Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phu

09/05/201311:06(Xem: 16186)
Phu
TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Phu

Phu:

1)Người phu lao động: A laborer.

2)Người (nói chung): A man.

3)Trượng phu: A sage officer.

4)Phu quân (chồng): A husband.

5)Phổ biến: To spread—To diffuse—To promulgate—To announce.

6)See Phu Tọa.

Phu Bến Tàu: Docker.

Phu Cụ:

1)Áo cà sa: The monk’s robe.

2)Chiếc đệm trải ra trước bàn thờ Phật: The displayed, or promulgating article in front of the altar of the Buddha. 

Phu Đổ Rác: Garbage collector.

Phu Khuân Vác: Porter.

Phu Lục Lộ: Roadmender.

Phu Mạn Đà La: Để tấm vải Mạn Đà La dưới đất—To spread a magic cloth, or mandala, on the ground.

Phu Mỏ: Miner.

Phu Nhân: Mistress—Wife.

Phu Phụ: Husband and wife.

Phu Quân: My husband.

Phu Quét Đường: Street sweeper.

Phu Thê: See Phu Phụ.

Phu Tọa: Cách ngồi đặt bàn chân nầy lên đùi chân kia (có hai cách, một là kiết già, hai là bán già)—To sit cross-legged.

** For more information, please see Kiết Già, and Bán Già Phu Tọa.

Phú:

1)Che dấu: Một trong các địa pháp tiểu phiền não (sợ mất danh dự mà che dấu tội lỗi của mình)—Covering—Deceit—See Tùy Phiền Não.

2)Giàu sang—Rich—Wealthy—Well-supplied.

3)Ném: To throw—To overthrow.

Phú Bạch: Phủ một tấm khăn nhỏ lên bức tượng—To throw a coverlet over an image.

Phú Bát: Bát lộn ngược đặt dưới chín vòng tròn trên nóc chùa—The inverted bowl at the top of a pagoda below the nine circles. 

Phú Ca La: Pudgala (skt)—See Phú Già La.

Phú Cường: See Phú Hào.

Phú Diện:

1)Vải che mặt: A veil for the face.

2)Che mặt: To cover the face.

Phú Đa: Putana (skt)—See Bố Đát Na and Phú Đơn Na.

Phú Đà Na: Putana (skt)—See Phú Đơn Na.

Phú Đặc Ca Gia: Pudgala (skt)—See Phú Già La.

Phú Đặc Ca La: Pudgala (skt)—See Phú Già La.

Phú Đơn Na: Putana (skt)—Phú Đà Na—Xú Ngạ Quỷ—Loài quỷ một khi bắt người liền làm cho người ấy cảm thấy như mình đang nằm trên lửa—A kind of demon who once invades a person’s body makes that person feel as if he or she is on fire (a class of pretas in charge of fevers). 

Phú Gia: A wealthy family.

Phú Già La: Pudgala (skt)—Bổ Đặc Già La—Phú Đặc Ca La—Chúng sanh có hình tướng, dáng vẻ và tâm thức (con người): Living beings that have form, body and soul (living beings that have body, matter, the soul, personal identity, interpreted by man, men, human being, and all the living).

1)Hữu tình: The sentient beings.

2)Tất cả chúng sanh: All living beings.

3)Tất cả chúng sanh chịu luân lưu trong luân hồi sanh tử: All living beings subject to metempsychosis.

4)Thú hướng: Direction, or transmigration.

Phú Giảng: Trả bài cho thầy—To repeat a lesson to a teacher.

Phú Hào: Wealthy and powerful.

Phú Hậu: Enormously rich.

Phú Hộ: See Phú Gia.

Phú Khí:

1)Đồ dùng để ngăn cản hay tắc, chẳng hạn như đồ tắc nước, hay ngói không cho nước thấm vào nhà: Things for turning off, e.g. water, as tiles do.

2)Tâm bị tắc nghẽn không thấm được đạo pháp: Impermeable resistant to teaching. 

Phú Kiên: Mặc phủ lên vai (loại áo cà sa phú-kiên-y che vai phải; trong khi kỳ-chi-y là áo che vai trái)—To throw a robe over the shoulder.

Phú La: Pula or Para (skt).

1)Quốc độ: Pura (skt)—Land—Country—City.

2)Chiếc giày ngắn dùng để trang sức: A short-legged (ornament) boot—Boot or shoe ornamentation.

Phú La Bạt Đà La: See Phú La (2).

Phú Lan Đà La: Purandara (skt).

1)Người phá vở thành lũy: Stronghold breaker, fortress destroyer.

2)Một tên khác của Thần Sấm Sét: Another name for Indra for thunder-god.

Phú Lan Na Ca Diếp: Puruna-kasyapa (skt)—See Bất Lan Ca Diếp.

Phú Lâu Na: Purna (skt)—Phú Lâu Na Di Chất Na Ni Tử, con của trưởng giả Ba-Va và một người gái nô lệ. Ông là một trong 1250 vị A La Hán đệ tử Phật, cũng là một trong thập đại đệ tử của Phật có biệt tài thuyết pháp. Bị người anh bạc đãi trong thương vụ, nhưng ông đã cứu người anh nầy trong một chuyến đắm tàu. Về sau ông xây một tịnh xá hiến cho Phật. Ông được Phật thọ ký sẽ thành Phật đời vị lai với hiệu là Pháp Minh Như Lai—Purnamaitrayaniputra, or Maitrayaniputra, son of Bhava by a slave girl, often confounded with Maitreya. One of the 1250 Arhat disciples of the Buddha. He was also one of the ten great disciples of the Buddha. He was the chief preacher among the ten principal disciples of Sakyamuni. Ill-treated by his brother, engaged in business, saved his brother from shipwreck by conquering Indra through samadhi. He built a vihara (monastery) for Sakyamuni. The Buddha predicted that he would become a Buddha titled Dharmaprabhasa.

Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử: Purna-Maitrayaniputtra (skt)—See Phú Lâu Na.

Phú Lâu Na Phú La: Purusapura (skt)—Phú Lâu Sa Phú La—Phú Lưu Sa Phú La—Trượng Phu Thổ, tên một vương quốc cổ, phía Bắc Ấn Độ, bây giờ là Peshwar, nơi mà người ta nói rằng Ngài Thiên Thân Bồ Tát đã ra đời—The ancient capital of Gandhara, north of India, the modern Peshawar, stated to be the native country of Vasubandhu.

Phú Lâu Sa: Purusa (skt).

1)Nhân loại: Man—Mankind.

2)Con người được nhân cách hóa làm Na La Diên Thiên (một loại trời): Man personified as Narayana—See Narayana.

3)Tâm Thức: Soul and source of the universe.

4)Thần Ngã: The spiritual self.

5)Ngã: Atman (skt)—Ego—Tánh chất đặc biệt của “ngã” là tư tưởng, và qua một chuỗi thay đổi của kiếp hiện hữu—The atman whose characteristic is thought, and which through successive modifications, all forms of existence—See Atman in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Phú Lâu Sa Phú La: Purusapura (skt)—See Phú Lâu Na Phú La.

Phú Lưu Sa Phú La: Purusapura (skt)—See Phú Lâu Na Phú La.

Phú Mộ: Vong linh trở về viếng mồ ba ngày sau khi đã được chôn cất—To return to visit a grave on the third day after internment. 

Phú Na: Punya, Punar, or Purna (skt)—See Phú Lâu Na.

Phú Na Bà Tô: Punarvasu (skt)—Tên của một vị sư Ấn Độ—Name of an Indian monk.

Phú Na Bạt Đà: Purnabhadra (skt)—Tên cùa một Thần tướng—Name of a spirit-general.

Phú Na Da Xá: Punyayasas (skt)—Phú Na Dạ Xoa—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (11).

Phú Na Dạ Xa: Punyayasas (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (11).

Phú Na Kỳ: Purneccha (skt).

1)Tên của một loại ngạ quỷ (khi Đức Phật đang trụ tại tịnh xá Trúc Lâm trong thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên thấy một con quỷ thân hình đen đủi như cột nhà cháy, bụng to như núi, cổ khẳng khiu như cây kim, vừa chạy khắp nơi vừa la hét om sòm, đòi phân và nước tiểu để uống. Ngài Mục Kiền Liên bèn đến hỏi Đức Phật. Đức Phật đáp: “Trong đời Hiền Kiếp nầy ở thành Xá Vệ, có một vị trưởng giả làm nghề ép mía lấy mật mà trở nên đại phú. Bấy giờ có vị Bích Chi Phật mắc bệnh tiêu khát, bèn đến vị trưởng giả xin nước mía để uống. Vị trưởng giả lòng rất hoan hỷ, bảo với người vợ là Phú Na Kỳ rằng ‘tôi có việc cần phải đi gấp, nàng ở nhà hãy lấy nước mía mà bố thí cho vị Bích Chi Phật nầy.’ Sau khi chồng đi, người vợ bèn cầm lấy chiếc bát của vị Bích Chi Phật, vào bên trong mà tiểu tiện vào đó, đoạn đổ thêm nước mía vào, rồi đưa cho vị Bích Chi Phật. Vị Bích Chi Phật cầm bát định uống, nhưng biết không phải là nước mía, bèn đổ xuống đất rồi cầm bát không ra về. Người phụ nữ ấy khi thác sanh đọa làm ngạ quỷ, lúc nào cũng bị cơn đói khát ghê gớm dày vò)—Name of a preta, or hungry ghost.

2)Tên của một nhà sư: Name of a monk.

Phú Nông: A rich farmer. 

Phú Ông: A rich man.

Phú Quí: Rich and noble.

Phú Sa: Pusya (skt).

1)Một vị cổ Tiên—An ancient rsi.

2)Tên một chòm sao: Name of a constellation.

Phú Thọ: Rich and long-lived.

Phú Thương: Rich merchant.

Phú Tục Đế: Thế Tục Đế—Tục đế chẳng những không lột hết được nghĩa lý mà còn che lấp mất chân lý (thí dụ như sắc vốn không phải là cái bình mà cho là cái bình; thanh vốn không phải là ca khúc mà cho là ca khúc)—The unenlightened inversion of reality, common views of things.

Phù:

1)Nổi lềnh bềnh: Floating—Drifting—Unsettled.

2)Phù trợ—Aid—Support—Uphold.

Phù Chú: Incantation.

Phù Danh: Vainglory.

Phù Dung Đạo Giai Thiền Sư: Zen master Fu-Reng-T’ao-Jai—Thiền sư Phù Dung Đạo Giai sanh năm 1043 tại Nghi Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), là đệ tử của Đầu Tử Nghĩa Thanh—Zen master Fu-Reng-Yi-Qing was born in 1043 in Yi-Chou (now the city in southern San-T’ong Province), was a disciple of T’ou-Tzi-Yi-Qing.

·Sư hỏi Đầu Tử: “Ngôn giáo của Phật Tổ như việc cơm nước thường ngày trong nhà, lìa rời việc nầy riêng có chỗ vì người hay chăng?” Đầu Tử đáp: “Ngươi nói sắc lệnh của Thiên Tử trong cõi nầy, lại nhờ vua Võ, vua Thang, Nghiêu, Thuấn hay chăng?” Sư suy nghĩ để đáp lại. Đầu Tử lấy phất tử bịt miệng sư, nói: “Ngươi phát ý ra đã đáng ăn ba mươi gậy rồi.” Ngay câu nói nầy, sư tỉnh ngộ, đảnh lễ, liền lui ra. Đầu Tử gọi: “Xà Lê hãy lại đây.” Sư chẳng ngó lại. Đầu Tử nói: “Ngươi đến chỗ chẳng nghi chăng?” Sư liền bịt tai—Fu-Rong asked T’ou-Tzi: “The words of the Buddhas and ancestors were about everyday things such as drinking tea or eating rice. Besides this, does the teaching have anything special for people or not?” T’ou-Tzi said: “You speak the Cosmic Emperor’s edict. Are you pretending to be Yao, Shun, Yu, and T’ang or not? Fu-Rong wanted to continue speaking but T’ou-Tzi raised his whisk and placed it over Fu-Rong’s mouth, saying: “If you have some intention, then you already deserve thirty hits with the stick!” Fu-Rong then experienced enlightenment. He bowed and turned to leave. T’ou-Tzi said: “Come back! Your reverence!” Fu-Rong ignored him. T’ou-Tzi said: “Have you come to the place of no doubt?” Fu-Rong then covered his ears with his hands.

·Một hôm, sư theo Đầu Tử đi dạo vườn trà. Đầu Tử trao cây gậy cho sư, sư nhận lấy liền đi theo sau Đầu Tử. Đầu Tử bảo: “Lý nên thế ấy.” Sư thưa: “Cùng Hòa Thượng xách giày cầm gậy, cũng chẳng phải việc phần ngoài.” Đầu Tử bảo: “Vẫn có người đồng hành.” Sư thưa: “Đây là một người không nhận dạy.” Đầu Tử thôi hỏi. Đến chiều, Đầu Tử bảo: “Sớm mai nói thoại chưa hết.” Sư thưa: “Thỉnh Hòa Thượng nói tiếp.” Đầu Tử nói: “Mạo sanh nhật, tuất sanh nguyệt.” Sư liền đốt đèn đem đến. Đầu Tử nói: “Ngươi đi lên đi xuống đều không luống công.” Sư thưa: “Ở bên cạnh Hòa Thượng lý phải như thế.” Đầu Tử nói: “Kẻ tôi đòi trong nhà nào mà không có.” Sư thưa: “Hòa Thượng tuổi cao thiếu nó không được.” Đầu Tử hỏi: “Ân cần cái gì?” Sư thưa: “Có phần đền ăn.”—One day, T’ou-Tzi and Fu-Rong were walking in the vegetable patch. T’ou-Tzi came up to Fu-Rong and handed him his staff. Fu-Rong took it, then walked behind T’ou-Tzi. T’ou-Tzi said: “Is this in accordance with principle?” Fu-Rong said: “Carrying the master’s shoes or staff for him, it can’t be otherwise.” T’ou-Tzi said: “There’s one walking with me.” Fu-Rong said: “Who’s not learning from you?” T’ou-Tzi went back. When evening came, he said to Fu-Rong: “The master we spoke of earlier isn’t finished.” Fu-Rong said: “Master, please speak your mind.” T’ou-Tzi said: “The morning gives birth to the sun. The evening gives birth to the moon.” Fu-Rong then lit the lamp. T’ou-Tzi said: “Your comings and goings, none of it is like that of a disciple.” Fu-Rong said: “Taking care of the master’s affairs, this is in accordance with principle.” T’ou-Tzi said: “Servants and slaves, what household doesn’t have them?” Fu-Rong said: The master is advanced in years. Neglecting him is unacceptable.” T’ou-Tzi said: “So this is how you apply your diligence!” Fu-Rong said: “One should repay kindness.” 

·Vào ngày mười bốn tháng tám âm lịch năm 1118, sư hỏi bút giấy, đoạn viết kệ:

“Ngô niên thất thập lục

Thế duyên kim dĩ túc

Sanh bất ái thiên đường

Tử bất phạ địa ngục

Tán thủ hoành thân tam giới ngoại

Đằng đằng nhận vận hà câu thúc.”

(Ta tuổi bảy mươi sáu,

Duyên đời nay đã đủ

Sanh chẳng thích thiên đường

Chết chẳng sợ địa ngục

Buông tay đi ngang ngoài tam giới

Mặc tình vươn bổng nào buộc ràng).

Sau đó, sư thị tịch.

On the fourteenth day of the eighth lunar month in the year 1118, Fu-Rong asked for a brush and paper. He then wrote this verse:

“I’m seventy-six years old,

My causational existence is now completed

In life I did not favor heaven

In death I don’t fear hell

Hands and body extend

beyond the three realms.

What stops me from roaming as I please?

Soon after writing this verse, the master

passed away.

Phù Đà: See Buddha and Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Phật in Vietnamese-English Section.

Phù Đầu: See Buddha and Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Phật in Vietnamese-English Section. 

Phù Đồ:

1)Buddha (skt): Còn gọi là Hưu Đồ, là âm khác của Phật Đà—Another name for Buddha—See Buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Phật in Vietnamese-English Section.

2)Stupa (skt): Xưa gọi Phật giáo là Phù Đồ, về sau nầy từ Phù Đồ dùng để chỉ riêng tháp thờ xá lợi Phật—Formerly “Phù Đồ” means “Buddhism;” however, nowadays, it is used to indicate a stupa of Buddha’s relics—See Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Phù Hợp: To agree—To correspond—To accord.

Phù Hộ: To protect (spirits). 

Phù Khổng: Lổ hỏng xuyên qua bọng cây trôi lền bềnh trên biển, mà con rùa một mắt tình cờ nhìn thấy được mặt trăng, quả là cơ hội hiếm có, giống như cơ hội được gặp Phật quả là hiếm hoi vậy—A hole in a floating log, through which a one-eyed turtle accidentally obtains a glimse of the moon, the rarest of chances, e.g. the rareness of meeting a Buddha. 

Phù Luật Đàm Thường Giáo: Giáo pháp phù trợ giới luật, thuyết giải Phật tính thường trụ, như trong Kinh Niết Bàn—The teaching which supports the rules and speaks of the eternal, i.e. the Nirvana Sutra.

Phù Mộc: Khúc gỗ nổi (dụ con rùa mù và khúc gỗ nổi)—A floating log—See Manh Quy.

Phù Nang: Chiếc phao (vật mà người đi sông lớn hay biển thường hay mang theo để đề phòng chết đuối. Phù nang ví như giới cấm đối với người tu. Muốn vượt qua biển khổ, muốn chấm dứt luân hồi, người tu phải giữ gìn giới luật, không giữ giới thì chẳng khác nào đâm lủng phao, chẳng những không qua được bờ bên kia, mà còn bị nhận chìm trong biển đời sanh tử nữa)—A floating bag, a swimming float, a lifebuoy.

Phù Phép Phù Du: Externalist guru or shaman.

Phù Phiếm: Futility 

Phù Sinh: Short life.

Phù Sớ: Tên khác của Kinh Niết Bàn mà tông Thiên Thai cho rằng là sự khuếch đại của Kinh Pháp Hoa—Supporting Commentary, another name for the Nirvana Sutra. According to the T’ien-T’ai, it is an amplification of the Lotus Sutra. 

Phù Tát: Bodhisattva (skt)—See Bồ Tát.

Phù Trần: Bụi nổi—Tất cả các pháp hữu vi đều như bụi nổi, không chân thực. Nó che lấp mất chân tính—Floating dust or atoms, unstable matter, i.e. phenomena which hide reality.

Phù Trần Căn: Ngũ Trần Phù Trợ Chính Căn hay ngoại hình của ngũ căn, có thể thấy được hay nghe được như thị giác, thính giác, vân vân, là phù trần phù trợ “chính căn.” Đối lại với thắng nghĩa căn—The external organs of sensation, i.e. of sight, hearing, etc, which aid the senses. Also means “fleeting,” or “vacuous,” these external things having an illusory existence; the real organs, or indriya; in contrast with the function of faculty of sensation.

Phù Tưởng: Những tư tưởng phù phiếm không thật—Passing thoughts, unreal fancies.

Phù Vân: Đời sống hay thân nầy cũng trôi nổi giống mây bay vậy—A drifting cloud, e.g. this life, or the body.

Phủ Quyết: To veto.

Phũ Phàng: Brutal—Cruel.

Phuï:

1)Cha: Tỷ Đa—Father.

2)Đàn bà: A woman.

3)Phụ Trợ: Subsequent—To aid—To assist.

4)Phụ Cận: Adjoin—Near.

5)Phụ Lục: Appendix—Attached to.

6)Theo giáo điển nhà Phật, không có thứ gì nguy hiểm cho cuộc sống tịnh xá hơn đàn bà. Đàn bà là cội rễ khổ đau, là chướng ngại, là sự hủy diệt, là vướng mắc, sầu khổ, hận thù và mù quáng, vân vân—A woman—According to Buddhist teaching, nothing is so dangerous to monastic chastity as woman. She is the root of all misery, hindrance, destruction, bondage, sorrow, hatred, blindness, etc.

7)Phụ phàng: To turn the back on someone. 

8)Tiền phúng điếu: Pecuniary aid for funerals.

9)Vác mang trên vai hay lưng: To bear on the shoulder or back.

10)Vợ: A wife.

Phụ Cận: Adjacent—Near—Neighboring.

Phụ Giúp: To help—To assist.

Phụ Họa: To repeat someone’s opinion.

Phụ Khuyết: To be alternate.

Phụ Liêu: Deputy in a monastery.

Phụ Mẫu: Cha mẹ—Father and mother—Parents.

(A)Vô minh và tham ái được coi như là cha mẹ của phiền não và nghiệp chướng—The two ‘ignorance and concupiscence’ being the parents of all delusion and karma.

1)Phụ Vô Minh: Ignorance is referred to as father.

2)Mẫu Tham Ái: Desire or concupiscence as mother.

(B)Tam Ma Địa cũng được coi như cha, và Bát Nhã được coi như mẹ của tất cả trí tuệ và công đức—Samadhi is also referred to as father, and prajna (wisdom) as mother, the parents of all knowledge and virtue.

1)Cha Tam Ma Địa: Samadhi is referred to as father.

2)Mẹ Bát Nhã: Prajna as mother.

(C)Trong chập chùng sanh tử luân hồi, tất cả người nam đã từng là cha ta, và tất cả người nữ đã từng là mẹ ta (Nhứt thiết nam nữ ngã phụ mẫu trong kinh Tâm Địa Quán)—In the vast interchanges of rebirth all have been or are my parents, therefore all males are my father and all females my mother. 

Phụ Mẫu Phu Thê Tử Tôn Thân Bằng Quyến Thuộc: Parents-Husbands and Wives-Children-Friends-Relatives—Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Tám, Cư Sĩ Duy Ma Cật đã nói về phụ mẫu, phu thê, tử tôn, thân bằng, quyến thuộc như sau—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Eighth, trong chúng hội có Bồ Tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Cư sĩ! Cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc, những người trí thức là ai? Tôi tớ, trai bạn, voi ngựa, xe cộ ở đâu?”—A Bodhisattva called Universal Manifestation, who was present asked Vimalakirti: “Who are your parents, wife and children, relatives and kinsmen, official and private friends, and where are your pages and maids, elephants and horse carts?” Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng—In reply Vimalakirti chanted the following:

1)Trí độ mẹ Bồ Tát, phương tiện ấy là cha, Đạo sư tất cả chúng, đều do đấy sinh ra—Wisdom-perfection is a Bodhisattva’s Mother, his father is expedient method, For the teachers of all living beings come, Only from these two (upaya and prajna).

2)Pháp hỷ chính là vợ, tâm từ bi là gái, tâm thành thực là trai, rốt ráo vắng lặng nhà—His wife is joy in Dharma’s law; Kindness and pity are his daughters; His sons morality and truthfulness; Absolute voidness his quiet abode.

3)Trần lao là đệ tử, tùy ý mà sai xử, đạo phẩm vốn bạn lành, do đấy thành Chánh giác—Passions are his disciples Whom he transforms at will. Bodhipaksita dharma are his friends. Helping him to win supreme enlightenment.

Phụ Môn: Bị thua trong cuộc tranh luận—Positions that have been withdrawn from in argument—Defeated.

Phụ Nhân:

1)See Phụ (6).

2)Vợ: A wife.

Phụ Phàng: To put away (betray—desert) one’s wife or husband.

Phụ Phật Pháp Ngoại Đạo: Ngoại đạo nằm ngay trong lòng Phật Giáo (chỉ những người mang danh Phật tử mà luôn bị tà vạy mê hoặc)—Heretics within Buddhism.

Phụ Tá: To assist—To help.

Phụ Tâm: Ungratefulness.

Phụ Thành: Thành của phụ vương của Đức Phật hay thành Ca Tỳ La vệ—The paternal or native city, especially Sakyamuni, Kapilavastu.

Phụ Thân: Cha—Father—Daddy.

Phụ Thuộc Lẫn Nhau: Interdependent

Phụ Tình: See Phụ Phàng.

Phụ Trách: To undertake—To assume the responsibility.

Phúc:

1)Cái bụng: The belly.

2)Phước đức: Blessing—Happiness—Felicity—Good fortune.

Phúc Báo: See Phước Báo.

Phúc Đáp: To reply—To answer—To respond.

Phúc Địa: Tên gọi chùa chiềng, mảnh đất sinh ra phúc đức—A place of blessedness, a monastery.

Phúc Điền: Zen Master Phúc Điền—Thiền sư Phúc Điền, quê ở Hà Đông. Ngài là người có công trong việc bảo tồn sử liệu Phật Giáo Việt Nam. Ngài thường trụ tại chùa Liên Tông để hoằng pháp. Ngài cũng là người khai sơn chùa Thiên Quang trên núi Đại Hưng ở Hà Nội. Sau đó, không ai biết ngài đi đâu và thị tịch hồi nào—A Vietnamese Zen master from Hà Đông, North Vietnam. He had the credit of preserving a lot of Vietnamese Buddhist history materials. He stayed most of his life at Liên Tông Temple in Hanoi to expand the Buddha Dharma. He was also the founder of Thiên Quang Temple at Mount Đại Hưng in Hanoi. Where and when he passed away were unknown.

Phúc Đình: Sảnh đường của phúc đức, hay tự viện—A court, or hall, of blessedness, a onastery. 

Phúc Đức: See Phước Đức.

Phúc Hậu: Kind—Virtuous—Benevolent.

Phúc Họa: Happiness and misfortunes.

Phúc Lộc: Happiness and wealth

Phúc Lợi: Well-being 

Phúc Nhân:

1)Một người sung sướng hạnh phúc: Happy man.

2)Nghiệp nhân cảm ứng từ quả phúc đức, thí dụ như thiện căn: A cause which gives rise to blessing, i.e. all good deeds.

Phúc Nhơn Sanh Phúc Quả: Blessed deeds produce blessed rewards, now and hereafter.

Phúc Thọ: Happiness and longevity.

Phúc Tinh: Lucky star.

Phúc Trạch: Happiness and favour.

Phúc Trung:

1)Cái trong bụng: Within the belly.

2)Đứa trẻ chưa sanh: Unborn child.

3)Trái tim: The heart.

4)Tử cung: Womb.

Phục:

1)Y phục: Clothes.

2)Phúc đáp: To reply.

3)Phục hồi: To revert—Again.

4)Phục: To admire—To esteem. 

5)Tang phục: Mourning clothes.

6)Nuốt: To swallow.

Phục Bái: Bái phục—To prostrate oneself.

Phục Chức: To reinstate someone—To restore someone to his former position.

Phục Dịch: To serve (attend) someone.

Phục Dược: To take the medicine.

Phục Đà Mật Đa: Buddhamitra (skt)—Vị tổ thứ chín trong hai mươi tám tổ Ấn Độ, tác giả của bộ Ngũ Môn Thiền Kinh Yếu Dụng Pháp—Buddhamitra, the eighth patriarch of the twenty-eight patriarchs in India, author of the Pancadvara-dhyana-sutra-mahartha-dharma.

Phục Hình: To suffer a punishment.

Phục Hoạt: Sống trở lại—To return to life—To live again—To resurrect.

Phục Hoặc: To tame binding karmas—Phục hoặc có nghĩa là hành giả đã đạt được thành tựu tâm linh nào đó có thể hàng phục được các hoặc nghiệp trói buộc—To tame binding karmas means the cultivator has reached certain spiritual achievements to remain somewhat free from his or her karmic afflictions.

Phục Hồi: To restore.

Phục Hồi Sức Khỏe: To restore one’s health.

Phục Hồn: To call (raise) a spirit.

Phục Hưng: To rise again—To revive. 

Phục Mệnh: To carry out an order.

Phục Nguyện: To make a vow.

Phục Nhẫn: Nhẫn thứ nhất trong ngũ nhẫn—The first of the five forms of submission—See Ngũ Nhẫn.

Phục Pháp: See Phục hình.

Phục Phịch: Fat and clumsy.

Phục Sinh: Ngoại đạo tin rằng có cái gọi là “Sống lại”—Externalists believe that there exists a so-called Resurection (come to life again or return from the dead). 

Phục Sức: Hoàn tục (người đã một lần tháo bỏ đồ trang sức để xuất gia, nay lại để tóc dài mặc đồ thế tục nên gọi là phục sức)—To return to ordinary garments, i.e. to doff the robes for lay life—Clothes and adornments.

Phục Thiện: Làm lành lánh ác—To yield to reason—To do good and get rid of evil.

Phục Thù: To take revenge.

Phục Thủy Luận Sư: Một trong 20 thứ ngoại đạo. Phục Thủy Luận Sư cho rằng nước là căn bản của vạn vật. Nước có khả năng sanh ra trời đất; nước cũng có bản năng hủy hoại vạn hữu. Ngoại đạo nầy lấy nước làm cứu cánh Niết Bàn—The sect of non-Buddhist philosophers (one of the twenty heretic sects) who considered water the beginning and end of all things.

Phục Tòng: To obey—To yield—To submit.

Phục Vụ: To serve.

Phủi: To dust off.

Phun Lửa: To spit fire.

Phung Phí: To waste.

Phúng: Nói bóng gió hay châm biếm—To satirize—To intone.

Phúng Điếu: To offer ritual objects to a deceased person.

Phúng Kinh: Điều chỉnh giọng nói để phúng tụng kinh văn, đặc biệt là trong các cuộc lễ (dù là pháp của Bà La Môn, nhưng Đức Phật vẫn cho phép chư Tăng Ni dùng trong các buổi tụng kinh cho thuận theo lòng người)—To intone a scripture, especially one suited to the occasion.

Phúng Tụng: Gatha (skt)—Già Đà—Những câu phúng vịnh, tán thán nghĩa lý thâm diệu và ca tụng công đức của Phật và Tam Bảo—To intone—To sing.

Phụng:

1)Phụng tế: To serve—To worship.

2)Phụng sự: To serve someone respectfully.

3)Chim Phượng (chim trống): Một loài chim biểu trưng cho sự cát tường—A male phoenix—An auspicious bird. 

Phụng Dưỡng Mẹ Cha: To support one’s parents

Phụng Gia: See Phụng Nạp.

Phụng Hành:

1)Làm theo mệnh lệnh: To execute an order.

2)Tuân theo và thực hành chỉ giáo của Đức Phật: Devout practicing—To obey and practise the Buddha’s teaching.

Phụng Hiến: Hiến tặng quà cho bề trên—To offer gifts to one’s superiors.

Phụng Hoàng: Cặp chim Phụng Hoàng.

1)Phụng: A male phoenix.

2)Hoàng: A female phoenix.

Phụng Nạp: To make offerings—See Cúng Dường.

Phụng Sát: Một từ dùng để chỉ tự viện Phật giáo—Phoenix ksetra, a term for a Buddhist temple.

Phụng Sơn: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong quận 11 thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa còn có tên là Chùa Gò, được Hòa Thượng Liễu Thông xây vào đầu thế kỷ thứ 19. Đến năm 1904, chùa được Hòa Thượng Minh Tuệ trùng tu. Bên cạnh chùa có cây bạch mai cao 5 thước, được trồng từ năm 1909. Chùa khi xưa nổi tiếng là một thắng cảnh của tỉnh Gia Định. Gần đây một nhóm các nhà khảo cổ ở thành phố Sài Gòn đã tìm thấy dấu vết của một ngôi đền cổ Bà La Môn, đã chìm sâu dưới đất, được xây cách nay hơn 1.500 năm, với kiểu kiến trúc của vương quốc Phù Nam. Những tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ vẫn còn được lưu giữ trong chùa, đặc biệt là các tượng Phật tròn, như bộ tượng tam thế, Ngũ Hiền, vân vân, được chạm trổ từ khoảng năm 1904 đến năm 1915 trong giai đoạn trùng tu chùa. Trong Chánh điện có bộ tượng Ngũ Hiền, gồm năm tượng. Tượng Đức Phật Thích Ca cưỡi sư tử; tượng Văn Thù cưỡi sư tử; tượng Thế Chí cưỡi voi chín ngà; tượng Quán Âm cưỡi cọp; và tượng Phổ Hiền cưỡi lân. Các pho tượng được đặt trên đá chạm lởm chởm—Name of a famous ancient pagoda located in the Eleventh district, Saigon City, South Vietnam. It is also called Gò Pagoda. The pagoda was established by Most Venerable Liễu Thông in the early nineteenth century. The Most Venerable Minh Tuệ rebuilt it in 1904. Next to the pagoda is a five-meter white apricot raised in 1909. At one time, Gò Pagoda was a beauty spot of Gia Định province. Recently, a group of archaeologists of Saigon City have found the remnants of a Hinduist ancient temple built 1,500 years ago, and buried deep underground. The temple symbolized the architecture of Founan Kingdom. The artistic wooden masterpieces conserved in the pagoda primarily are round statues such as those of the Buddhas of the Three Periods, the Five Sages, etc., cast from 1904 to 1915 during the reconstruction of the pagoda. In the Main Hall, there are five statues of the Five sages. The statue of Sakyamuni Buddha was cast riding a lion; that of Majusri Bodhisattva riding a lion; Mahasthama statue sitting on a nine-tusk elephant; Avalokitesvara Bodhisattva statue riding a tiger; and Samantabhadra Bodhisattva riding a unicorn. These statues are placed on a ruggedly carved stone pedestal. 

Phụng Sự: To serve—To carry out an order. 

Phụng Sự Chúng Sanh Tức Là Cúng Dường Chư Phật: To serve (perform) good deeds for sentient beings, you have also made offerings to the Buddhas.

Phụng Thờ: To worship.

Phụng Thừa: To follow blindly.

Phút Chốc: In a moment.

Phụt:

1)Phụt lên: To spring up (water).

2)Bất chợt: Suddenly.

Phụt Tắt: Chợt tắt—Suddenly went out.

Phức:

1)Gấp hai: Double.

2)Lập lại: Repeated.

3)Loại áo kép—Double garments.

Phức Tạp: Complicated.

Phưng Phức: Rất thơm tho ngọt ngào—Very sweet-smelling.

Phừng: To burst into.

Phước Báo: Phước báo tưởng thưởng, như được tái sanh vào cõi trời hay người—Merits—Blessings—A blessed reward, e.g. to be born as a man or a deva. 

Phước Cái: Tàng lọng của phước báo—The cover, or canopy, of blessing.

Phước Địa: See Phúc Địa.

Phước Điền:

(I)Nghĩa của Phước Điền—The meanings of Field of Blessedness: Ruộng cho người gieo trồng phước báo. Người xứng đáng cho ta cúng dường. Giống như thửa ruộng gieo mùa, người ta sẽ gặt thiện nghiệp nếu người ấy biết vun trồng hay cúng dường cho người xứng đáng. Theo Phật giáo thì Phật, Bồ tát, A La Hán, và tất cả chúng sanh, dù bạn hay thù, đều là những ruộng phước đức cho ta gieo trồng phước đức và công đức—The field of blessedness or the field for cultivation of happiness, meritorious or other deeds, i.e. any sphere of kindness, charity, or virtue. Someone who is worthy of offerings. Just as a field can yield crops, so people will obtain blessed karmic results if they make offerings to one who deserves them. According to Buddhism, Buddhas, Bodhisattvas, Arhats and all sentient beings, whether friends or foes, are fields of merits for the cultivator because they provide him with an opportunity to cultivate merits and virtues

(II)Phân loại Phước Điền—Categories of Field of blessedness:

(A)Nhị Phước điền—There are two kinds of felicity:

1)Hữu lậu phước điền (giúp con người cải thiện điều kiện sống trong kiếp lai sanh): Worldly field for cultivating of happiness which helps the cultivator to have better living conditions in the next life.

a.Bi điền: Compassion fields—Chăm sóc cho người bịnh đáng thương hay người nghèo khó—Tender the sick, the pitiable, or poor and needy as the field or opportunity for charity.

b.Kính điền: Revverence fields—Hộ trợ chư Tăng Ni. Kính trọng Phật và Thánh chúng—Support the monks and the nuns. The field of religion and reverence of Buddhas, the saints and the priesthood.

c.Ân điền: Gratitude fields.

·Gieo phước nơi cha mẹ: Cultivate blessedness in parents—Be dutiful to one’s parents. 

·Gieo phước bằng cách đắp đường, đào giếng, xây cầu, bồi lộ: Cultivate lessedness in making roads and wells, canels and bridges; repair dangerous roads. 

2)Vô lậu phước điền: Niết bàn là ruộng phước vĩnh cửu—Nirvana (out of passion) field for cultivating of an eternal happiness.

(B)Tam Phước điền—Three sources of felicity—See Tam Phước.

(C)Tứ Phước Điền—Four fields of felicity—See Tứ Phước Điền.

(D)Bát Phước Điền: Eight fields for cultivating blessedness—see Bát Phúc Điền.

Phước Điền Tự: Còn gọi là chùa Hang, tọa lạc tại núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh Châu Đốc, Nam Việt Nam. Chùa Hang là một hang đá thiên nhiên. Chánh điện và nhà hậu tổ do bà Thợ dựng lên từ năm 1840 đến 1845 bằng tre và lá đơn sơ. Đến năm 1885, ông Phán Thông ở Châu Đốc cùng nhân dân trong vùng dựng lại chùa. Năm 1946, Hòa Thượng Nguyễn Văn Luận đứng ra trùng tu ngôi chùa như hiện nay. Chùa Hang là một quần thể di tích có kiến trúc đẹp, nổi bậc nhất là các hang đá thiên nhiên với nhiều huyền thoại hấp dẫn khách thập phương—Name of a temple located in Mount Sam, Châu Đốc town, Châu Đốc province, South Vietnam. Hang Temple is a natural cave where the Main Hall and the Patriarch Hall were simply built by Ms. Thợ from 1840 to 1845. In 1885, a government clerk named Thông and the local people rebuilt the temple. In 1946, Most Venerable Nguyễn Văn Luận rebuilt it again. Hang temple is a beautiful complex of architecture. There one can find many natural caverns relating to legends and myths attractive to the pilgrims. 

Phước Điền Y: Y áo của ruộng phước, hay y áo của chư Tăng Ni—The robe of a field of happiness (the garment of the field of blessing, or the monk’s robe).

Phước Đức: Punya (skt)—Phước đức do quả báo thiện nghiệp mà có. Phước đức bao gồm tài sản và hạnh phước của cõi nhân thiên, nên chỉ là tạm bợ và vẫn chịu luân hồi sanh tử—Blessings and virtues—Merit—Blessed virtues—All good deeds, or the blessing arising from good deeds. The karmic result of unselfish action either mental or physical. The blessing wealth, intelligence of human beings and celestial realms; therefore, they are temporary and subject to birth and death.

Phước Đức Công Đức Không Thể Nghĩ Bàn: Incomparable merit and virtue.

Phước Đức Môn: Cửa phước đức, ba la mật thứ năm trong sáu ba la mật—The gate of blessedness and virtue, the first five of the six paramitas.

Phước Đức Thân: Thân Phật trong niềm hỷ lạc tột cùng của phước đức tam muội—The Buddhakaya, or body of Buddha, in the enjoyment of the highest samadhi bliss.

Phước Đức Trang Nghiêm: Tu thiện hạnh phúc đức mà đắc được Phật quả trang nghiêm—The adornment of blessedness, i.e. of good deeds

Phước Đức Tư Lương: Những chất dinh dưỡng vun trồng phước đức, như bố thí—The nutriment of blessedness, i.e. deeds of charity.

Phước Hải: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong quận nhất, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được một vị tổ người Hoa tên Lưu Minh xây vào cuối thế kỷ 19, và được khánh thành vào năm 1906. Trong Chánh điện có các tượng Ngọc Hoàng, các Thiên Thần, như Thần Mây, Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Chớp, Tứ Thiên Vương. Giữa Chánh Điện thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca—Name of a famous ancient pagoda, located in the First district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was called Đa Kao pagoda by the French. It was built by Liu-Ming, a Chinese Patriarch in the late nineteenth century and inaugurated in 1906. In the Main Hall, there are statues of the Emperor of Jade and other Deities as those of Cloud, Wind, Rain, Thunder, Lightning, and the Four Kings of Heaven. The statue of Sakyamuni Buddha is worshipped in the middle of the Main Hall. 

Phước Hành: Một trong tam hành làm ảnh hưởng đến nghiệp, hành pháp cảm ứng phúc lợi của nhân thiên như ngũ giới và thập thiện giới, vân vân—One of the three lines of actions that affect karma, the life or conduct which results in blessing, e.g. being reborn as a man or deva, as a result of the cultivation of the five basic commandments, or the ten good deeds.

Phước Hậu: Hòa Thượng Phước Hậu, một trong những đại đệ tử của Hòa Thượng Tâm Truyền. Ngài là một Thiền sư lại có khiếu làm thơ. Tiếc thay, qua bao biến cố, thơ văn của ngài bị thất lạc, chỉ còn lại bài thơ sau đây, di ngôn thấm nhuần đạo vị của ngài—Most Venerable Phước Hậu, one of the most outstanding disciples of Most Venerable Tâm Truyền (Tâm Truyền was a disciple of Diệu Giác; Diệu Giác was a disicple of Nhất Định). He was both a Zen master and a poet. It was regrettable that now, after so many changes, all that remains of his works is merely a poem, as his last words imbued with Buddhist thoughts:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư,

Năm nay tính lại chừng quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ!

Buddhist sutras are not few.

My learning cannot be said to be

satisfactory or poor.

I have forgotten all,

it seems, now looking back.

There only remains in my heart the word

“NHƯ.”

Phước Hòa: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong quận ba, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa đã được xây dựng từ lâu lắm (không rõ niên đại) với kiểu kiến trúc cổ của các chùa miền Nam. Năm 1958, chùa được trùng tu theo kiến trúc như hiện nay. Trước đây chùa là trụ sở của Hội Phật Học Nam Việt. Ngày 24 tháng 2 năm 1952, nhân ngày đại hội, lá cờ Phật giáo đầu tiên ở miền Nam được treo tại chùa. Ngày 1 tháng 4 năm 1956, nhiệm kỳ hai đại hội Phật giáo cũng được triệu tập tại chùa Phước Hòa. Trong Chánh điện có ba tượng gỗ, tượng Phật Thích Ca, tượng Diệm Ma Vương, tượng Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt, được tạc vào khoảng từ năm 1960 đến năm 1962—Name of a famous ancient pagoda located in the third district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built a long time ago, with its ancient architectural style of South Vietnam’s pagodas. In 1958, it was rebuilt as it is seen today. Formerly, the pagoda functioned as the office of South Vietnam Association of Buddhist Studies. It was at this pagoda, the Buddhist flag was hung for the first time on the occasion of the Congress of the Association on February 24, 1952. On April first, 1956, the second session of Congress of the Vietnam Buddhist Sangha organized its opening at Phước Hòa Pagoda. In the Main Hall, there are three wooden statues of Sakyamuni Buddha, Yama of Hell, and One-thousand-arm and one-thousand-eye Avalokitesvara Bodhisattva. These statues were cast from 1960 to 1962. The statue of Sakyamuni Buddha is 2.5 meters high, 2 meters wide. 

Phước Huệ:

1)Phước đức và trí huệ—Blessings, or blessedness and wisdom—Virtue and wisdom.

2)Tên của một Pháp Sư người Việt Nam tại Úc, vị lãnh đạo Phật giáo quan trọng tại Úc Châu và Tân Tây Lan. Ông còn là chủ tịch Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất tại Úc Châu và Tân Tây Lan. Ông là người đã sáng lập ra Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam ở Sydney. Trước năm 1975, Hòa Thượng Phước Huệ là giảng sư trong nhiều năm tại Ấn Quang, một trung tâm Phật giáo nổi bậc của miền Nam Việt Nam thời bấy giờ—Name of an important Vietnamese Buddhist leader in Australia and New Zealand, and current head of the Vietnamese Unified Buddhist Congress in Australia and New Zealand. He is a founder of Vietnam Cultural Center in Sydney. Before 1975, Most Venerable Phước Huệ taught for many years at An Quang Pagoda, the pre-eminent Buddhist Center in South Vietnam.

Phước Huệ Song Tu, Đồng Đăng Bỉ Ngạn: To practice blessings (offerings and charity) and wisdom (meditation) at the same time, you will surely obtain enlightenment.

Phước Hưng: Tên của một ngôi tự viện cổ nổi tiếng, tọa lạc trong thị xã Sa Đéc, tỉnh Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa được Hòa Thượng Minh Phúc khởi công xây cất năm 1838. Chùa có lối kiến trúc khá đặc sắc. Chánh điện hình chữ nhật dài 19 mét 5, rộng 14 mét, trên nóc trang trí theo kiểu của người Trung Hoa. Bên trong chánh điện được tôn trí trang nghiêm. Ở đây có một pho tượng Phật A Di Đà cổ bằng đất thếp vàng; một chiếc trống cổ khắc năm 1828 có bề ngang 1 mét 4, đường kính 90 phân, và bức hoành sơn son thếp vàng chạm trổ công phu, ở giữa có chạm chiếc lá Bồ Đề có ghi ba chữ Hán: “Phước Hưng Tự 1882,” hai bên là hai bản Lạc Hoa và Thạnh Hoa khắc năm 1846. Chùa hiện còn lưu giữ nhiều bản kinh khắc gỗ chữ Hán hai mặt, mỗi tấm bề ngang 20 phân, dọc 30 phân, dầy 3 phân, khắc các bộ kinh Địa Tạng, Kim Cang, Phổ Môn, Bát Nhã, vân vân—Name of a famous ancient pagoda located in Sa Đéc town, Sa Đéc province, South Vietnam. The pagoda was built in 1838 by Most Venerable Minh Phúc. It has a rather distinctive architecture. Its Main Hall is a rectangular building, 19.5 meters long, 14 meters wide, the top of which is decorated in Chinese pagoda’s style. The Main Hall is arranged solemnly. Here stands the old statue of Amitabha Buddha made of clay and gilded. There are also an ancient drum made in 1828, 1.4 meters in width and 0.90 meter in diameter and a horizontal board elaboratedly gilded and engraved. In the middle of the board, a leaf of Bo-tree was carved, on which are three Chinese characters “Phước Hưng Tự 1882.” On both sides of the board are respectively the words Lạc Hoa and Thịnh Hoa. The pagoda has also conserved many wooden pieces on which a lot of sutras were written. The dimension of every piece is 20 by 13 by 3 centimeters. The names of these sutras are Kshigarbha, Vajrachedika, Prajna Paramita, etc.

Phước Khánh: Chúc phúc cho ai—Blessedness and felicity, or blessed felicity—To congratulate on good fortune.

Phước Lâm: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong thành phồ Vũng Tàu, Nam Việt Nam. Chùa được xây trên 200 năm và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu cuối cùng là vào năm 1956. Trong chánh điện có tượng Thần Vishnu. Theo tài liệu của tỉnh Bà Rịa thì tượng làm bằng đá, vào khoảng thế kỷ thứ bảy, di tích của cuối thời Phù Nam đầu thời Chân Lạp—Name of an ancient pagoda, located in Vũng Tàu City, South Vietnam. It was built 200 years ago, and has been rebuilt many times. The last time it was rebuilt was in 1956. There is a statue of Vishnu in the middle of the Main Hall. According to the records from Vũng Tàu province, the statue was made of stone, built in the seventh century. It is a vestige of the late Phù Nam period and the early Chân Lạp one.

Phước Lộc: Hạnh phúc và tài bây giờ và về sau nầy—Happiness and emolument, good fortune here or hereafter.

Phước Lực: Power of accumulating merits.

Phước Lưu: Tên của một ngôi chùa cổ nằm trên quốc lộ 22, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Nam Việt Nam. Chùa được dựng lên từ lâu lắm. Lúc đầu chùa chỉ là một mái thảo am, gọi là Am Bà Đồng, về sau được nới rộng ra nên gọi là Chùa Bà Đồng vào năm 1900. Tổ Trùng Lực, thuộc phái Liễu Quán đời thứ 42 đã xây lại ngôi chùa và đặt tên Phước Lưu. Kể từ đó đến nay đã kế tục năm vị trụ trì và được trùng tu nhiều lần (vào những năm 1945, 1946, 1968). Chùa Phước Lưu nổi tiếng vì ảnh hưởng của nó trong việc mở rộng phái Liễu Quán (Lâm Tế) trong tỉnh Tây Ninh. Trong Chánh điện có tượng Di Đà Tam Tôn bằng gốm thếp vàng, được mang đến từ Trung Quốc. Mỗi bên chánh điện có tượng các vị La Hán, mỗi tượng cao 35 phân, rộng 20 phân khoảng giữa hai đầu gối. Lại có những tượng của Thập điện Diêm Vương hai bên chánh điện, mỗi tượng cao 1 mét và rộng 50 phân—Name of an ancient pagoda, located alongside of Highway 22, Trảng Bàng town, Tây Ninh province, South Vietnam. The pagoda was built a long time ago. It was previously called Bà Đồng Thatched Hut and later, Bà Đồng pagoda due to the enlargement in 1900. Patriarch Trùng Lực of the forty-second generation of the Liễu Quán Sect had the pagoda rebuilt and renamed it Phước Lưu. It was in turn headed by five successive Masters and restored many times (1945, 1946, 1968). Phước Lưu Pagoda is famous for its influence on developing the Lin-Chi followers of the Liễu Quán Sect in Tây Ninh province. In the Main Hall stand the statues of the Three Amitabha Noble Ones of ceramincs, gilded and carried from China. On each side of the Main Hall, each Arahat statue, 0.35 meter high, 0.20 meter wide between the two knees, is worshipped on the altar. There also statues of the ten Kings of the Hells, worshipped on the altar of both sides of the Main Hall, each statue is 1 meter high, 0.50 meter wide between the two knees. 

Phước Nghiệp: Hành nghiệp do phúc đức mà sanh ra, một trong tam phước—Happy karma, or the karma of blessedness, one of the three sources of felicity. 

** For more information, please see Tam Phước in Vietnamese-English Section.

Phước Nhân: See Phúc Nhân.

Phước Quả: Quả báo của phước đức—The reward of blessedness.

Phước Quán: Phước báo và quán sát—Blessedness and insight—See Phước Trí.

Phước Sanh: Sanh vào chỗ phước đức—Born of or to happiness.

Phước Sanh Thiên: Punyaparsavas (skt)—Cõi trời Phạm Thiên thứ mười trong sơ thiền thiên—The tenth brahmaloka, the first region of the fourth dhyana. 

** For more information, please see Tứ Thiền Thiên (1).

Phuớc Thành: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa do bà Nguyễn thị Ngọc Cầu, một thứ phi của chúa Võ Vương Nguyễn Phước Hoạt, xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyên thủy, chùa đã được xây dựng kiên cố, theo kiểu kiến trúc đương thời với kiểu chánh điện vuông hai chái. Đến năm 1832, chùa được trùng tu, chỉ là một nhà từ đường của người sáng lập ra chùa. Từ đó trở đi không rõ tiến trình trùng tu. Đến thời vua Khải Định, chùa được xử dụng như là một nhà Tăng cho chư Tăng lưu trú mỗi khi đến hành lễ tế tự trong hoàng cung. Đến năm Bảo Đại thứ 3 (1928), con cháu thuộc hệ thứ 9 của bà đã đúc một tiểu hồng chung nặng 120 cân với bài minh họa do Hiệp Tá Đại Học Sĩ Tôn Thất Tế chấp bút, hiện nay vẫn còn tại chùa. Năm 1987, vì vật liệu cũ đã quá hư hỏng không thể trùng tu được, nên chùa đã phải tái thiết theo kiểu kiến trúc mới. Chính điện được chuyển dựng ra phía trước, lấy nền cũ làm sân trong. Tiền đường được đút bằng bê tông cốt sắt và mái lợp ngói—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The temple was built in the late eighteenth century by a concubine of Võ Vương Nguyễn Phước Hoạt named Nguyễn Thị Ngọc Cầu. Formerly the temple was built with a solid structure of the style popular at that time, a square main hall with two-side rooms. In 1832, the temple was rebuilt, merely as a worship house to its founder. No records of reconstruction of the temple were known. During king Khải Định’s reign, the temple was used as lodging place for monks who came to participate in the religious ceremonies held in the royal palace. In the third year of king Bảo Đại’s reign (1928), the descendants if the founder of the temple dedicated a small-sized bell, 120 pounds to the temple with a eulogy written by Hiệp Tá Đại Học Sĩ Tôn Thất Tế, the bell still remains at the temple. In 1987, because the ancient construction materials had deteriorated so badly that no more reconstruction could be made. As a result, the temple was wholly rebuilt in a new design. Now the main hall stands in front, its old ground became a courtyard, and a tiled roof antechambre built of concrete. 

Phước Thiện: Benevolence—Charity. 

Phước Trí: Phúc đức và trí huệ, hai loại trang nghiêm—Blessedness and wisdom, the two virtues which adorn—See Nhị Trang Nghiêm.

Phước Túc: Một trong nhị túc, chân thứ nhất bao gồm năm Ba La Mật đầu, và chân thứ hai còn gọi là “trí túc,” gồm Ba La Mật thứ sáu—The feet of blessedness, one consisting of the first five paramitas, the other being the sixth paramita, i.e. wisdom; happiness—See Lục Độ Ba La Mật (1) (2) (3) (4) (5).

Phước Tuệ: See Phước Trí.

Phước Tướng: Marks of merits.

Phước Tướng Pháp Thân: Phước báo hình tướng nơi pháp thân Phật, đối lại với trí huệ của Phật—The Buddha-dharmakaya as blessedness, in contrast with it as wisdom.

Phước Tường: Tên một ngôi chùa, tọa lạc trong thôn Tăng Phú, xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây vào giữa thế kỷ thứ 18 và trùng tu vào năm 1834 dưới triều vua Minh Mạng. Trong chánh điện có nhiều tượng, trong đó có một tượng hộ pháp, và tượng Tổ Diệu Minh tạc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19, bằng gỗ quý, thếp vàng sơn đỏ—Name of a temple located in Tăng Phú hamlet, Tăng Nhơn Phú village, Thủ Đức district, Sài Gòn City, South Vietnam. The temple was built in the middle of the eighteenth century and rebuilt in 1834, under King Minh Mạng’s reign. In the Main Hall, there are many statues, including a statue of Dharma Guardians, and the statue of Patriarch Diệu Minh, in the middle of the nineteenth century, it was made of precious wood, gilded, and painted in red.

Phược Đà: Baddha (skt)—Hệ phược—Fettered—Bound—Tied—Fixed.

Phướn: Banner—Streamer 

Phướn Động, Gió Động Hay Tâm Động?The flag moving, the wind moving, or our minds moving?—Lục tổ Huệ Năng đã khẳng định với các vị sư đang cải cọ trước tu viện Pháp Tâm rằng: “Chẳng phải phướn động, cũng chẳng phải gió động, mà là tâm của mấy ông động.”—Several monks was arguing back and forth about the flag and the wind without reaching the truth in front of the Fa Hsin monastery in Kuang Chou. The sixth patriarch, Hui-Neng, said to them: “It is not the wind moving, neither the flag moving. It is your own minds that are moving." 

Phương:

1)Vuông: Square.

2)Phương cách: Method—Way—Means.

3)Địa phương: A place—Locality.

4)Đền (chánh điện): A temple—A place of assembly.

Phương Cách: Way—Context—Means Approach.

Phương Cách Đáng Kính: A respectable way.

Phương Châm: Tenets.

Phương Châm Tu Hành Của Phật Tử: Bồ đề tâm làm nhân, đại bi tâm làm căn bản, phương tiện thiện xảo làm phương cách thực hành, và Niết bàn làm cứu cánh.”—Guideline (tenets) of cultivation for Buddhists: “Bodhi mind is the cause, great compassion is the foundation, skillful means is daily method of practicing, and Nirvana is the ultimate goal.”

Phương Chỉ: Direction.

Phương Chước: Expedient—Means.

Phương Danh: Good name (reputation).

Phương Diện: Aspect.

Phương Đẳng: Theo tông Thiên Thai, phương có nghĩa là phương chính, đẳng là bình đẳng; phương đẳng ám chỉ hết thảy kinh điển Đại Thừa—According to the T’ien-T’ai sect, Phương is interpreted as referring to the doctrine, Đẳng as equal or universal; Phương Đẳng means everywhere equally. Phương Đẳng implies the Vaipulya Sutras.

Phương Đẳng Giới Đàn: Giới đàn giảng pháp và truyền giới—An open altar at which instruction in the commandments was preached to the people, founded on the Mahayana Vaipulya Sutra (Đại Thừa Phương Đẳng Kinh). 

Phương Đẳng Kinh điển: Vaipulya—The whole of the Mahayana Sutras—See Phương Quảng.

Phương Đẳng Thời: Thời kỳ thứ ba trong năm thời thuyết giảng—The third of the five periods of Buddha’s teaching, from the twelfth to the twentieth years of Buddha’s teaching (Hoa nghiêm: Avatamsaka, A Hàm: Agamas, Phương Đẳng: Vaipulyas, Bát Nhã: Prajna, Pháp Hoa & Niết Bàn: Lotus and Nirvana).

Phương Điển: Từ ngữ chỉ toàn thể kinh điển Đại Thừa—A term covering the whole of the Mahyana sutras—See Phương Đẳng Kinh điển.

Phương Hại: To be harmful—To be detrimental.

Phương Hội Dương Kỳ Thiền Sư: Zen master Fang-Hui-Yang-Qi—Thiền sư Phương Hội sanh năm 992 tại Viên Châu (bây giờ thuộc tỉnh Giang Tây), đệ tử và là người kế thừa Pháp của Thiền Sư Thạch Sương Sở Viện, và là thầy của Bạch Vân Thủ Đoan. Dương Kỳ lập ra phái Thiền Lâm Tế mang tên ông, một trong hai nhánh thiền Lâm Tế sau khi thầy Thạch Sương thị tịch. Phái Thiền nầy được các thiền sư Trung Hoa và Nhật Bản mang vào Nhật Bản và hiện nay vẫn còn được lưu truyền tại đây—Zen master Fang-Hui-Yang-Qi was born in 992 in Yuan-Chou (now in Jiang-Xi Province), was a disciple and dharma successor of Shi-Shuang-Chu-Yuan, and the master of Pai-Yun-Shou-Tuan. Yang-Qi founded the Yogi school of Lin-Chi Zen, which bears his name. It is one of the two lineages into which the tradition of the Lin-Chi school divided after Master Shih-Shuang. The strict Zen of Yogi lineage was brought to Japan by Chinese and Japanese masters and still flourishes there today.

·Đi du phương, sư đến yết kiến Thiền sư Từ Minh ở Nam Nguyên. Sư dừng lại đây phụ tá cho Từ Minh một cách siêng năng cần khổ. Từ Minh dời sang Thạch Sương Đạo Ngô, sư cũng dời theo. Nơi đây sư làm Giám Tự (administrator). Tuy theo Từ Minh đã lâu mà sư chưa tỉnh ngộ. Mỗi khi đến thưa hỏi, Từ Minh bảo: “Việc trong ty khố quá nhiều hãy đi.” Hôm khác sư đến hỏi, Từ Minh bảo: “Giám Tự ngày sau con cháu khắp thiên hạ cần gì vội gấp.” Một hôm Từ Minh vừa đi ra chợt mưa đến, sư rình ở con đường tắt. Từ Minh đến, sư liền nắm đứng lại nói: “Ông già này! Hôm nay phải vì tôi nói, nếu không nói tôi sẽ đánh ông.” Từ Minh nói: “Giám Tự biết là việc quanh co liền thôi.” Câu nói chưa dứt, sư đại ngộ, liền đảnh lễ ngay dưới bùn. Hôm sau, sư đầy đủ oai nghi đến phương trượng lễ tạ. Từ Minh quở: “Chưa phải.”—When Shi-Shuang Chu-Yuan moved from Nan-Yuan to Mount T’ao-Wu, and then to Shi-Shuang, Yang-Qi followed him, performing administrative affairs in each place. Although Yang-Qi remained with Shi-Shuang for a long time, he never attained enlightenment. Each time he would have an interview, Shi-Shuang would say: “There are a lot of administrative affairs requiring attention. Go do them.” On one occasion when Yang-Qi went to see Shi-Shuang for instruction on practice, Shi-Shuang said: “Director! Someday your descendants will cover the earth. Why are you in a hurry?” One day, Shi-Shuang had just gone out when it suddenly began to rain. Yang-Qi spied his teacher’s walking on a small path, chased him down, and grabbed him, saying: “You’ve got to talk to me now, or else I’m going to hit you!” Shi-Shuang said: “Director! You already completely know how to take care of things, so that’s enough!” Before Shi-Shuang had finished speaking, Yang-Qi experienced great enlightenment. He then knelt and bowed to Shi-Shuang on the muddy path.

·Từ Minh thượng đường, sư ra hỏi: “Khi chim núp kêu nẩm nẩm, từ mây bay vào núi loạn, là thế nào?” Từ Minh đáp: “Ta đi trong cỏ hoang, ngươi lại vào thôn sâu.” Sư thưa: “Quan chẳng nhận kim, lại mượn một câu hỏi.” Từ Minh liền hét. Sư thưa: “Hét hay” Từ Minh lại hét. Sư cũng hét. Từ Minh hét luôn hai tiếng. Sư lễ bái. Từ Minh nói: “Việc nầy là cá nhơn mới gánh vác.” Sư phủi áo ra đi—Yang-Qi asked Shi-Shuang: “How is it when the great dark bird cries ‘Na! Na!’ and flies down from the clouds into the chaotic mountain peak?” Shi-Shuang said: “I walk in wild grasses. You rush into the village.” Yang-Qi said: “When the senses have no room for even a needle, still there is another question.” Shi-Shuang then shouted. Yang-Qi said: “Good shout.” Shi-Shuang shouted again. Yang-Qi also shouted. Shi-Shuang then shouted twice. Yang-Qi bowed. Shi-Shuang said: “This affair concerns one person taking up and carrying a lotus.” Yang-Qi shook his sleeves and went out. 

·Dương Kỳ thường nói một cách tích cực về an tâm lập mệnh và cái giàu phi thế tục của ngài. Thay vì nói chỉ có đôi tay không, ngài lại nói về muôn vật trong đời, nào đèn trăng quạt gió, nào kho vô tận, thật quá đủ lắm rồi như chúng ta có thể thấy qua bài thơ sau đây diễn tả về ngôi nhà điêu tàn của sư:

“Nhà ta phên mái rách tơi bời

Nền trắng một màu tuyết trắng rơi

Giá lạnh toàn thân, lòng vạn mối

Người xưa nhà chỉ bóng cây thôi.”

—Zen master Yang Ch’i always talked positively about his contentment and unworldly riches. Instead of saying that he is empty-handed, he talked of the natural sufficiency of things about him as we can see through this poem concerning his deserted habitation:

My dwelling is now here at Yang-Ch’i

The walls and roof, how weather-beaten!

The whole floor is covered white with

Snow crystal, shivering down the neck,

I am filled with thoughts.

How I recall the ancient masters whose

habitat was no better than the shade of a tree!”

Theo Thiền sư D. T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, bài thơ nầy không ngụ ý tác giả ăn không ngồi rồi hay không làm gì khác, hoặc không có gì khác hơn để làm hơn là thưởng thức hoa đào nở trong nắng sớm, hay ngắm vầng trăng trong tuyết bạc, trong ngôi nhà đìu hiu. Ngược lại, ngài có thể đang hăng say làm việc, hoặc đang dạy đệ tử, hoặc đang tụng kinh, quét chùa hay dẫy cỏ như thường lệ, nhưng lòng tràn ngập một niềm thanh tịnh khinh an. Mọi mong cầu đều xả bỏ hết, không còn một vọng tưởng nào gây trở ngại cho tâm trí ứng dụng dọc ngang, do đó tâm của ngài lúc bấy giờ là tâm ‘không,’ thân là ‘thân nghèo.’ Vì nghèo nên ngài biết thưởng thức hoa xuân, biết ngắm trăng thu. Trái lại, nếu có của thế gian chồng chất đầy con tim, thì còn chỗ nào dành cho những lạc thú thần tiên ấy. Kỳ thật, theo sư Dương Kỳ thì sự tích trữ của cải chỉ toàn tạo nghịch duyên khó thích hợp với những lý tưởng thánh thiện, chính vì thế mà sư nghèo. Theo sư thì mục đích của nhà Thiền là buông bỏ chấp trước. Không riêng gì của cải, mà ngay cả mọi chấp trước đều là của cải, là tích trữ tài sản. Còn Thiền thì dạy buông bỏ tất cả vật sở hữu, mục đích là làm cho con người trở nên nghèo và khiêm cung từ tốn. Trái lại, học thức khiến con người thêm giàu sang cao ngạo. Vì học tức là nắm giữ, là chấp; càng học càng có thêm, nên ‘càng biết càng lo, kiến thức càng cao thì khổ não càng lắm.’ Đối với Thiền, những thứ ấy chỉ là khổ công bắt gió mà thôi—According Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, this poem is not to convey the idea that he is idly sitting and doing nothing particularly; or that he has nothing else to do but to enjoy the cherry-blossoms fragrant in the morning sun, or the lonely moon white and silvery in a deserted habitation. In the contrary, he may be in the midst of work, teaching pupils, reading the sutras, sweeping and farming as all the master have done, and yet his own mind is filled with transcendental happiness and quietude. All hankerings of the heart have departed, there are no idle thoughts clogging the flow of life-activity, and thus he is empty and poverty-stricken. As he is poverty-stricken, he knows how to enjoy the ‘spring flowers’ and the ‘autumnal moon.’ When worldly riches are amassed in his heart, there is no room left there for such celestial enjoyments. In fact, according to Zen master Yang-Ch’i, the amassing of wealth has always resulted in producing characters that do not go very well with our ideals of saintliness, thus he was always poor. The aim of Zen discipline is to attain to the state of ‘non-attainment.’ All knowledge is an acquisition and accumulation, whereas Zen proposes to deprive one of all one’s possessions. The spirit is to make one poor and humble, thoroughly cleansed of inner impurities. On the contrary, learning makes one rich and arrogant. Because learning is earning, the more learned, the richer, and therefore ‘in much wisdom is much grief; and he that increased knowledge increased sorrow.’ It is after all, Zen emphasizes that this is only a ‘vanity and a striving after wind.’

·Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Mây dày đường hẹp xe to từ đâu đến?” Vị Tăng thưa: “Trời không bốn vách.” Sư hỏi: “Đi rách bao nhiêu giày cỏ?” Vị Tăng liền hét. Sư bảo: “Một hét hai hét sau lại làm gì?” Vị Tăng nói: “Xem ông Hòa Thượng già vội vàng.” Sư nói: Cây gậy không có ở đây, thôi ngồi uống trà.”—Yang-Qi asked a monk who had just arrived: “The fog is thick and the road is obscured, so how did you get here?” The monk said: “The sky does not have four walls.” Yang-Qi said: “How many straw sandals did you wear out coming here?” The monk shouted. Yang-Qi said: “One shout. Two shout. After that, then what?” The monk said: “I meet you, Master, but you’re quite busy.” Yang-Qi said: “I don’t have my staff. Sit and have some tea.” 

·Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Lá rụng mây dồn sớm rời chỗ nào?” Vị Tăng thưa: “Quan Âm.” Sư nói: “Dưới chơn Quan Âm một câu làm sao nói?” Vị Tăng nói: “Vừa đến thấy nhau xong.” Sư hỏi: “Việc thấy nhau là thế nào?” Vị Tăng không đáp được: Sư bảo: “Thượng Tọa thứ hai đáp thế Thượng Tọa thứ nhất xem?” Vị Tăng thứ hai cũng không đáp được. Sư bảo: “Cả hai đều độn hết.”—When another monk arrived, Yang-Qi said to him: “The leaves fall and the clouds gather. Where did you come from today?” The monk said: “From Kuan-Yin.” Yang-Qi asked: How would you say one word from beneath Kuan-Yin’s heels?” The monk said: “I’ve just arrived to see you.” Yang-Qi said: “What is it that you’ve seen?” The monk didn’t answer. Yang-Qi said to a second monk who had also come: “You! Can you say something for this practitioner?” The second monk didn’t answer. Yang-Qi said: “Here are a couple of dumb horses.” 

·Sư thị tịch năm 1054—He passed away in 1054. 

** For more information, please see Dương Kỳ Phương Hội Phái.

Phương Hướng: Direction.

Phương Kế: Expedient—Device—Means.

Phương Khẩu Thực: Vị Tăng đã xuất gia mà còn xu nịnh, vòi vĩnh để tìm cơ kiếm sống. Đây là một trong tứ tà mệnh—Opportunism in obtaining a living—A monk who makes a living by fawning or by bullying (One of the four illicit ways of livelihood—Tứ tà hạnh).

** For more information, please see Tà Mệnh.

Phương Ngoại:

1)Thế ngoại hay bên ngoài cuộc đời: Out of the world.

2)Cuộc đời của một vị Tăng: The life of a monk.

Phương Ngôn: Idiom.

Phương Ngung Pháp Giới: See Tứ Phương in Vietnamese-English Section.

Phương Pháp: Method—Mode—Plan.

Phương Pháp Đối Trị Sân Hận Là Nhẫn Nhục, Thân Nhẫn, Khẩu Nhẫn và Ý Nhẫn: Method to combat and subdue anger is forebearances (endurances or patience), body patience, mouth patience and mind patience. 

Phương Phi: Tall and handsome.

Phương Phục: Pháp phục của Tăng Ni, hết thảy đều được ráp nối bằng hình vuông—A monk’s robe (Cà Sa), to be so called because its square appearance.

Phương Quảng: Vaipulya (skt).

1)Tên chỉ chung cho các kinh Đại Thừa—Extension—Enlargement—Broad—Spacious—Fuller explanation of the doctrine—The whole of the Mahayana sutras—Scriptures of measureless meaning (universalistic or infinite). Vaipulya sutra is used to indicate all Mahayana sutras—See Đại Thừa Kinh.

2)Tên của bộ kinh thứ mười trong 12 bộ Kinh Phật: Name of the tenth of the twelve Buddhist sutras.

3)Tên một thiền sư thời nhà Đường. Niên đại về cuộc đời của ông không được biết rõ, có lẽ ông sống giữa thế kỷ thứ bảy. Ông từng trụ trì tu viện Quốc Thanh trên núi Thiên Thai. Người ta biết đôi chút về ông là qua lời tựa quyển Hàn Sơn Tự, một sưu tập thơ do ẩn sĩ Hàn Sơn soạn, trong đó có vài đoạn được coi là của Phương Quảng—Feng-Kuang, a Chinese Ch’an master of the T’ang period. Precise dates of his life are unknown, probably the middle of the seventh century. He was the abbot of the Kuo-Ch’ing Monastery in the T’ien-T’ai Mountains. The little that is known of him comes for the most part from the foreword to the Han-Shan-Tzih, a collection of the poetry of the hermits of Han-Shan. It also contains several poems attributed to Feng-Kuang. 

Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh: A Vaipulya Sutra—Kinh nói về những chuyện Phật giáng trần từ trên cung trời Đâu suất xuống thế xuất gia, thành đạo với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni—The Lalita-vistara, which gives an account of the Buddha in the Tusita Heaven and his descent to earth as Sakyamuni.

Phương Quảng Đạo Nhân: Ngoại đạo phụ vào Đại Thừa chấp vào lý “không kiến”—Heretical followers of Mahayana, who hold a false doctrine of the Void, teaching it as total non-existence, or nihilism.

Phương Quy: Có hình vuông—Square-shaped.

Phương Sách: Process—Way—Procedure

Phương Tiện: Upaya (skt)—Contrivance—Expediency—Means—Method—Phương pháp tiện dụng tùy theo hay thích hợp với sự thụ nhận của chúng sanh—Convenience—Adaptability—To be instrumental—Means—Expedients—Tact or skill in teaching according to receptivity—Expedient ways—Skill-in-means—Convenient to the place or situation—Suited to the condition. There are several interpretations:

1)Phương có nghĩa là phương pháp, tiện là tiện dụng; phương tiện là phương pháp tiện dụng thích hợp với căn cơ của những chúng sanh khác nhau: Phương is interpreted as method, mode or plan; and Tiện is interpreted as convenient for use; so Phương Tiện means a convenient or expedient method which is suitable to different sentient beings.

2)Phương có nghĩa là phương chánh, tiện là xảo diệu; phương tiện là dùng lý phương chánh thiện xảo hay lời lẽ khéo léo thích hợp với việc giáo hóa: Phương means correct, Tiện means strategically; Phương tiện means strategically correct.

3)Quyền Đạo Trí: Trí quyền nghi (từng phần, tạm thời hay tương đối) để thâm nhập vào cái chân thực, đối lại với trí Bát Nhã là chân như tuyệt đối—Partial, temporary, or relative teaching of knowledge of reality, in contrast with prajna, and absolute truth, or reality instead of the seeming. 

Phương Tiện Ba La Mật: Upaya—Ba La Mật thứ bảy trong mười Ba La Mật—The seventh of the ten paramitas.

Phương Tiện Ba La Mật Bồ Tát: Vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới, đứng hàng thứ hai bên phải của Hư Không Viện—A Bodhisattva in Garbhadhatu group, the second on the right in the hall of Space.

Phương Tiện Độ: See Phương Tiện Hóa Thân Độ.

Phương Tiện Giả Môn: Expedient gates or ways of using the seeming for the real.

Phương Tiện Hiện Niết Bàn: Như Lai thường trụ bất diệt, nhưng ngài tạm thời nhập Niết Bàn khiến cho chúng sanh khởi lên ý niệm tưởng nhớ Như Lai mà dụng công tu đạo—Though the Buddha is eternal, he showed himself as temporarily extinct, as necessary to arouse a longing for Buddha. 

Phương Tiện Hóa Thân Độ: Nơi Phật A Di Đà xuất hiện hóa thân—Intermediate land of transformation (where Amitabha appears in his transformation-body).

Phương Tiện Hữu Dư Độ (Biến Dịch Độ): Theo tông Thiên Thai, đây là một trong tứ độ; là cõi nước mà chúng sanh vẫn còn phải tái sanh trong hình thức cao hơn, trụ xứ của chư Thánh Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm A Na Hàm và A La Hán—According to the T’ien-T’ai Sect, this is one of the four lands or realms, the realm which is temporary, where beings still subject to higher forms of transmigration, the abode of Srotapanna (Tu đà hườn), Sakrdagamin (Tư đà hàm), Anagamin (A na hàm), and Arhat (A la hán).

** For more information, please see Tứ Độ.

Phương Tiện Môn: Pháp môn phương tiện dẫn tới chân lý—The gate of Upaya—Convenient or expedient gates leading into Truth.

Phương Tiện Sát Sanh: Phương tiện thiện xảo của vị Bồ Tát, biết được nghiệp báo của từng người, nên giết mà không bị tội, để tránh không cho người nầy phạm tội làm khổ đau không ngừng, hay giúp cho người đó được sanh vào cảnh giới cao hơn—The right of Great Bodhisattvas, knowing every one’s karma, to kill without sinning, in order to prevent a person from committing sin involving unintermitted suffering, or to aid him reaching one of the higher reincarnations.

Phương Tiện Thiện Xảo: Upaya-kausalya (skt)—Expedient method implies strategically correct—Skilful means—Phương tiện thiện xảo là phương tiện tốt lành và tinh xảo mà chư Phật và chư Bồ Tát tùy căn tánh của các loại chúng sanh mà ‘quyền cơ nghi’ hay quyền biến hóa độ họ từ phàm lên Thánh (từ si mê thành giác ngộ). Các bậc trí lực không chấp nê nơi hình thức, họ chỉ coi hình thức như những phương tiện thiện xảo để tiến tu và đạt cứu cánh là quả vị Phật—Extraordinary Skilful Means is a good and virtuous practice which Buddhas and Maha-Bodhisattvas use to follow and adapt to the individual capacity, personality, and inclination of sentient beings to aid and transform them from unenlightened to enlightened beings. Practitioners who possess wisdom are no longer attached to forms and appearances; because forms and appearances are only expedients for them to advance in cultivation to obtain the Buddhahood.

Phương Tiện Trí: Upayajnana (skt)—Skilful knowledge—Skilful means of knowledge—Quyền trí hay trí thông đạt về phương pháp cứu độ chúng sanh. Ý niệm về phương tiện thiện xảo là một ý niệm quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa và không tách rời với ý niệm về một trái tim đại từ đại bi vận hành toàn bộ hữu thể của Phật tính. Nó không đủ để vị Bồ Tát có được Thánh Trí hay Bát Nhã được thức tỉnh viên mãn vì ngài phải được phò trợ bằng phương tiện trí nhờ đó có thể đưa toàn bộ cơ phận cứu độ vào thực tiễn tùy theo các yêu cầu của chúng sanh—The wisdom or knowledge of using skillful means for saving others. The idea of “skillful means” is an important idea in Mahayana Buddhism and inseparable from that of a great compassionate heart moving the whole being of Buddhahood. It is not enough for the Bodhisattva to have the supreme wisdom (wisdom of the Buddha) or Aryajnana, or Prajna fully awakened, for he must also be supplied with skillful wisdom (upayajnana) whereby he is enabled to put the whole salvation machinery in practice according to the needs of beings.

Phương Trượng:

1)Viện Chủ: Tự Chủ—An abbot—Head of a monastery—The Abbot’s Quarters.

2)Khu Mười Thước vuông Anh: The Square Ten Feet.

Phưởng Phất: Dimly—Vaguely—Faintly.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]