy ta chỉ cần có bốn nhu cầu căn bản: thức ăn, quần áo, chỗ ở và thuốc men. Ngoài những thứ đó, mục đích duy nhất của đời người là tận dụng cơ may này để tu tập phát triển tâm sáng suốt, phát triển chánh niệm, để đến một ngày ta sẽ không còn xem mình như một thực thể riêng biệt, một cá nhân độc lập, mà là một phần của những gì đang đến và đi trong thế giới quanh ta. Với sự hiểu biết về vai trò thực sự của mình, ta sẽ thấy thật rõ ràng sự quan trọng của việc dốc hết tâm trí vào việc phát triển tâm linh trong kiếp sống này.
Kinh này giới thiệu những nguyên tắc căn bản và rõ ràng nhất cho việc tu tập của ta. Những điều này chẳng đòi hỏi khả năng hay tài nghệ gì đặc biệt hoặc mô tả những gì bí ẩn. Chúng chỉ cho ta thấy cách sống ngày qua ngày. Còn có gì hơn ngoài cuộc sống ta đang phải sống hôm nay? Mỗi một ngày ta sống là tất cả những gì ta thật sự nắm trong tay. Ngoài ra, tất cả đều là mộng huyễn. Do đó mỗi ngày ta phải cố gắng tránh làm những điều ác, cũng như không dùng các chất độc hại: chúng có thể đem đến cho ta một cảm giác thoải mái nhất thời, nhưng thiền tập và tu hành là phương cách đơn giản và an toàn hơn để đạt được điều này. Qua những đoạn kinh nhắc đến những chất độc hại, ta có thể đoán là 2500 năm trước đây, con người cũng có những vấn đề như chúng ta hiện có. Xã hội chẳng thay đổi gì mấy.
‘Hành thiện không ngơi nghỉ’ nhắc đến việc trau dồi không những về hành vi đạo đức mà còn về giáo lý của Đức Phật nói chung, và để làm điều này, tất nhiên chúng ta cần tài liệu. Ta không cần phải biết tất cả giáo pháp - chỉ trong Thượng Tọa Bộ đã có đến 17.500 bài thuyết giảng. Các giáo thuyết và thuật ngữ căn bản chúng ta đã nhắc đến, như nghiệp, giới luật đủ giúp ta dựa vào đó mà sống theo Pháp. Trong sự nỗ lực này, ta không tuân theo một tư tưởng tôn giáo nào mà chỉ sống hài hòa với những chân lý phổ cập sâu sắc, mà ta có thể áp dụng cho bản thân.
Nếu lúc nào ta cũng nghĩ đến những vấn đề của mình, thì ta khó thể thâm nhập Pháp. Khi phân tích những vấn đề của chúng ta, ta sẽ nhận ngay ra rằng không thể một cá nhân mà giải quyết được chúng. Thay vì xem xét chúng một cách riêng rẽ, nếu ta cố gắng quán sát chúng trong sự tương quan đến tất cả mọi người thì ta sẽ đến gần với chân lý hơn. Pháp là chân lý vũ trụ, một sự thật hiển nhiên, và việc hành thiện không ngơi nghỉ luôn dẫn dắt ta trở về điều đơn giản này. Lại nữa, nếu nhận ra vấn đề của mình chỉ là một phần của thân phận con người thì ta sẽ có thể nhìn mình một cách khách quan hơn và sẽ tìm ra giải pháp của vấn đề một cách dễ dàng hơn. Ngày nào ta còn nghĩ rằng những vấn đề chỉ là của riêng mình, thì chúng sẽ còn tiếp tục quấy rầy ta qua nhiều hình thức khác nhau.
Tôn kính và khiêm cung, tự tại và biết ơn, nghe Pháp đúng thời điểm. Đây thật là những phước báu lớn!
Những giá trị tình cảm gắn liền với sự tôn kính và đức khiêm cung giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Đức khiêm cung là một đề tài mà Ky Tô Giáo -đúng ra, bất cứ tôn giáo nào trên thế giới- cũng thường đề cập đến, và bất cứ đức tính nào được tất cả các tôn giáo trên thế giới nhắc đến, chắc chắn nó không những quan trọng mà còn khó thực hành. (Ta chỉ cần nghĩ đến ngũ giới hoặc mười điều răn là cảm nhận được sự khó khăn này.)
Khiêm cung là một đức tính phát sinh một cách tự nhiên. Nó hoàn toàn khác hẳn với mặc cảm tự ti: khiêm cung thường bị lầm lẫn với sự khúm núm, với việc tự đánh giá mình hoặc chấp nhận người khác đánh giá mình là thấp kém, xấu xí và thua sút người khác. Sự đánh giá đó dựa trên đẳng cấp và thứ bậc, theo giai cấp xã hội, hoàn cảnh giàu nghèo hoặc bằng cấp. Sự đánh giá này thật sự không liên quan gì đến nhân cách con người. Khiêm cung là lòng can đảm biết tự hạ mình. Ngược lại với nó là sự kiêu căng, sự tự tâng bốc. Tự hạ mình trước giáo pháp, trước tha nhân, giúp ta sẵn sàng đón nhận và uyển chuyển đến mực tối đa; nó làm giảm thiểu bản ngã trong ta. Người có lòng vị kỷ càng cao càng khó có thể tự hạ mình. Khiêm cung không có nghĩa là tự coi thường mình mà là tự trọng. Nhân bản chân thật là sự tôn trọng tất cả nhân loại, tôn trọng bản thân và tha nhân, biểu lộ qua cung cách chân thành và khiêm tốn.
Không những là sự phản ảnh của nhân bản thực sự, đức khiêm cung còn bao gồm sự hiểu biết rằng có một giá trị cao đẹp hơn mà ta có thể hướng tới. Khi chúng ta vượt ra khỏi giới hạn của con người và thấy được tất cả những sự tầm thường nhỏ bé của chính mình, thì dù ta vẫn còn bị ràng buộc trong cái khung nhỏ bé của tầm hiểu biết, ta bắt đầu nhận được bản chất chân thật của vũ trụ. Nếu ta khiêm tốn nhìn nhận là có một cái gì cao cả hơn mình, chúng ta sẽ có thể tin tưởng vào điều ấy; và nếu không tự dâng hiến cùng gắn bó đời mình với lý tưởng, ta sẽ không thể nào hành thiền. Khiêm cung và sự dấn thân do đó đi đôi với nhau. Người tự cho là mình quá quan trọng và lúc nào cũng nghĩ như thế thì không thể nào hiến dâng mình cho lý tưởng. Song một khi ta đã thấu hiểu với tất cả lòng khiêm tốn của mình là có một cái gì cao cả hơn là các cảm quan bình thường mắt thấy tai nghe của ta, khi đó ta có thể thật sự hiến mình cho thiền định và tu tập. Khiêm cung do đó là một đức tính thiết yếu và là một phước báu lớn.
Đi kèm với khiêm cung trong đoạn kinh này là lòng tôn kính. Như chúng ta đã biết, ngày nay con người thật xa lạ với sự tôn kính. Ta tỏ lòng tôn kính với ai? Ai là người mà ta ngưỡng mộ? Thường thì là các tài tử âm nhạc hoặc thần tượng thể thao là đối tượng của lòng ngưỡng mộ nhưng chắc chắn họ không phải là đối tượng của sự tôn kính mà ta đang bàn đến ở đây. Ta phải ý thức rằng chỉ có một điều gì đó vượt lên khỏi sự hiện hữu tầm thường và những kinh nghiệm sống hàng ngày, mới thực sự khiến ta đem lòng kính ngưỡng và tôn thờ với tất cả tấm lòng. Ta cần có một sự đồng cảm tâm linh để tỏ lòng tôn kính đến bậc tối thượng, và ta bầy tỏ sự tôn kính ấy bằng cách quỳ lạy trước tượng Phật. Ở đây không phải là ta lạy cái tượng mà ta lạy hình ảnh của Đức Phật, tượng trưng cho bản tánh Giác Ngộ sẵn có ở trong mỗi con người. Việc lễ lạy gieo trồng trong ta lòng kính ngưỡng. Cuộc đời chẳng bao giờ hoàn hảo như ta mơ ước và nó không bao giờ làm ta hoàn toàn như ý, song nếu biết là có một cái gì cao cả hơn, ta có thể sống mãn nguyện.
Kế đến là hai đức tính về tình cảm và cũng là những phước báu lớn: tự tại và lòng biết ơn. Hầu hết mọi người đều vui mừng biết ơn khi nhận được thứ gì mới, song người ta thường ít biết trân quý những gì mình hiện đang có. Do đó ta cần nhắc nhở mình phải biết trân quý những gì mình hiện đang có thay vì xem thường chúng. Khi ốm đau, ta nóng lòng mong mỏi hết bịnh nhưng đến khi hết bịnh ta lại xem thường sức khoẻ. Trong cơn đói, ta hết sức trân quý bất cứ thức ăn gì mình có thể kiếm được, song đến khi no đủ thì ta lại sinh ra kén chọn khó khăn. Lòng trân quý có thể được nuôi dưỡng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thí dụ, thay vì than phiền về tính xấu của người khác, ta có thể trân quý những đức tính của họ. Lòng trân quý do đó là một phản ứng tình cảm đầy khiêm tốn và thương yêu.
Đức Phật thường nhắc tới đức tính tự tại vì nó giúp ta đạt an lạc một cách tự nhiên. Ai cũng muốn tìm sự an lạc song không biết tìm kiếm thế nào và ở đâu. Lẽ tự nhiên là họ đổ lỗi cho chế độ xã hội, cho các chính trị gia gây ra tình trạng bất an của họ. Song sự bình an là một phẩm chất của tâm mà ai cũng có thể tự mình đạt được qua nỗ lực cá nhân và chỉ có thể thấy ở những người biết tự tại.
Nếu biết hài lòng với những người sống chung quanh và hoàn cảnh của mình, chúng ta sẽ ít mong cầu. Mỗi một điều mong muốn đem đến cho ta sự bất như ý mà trong tiếng Pali gọi là dukkha (khổ). Càng mong ước thay đổi hoàn cảnh của mình, chúng ta càng dễ bị thất vọng. Nếu nhìn lại đời mình, ta sẽ thấy điều hiển nhiên là ta chẳng bao giờ toại nguyện với những gì cuộc đời ban cho ta. Tất cả những điều ta mong muốn đều ở ngoài tầm kiểm soát của ta, khiến ta phải trông cậy vào người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài để được toại nguyện; kết quả là không thể có một giải pháp thích đáng nào. Nếu muốn có sự thay đổi thật sự ta phải tự chuyển hóa bản thân. Một khi ta đã thật sự thay đổi, mọi sự sẽ hoàn toàn khác hẳn.
Tự tại sẽ đưa ta đến Giác Ngộ và ta có thể cảm thấy điều này qua thiền định. Qua đó ta dần dần nhận thức được là ta chỉ có thể tự tại khi đã hết mong cầu. An lạc chỉ hiển lộ khi ta không còn nhu cầu thay đổi bản thân hay bắt người khác phải thay đổi, khi ta nhận biết rằng tất cả mọi thứ trên đời chẳng bao giờ hoàn hảo và cái mà ta muốn thay đổi ở ngay trong chính tâm mình. Ta không cần phải bất mãn với những thất bại của mình để hiểu được như thế; trái lại, ta hãy vui sướng vì đã tìm được một con đường dẫn đến đời sống tâm linh.
Cho nên sự trân quý và tâm tự tại -những đặc điểm của đời sống tâm linh- đem lại niềm an lạc cho cuộc đời ta. Chính yếu kinh Đại Phước Đức nhằm nói về những tình cảm và cảm xúc tích cực như thế, phát sinh khi ta sống chung đụng với người, và theo Đức Phật, chúng có thể là những phước báu lớn trong cuộc đời ta. Và còn nhiều phước báu tiếp theo.
Tiếp đến là ‘nghe được chân lý đúng thời điểm’, nói về sự sẵn sàng tiếp nhận Pháp. Pháp tự nó là một phước báu khi nào ta được nghe Pháp đúng thời điểm. Hầu hết những người được nghe Pháp đều không sẵn sàng tiếp nhận nó, song điều này không có nghĩa là họ chẳng bao giờ sẵn sàng. Trái lại, khi họ sẵn sàng tiếp nhận Pháp, chưa chắc họ đã có đủ cơ duyên để được nghe. Do đó, chính là vì ta không chắc sẽ có cơ duyên được nghe Pháp trong tương lai, ta lại càng phải nỗ lực tối đa để biến giây phút hiện tại thành thời điểm thuận tiện bằng cách mở rộng lòng mình để đón Pháp, và thực hành thật chu đáo những gì ta đã có thể học được ở Pháp trong hiện tại.
Giữ được lòng kiên nhẫn, lắng nghe không phiền giận khi bị người chỉ trích, tìm cầu thiện tri thức, bàn luận về chân lý. Đây thật là những phước báu lớn!
Trước tiên là lòng kiên nhẫn –và đây quả thật là một phước báu. Hầu hết mọi người lúc thì kiên nhẫn, lúc thì nóng nẩy. Ở trạng thái cực đoan, tính nóng nẩy phản ảnh lòng mong muốn mọi việc đều phải như ý mình. Bởi lẽ ít khi nào mọi sự được như ý ta, tính nóng nẩy đẩy ta vào tâm trạng bất an đau đớn.
Lòng kiên nhẫn bao hàm một sự hiểu biết là mọi vật đều vô thường, một sự ý thức rằng tất cả những gì ta cảm nhận đều đang thay đổi, dù đó là các cảm thọ hay tình cảm của ta, cảm nhận của ta ngay trong lúc này, về hôm nay hay về cả cuộc đời mình. Ta không thể nắm giữ được mãi một cái gì vì mọi vật đều sẽ hoại diệt. Chính vì ta luôn cố gắng nắm giữ lấy của cải vật chất, nên lúc nào ta cũng thấy thất vọng. Thật rất dễ quên sự thật là không có gì tồn tại mãi mãi, vì có một số việc tái diễn, khiến ta tưởng là chúng là một, nhưng chúng chỉ giống nhau. Lấy thí dụ như hơi thở của ta. Mỗi hơi thở biến mất sau khi ta hít vào. Nhưng vì mỗi hơi thở sau đều giống như hơi thở trước, chúng ta thích làm ngơ không muốn thấy là hơi thở của mình là vô thường, và do đó bản thân ta cũng vô thường. Không có hơi thở ta không thể nào sống còn và sự vô thường của nó cho thấy sinh mạng ta mong manh làm sao: nếu hơi thở ngưng, cái chết tức thì theo sau. Đức Phật dạy là bởi chấp ngã hầu hết chúng ta đều không muốn nghĩ đến điều này.
Giữa những bằng chứng hiển nhiên của vô thường, ta vẫn không ngừng cố gắng biến chúng thành thường hằng và những thứ vô thường khi mất đi đem lại cho ta đau khổ, ta lại cho là niềm vui. Bản chất tạm bợ của mỗi tư tưởng, mỗi cảm giác, mỗi cử động của cơ thể có thể được theo dõi từng phút giây. Tất cả rồi sẽ hoại diệt, không có gì là bất biến. Có nhiều phương tiện để lưu trữ các sự kiện: sách vở, phim ảnh và ký ức - song nếu ta nghĩ rằng mình có thể bám víu không để mất người thân, tình cảm, kỷ niệm hay các sự kiện, thì cuối cùng ta chỉ ôm lấy hư không. Ngược lại, nếu hiểu được là không có gì trường cửu, ta sẽ chiêm nghiệm được lòng kiên nhẫn như là một kết quả tất yếu với một cảm giác nhẹ nhõm và an bình. Ta sẽ không còn cảm thấy bận tâm nữa.
Tất cả chúng ta đều biết là cần có tinh tấn để duy trì việc hành thiền của mình, nhưng ta cũng cần đến lòng kiên nhẫn nữa: không có nó, việc hành thiền của ta không có kết quả. Rất ít người có thể hành thiền miên mật. Chúng ta không những phải tự nỗ lực mà còn phải kiên nhẫn với chính mình, lần này đến lần khác, ngày này qua ngày khác.
Nếu có thể kiên nhẫn hơn với bản thân, ta sẽ dễ dàng kiên nhẫn với người khác, nhất là khi mọi việc không như ý ta muốn. Nếu không, ta sẽ có thái độ cứng nhắc, ngoan cố với bản thân và với người. Vì thế nên lòng kiên nhẫn và từ ái đi đôi với nhau, và vun trồng lòng kiên nhẫn là một phước báu lớn.
Tiềm năng lớn nhất của con người nằm ở khả năng học hỏi. Ta có thể đạt bất cứ mục tiêu nào khi ta chú tâm và nỗ lực làm việc ấy. Nói như thế không có nghĩa là mọi sự sẽ xảy ra như ý ta và nếu nghĩ như vậy thì ta sẽ điên đầu mất thôi. Tuy nhiên, nếu muốn học được tính kiên nhẫn, ta sẽ dần dà làm được điều ấy. Bất cứ ai - nếu thực sự muốn và tinh tấn tu tập - cũng có thể đi theo con đường mà Đức Phật đã vạch ra cho tất cả mọi người và đạt đến thành quả. Tục ngữ có câu ‘Muốn là được’. Vì chúng ta thường đạt được những điều mình thực sự muốn, ta cần thận trọng để chỉ mong muốn những điều thiện.
Phước báu kế tiếp là ‘lắng nghe không phiền giận khi bị người phê bình’. Chấp nhận lời phê bình của người khác là một việc không dễ đối với nhiều người. Không giận dữ hay bực bội, hoặc chỉ trích lại người, hiển nhiên đều là nhờ rất nhiều vào lòng kiên nhẫn, nhưng nó cũng liên quan đến lòng tự tin, và nhiều người đầy mặc cảm tự ti đến nỗi chỉ một lời phê bình nhỏ cũng gợi lên cho họ mặc cảm ấy, khiến họ nổi giận hoặc ít nhất là buồn bực.
Phần lớn các khuyết điểm của ta đều khó nhận ra -nếu không thì ta đã biết mà tự sửa lỗi mình. Cho nên, được thiện tri thức chỉ bảo quả thật là một phước báu lớn. Tự biết mình và học cách cư xử hòa nhã sẽ dễ dàng hơn khi ta được người khác hỗ trợ, nhưng ta phải sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ ấy. Ngược lại, khi muốn giúp đỡ người khác, ta thường cảm nhận được là họ có sẵn lòng nghe lời phê bình xây dựng hay không, nếu họ không sẵn lòng nghe, ta không nên cố ép. Điều quan trọng là ta có thể chấp nhận được cả hai trường hợp, đóng góp ý kiến xây dựng khi thấy có ích lợi, mà cũng vui vẻ kiềm chế sự phê bình khi bất lợi. Sự toàn hảo chỉ hiện hữu ở những cõi cao hơn cõi người. Còn trong cõi nhân sinh thì hiển nhiên là không ai hoàn toàn cả và những lời phê bình xây dựng luôn cần thiết.
Lẽ dĩ nhiên là đôi khi sự phê bình có thể không đúng. Nếu thế thì ta không cần để ý và cũng không nên bực mình vì nó. Ta còn phải cảm ơn có người đã bỏ công nói cho ta điều họ nghĩ -vì lòng biết ơn, như ta đã biết, tự nó là một phước báu.
Tiếp đến là ‘tìm cầu thiện tri thức và bàn luận về chân lý’. Đây là một phước báu khác mà Đức Phật thường nhắc đến trong nhiều kinh: đó là việc làm bạn với thiện tri thức và pháp đàm. Những điều ta bàn bạc là thức ăn nuôi dưỡng tâm ta. Thức ăn càng bổ dưỡng, tâm càng được ích lợi. Nói về chân lý không phải chỉ là thận trọng để những lời nói của mình đúng với sự thật. Nó còn đòi hỏi ta phải bàn luận về những đề tài cao xa hơn là những chuyện phù phiếm thường ngày để chúng ta thấu hiểu hơn về con người, kể cả bản thân ta. Đó là những vấn đề liên quan đến sự thật vũ trụ, chân lý phổ quát mà ai cũng có thể thấy. Chân lý ở đây không nên bị nhầm lẫn với sự kiện khoa học -thí dụ như vũ trụ xoay vần ra sao- vì những điều ấy chẳng hề giúp con người trở nên nhân ái và hữu ích cho đời như là chân lý về tâm linh mà Pháp đã cho ta. Cho nên bàn luận về Phật Pháp quả thật là một phước báu lớn. Dĩ nhiên, không có nghĩa là ta không bao giờ nên nói những câu chuyện đời thường; chỉ là ta phải nhận thức được rằng chúng chỉ là những nhu cầu tầm thường, và không lầm chúng với những gì tạo nên đời sống thật sự của mình.
Tất cả những gì quan trọng thực sự xảy ra ngay trong ta, trong phản ứng, ước mơ, dự tính và hy vọng của ta. Ta thực sự mong đợi gì ở tương lai, ta có hoài bảo gì và thực sự muốn gì? Ta có đang tìm kiếm chân lý tối thượng, tìm cứu cánh tối hậu, tìm cái gì giúp ta thoát khỏi thân phận con người? Hay là ta bị vướng mắc vào cuộc sống hàng ngày, chỉ với hy vọng có thể vùng vẫy thoát ra chút ít?
Một khi đã gặp thiện tri thức và bàn luận về chân lý của Pháp là ta đã bắt đầu cuộc hành trình tâm linh để theo đuổi chân lý hơn là những thứ tầm thường, cũng như những bậc tri thức có thể trợ lực hữu hiệu cho ta trên con đường tầm đạo. Chỉ có chân lý của Pháp mới có thể chỉ cho ta con đường dẫn đến sự tận diệt mọi khổ đau. Tuy nhiên, dầu những sự thật đó dành sẵn cho tất cả mọi người, ít ai sẵn sàng tin theo chúng. Đó là vì chúng không hướng đến những điều ta mong mỏi: chúng liên quan đến những vấn đề của vô thường và hoại diệt hoàn toàn. Chúng báo cho ta biết rằng kết quả tất yếu của bám víu và chống đối là khổ đau, và chúng khuyên ta nên kiềm chế bản ngã cho đến khi ta có thể nhận ra được ngã chỉ là ảo tưởng. Tất cả mọi người đều muốn được hạnh phúc, an bình và thảnh thơi trong tâm và chẳng ai muốn buông bỏ cái ngã của mình. Nhưng ta chỉ có thể chấm dứt khổ đau khi buông bỏ tự ngã, và vì hầu hết mọi người chưa làm được điều này nên hòa bình và hạnh phúc còn vắng bóng trên thế giới.
‘Gần gũi thiện tri thức và bàn luận về chân lý’ giúp ta tìm được an lạc: chân an lạc chỉ có ở ngay trong tâm ta; nó bắt đầu từ tâm ta và tỏa rộng ra ngoài. Tuy nhiên, dầu chỉ có một chỗ để tìm an lạc, mọi người đều có đủ phương tiện để nhận diện, và nuôi dưỡng nó. Trong cuộc sống thế tục, thật sự không thể có an lạc, luôn có những điều không hoàn toàn đúng, cần được thay đổi hay sắp xếp lại. Trái lại, trong cuộc sống tâm linh, tâm ta chấp nhận mọi sự như chúng là. Nếu ta chấp nhận chân lý này và hành xử theo nó, ta sẽ được hưởng quả tốt của phước báu lớn này.
Buông xả ngã và thanh tịnh tâm, tuệ giác về tứ đế, sau cùng đạt Giác Ngộ, đây thật là những phước báu lớn!
Khi tu tập, ta cố buông xả ngã bằng cách thanh tịnh hóa tâm, tức là, gieo trồng những tình cảm tốt, thanh tịnh hóa trí năng, gạn lọc và đào sâu suy tư của mình. Không có phước báu của tâm thanh tịnh, không thể có sự buông bỏ ngã chấp. Từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta đều biết là mình đã khổ sở và đớn đau ra sao khi có ý nghĩ và cảm giác tiêu cực. Nó làm ta cũng như người khác khổ đau. Tiếc thay, chúng ta thường không sẵn sàng chấp nhận là sự thay đổi phải bắt đầu từ ta. Hầu hết chúng ta đều cho rằng chính hoàn cảnh chung quanh khiến ta khổ đau, nên cần phải thay đổi hoàn cảnh theo ý ta thì ta mới bớt đau khổ.
Đó là cách suy nghĩ của hầu hết mọi người. Ta chỉ muốn thay đổi bất cứ điều gì ngoại trừ bản thân. Và kết quả ra sao? Không khả quan chút nào! Một số hoàn cảnh có thể được thay đổi cho tốt hơn đôi chút, nhưng chủ yếu chính là phải thay đổi tư tưởng, tình cảm nơi bản thân mới mong có được an lạc. Muốn thế, ta phải không ngừng thực tập chánh niệm, hành trì chánh niệm trong lúc tọa thiền cũng như duy trì chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Ta cần phải quán sát bản thân rốt ráo để không bỏ lỡ cơ hội thanh tịnh hóa tâm nào –vì suy cho cùng, chẳng ai có thể làm việc này cho ta.
Thanh tịnh hóa không liên quan gì đến lối sống –cách ăn mặc sang trọng hay không -mà là về phẩm chất của cuộc đời, cách ta đang sống đời mình. Và thanh tịnh hóa là một tiến trình lâu dài, xảy ra từ giây phút ta bắt đầu thực tập điều này -bất kể kết quả ra sao. Ai cũng có vấn đề -chẳng bao giờ sự việc xảy ra như ta dự tính- song không vì thế mà ta phải chán nản và buồn bực. Trái lại, ta nên vui mừng vì đã nhận biết được điều gì đang xảy ra trong ta.
Nếu tiếp tục thay thế những tư tưởng và tình cảm bất thiện bằng những điều thiện, ta sẽ nhận ra ngay là việc buông bỏ ngã chấp là giải pháp khả thi duy nhất để thoát ra khỏi thân phận con người. Nhưng đây là điều mà chúng ta phải tự mình chiêm nghiệm. Trí tuệ của người có thể giúp ta chút ít, nhưng đó chỉ như cây chỉ đường, không phải là kinh nghiệm cá nhân, và chỉ có bằng cách thanh tịnh hóa ta mới có thể biến trí tuệ đó thành của chính mình.
Càng tiến xa hơn trên quá trình này, ta càng có cái nhìn rõ hơn về bản thân và càng thấy rõ hơn là tất cả những loạn động trong ta đều do có cái ngã, cái cảm giác nhất định phải sở hữu cái gì đó. Cái ngã này tự coi mình là quan trọng, và muốn ai cũng phải để ý đến mình. Khi tự quán sát và chuyển đổi mình, ta thấy rõ ràng hơn bao giờ hết là cách duy nhất để thanh tịnh hóa tâm là phải đem bản ngã ra phân tích một cách thật tỉ mỉ.
Chúng ta có thể thấy được bản ngã này chỉ là một ý tưởng không? Tất cả chúng ta cho rằng cái ‘tôi’ là một ai đó quan trọng, cần được bảo vệ, muốn điều này, ghét điều kia. Cái ngã này muốn mình là trung tâm của vũ trụ, nên đụng chạm với những cái ngã khác cũng nhắm đến cùng một vị trí. Không cần phải nói thêm, ta cũng thấy đó là nguồn gốc của mọi vấn đề trong liên hệ tương quan giữa người với người. Chúng xảy ra do những cách cư xử không thể chấp nhận được thì ít mà do sự xung đột của hai bản ngã thì nhiều hơn.
Phước báu khởi sinh khi ta nhìn xuyên qua được tấm màn ảo tưởng này. Đó là một khám phá hết sức tuyệt vời đến nỗi Đức Phật gọi đó là Giác Ngộ, vì thế nếu đã có được chút khái niệm gì về nó, là ta đã có một khởi đầu tốt đẹp. Nhận biết được ảo tưởng này trong ta có nghĩa là ta đã khám phá được sự sai lầm trong cách ta nhìn mọi việc. Sai lầm này đã bén rễ lâu đời trong tâm ta, song nếu ta có thể diệt trừ được nó và không tự xem mình như một cá thể riêng biệt tuyệt đối thì mọi khổ đau sẽ chấm dứt.
Sự diệt trừ ngã tưởng không phải là một điều dễ dàng; ta chỉ có thể thực hiện được khi ý thức rằng không có cách nào khác để chế ngự khổ đau. Bản ngã tự có tiếng nói riêng: ‘Tôi muốn được hạnh phúc,’ và tự nghĩ là nó biết con đường để tìm hạnh phúc. Nếu ta còn đi theo bản ngã trong việc truy tìm hạnh phúc, thì dù ta có hành thiền để tâm được bình an thay vì xem đó là một phương tiện để phát triển tuệ giác, hoặc tham gia đời sống xã hội vui vẻ, hay sống ẩn dật, hay các sinh hoạt nào khác, ta cũng sẽ chẳng thể nào nắm bắt được ảo tưởng ấy. Chỉ khi nào tâm biết nói ‘Không có tôi, không có cái của tôi, không có gì cả chỉ có tinh tấn, khiêm cung và vô thường’, thì lúc đó quả là ta đã đi đúng đường. Khi ta có thể từ bỏ, buông xả ngã chấp, dù chỉ là trong giây lát, ta sẽ chứng nghiệm được ngay trong lúc đó niềm an lạc và thư thái vô biên, ví như tất cả các gánh nặng trên vai ta đã rơi xuống, cho ta thoáng thấy ý nghĩa của cuộc sống vô ngã. Điều này không phải một sớm một chiều mà đạt được; nó khởi sinh trên con đường thanh tịnh hóa, mà ở đó ta luôn cố gắng để nhận ra rằng khổ đau chính là nghiệp quả của ngã tưởng.
Phước báu tiếp theo là tuệ giác về Tứ Diệu Đế, hình thành tất cả những gì mà Đức Phật giải thích về sự Giác Ngộ mà Ngài đã chứng nghiệm được dưới cội cây Bồ Đề nổi tiếng ở Bodhgaya, khoảng 2500 năm trước. Giáo lý Tứ Diệu Đế cho chúng ta câu trả lời của những câu hỏi căn bản về kiếp sống con người. Vì sao chúng sinh đau khổ? Vì sao lúc nào ta cũng cảm thấy thiếu thốn và bất mãn? Không phải là vì -như chúng ta thường nghĩ- ta không có những thứ ta muốn, hay vì ta không được yêu mến hay kính trọng. Chỉ có duy nhất một lý do, đó là hiện hữu là đau khổ. Đây là cốt lõi của Diệu Đế Thứ Nhất: đời chẳng bao giờ được như ta mong muốn. Diệu Đế Thứ Hai soi sáng nguồn gốc của sự khổ đau và bất mãn này, đó là sự mong cầu đổi thay của ta. Ta không muốn chấp nhận cuộc đời như nó hiện là; ta không muốn buông xả và để mình cuốn theo dòng sinh mệnh; ta muốn khẳng định bản ngã của mình. Đó là lý do vì sao ta luôn cảm thấy bất mãn, không toại nguyện, và đây là Diệu Đế Thứ Hai: sự thật về nguồn gốc của khổ đau.
Diệu Đế Thứ Ba, chân lý về Giác Ngộ, có nghĩa là khổ đau có thể được tận diệt. Diệu Đế Thứ Tư, Đạo, là con đường dẫn đến sự giải thoát, đó là Bát Chánh Đạo, gồm ba yếu tố qua đó Đức Phật phân loại giáo lý của Ngài: giới (sila), định (samadhi) và tuệ (panna). Ba phần này là ba cột trụ nâng đỡ việc thanh tịnh hóa và buông bỏ ngã chấp. Có tu tập Bát Chánh Đạo hay không, và tu tập miên mật ra sao là hoàn toàn tùy ở ta; tuy thế, ta vẫn hết sức hàm ân một giáo lý giải thích thật rõ ràng về con đường đạo và hướng dẫn từng bước để ta thực hành.
‘Giác Ngộ tự nó là một phước báu lớn.’ Từ đầu đến cuối, bài kinh này nói về con đường đến Giác Ngộ: sự quan trọng của việc giao tiếp với người trí -không phải với kẻ ngu, nhưng với thiện tri thức. Và cuộc sống trong môi trường yên tĩnh, sống hướng thượng và không tự hạn chế với những lo toan hàng ngày trong đời sống thế tục.
Người ta thường chống chế: ‘Nhưng làm sao tôi có thời gian cho mấy thứ đó!’ Nhưng thời gian là gì? Nó đâu phải là cái ta thấy trên đồng hồ. Thời giờ có vẻ như giới hạn. Thời gian ta thực sự có không thể đo lường; vấn đề là ta phải biết sử dụng thời gian hữu hiệu nhất. Trong mỗi hành động, mỗi ý nghĩ, mỗi cảm giác, ta đều có thể thành tựu hạnh nguyện của mình. Chúng ta đâu cần thêm thời gian cho việc ấy. Thời giờ mà chúng ta có là hiện tại, ngay trong mỗi giây phút này. Nếu mới lập một hạnh nguyện, ta có thể thể hiện nó trong việc làm, trong suy nghĩ, cũng như trong những cảm nhận thường ngày ngay trong ngày hôm nay. Không có đủ thời giờ không phải là vấn đề. Cách lập luận như thế dựa trên cái nhìn sai lầm là ta có thể tìm được hạnh phúc trong cuộc sống phàm tục. Cùng lắm thì cuộc sống thế tục có thể cho ta dục lạc -những thứ đến rồi đi và cần phải được tái tạo mãi- trong khi chân hạnh phúc thì ở trong tâm ta và trường cửu. Tất cả chúng ta đều sẵn có hạnh phúc này; chỉ cần khám phá ra nó thôi.
Một trái tim vững chãi, không sầu khổ, trong sạch và an trụ -dù khi gặp bát trược. Đây thật là một phước báu lớn!
Tám ngọn gió đời (bát trược) thường làm bận tâm ta là được và mất, vinh và nhục, khen và chê, sướng và khổ. Tất cả chúng ta đều đã nếm trải qua chúng lúc này hay lúc khác, song chúng ta quen chấp nhận bốn thứ dễ chịu (được, vinh, khen, sướng) và tránh né bốn thứ khó chịu (mất, nhục, chê, khổ), nên chúng ta chẳng bao giờ được an lạc. Ta luôn tìm những cái có vẻ thoải mái và tránh né những điều trái nghịch, và vì ai cũng như thế nên thế giới không bao giờ có an lạc. An lạc chỉ đến khi ta thôi không còn bị quyến rũ bởi bốn thứ dễ chịu và trốn tránh bốn thứ khó chịu. Chỉ khi nào ta đã chấp nhận là những đối nghịch đó nẩy sinh ra nhau, khi đó ta mới có thể sống một cuộc sống quân bình.
Ta phải hiểu rằng bốn thứ dễ chịu (được, vinh, khen, sướng) trong đời sống của ta cũng vô thường như những thứ gì khác. Bất cứ những gì ta có, dù đó là tiền bạc, tình yêu, người thân, một dịp vui, đều vô thường. Nó đã đến với ta, thì rồi nó cũng sẽ đi. Để chấp nhận được điều này đòi hỏi không chỉ một sự hiểu biết sâu sắc về vô thường mà còn phải hoàn toàn buông xả. Thí dụ, nếu ta đau khổ khi bị mất mát và vui sướng khi được một cái gì, là ta chưa hiểu được điều này. Ta phải luôn đối diện với vô thường, chấp nhận nó và biết là thời gian ta sống trên đời ngắn ngủi xiết bao và ta nhỏ bé dường nào so với tất cả sinh linh. Có gì khác chăng là do ở sự quyết tâm của ta trong việc thanh tịnh hóa tâm, chánh niệm trong đi, đứng nằm, ngồi, có một tấm lòng thương yêu và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Điều này giúp ta đối diện với tám ngọn gió đời với cái nhìn buông xả, để chúng không còn có thể chi phối ta nữa.
‘Một trái tim vững chãi, dù khi gặp bát trược’ có nghĩa là chấp nhận mọi hiện tượng với tâm buông xả như nhau, không yêu thích mà cũng không ghét bỏ. Đây là một tiến bộ quan trọng, cũng là một bước khó khăn: ta không nên kỳ vọng là mình sẽ làm được ngay như thế, song ít nhất hãy cố gắng tu tập. Chỉ qua sự nhận biết tính chất thoáng qua của tất cả những hoài vọng hay ghét bỏ của ta -chúng đến và đi, có đó rồi mất đó- là ta đang thực tập hạnh buông xả.
Buông xả là một trong bảy yếu tố đưa đến Giác Ngộ và ta không nên nhầm lẫn nó với thái độ dửng dưng. Buông xả là một tuệ giác sâu sắc với một trái tim vững chãi tràn đầy thương yêu. Dửng dưng là thái độ lạnh nhạt, không muốn can dự vào –kết quả là làm cho cuộc đời càng thêm khó sống. Buông xả là tình cảm cao đẹp nhất trong tất cả những tình cảm, và đòi hỏi lòng can đảm. Gốc La Tinh của chữ 'buông xả' có nghĩa là 'cân bằng' (aequus) 'tâm' hay 'can đảm' (animus). Cần có lòng can đảm để không phải giống người, để từ chối không chọn bè phái, để không bị lóa mắt vì các hào nhoáng của cuộc đời.
Cuộc đời có một đặc điểm lạ thường là nó rất dễ dàng đưa ta đi vào nẻo xấu, và Đức Phật diễn tả sự kiện này bằng thuật ngữ marahay ma vương. Ma vương luôn có mặt trong mỗi chúng ta như văn hào Faust nói: ‘Hỡi ôi! Có hai linh hồn đang sống trong tôi’. Dưới mắt của ta, thế giới bên ngoài dường như rất đẹp. Tuy ta có thể ngắm một cầu vồng tuyệt đẹp, nhưng nó có mang lại cho ta những gì ta thật sự muốn? Chẳng có gì. Nó chỉ có những màu sắc bắt mắt, nhưng chẳng ai có thể chiếm hữu được nó.
Cuộc đời cũng thế. Nó có biết bao vẻ hào nhoáng làm ta say mê nhưng đó là những thứ mà chẳng ai có thể thực sự sở hữu. Tất cả những gì ta có thể thật sự sở hữu ở ngay trong ta, và đã có sẵn từ bao giờ. Do đó, công việc chính của chúng ta là thanh tịnh hóa tâm, là nhận ra sự huyễn ảo của cái ngã và tất cả những phản ứng vô ích của ta đối với tám ngọn gió đời: được mất, vinh nhục, khen chê, sướng khổ.
Một tâm ‘vững chãi, không sầu khổ, trong sạch và an trụ’ là tâm đã Giác Ngộ. Đây là những đặc tính được dùng để mô tả những Bậc Giác Ngộ. Không cần phải nói là các ngài đã hoàn toàn thanh tịnh, không còn phiền não, mà các ngài còn cảm thấy hoàn toàn an trụ, vì không còn ngã chấp nào để cảm thấy bị đe dọa. Tâm an trụ tuyệt đối đó là kết quả của việc nhận ra được ảo tưởng và buông bỏ nó.
Những ai đạt được vậy là kẻ chiến thắng, ở mọi lúc mọi nơi. Họ tìm thấy hạnh phúc ở khắp cùng các chốn, và đây chính thực là phước báu tối thượng.
Trọn bài kinh về ba mươi tám phước báu nhằm chỉ cho chúng ta nơi để tìm ra chân hạnh phúc -không phải là thứ hạnh phúc tạm bợ có thể mất đi, mà là một thứ hạnh phúc sẽ còn mãi với ta và hoàn toàn bền vững. Các Bậc Giác Ngộ không thể đánh mất an lạc nội tâm bởi lẽ không còn ai ở đó để được hay mất bất cứ điều gì. Chỉ có tâm, trí và thân sẽ tiếp tục hoạt động một khi còn có đủ nguồn năng lượng. Những Bậc ấy luôn là kẻ chiến thắng dù ở đâu và chứng nghiệm được phước báu tối thượng.
Việc chúng ta có dần dần tiến đến được trạng thái hạnh phúc này hay không hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta. Nếu ta coi trọng cuộc sống thế tục và cho rằng ta có nhiều việc quan trọng phải làm, chắc chắn là ta sẽ không có đủ thời gian dành cho cuộc sống tâm linh bởi vì nó sẽ bị liệt vào hạng thứ yếu.
Gác bỏ việc đời không có nghĩa là không còn tình thương trong tim ta. Nó chỉ có nghĩa là ta không còn vướng mắc. Nếu đã thực sự chọn con đường này, ta cần phân tích những vướng mắc của mình, viết chúng xuống, sau đó xét xem chúng ta bám víu vào gì nhiều nhất, có thể là người thân, của cải, hoài niệm, tuổi trẻ hay sắc đẹp. Ta có thể buông bỏ được điều gì không, hay là sự bám víu quá sâu dày, quá mãnh liệt khiến ta không thể tách rời? Ngược lại, ta cũng có thể tự hỏi: ‘Những gì làm ta bực mình nhất? Ta ghét cái gì nhất? Ta muốn thay đổi điều gì nhất?’ Tất nhiên, những thứ này chỉ là những điều ngược lại với những thứ ta thích.
Trước khi Đức Phật đạt Giác Ngộ, Ngài có một con trai đặt tên là Rahula, là ‘trói buộc’ –có nghĩa là những trói buộc của sự bám viú. Khi nào ta còn bám víu vào cuộc sống, khi nào mà ta còn ham muốn của cải vật chất, còn muốn sở hữu chúng, thì ta còn bị xiềng xích trói chặt. Chúng ta muốn mọi thứ nguyên vẹn, không có gì thay đổi. Tất cả chúng ta đều nằm trong gọng kềm của những bám víu của mình, mạnh mẽ nhất là sự bám víu vào cái ngã. Có thể ta cũng muốn tin là người khác quan trọng với mình hơn chính mình, song nếu ta không còn bám víu vào bản ngã, ta sẽ dễ dàng buông bỏ sự bám víu vào tha nhân hơn. Sự bám víu của ta rõ ràng đã tạo ra bao tình cảm tiêu cực và bao khó khăn cho ta, và bất cứ phương pháp tu tập nào giúp ta hiểu rõ hơn về chúng chắc chắn là sẽ hết sức lợi lạc cho ta.
Dù tu tập theo phương pháp nào, ta cần chuyển hướng sự suy nghĩ của mình ra khỏi những sinh hoạt có tính cách lập đi lập lại (và thường là nhàm chán) của cuộc sống thường ngày và hướng đến những việc làm có giá trị chân thực. Căn bản của quá trình buông bỏ ngã chấp và tự thanh tịnh hóa tâm là hành thiền. Dù rằng tự nó không đầy đủ, thiền vẫn tuyệt đối cần thiết trong đời sống tâm linh của ta.
Những phước báu được kể ra trong bài kinh này nhằm giúp chúng ta một ngày nào đó rũ bỏ được hết những sự trói buộc của khổ đau, giải thoát tâm khỏi bị bất cứ điều gì phiền não. Tất cả những phước báu này đều góp phần đem an lạc đến cho nội tâm và luôn theo ta trên con đường tiến đến sự giải thoát tối thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]