- Dẫn nhập
- Chương 1: Hậu cảnh chính trị từ Ajatasattu đến Mahapadma Nanda
- Chương 2: Nguồn tài liệu của các cuộc kết tập thứ hai
- Chương 3: Những thế lực gây chia rẽ trong Tăng đoàn
- Chương 4: Nguồn tài liệu và sự phân loại các bộ phái
- Chương 5: Ðại Chúng Bộ
- Chương 6: Giáo điển của tông phái nhóm II
- Chương 7: Giáo điển của tông phái nhóm III
- Chương 8: Giáo điển của tông phái nhóm IV
- Chương 9: Giáo điển của tông phái nhóm V
- Lời kết
- Phụ lục
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ
Chương 8: Giáo Điển Của Tông Phái Nhóm IV
Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Gồm Các Bộ Phái Mahasasaka, Phái Sarvastivada, Phái Dharmaguptaka và các Phái khác
Những bộ phái chính yếu của nhóm này là Vijjputtaka hay Vatsiputriya (Độc Tử Bộ), Dhammuttariyas (Pháp Thượng Bộ), Bhadrayamika (Hiền Trụ Bộ), Channagarika (Mật Lâm Sơn Bộ), và Sammitiya (Chính Lượng Bộ). Trong số này, phái Vatsiputriya mà về sau được gọi là Vatsiputriya-Sammitiyas, trở thành một bộ phái quan trọng nhất của nhóm. Các Tăng Sĩ thuộc những phái này có lẽ là những người của phái Vaiiputtakas tuân theo những quyết nghị của cuộc kết tập lần thứ hai và từ bỏ những quan điểm riêng của mình, khác với những người muốn tách ra lập Tăng Đoàn riêng. Truyền thống Pali cũng như truyền thống Sanskrit đều cho rằng phái Sammitiya xuất hiện vào thế kỷ thứ ba trước Tây-lịch. Chúng ta không nghe nói nhiều về phái này trong lịch sử thời kỳ đầu của PG ngoại trừ một số điều phê bình giáo thuyết của họ về sự hiện hữu của tự ngã hay cá nhân (Pudgala) ngoài năm uẩn. Bộ phái này được phổ biến rộng rãi trong thời vua Harsavadhana (606-647 Tây-lịch). Nhà vua có em gái là Tỳ kheo ni Rajiasni thuộc bộ phái này. Các nhà chiêm bái Trung Hoa cũng làm chứng cho sự phổ thông của phái Sammitiya ở Ấn-độ. Hai văn bản khắc trên đá thuộc thế kỷ thứ hai và thế kỷ thứ tư Tây-lịch là những văn bản xưa nhất ghi nhận sự có mặt của bộ phái này ở thành Mathura và thành Sarnath. Văn bản thế kỷ thứ hai là văn bản khắc trên tảng đá thứ năm của Mathura nói về việc đặt một bức tượng Bồ Tát được dâng cúng cho các tăng sĩ Sammitiya thuộc tu viện Sirivihara bởi một tăng sĩ có vị thầy tên là Dharmaka. Văn bản này còn nói đến ba tu viện khác, đó là Pravarikavihara, Suvarnakara-vihara và Cuttakavihara, nhưng tu viện sau cùng này được hiến cúng cho Đại Chúng Bộ. Đây là loại chữ Brahmi thuộc thời đại Kushan, rất có thể trong thời vua Huviska (111 Tây-lịch), với sự pha trộn hai ngôn ngữ Prakrit và Sanskrit. Văn bản thứ hai nói tới phái Sammitiyas được tìm thấy ở Sarnarth và được khắc trên trụ đá của vua Asoka, ở bên dưới sắc chỉ của nhà vua và một văn bản khác. Văn bản này nói về một tặng phẩm dâng cho các vị thầy thuộc phái Sammitya, còn được gọi là Vatsiputrika. Rất có thể bản khắc này thuộc thế kỷ thứ ba hay thứ tư Tây-lịch, khi phái Sammitya trở nên phổ thông hơn phái Sarvastivada do đã tuyên truyền quan điểm của họ và thu nhận nhiều tăng ni.
(còn tiếp, sẽ đăng toàn bài sau)
Gửi ý kiến của bạn