Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 36 (1015 - 1022)

08/05/201319:41(Xem: 12704)
Tạp A-hàm quyển 36 (1015 - 1022)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 36 (1015 - 1022)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 1015. TRÌ GIỚI[71]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Gì là tốt đến già?
Gì là tốt xác lập?
Gì là của báu người?
Cái gì giặc chẳng đoạt?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chánh giới tốt đến già.
Tịnh tín tốt xác lập.
Trí tuệ, báu của người,
Công đức giặc không đoạt.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1016. CHÚNG SANH (1)[72]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sanh chúng sanh?
Những gì dong ruổi trước?
Cái gì khởi sanh tử?
Cái gì không giải thoát?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái dục sanh chúng sanh,
Ý dong ruổi trước tiên;
Chúng sanh khởi sanh tử[73],
Pháp khổ không giải thoát.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1017. CHÚNG SANH (2)[74]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sanh chúng sanh?
Những gì dong ruổi trước?
Cái gì khởi sanh tử?
Pháp gì chỗ nương cậy?
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp:
Ái dục sanh chúnh sanh,
Ý dong ruổi trước tiên;
Chúng sanh khởi sanh tử,
Nghiệp pháp chỗ nương cậy.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1018. CHÚNG SANH (3)[75]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì sanh chúng sanh?
Những gì dong ruổi trước?
Cái gì khởi sanh tử?
Pháp gì đáng sợ nhất?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái dục sanh chúng sanh,
Ý dong ruổi trước tiên;
Chúng sanh khởi sanh tử,
Nghiệp là đáng sợ nhất.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1019. PHI ĐẠO[76]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Gì gọi là phi đạo[77]?
Cái gì ngày đêm dời[78]?
Cái gì nhơ phạm hạnh?
Cái gì lụy thế gian[79]?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tham dục là phi đạo,
Tuổi thọ ngày đêm dời;
Người nữ nhơ phạm hạnh,
Người nữ lụy thế gian[80].
Nhiệt hành, tu phạm hạnh,
Rửa sạch các lỗi nhỏ[81].
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1020. VÔ THƯỢNG[82]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì ánh thế gian[83]?
Pháp gì là trên hết?
Những gì là một pháp,
Chế ngự khắp chúng sanh?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Danh ngời sáng thế gian,
Danh là nhất trên đời;
Chỉ có một pháp ‘danh’,
Chế ngự cả thế gian.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1021. KỆ NHÂN[84] Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Pháp gì nhân của kệ?
Kệ lấy gì trang nghiêm[85]?
Kệ này nương nơi đâu[86]?
Thể của kệ là gì[87]?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Dục[88] là nhân của kệ,
Văn tự trang nghiêm kệ;
Danh là chỗ kệ nương,
Tạo tác[89] là thể kệ.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.

KINH 1022. BIẾT XE[90]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật:

Làm sao biết xe cộ?
Làm sao lại biết lửa?
Làm sao biết quốc độ?
Làm sao biết được vợ?
Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp:
Thấy cờ lọng biết xe,
Thấy khói thời biết lửa;
Thấy vua biết quốc độ,
Thấy chồng biết được vợ.
Thiên tử này lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Chóng đắc Bát-niết-bàn;
Mọi sợ hãi đều qua,
Thoát hẳn đời ân ái.

Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.




CHÚ THÍCH

[1]. Ấn Thuận, “Tụng vii. Tám chúng, Tương ưng 24. Bà-kỳ-xá”. Gồm mười sáu kinh, Đại Chánh, quyển 45 (nửa sau), kinh 1208-1221; quyển 36, hai kinh đầu, 993-994. Quốc Dịch, quyển 40, “8. Tương ưng Bà-kỳ-xá”, phẩm 2, tiếp theo. Ấn Thuận, “24, Tương ưng Bà-kỳ-xá” tiếp theo, kinh 15. Phật Quang, quyển 46, kinh 1206. Tương đương Pāli, không thấy. Biệt dịch, №100(256).

[2]. Bà-kỳ-xá 婆耆舍. Pāli: Vaṅgīsa, biện tài đệ nhất.

[3]. Biệt dịch, №100(257).

[4]. Tương ưng Bà-kỳ-xá sẽ được tiếp nối nơi quyển 45 (nửa sau), kinh 1028-1221.

[5]. Ấn Thuận, “25. Tương ưng chư Thiên”, một trăm lẻ tám kinh: 1324-1431, tương đương Đại Chánh, kinh 995-1022 (quyển 36), 576-603 (quyển 22), 1267-1318 (quyển 48). Tương đương Pāli, S.1. . Devatā-saṃyutta. Quốc Dịch, phẩm 1, gồm chín kinh, Đại Chánh kinh 995-1003. Pāli, S.1.1.10. Araññe. Biệt dịch, №100(132).

[6]. A-luyện-nhã 阿練若. Pāli: araññaka, vị (Tỳ-kheo) sống trong rừng. Một trong mười hai hạnh đầu đà.

[7]. Hán: không nhàn xứ 空閑處. Pāli: araññe, chỗ rừng vắng.

[8]. Nhất tọa thực 一坐食, chỉ sự ăn một ngày một lần duy nhất trước giờ ngọ. Một trong mười hai hạnh đầu đà. Pāli:ekabhattaṃ = ekāsanabhatta.

[9]. Pāli, S.1.9. Mānakāma. Biệt dịch, №100(133).

[10]. Hán: bất dục khởi kiêu mạn, thiện tự đièu kỳ tâm 不欲起憍慢善自調其心; cú pháp đảo trang. Xét nội dung và đối chiếu Pāli, sắp xếp lại trước khi dịch. Tham khảo Pāli: na mānakāmassa damo idhatthi, ở đây, dục kiêu mạn không được chế ngự.

[11]. Pāli: na monam atthi asamāhitassa, không có Mâu-ni (tịch mặc) đối với tâm không định tĩnh.

[12]. Pāli: na maccudheyyassa tareyya pāran’ ti, không thể vượt qua bên kia cảnh giới tử thần.

[13]. Pāli, S.1.47. Vanaropa. Biệt dịch, №100(134).

[14]. Pāli, S.1.42. Kiṃdada. Biệt dịch, №100(235).

[15]. Pāli: upassaya, phòng xá, hay phòng trọ.

[16]. Pāli: amataṃ dado, cho sự bất tử.

[17]. Pāli, S.1.43. Anna (thực); S.2.23. Serī.

[18]. Tất-bề-lê 悉鞞梨. Pāli: Serī devaputto.

[19]. Pāli: atha ko nāma so yakkho, yaṃ annaṃ nābhinandatī ti, có Dạ-xoa tên gì mà không ưa thích đồ ăn?

[20]. Pāli, S.1.53. Mitta. Biệt dịch, №100 (237).

[21]. Pāli: pavasato mittaṃ, bạn trong khi đi đường.

[22]. Hán: thông tài thiện tri thức 通財善知識. Pāli: mittaṃ atthajātassa, bạn hiểu biết công việc, bạn khi cần.

[23]. Pāli, S.1.3. Upaneyya; S.2.2.9. Uttara. Biệt dịch, №100(138).

[24]. Pāli, S.1.5. Kati chande. Biệt dịch, №100(140).

[25]. Pāli: saṅgātigo, (người) siêu việt chấp trước, thoát khỏi sự kết buộc.

[26]. Pāli: oghatiṇṇo, (người) vượt qua dòng thác.

[27]. Đây chỉ đoạn trừ năm triền cái, xả năm dục.

[28]. Năm căn, chỉ năm vô lậu căn: tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ.

[29]. Năm hòa hiệp, chỉ năm kết: tham, sân, mạn, tật đố, keo kiệt (xan). Pāli: pañca saṅgātigo.

[30]. Pāli, S.1.6. Jāgara. Biệt dịch, №100 (141).

[31]. Pāli: kati jāgarataṃ suttā, kati suttesu jāgarā, bao nhiêu (pháp) mình ngủ khi người khác thức? Bao nhiêu (pháp) mình thức khi người ngủ?

[32]. Biệt dịch Tạp A-hàm 8, kinh 10: Người trì năm giới, tuy ngủ mà là thức. Người tạo năm ác, tuy thức mà ngủ. Bị năm cái che lấp: nhiễm bụi bặm. Có năm Vô học phần: thanh tịnh ly cấu.

[33]. Quốc Dịch, “9. Tương ưng chư Thiên, phẩm 2”. Pāli, S.1.12. Nandati. S.4.1.8. Nandana. Biệt dịch, №100(142).

[34]. Chỉ hữu y hay sanh y. Pāli: upadhi.

[35]. Pāli, S.1.54. Vatthu. Biệt dịch, №100(231).

[36]. Pāli, S.1.13. Natthiputtasama. Biệt dịch, №100(232).

[37]. Tát-la 薩羅 . Pāli: sara, chỉ biển hồ, không lớn hơn biển Đại dương (Samudda).

[38]. Pāli: vuṭṭhi ve paramā sarā ti, mưa là biển hồ tối thượng. Bản Hán, đọc là diṭṭhi (thấy, kiến) thay vì vuṭṭhi (mưa).

[39]. Pāli, S.1.2.4. Khattiya. Biệt dịch, №100 (233).

[40]. Phong ngưu 犎牛. Pāli: balīvaddo, bò đực.

[41]. Hán: đồng anh 童英. Pāli: komarī, đồng nữ, thiếu nữ, quý nữ.

[42]. Quý sanh 貴生. Pāli: pubbaja, sanh trước, con trai trưởng.

[43]. Pāli: yo ca puttānam assavo’ti, hiếu thuận là con quý nhất. Bản Hán đọc nhầm assava (trung thực, hiếu thuận) thành asavarồi hiểu là tỉnh lược của anāsava (vô lậu).

[44]. Quốc Dịch phân thành hai kinh: Chủng tử kinh, Thế gian kinh. Pāli, S.1.74. Vuṭṭhi; S.1.70. Loka. Biệt dịch, №100 (234, 235).

[45]. Hán: kỳ thỉnh xứ 祈請處. Pāli: pavajamānānam, trong những cái đi lang thang. Bản Hán đọc là pavāraṇā.

[46]. Pāli: gāvo pavajamānānaṃ, trong các con đi lang thang, con bò (là bậc nhất).

[47]. Pāli: avijjā nipatataṃ varā, vô minh là bậc nhất trong những cái đọa lạc.

[48]. Hán: sư y 師依. Pāli: saṅgho pavajamānānaṃ, Tăng là bậc nhất trong những người thường du hành.

[49]. Pāli: kismiṃ loko samupamuppanno, thế gian tập khởi trên cái gì?

[50]. Pāli: kismiṃ kubbati santhavaṃ, (thế gian) kết hợp trên cái gì?

[51]. Thủ ái 取愛. Pāli: kissa loko upādāya, thế gian chấp thủ cái gì?

[52]. Pāli: kismiṃ loko vihaññāti, thế gian bị cái gì bức khổ?

[53]. Sáu pháp chỉ sáu xứ.

[54]. Pāli, S.1.62. Citta. Biệt dịch, №100(236).

[55]. Câu khiên 拘牽. Ấn Thuận đọc là câu dẫn 拘引. Pāli: kenassu parikissati, (thế gian) khốn đốn vì cái gì? Bản Hán đọc làparikassati, lôi kéo đi.

[56]. Pāli, S.1.64. Saṃyojana. Biệt dịch, №100(237).

[57]. Pāli: kiṃsu tassa vicāraṇaṃ, cái gì là bước chân của thế gian?

[58]. Pāli: nandīsaṃyojano loko, thế gian bị trói buộc bởi hỷ.

[59]. Pāli: vitakkassa vicāraṇaṃ, tầm cầu là bộ hành của thế gian.

[60]. Pāli, S.1.68. Pihita. Biệt dịch, №100 (238).

[61]. Không thấy Pāli tương đương. Biệt dịch, №100 (239).

[62]. Ẩn phú ức chúng sanh 隱覆憶眾生; chưa rõ nghĩa. Ẩn phú, Pāli: makkha (?): ngụy thiện, đạo đức giả.

[63]. Quốc Dịch, “9, Tương ưng chư Thiên; phẩm 3”. Pāli, S.1.73. Vitta. Biệt dịch, №100 (240).

[64]. Pāli: kiṃsu vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ, trong những gì là tài sản tối thượng của con người?

[65]. Pāli: kathaṃjīvíṃ jīvitamāhu seṭṭhan’ti, sống như thế nào là đời sống tối thượng?

[66]. Trí tuệ mạng 智慧命. Pāli: paññājīviṃ, đời sống trí tuệ.

[67]. Pāli, S.1.59. Dutiya. Biệt dịch, №100 (241).

[68]. Đệ nhị 第二; người thứ hai, tức người bạn đồng hành hay sống chung. Pāli: kiṃsu dutiyā purisassa hoti, nơi những gì là bạn của con người.

[69]. Pāli: kiṃsu cenaṃ pasāsati, bằng cái gì mà dạy dỗ con người?

[70]. Pāli: kissa cābhirato macco,sabbadukkhā pamuccatī ti, con người vui thú nơi cái gì mà giải thoát mọi khổ đau?

[71]. Pāli, S.1.51. Jāra. Biệt dịch, №100 (242).

[72]. Pāli, S.1.56. Jana (2). Biệt dịch, №100 (243).

[73]. Pāli: satto saṃsāram āpādi, chúng sanh đọa lạc sanh tử.

[74]. Pāli, S.1.57. Jana (3). Biệt dịch, №100 (244).

[75]. Pāli, S.1.55. Jana (1). Biệt dịch, №100 (245).

[76]. Pāli, S.1.58. Uppatha. Biệt dịch, №100(246).

[77]. Phi đạo 非 道. Pāli: uppatha, con đường lầm lạc, tà đạo.

[78]. Nhật dạ thiên 日夜遷, có lẽ là tận 盡. Pāli: rattindivakkhayo, bị tận diệt ngày đêm.

[79]. Pāli: kiṃ sinānam anodakaṃ, sự tắm gì không nước?

[80]. Pāli: etthāyaṃ sajjate pajā, ở đây mọi người dính mắc nó. Bản Hán đọc iṭṭhi : nữ thay vì ettha (ở đây).

[81]. Pāli: tapo ca brahmacariyañca, taṃ sinānam anodakaṃ, khổ hạnh và phạm hạnh, là sự tắm không có nước.

[82]. Pāli, S.1.61. Nāma. Biệt dịch, №100(247).

[83]. Pāli: kiṃsu sabbaṃ addhabhavi, cái gì chinh phục tất cả?

[84]. Pāli, S.1.60. Kavi. Biệt dịch, №100(248).

[85]. Pāli: kiṃsu tāsaṃ viyañjanaṃ, cái gì là tiêu tướng (= văn cú) của chúng?

[86]. Pāli: kiṃsu sannissitā gāthā, thi kệ y cái gì?

[87]. Pāli: kiṃsu gāthānaṃ āsāyo, cái gì là sở y của kệ?

[88]. Pāli: chando (trung tính): âm vận; bản Hán hiểu là nam tính: dục hay ý muốn.

[89]. Pāli: kavi, thi nhân.

[90]. Pāli, S.1.72. Ratha. Biệt dịch, №100(249).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]