- LỜI DỊCH GIẢ
- Chương 1. LỜI NÓI ĐẦU
- Chương 2. KIẾN LẬP ĐỀ LUẬN
- Chương 3. ĐẠI Ý DUY THỨC
- Chương 4. THỨC NĂNG BIẾN LIỄU CẢNH ( Tri Thức Luận )
- Chương 5. TƯ LƯƠNG NĂNG BIẾN THỨC (Nhân Sanh Luận)
- Chương 6. THỨC A LẠI DA (Alaya) (Bản Thể Luận)
- Chương 7. LUẬN VỀ LÝ TÁNH CỦA DUY THỨC.
- Chương 8. THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch:
CHƯƠNG II
KIẾN LẬP ĐỀ LUẬN
A.- GIẢI THÍCH ĐỀ LUẬN: DUY THỨC TAM THẬP LUẬN
(Ba mươi bài luận Duy Thức)
Đề luận này giải thích có hai đoạn: một là giải thích riêng biệt và hai là giải thích chung lại.
1.- GIẢI THÍCH RIÊNG BIỆT:
Giải thích riêng biệt trong đó lại được phân làm ba:
a)- Giải thích hai chữ Duy Thức:
Chữ Duy là nghĩa độc lập, chỉ có, không thể phân ly, giản lượt và duy trì. Kế đến giải thích về chữ Thức. Chữ Thức là Tâm Thức hoặc là Ý Thức. Chữ Thức nghĩa là:
*- Lý do Tâm Thức tác dụng một cách độc lập, một cách thù thắng, tác dụng tất cả pháp của tự nhiên giới và tất cả pháp của phi tự nhiên giới, cho nên gọi là Duy Thức.
*- Lý do sự tồn tại của tất cả hiện tượng muôn pháp đều là giả có, chỉ có Tâm Thức mới là thật có, cho nên gọi là Duy Thức.
*- Lý do sự sanh khởi và tồn tại của tất cả pháp, sự tiêu diệt..v..v…. của tất cả hiện tượng đều không thể ly khai khỏi sự quan hệ của Tâm Thức, cho nên gọi là Duy Thức.
*- Nhân vì tướng cảnh giới ở bên ngoài không phải là thật có nguồn gốc mà chúng sanh lại chấp cho là thật có, thế nên cần phải giản lược và tẩy trừ cái bệnh “Chấp” thật có này. Thể tánh tác dụng của Tâm Thức ở bên trong lại cũng là thật có, chỉ vì chúng sanh cứ mãi theo đuổi tìm cầu ngoại cảnh mà không biết cái thật có của nội tâm, cho nên cần phải nắm giữ cái “Có”của Tâm Thức này, vì lý do đó nên mới gọi là Duy Thức.
Lại nữa vấn đề Duy Thức như trong các Kinh thường nói: “Vạn Pháp Duy Thức”, hoặc nói: “Tam Giới Duy Tâm Sở Tác”. Vạn pháp là cái gì? Duy Thức là thế nào?
Vạn pháp tức là vũ trụ vạn hữu, cũng chính là đối tượng để nghiên cứu của Khoa Học Tự Nhiên và của Khoa Học Xã Hội. Phật Giáo chỉ gọi vấn đề đó một chữ “Pháp” thì bao quát rất rộng lớn, không những chỉ có tâm tư mà cả đến ngôn ngữ cũng đều gọi là “Pháp”, hơn nữa nơi chỗ mà Tâm không thể nói đến được cũng gọi là “Pháp”. Tất cả pháp tóm lại gồm có hai thứ: một là Pháp Hữu Vi, hai là Pháp Vô Vi; hoặc gọi là Pháp Hữu Lậu và Pháp Vô Lậu. Hai thứ Pháp này bao gồm tất cả pháp. Tất cả pháp đây đều không thể lìa khỏi sự quan hệ của Tâm Thức, cho nên được gọi là Duy Thức. Giờ đây xin dẫn kinh luận để thuyết minh:
1)- Bách Pháp Minh Môn Luận:
Bách Pháp Minh Môn Luận là một loại mẫu mực tốt để thuyết minh Vạn Pháp Duy Thức. Như Luận trên đã nói: “Kinh nói rằng: “Phật nói tất cả pháp đều là vô ngã”. Sao gọi là tất cả pháp? Sao gọi là Vô Ngã?” [1]
Tất cả pháp tóm lược có năm ngôi vị: một là Tâm Pháp, hai là Tâm Sở Pháp, ba là Sắc Pháp, bốn là Bất Tương Ưng Hành Pháp, năm là Vô Vi Pháp. Năm ngôi vị trăm pháp nói trên đúng như đồ biểu sau đây:
Tất cả pháp trên đây sao gọi là Duy Thức? Bách Pháp Minh Môn Luận giải thích rằng: “Trong tất cả pháp Tâm Pháp là thù thắng hơn hết; Tâm Pháp và Tâm Sở Pháp thì tương ưng với nhau; cả hai Tâm Pháp và Tâm Sở Pháp biến hiện ra Sắc Pháp; cả ba Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp và Sắc Pháp phân chia ngôi vị sai biệt nhau trở thành hai mươi bốn loại Bất Tương Ưng Hành Pháp; cả bốn Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp và Bất Tương Ưng Hành Pháp cùng nhau hiển hiện sáu Vô Vi Pháp” [1].
Năm câu trên đều là thuyết minh Duy Thức. Câu thứ nhất là chỉ cho Tâm Pháp, Tâm Pháp thì thù thắng hơn hết trong tất cả pháp, có lực lượng cùng tột, nhân vì Tâm Pháp có thể ảnh hưởng và cung cấp các pháp khác, có năng lực chủ động và chi phối tất cả pháp, lại còn có nghĩa tự tại, cho nên Tâm Pháp được thuyết minh là thù thắng hơn hết. Câu thứ hai là chỉ cho Tâm Sở Pháp, Tâm Sở là thuộc về tâm lý tác dụng của Tâm Vương, thích ứng hổ trợ cho Tâm Thức, lẽ dĩ nhiên trong đó Tâm Thức là chủ thể, Tâm Sở là loại tâm hoàn toàn phụ thuộc. Câu thứ ba là thuyết minh Sắc Pháp (vật chất cảnh ngoài), là do Tâm Vương và Tâm Sở cùng nhau biết hiện, cho nên gọi Sắc Pháp là không thật thể. Câu thứ tư là chỉ cho Bất Tương Ưng Hành Pháp, Bất Tương Ưng Hành Pháp là do Tâm Thức, Tâm Sở và Sắc Pháp cùng nhau tác dụng hiện khởi những thứ sai biệt này, cho nên gọi là giả pháp. Như thời gian, không gian, số lượng, thước đo, đặng mất, tướng sanh diệt, tướng văn tự..v..v…. đều là thuộc về Bất Tương Ưng Hành Pháp. Bốn câu trước là thuyết minh hiện thật và câu thứ năm là thuyết minh Vô Vi Pháp của lý tánh. Vô Vi Pháp cũng không thể lìa khỏi Hữu Vi Pháp mà có thể tánh riêng biệt của nó và nó chính là chân lý của các pháp hữu vi được hiện bày, cho nên cũng gọi là Duy Thức. Tâm Vương và Tâm Sở Pháp đều là tất cả hiện tượng tâm lý của Tâm Lý Học nghiên cứu. Sắc Pháp và Tất Tương Ưng Hành Pháp tức là Số Học, Vật Lý Học..v..v…. đều thuộc về đối tượng của Khoa Học Tự Nhiên nghiên cứu. Lý tánh của Vô Vi Pháp chính là cảnh giới của các nhà Triết Học. Nói tóm lại, Sự Tướng và Lý Tánh của vạn pháp đều không thể lìa khỏi Tâm Thức mà có được, cho nên gọi là Duy Thức. “Không thể lìa khỏi” ở đây tức là chỉ cho danh từ “Quan hệ” của Khoa Học đã nói. Ở trong các thứ quan hệ chỉ có Tâm Thức là thù thắng hơn hết, vạn hữu đều không thể lìa khỏi Tâm Thức thù thắng hơn hết này để thành lập, cho nên gọi là Duy Thức.
2)- Kinh Giải Thâm Mật:
Kinh Giải Thâm Mật giải thích: “Tôi nói Thức Sở Duyên tức là nói Duy Thức biến hiện.” [2]“Sở Duyên” trong câu đây là ý nghĩa của quan sát. Phật nói Nhãn..v..v…… tám Tâm Thức và những Tâm Sở Pháp, tất cả đối tượng của sự quan sát đều là chỗ biến hiện sanh khởi của Duy Thức. “Sở Duyên” chính là giải thích chỗ liễu biệt hoặc chỗ phân biệt. Phân biệt và liễu biệt giản lược có chỗ không giống nhau: Phân Biệt là đối với những cảnh giới có nghĩa phân loại để chọn lựa, còn Liễu Biệt là đối với những cảnh giới có nghĩa nhận thức. “Chỗ hiện của Duy Thức”, chữ Hiện có hai nghĩa: một là nghĩa hiện khởi, hai là nghĩa biến hiện. Phàm tất cả sự vật đều bị chuyển biến theo từng sát na và cũng nhờ chuyển biến mới được hiện khởi. Chuyển biến ở trong sát na ban đầu và hiện khởi mà ở trong sát na thứ hai không chuyển biến thì quyết định không hiện khởi, hoặc có thể nói biến hiện cùng một lúc. Như hạt giống ngũ cốc biến hiện mầm lá hoa quả..v..v….. Nhãn Thức..v..v….. mỗi khi phân biệt nhận thức các thứ cảnh giới, thông thường là do Tâm Thức làm chủ quan sát để chuyển biến và hiện khởi lên. Long Thọ Đại Thừa Nhị Thập Luận nói rằng: “Tâm như người hoạ sĩ vẻ hình tướng Dạ Xoa, tự mình vẻ rồi tự mình sợ..v..v…..”, đây cũng là thuyết minh ý nghĩa vạn pháp Duy Tâm biến hiện.
“Duy Thức Tam Thập Luận”, Luận là danh xưng phổ thông, Duy Thức Tam Thập là danh xưng riêng biệt, phổ thông và riêng biệt hiệp chung lại gọi là Duy Thức Tam Thập Luận. Hoặc gọi Tam Thập Luận của Duy Thức, nhưng không phải là Duy Thức Nhị Thập Luận. Hơn nữa Duy Thức là danh xưng phổ thông, phổ phông cho các bộ luận của Duy Thức, “Tam Thập” chính là tên riêng của bộ luận này, cho nên gọi là Duy Thức Tam Thập Luận. Nếu như căn cứ nơi nguyên văn của bản chữ Phạn, Duy Thức Tam Thập Luận này chỉ gọi có ba chữ là Tam Thập Luận.
B.- CÁCH TỔ CHỨC VĂN LUẬN:
----------------------
[1] Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận, quyển đầu.
[2] Kinh Giải Thâm Mật, quyển 3, phẩm Phân Biệt Du Già nói rằng: “Bồ Tát Từ Thị lại bạch với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Ảnh tượng chánh định của các Tỳ Bát Xá Na hành trì, Tâm ảnh tượng kia và Tâm của người hành trì này nên nói có khác hay nói không khác?” Phật bảo Bồ Tát Từ Thị rằng: “Này thiện nam tử, nên nói không khác. Tại sao thế? Ảnh tượng kia là do Duy Thức biến hiện. Này thiện nam tử, ta nói do Thức duyên đến cho nên mới nói Duy Thức biến hiện”. “Bạch Đức Thế Tôn, nếu như ảnh tượng kia chính là Tâm của người hành trì đây, cả hai không có chỗ khác thì làm thế nào Tâm này lại thấy được Tâm này?” “Này thiện nam tử, trong đây không có pháp nhỏ nào có thể thấy được pháp nhỏ, tuy nhiên Tâm này khi bắt đầu sanh ra như thế thì lập tức có ảnh tượng hiển hiện như thế”.
[3] Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, tên của tác giả chính là ngài Khuy Cơ đời Đường. Hôm nay chỗ hành trì đó chính là Duy Thức Nghĩa Chương trong Chương Nghĩa Lâm.
---o0o---