Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đo

08/05/201319:09(Xem: 14584)
Đo

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Đo

Đọa:

1)Rơi rớt: To fall.

2)Rơi rớt từ cao xuống thấp, từ nơi tốt xuống nơi xấu: To fall from a higher to a lower place or condition.

Đọa Đày: To maltreat—To ill-treat.

Đọa La Bát Để: Dvarapati or Dvaravati (skt)—Một vương quốc cổ nằm trên cao nguyên vùng Irawaddy—An ancient kingdom on the upper Irawaddy.

Đọa Lạc: Decadent.

Đoái Hoài: To think of—To remember.

Đoái Thương: To have mercy (pity) on.

Đoái Tưởng: To think of someone.

Đoan:

1)Bắt đầu: Beginning—Coming forth—Elementary principles—A point either beginning or end.

2)Đoan chính: Proper—Straight.

3)See Đoan Trang.

Đoan Chính: Proper—Properly—Ordered—Rectitude—Integrity.

Đoan Nghiêm: In strict propriety.

Đoan Tâm Chính Ý: Tâm đoan chính ý, không làm việc ác—With a proper mind and regulated will, doing no evil.

Đoan Tọa: Ngồi thẳng và đúng cách (tọa thiền)—To sit straight and proper.

Đoan Trang: Dignity—Decent (a).

Đoán Án: To judge.

Đoán Đúng: To guess right.

Đoán Sai: To guess wrong.

Đoán Trước: To foretell—To foresee.

Đoàn:

1)Băng (nhạc): Band.

2)Một khối: A mass—A lump.

3)Một nhóm: A group—A company.

4)Quả cầu: A ball.

5)Tròn: Round.

Đoàn Bái: Mọi người cùng quỳ lạy với nhau—To kneel, or worship altogether as a company. 

Đoàn Thực: See Suyển Thực.

Đoàn Tu Khổ Hạnh: A band of ascetics.

Đoàn Tụ: To reunion—To bring together.

Đoản Trường: Short and long.

Đoạn:

1)Cắt đứt: Uccheda (skt)—To cut off—To get rid of—To cause to cease.

2)Một đoạn, một phần: A section.

3)Một đoạn văn: A paragraph.

4)Một miếng: A piece.

Đoạn Ác: Cắt đứt mọi ác nghiệp—To cut off evil, or wickedness.

Đoạn Dâm: Cutting off lust—See Tứ Giới (D) (1).

Đoạn Diệt:

·Đoạn diệt: Ucchindati (p)—Ucchinatti (skt)—To annihilate—To extirpate—To destroy utterly.

·Sự đoạn diệt: Uccheda (p & skt)—Annihilation—Annihilationism—Destruction—Extirpation.

1)Khi chúng ta đoạn diệt hết lòng tham và dục vọng, thì sự khổ đau sẽ chấm dứt—Eliminate—Eradicate—Remove—Extinct—When we remove all craving and desire from our mind, suffering will come to an end.

2)Giáo thuyết ngoại đạo chối bỏ luật nhơn quả của nghiệp: The heterodox teaching which denies the law of cause and effect, i.e. karma.

Đoạn Diệt Kiến: Uccheda-drsti (skt)—Đây là quan điểm của nhóm theo duy vật quyết định chủ nghĩa—View of extinction—The standpoint of materialistic determinism.

Đoạn Diệt Thuyết: Ucchedavada (p & skt)—Đoạn diệt thuyết đối lại với Thường hằng thuyết—Negativism or Nihilism opposed to eternalism—See Lục Sư Ngoại Đạo.

Đoạn Đạo:

1)Giai đoạn phát triển khi phiền não đoạn tận—The stage in development when illusion is cut off.

2)Cutting off stealing—See Tứ Giới (D) (3).

Đoạn Đầu Tội: Bốn tội dâm dục, trộm cắp, sát sanh, và vọng ngữ là những tội Ba La Di (parajika), tức là tội chém đầu. Tỳ Kheo phạm tội nầy là mất hết tư cách trong giáo đoàn, tựa như đã bị chém đầu, không thể sống lại được vậy—The “top off the head” sins, i.e. adultery, stealing, killing, lying, sins which entail immediate exclusion from the order.

Đoạn Đồ: Trong các dịp lễ, cấm không được sát sanh thú vật—To prohibit butchering of animals, on special occasions.

Đoạn Đức: Đoạn tận phiền não dục vọng và chứng nhập niết bàn vô thượng, một trong ba đức của Như Lai—The merit of cutting off all illusion and perfecting of supreme nirvana, one of the Buddha’s three kinds of virtue—See Tam Đức (B) (2).

Đoạn Hòa: Quyết định bàn cãi và đi đến hòa hợp (Tăng chúng)—To decide a dispute and cause harmony. 

Đoạn Hoặc: Dứt bỏ mê lầm vọng hoặc (bằng chân trí)—To bring illusion to an end.

Đoạn Hoặc Phổ: Universal cutting off of delusions.

Đoạn Kết: Cắt đứt sự trói buộc của phiền não dục vọng—To cut off the bonds, i.e. of passion.

Đoạn Kiến: Ucchedaditthi (p)—Ucchedadarsana (skt)—Annihilation-illusion or Annihilation-view—Phủ nhận sự hiện hữu của hiện tượng và bám vào chủ nghĩa hoàn toàn hủy diệt, nghĩa là khi chết là chấm dứt tất cả, đối lại với chủ trương cho rằng thân tâm là thường trụ bất diệt; cả hai đều là tà kiến—Nihilism—Holding to the view of total annihilation, or the view that death ends life, or world-extinction and the end of causation, in contrast with the view that body and soul are eternal, both views being heterodox—The philosophic doctrine that denies a substantial reality to the phenomenal universe—Holding to the view of total annihilation.

Đoạn Mạt Ma: Marmacchid (skt)—Nỗi đau đớn cùng cực lúc lâm chung vì tử huyệt bị tổn hại (nỗi đau nầy chỉ có trong dục giới chứ không có trong sắc giới và vô sắc giới)—To cut through wound, or reach vital parts; cause to die.

Đoạn Nhục: Mamsa-bhak-sana-vinivrtta (skt)—Cấm ăn thịt. Tiểu Thừa không cấm dùng thịt (tam tịnh, ngũ tịnh, hay cửu tịnh nhục), còn trong luật Đại Thừa Bồ Tát đạo, lấy tâm đại bi làm gốc nên nghiêm cấm việc ăn thịt (trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Ngài Ca Diếp hỏi Đức Thế Tôn: “Vì sao mà Thế Tôn lại không cho ăn thịt?” Đức Thế Tôn bảo: “Ăn thịt là làm mất đi hạt giống từ bi.”)—To forbid flesh; meat was permitted by the Buddha under the Hinayana cult, but forbidden in Mahayana under the Bodhisattva cult.

Đoạn Phục: Cắt đứt và chế ngự hay khuất phục (không cho phiền não và ma quân ẩn núp trong thân tâm)—To cut off and overcome (passion and illusion).

Đoạn Quả: Nirvana.

Đoạn Sát: Cutting off killing—See Tứ Giới (D) (2).

Đoạn Tận Ác Nghiệp: To annihilate evil karma.

Đoạn Thất: Thất thứ bảy hay thất cuối cùng của bảy thất—The final seventh, i.e. forty-ninth day of obsequies for the dead.

Đoạn Thiện Căn: Cắt đứt và đoạn tận thiện căn—To cut off or destroy, roots of goodness. 

Đoạn Thiện Xiển Đề:

1)Loại cực ác đã dứt bỏ hết mọi thiện căn, nên không bao giờ thành Phật được: The icchanti, or outcast, who cannot attain Buddhahood, i.e. a man of great wickedness.

2)Vị Bồ Tát đại bi không muốn thành Phật vì muốn lưu chuyển trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sanh: A bodhisattva who separates himself from Buddhahood to save all beings.

Đoạn Thực:

1)Ăn kiêng hay ăn chay: To fast.

2)Tự nhịn đói: To starve oneself voluntarily.

Đoạn Thường:

1)Chấm dứt và tiếp tục: End and continuance.

2)Đoạn kiến và thường kiến: Annihilation and Permanence.

3)Tử và bất tử: Death and immortality.

Đoạn Thường Nhị Kiến: See Đoạn Thường.

Đoạn Trừ Chướng Ngại: To overcome hindrances (illusion, karma and suffering).

Đoạn Trường: Painful.

Đoạn Tuyệt: Severance.

Đoạn Vọng: Cutting off lying—See Tứ Giới (D) (4).

Đoạt: See Đoạt Lấy.

Đoạt Hồn Quỷ: Loại quỷ đi thu hồn người sắp chết (còn hai loại quỷ nữa là “đoạt tinh quỷ” và “phược phách quỷ”)—A demon that carries off the soul.

Đoạt Tinh Quỷ: Loại quỷ đi thu tinh linh của người sắp chết—A demon that carries off the vital breath of the dying.

Đoạt Lấy: Giựt lấy bằng vũ lực—To take by force—To snatch—To seize.

Đọc: To read.

Đọc Kinh: To recite one’s prayers—To read the scriptures.

Đọc Kinh Mà Không Liễu Nghĩa Kinh Chẳng Khác Chi Đếm Tiền Cho Kẻ Khác Mà Mình Vẫn Nghèo Nàn: To recite sutras without thoroughly understanding the meaning is the same as counting other people’s money while we are still remaining poor and destitute ourselves. 

Đọc Sư: A reader to an assembly.

Đọc Thầm: To read to oneself.

Đọc Tụng: Reading and reciting.

Đói Khát: To be hungry and thirsty.

Đón Rước: To welcome—To receive someone with a warm reception.

Đong: To measure.

Đóng:

1)To close—To shut.

2)To build.

Đóng Cặn: To form a deposit.

Đóng Cửa: To close the door.

Đóng Trăng: To fetter.

Đô:

1)Đô thị—Metropolis, imperial city or domain.

2)Tất cả: All. 

Đô Giám Tự: Còn gọi là Đô Tổng, tên gọi khác của chức Đô Tổng—The director or second in command of a monastery.

Đô Hóa La: Tukhara (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Đô Hóa La còn gọi là nước Nguyệt Chi, gọi theo từ địa lý học thì đây là xứ sở của băng tuyết, vùng mà bây giờ gọi là Badakchan, và các nhà địa lý Ả Rập vẫn còn gọi là Tokharestan. Theo nhân chủng thì đây vùng của dân tộc Tocharoi hay Indo-Scythians (người Trung Quốc gọi là Tocharoi Tartars), bị người Hung Nô đuổi chạy về phương nam, chiếm vùng Trans-oxania, tiêu diệt vương quốc Đại Hạ vào năm 126 trước Tây Lịch, và cuối cùng chiếm vùng Punjab, Cashmere, và phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Vị vua nổi tiếng của xứ nầy là Kanichka—According to Eitel in Chinese-English Buddhist Terms, Tukhara, the Yueh-Chih country, a topographical term designating a country of ice and frost (tukhara), and corresponding to the present Badakchan which Arab geographers still call Tokharestan. An ethnographical term used by the Greeks to designate the Tocharoi or Indo-Scythians, and likewise by Chinese writers applied to the Tochari Tartars who driven on by the Huns (180 B.C.) conquered Trans-Oxania, destroyed the Bactrian kingdom in 126 B.C., and finally conquered the Punjab, Cashmere, and the greater part of India. Their greatest king was Kanichka. 

Đô Suất Thiên: Tusita (skt)—See Tushita in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Đâu Suất in Vietnamese-English Section.

Đô Sử Đa: Còn gọi là Đâu Sắt Đa, Đâu Sử Đa, Đổ Sử Đa, tên gọi cũ của Đâu Suất Thiên—The Tusita Heaven.

Đô Thị Vương: Vị thứ tám trong 10 vị Diêm Vương, trông coi Đại Nhiệt Địa Ngục (ngục nầy rộng 500 do tuần, trong đó có 16 địa ngục nhỏ. Tội nhân mãn ngục nầy thì được giải vào điện thứ 9)—The ruler of the eighth hot hell.

Đô Tổng: See Đô Giám Tự.

Đô Tra Ca: Tutaka (skt)—Còn gọi là Đốt Tra Ca.

1)Sự vui mừng—Joyful sound, united voice; derivation uncertain.

2)Tên của một loài chim: Name of a bird.

Đố Bất Nam: Irsyapandaka (skt)—Bất lực, một trong năm loại “thái giám”—Impotent except when aroused by jealousy, one of the five classes of "“eunuchs."

Đố Kỵ: Envy—Jealous.

Đồ:

1)Bản đồ: A map—A plan.

2)Con đường: A road—Way.

3)Đồ án: Phương cách—Method.

4)Đồ đệ: A follower—A disciple.

5)Sát hại—To butcher—To kill.

6)Sơn phết hay chà xát: To smear or rub. 

Đồ Cát: Xoa hương vào tay, và cắt đứt tay là hai thái cực biểu lộ thương và ghét (Phật lấy hai hình ảnh nầy để ví với hai loại nhân duyên ân oán)—To anoint the hand, or cut it off, instances of love and hatred.

Đồ Cát Ni: Dakini (skt)—Còn gọi là Đồ Chỉ Ni, Nã Cát Nhĩ, hay Xá Chỉ Ni,Dạ Xoa hay quỷ nói chung, nhưng đặc biệt là loại quỷ chuyên moi móc tim gan người để luyện ma thuật tà thuật—Yaksas or demons in general, but especially those which eat a man’s vitals; they are invoked in witchcraft to obtain power.

Đồ Chúng: The company of disciples.

Đồ Cô: Hai hạng đồ tể và bán hàng rong. Chiên Đà La là tên gọi của người thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội thời Đức Phật còn tại thế—Butcher and huckster. Candala is the “generic name for a man of lowest and most despite tribe in Indian society during the Buddha’s time.”

Đồ Đệ: Disciple—Follower.

Đồ Độc Cổ: Trống có trét thuốc độc khiến người nghe phải chết ngay—A drum smeared with poison to destroy those who hear it.

Đồ Hôi Ngoại Đạo: Pamsupatas, or Pasupatas (skt)—Đồ đệ của phái ngoại đạo bôi tro—Followers of Siva, Saiva ascetics; a class of heretics who smeared themselves with ashes.

Đồ Hương: Xoa hương lễ Phật—To rub the body with incense or scent to worship Buddha.

Đồ Lăng Huyện, Úc Sơn Chủ: Tu-Ling-Huen-Yu (?-1049).

·Đồ Lăng Huyện, Úc sơn chủ là đệ tử của Dương kỳ, thường cúng thực cho các Thiền Tăng trên đường hành cước mỗi khi ngang qua chùa của sư. Một hôm sư tiếp đón một thầy Tăng từ Dương Kỳ đến và hỏi tông chỉ Thiền của Tổ sư của Thầy Tăng là gì? Thầy Tăng nói: “Sư tổ của tôi thường hay hỏi môn đồ như sau, ‘có một thầy Tăng hỏi Pháp Đăng trăm thước đầu gậy làm sao bước tới?’ Pháp Đăng bảo, ‘Á!’” Khi Đồ Lăng Huyện Úc nghe chuyện nầy, suy nghĩ rất nhiều. Một hôm được mời ra ngoài, Đồ Lăng cưỡi một con lừa khập khiểng, khi băng qua một cây cầu, con lừa bị kẹt chân vào một cái lỗ, khiến sư bị té nhào. Sư la lên “Á!” Hốt nhiên tiếng la đánh thức cái ý bị che khuất của mình, và sư tỏ ngộ. Sư làm bài kệ giải bày:

“Ngã hữu thần châu nhất lõa

Cửu bị trần lao cơ tỏa

Kim triêu trần tận quang minh

Chiếu kiến sơn hà vạn đóa.

(Ta có thần châu một hạt

Lâu bị bụi mờ che khuất

Ngày nay sạch bụi sáng trưng

Soi thấy nghìn trùng non nước).

Tu-Ling-Hsuen-Yu, a disciple of Yang-Chi, used to feed Zen monks on pilgrimage, who passed by his temple. One day he entertained a monk from Yang-Chi and asked what his master’s teaching of Zen was. The monk said: “My master would usually ask his pupils the following: A monk came to Fa-Têng and asked, ‘How should one advance a step when he comes to the end of a pole one hundred feet long?’ Fa-Têng said: ‘Oh’” When Tu-Ling Hsuen-Yu was told of this story, it made him think a great deal. One day being invited out, Tu-Ling rode on a lame donkey, and when he was crossing a bridge the donkey got one of its legs caught in a hole, and this at once overthrew the rider on the ground. He loudly exclaimed ‘Oh!’ and evidently the exclamation waked up his hidden consciousness to a state of enlightenment. The verse gives vent to his experience:

“I have one jewel shining bright,

Long buried it was underneath worldly worries

This morning the dusty veil is off,

And restored its lustre,

Illuminating the blue mountains in

endlessundulations.

Đồ Lô Đàn Na: Dronodana (skt)—See Hộc Phạn Vương.

Đồ Túc Dầu: Phái ngoại đạo xoa dầu dưới chân để tránh bệnh hoạn—Oil rubbed on the feet to avoid disease.

Đồ Tỳ: Còn gọi là Trà Tỳ—Cremation.

Đổ Đồng: On an average.

Đổ Hào Quang: To see stars.

Đổ Khùng: To lose one’s temper.

Đổ Lỗi: To blame on someone—To blame something on someone. 

Đổ Quạu: To get angry.

Đổ Thừa Oan: To accuse falsely.

Đỗ:

1)Ngừng lại—To stop.

2)Trông thấy: To look at—To see.

Đỗ Đa: See Đầu Đà.

Đỗ Hóa La: Tukhara (skt)—Nước Hữu Chi, bây giờ là Badakchan mà các nhà địa lý Ả Rập vẫn còn gọi là Đỗ Hóa La (Tokharestan)—The present Badakchan which Arab geographers still call Tokharestan.

Đỗ Khẩu: Im miệng—To shut the mouth—To render speechless.

Đỗ Lỗ: Turuska olibanum (skt).

1)Một loại nhang thơm của Ấn Độ—Indian incense.

2)Một loại nhựa dùng làm nhang thơm. Người ta nói cây của nó giống như cây đào, mọc trong vùng Atali, Trung Á, nhựa của nó chảy đầy trên cát—Gum used for incense. It is said to resemble peach resin and grow in Atali of Central Asia. Its gum flow out on to the sands.

Đỗ Sử Đa Thiên: The Tusita heaven—See Tushita in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Độ: Paramita (skt)—Ba La Mật.

(I)Nghĩa của “Độ”—The meanings of “Paramita.”

1)Dịch là vượt qua. Sanh tử ví như biển, niết bàn là vượt qua biển sanh tử qua bờ bên kia là—Interpreted by “to ferry over,” or “save.” The mortal life of reincarnations is the sea; nirvana is the other shore. 

2)Độ còn có nghĩa là xuất gia như chư Tăng Ni: It also means to leave the world as a monk or nun.

(II)Phân loại “Độ”—Categories of Paramitas.

1)Ngũ Độ: Five paramitas—See Ngũ Độ.

2)Lục Độ: Six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật.

3)Thập Độ: Ten paramitas—See Thập Độ.

Độ Khoa: Chư Tăng mới xuất gia phải làu thông một phần nào đó trong tam tạng kinh điển để chuẩn bị thi “Độ Tăng.” Lệ nầy bắt đầu từ đời Đường Trung Tông bên Trung Quốc—The portion of the sutras supposed to be learned by religious novices as preparation for leaving the world as monks.

Độ Lạc Xoa: 1,000,000—One million.

Độ Lượng: Generous.

Độ Người: To take someone across-

·Đã độ: Has been taken across.

·Đương độ: Are being taken across.

·Chưa độ (sẽ độ): Will be taken across.

Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não: Sarvaloka-dhatu-padravodvega-pratyuttirna (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, thì đây là vị cứu vớt tất cả con người từ thế giới khổ não. Đây là một vị Phật giả tưởng cư ngụ về phương tây của vũ trụ chúng ta, là tiền thân của người con thứ mười của Phật Đại Thông Trí Thắng—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this one who redeems men from the misery of all worlds. A fictitious Buddha who dwelled west of our universe, an incarnation of the tenth son of Mahabhijnajnana-bhibhu. 

Độ Ốc Tiêu: Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người cứu độ chúng sanh khỏi bị đốt cháy bởi lửa dục vọng của chính họ, giống như đá cháy trong biển bên trên địa ngục vậy—An epithet of Sakyamuni Buddha who rescues all the living from being consumed by their desires, which resemble the burning rock in the ocean above purgatory. 

Độ Sanh: Tế độ hay độ thoát chúng sanh thoát khỏi mê đồ tăm tối để đến bến bờ giác ngộ—Salvation—rescue all beings or help others liberate or free from delusions.

Độ Thân: To earn a living.

Độ Thế: Cứu độ chúng sanh—To help mankind—To get through life; to pass safely through this life. Also to save the world.

Độ Thị Vương: The ruler of the Hot Hell.

Độ Thoát: Độ người thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử—Saving—Taking across—Rescuing—To give release from the wheel of transmigration; enlightenment.

Độ Thoát Chúng Sanh: To save sentient beings—Theo Kinh Duy Ma Cật, khi đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật, Duy Ma Cật có nói với ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát về “Độ Thoát Cúng Sanh” nư sau—According to the Vimalakirti Sutra, when Manjusri Bodhisattva called to enquire after Vimalakirti’s health, Vimalakirti told Manjusri about “saving sentient beings” as follows:

·Văn Thù lại hỏi Duy Ma Cật: “Muốn độ chúng sanh, Bồ Tát phải trừ những gì?”—Manjusri asked: “What should a Bodhisattva wipe out in order to liberate living beings?”

·Duy Ma Cật đáp: “Muốn độ thoát chúng sanh trước nhất phải trừ phiền não của họ.”—Vimalakirti replied: “When liberating living beings, a Bodhisattva should first wipe out their klesa (troubles and causes of troubles)?”

·Văn Thù hỏi: “Muốn trừ phiền não, phải thực hành những gì?”—Manjusri asked: “What should he do to wipe out klesa?”

·Duy Ma Cật đáp: “Phải thực hành chánh niệm.”—Vimalakirti replied: “He should uphold right mindfulness.”

·Văn Thù hỏi: “Thế nào là thực hành chánh niệm?”—Manjusri asked: “What should he do to uphold right mindfulness?”

·Duy Ma Cật đáp: Phải thực hành pháp không sanh không diệt: Vimalakirti replied: “He should advocate the unborn and the undying.”

·Văn Thù hỏi: “Pháp gì không sanh, pháp gì không diệt? “Manjusri asked: “What is the unborn and what is the undying?”

·Duy Ma Cật đáp: “Pháp bất thiện không sanh, pháp thiện không diệt.”: Vimalakirti replied: “The unborn is evil that does not arise and the undying is good that does not end.”

·Văn Thù hỏi: “Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of good and evil?”

·Duy Ma Cật đáp: “Lấy thân làm gốc.”—Vimalakirti replied: “The body is the root of good and evil.”

·Văn Thù hỏi: “Thân lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of the body?”

·Duy Ma Cật đáp: “Lấy tham dục làm gốc.”—Vimalakirti replied: “Craving is the root of the body.”

·Văn Thù hỏi: “Tham dục lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of craving?”

·Duy Ma Cật đáp: “Lấy hư vọng phân biệt làm gốc.”—Vimalakirti replied: “Baseless discrimination is the root of craving.”

·Văn Thù hỏi: “Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of baseless discrimination?”

·Duy Ma Cật đáp: “Lấy tưởng điên đảo làm gốc.”—Vimalakirti replied: “Inverted thinking is the root of discrimination.”

·Văn Thù hỏi: “Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of inverted thinking?”

·Duy Ma Cật đáp: “Lấy không trụ làm gốc.”—Vimalakirti replied: “Non-abiding is the root of inverted thinking.”

·Văn Thù hỏi: “Không trụ lấy gì làm gốc?”—Manjusri asked: “What is the root of non-abiding?”

·Duy Ma Cật đáp: “Không trụ thì không gốc. Thưa ngài Văn Thù, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả pháp.”—Vimalakirti replied: “Non-abiding is rootless. Manjusri, from this non-abiding root all things arise.”

Độ Trì: To help—To assist.

Độ Vong: To conduct a requiem mass.

Độ Vô Cực: Paramita (skt)—Tiếng Phạn Ba La Mật Đa (dịch cũ là Độ Vô Cực, dịch mới là Đáo Bỉ Ngạn)—To ferry across, or save, without limit—See Paramitas in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Đốc Thúc: To encourage.

Độc:

1)Độc Nhất: Only—Sole.

2)Đơn Độc: Lẽ loi—Solitary.

3)Chất Độc: Poison. 

4)Trâu hay bò con: Vatsa (skt)—A calf—Young animal.

5)Đứa trẻ: A child.

Độc Ảnh Cảnh: Những điều kiện tưởng tượng hay phân biệt tà vọng nhất thời, ảo tưởng và không thật—Imaginary or illusory conditions, ideal and unsubstantial.

Độc Bụng: Wicked—Cruel.

Độc Chiếm: To monopolize.

Độc Cô Lạc Ca: Dukula (skt)—A Loại vải mịn hay một loại nỉ—Fine cloth or a kind of linen.

Độc Cổ Chữ: Kim Cang một tay—The single-arm vajra.

Độc Cư: Sống đơn độc như một ẩn sĩ—Dwelling alone as a hermit.

Độc Dược:

1)Chất độc: Poison.

2)Những người con trai uống chất độc của cha trong phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa: The sons who drank their father’s poisons in the Lotus Sutra, Chapter Universal Door.

Độc Đắc: First prize.

Độc Đoán: Arbitrary—Dogmatic.

Độc Đoán Luận: Dogmatism.

Độc Giả: Reader—Audience.

Độc Giác: Independently awakened, or alone (lonely) enlightenment—See Độc Giác Phật in Vietnamese-English Section, and Pratyeka-buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Độc Giác Phật: Pratyeka-buddha (skt)—Bích Chi Phật—Trong thời không có Phật, người tự quán sát mười hai nhân duyên mà tu hành giác ngộ thì gọi là Độc Giác Phật, tuy nhiên chỉ giải thoát và giác ngộ cho cá nhân mình mà thôi (Lân Giác Dụ là những người tu tập một mình; Bộ Hành Dụ là những người tu hành cùng với thiện tri thức)—Who are enlightened in the twelve nidanas (Thập nhị nhân duyên); however, the objective is personal salvation or own enlightenment.

** For more information, please see Duyên

Giác.

Độc Giác Tiên Nhân: Ekasrnga or Unicorn rsi (skt)—Nhất Giác Tiên Nhân—Người tiên một sừng—The ascetic who fell through the wiles of a woman.

Độc Hại: Harmful.

Độc Kế: Wicked plot (scheme).

Độc Kha Đa: Duskrta (skt)—Tội—Offence.

Độc Khí:

1)Hơi độc tỏa ra từ ba chất độc tham, sân, si: Poison vapour, emitted by the three poisons (desire, hatred and ignorance).

2)Ví thân người như một nơi chứa chất độc: The poison vessel, the body. 

Độc Không: Cái lý không của vạn hữu chỉ là một (chúng ta tùy theo sự duyên mà nói về cái không của các pháp)—The one immaterial reality behind all phenomena.

Độc Lập: Independent.

Độc Long: Theo Đại Trí Độ Luận, đây là con rồng độc, đã chấp nhận giới pháp và thoát khỏi hình rồng, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong tiền kiếp—According to the Maha-Paramita Sastra, this is a poisonous dragon, who accepted the commandments and thus escaped from his dragon form, i.e. Sakyamuni in a former incarnation.

Độc Nhất Pháp Giới: Nhất Chân Pháp Giới (Hiển Giáo)—Theo Mật giáo thì Độc Nhất Pháp Giới là hết thảy pháp giới là nhất pháp (lấy một pháp mà thu được muôn pháp)—According to the esoteric schools, this is the one and only universal dharma-realm, or reality, behind all phenomena.

Độc Nhất Vô Nhị: Peerless

Độc Phụ: Wicked woman.

Độc Quyền: Sole right—Copy right.

Độc Sinh Độc Tử Độc Khứ Độc Lai: Chúng ta sinh tử hay đến đi một mình—Alone we are born and die, or come and go.

Độc Tài: Dictatorial.

Độc Tâm: Malignity.

Độc Tham: Cuộc gặp gỡ riêng của đệ tử và thầy trong phòng của thầy—A private consultation of a disciple with his master in the master’s chamber. There are three types:

1)Thính Tham: Lắng nghe các bài giảng chung của thầy về thiền tập, thường là từng nhóm. Thính Tham có tính cách bắt buộc với những người mới bắt đầu tu—Listening to the master geneal lecturs on Zen pactice, usually in a group. This is mandatory for all beginners.

2)Độc Tham: Gặp gỡ một mình với thầy vào những lúc đã định trước. Độc Tham không bắt buộc—Meeting singly with the master at given periods. This is optional.

3)Đặc Tham: Gặp gỡ thầy một cách bí mật bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, khi có những tình huống đặc biệt—Visiting secretly at any time, day or night, when special circumstances warrant it. 

Độc Thảo: Venomous plants.

Độc Thân: Single—Unmarried.

Độc Thần Giáo: Monotheism.

Độc Thiên Nhị Cổ: Hai loại trống tiêu biểu cho Phật tánh có thể tiêu diệt những điều quấy ác—The two kinds of drums, representing the Buddha-nature which can slay all evil:

1)Độc Cổ: Poison-drum.

·Lời nói đắng cay để trấn ác điều ác: Harsh or stern words for repressing evil.

·Nghịch Pháp: Pháp trái duyên—Misleading teaching.

2)Thiên Cổ: Deva-drum.

·Lời nói hòa dịu sanh ra điều thiện: Gentle words for producing good.

·Chánh Pháp: Giáo pháp thuận duyên—Correct teaching.

Độc Thụ:

1)Một loại cây độc: A poison tree.

2)Một vị Ác Tăng: An evil monk.

Độc Tiển: Mũi tên độc, ví với phiền não—Poison arrow, i.e. illusion.

Độc Tính: Toxicity—Poisonousness.

Độc Tố: Toxin.

Độc Tôn:

1)Vị duy nhất đáng tôn kính—The alone honoured one.

2)Phật: Buddha.

Độc Trùng: Venomous.

Độc Tử: Vatsa (skt)—Người sáng lập ra Độc Tử Bộ. theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Độc Tử (có thuyết nói lúc ông sống ở núi rừng vắng vẻ đã tạp giao với trâu cái mà sanh ra con trai nối dõi đến ngày nay) nguyên là ngoại đạo, về sau quy y đầu Phật, và là người đã sáng lập ra Độc Tử Bộ, một trong những bộ phái chánh Nhất Thiết Hữu Bộ; lập ra thuyết “phi tứ phi ly chi ngã,” nghĩa là cái ngã không gắn liền cũng không rời ngũ uẩn, nên họ chẳng giữ giới luật, trái lại với ý chỉ mà Đức Phật đã lập ra—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vatsa is the founder of the Vatsiputriyas., one of the main divisions of the Sarvastivada (Vaibhasika) school; they were considered schismatics through their insistence on the reality of the ego; their failure in points of discipline,” etc.; the Vinaya as taught by this school has never reached China.” 

Độc Tử Bộ: Vatsiputriya (skt)—Độc Tử Bộ vốn là một bộ phái của Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), nổi lên trong số các bộ phái Phật giáo vì họ chủ trương thuyết ‘một thực thể vĩnh cửu trong một con người’ (pudgala), và quả quyết rằng nếu không có pudgala thì cũng không có sự tái sinh. Thế Thân trong cuốn A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận đã cố tìm cách bắt chẹt quan điểm nầy. Theo Độc Tử Bộ thì ‘pudgala’ không đồng nhất, cũng không khác biệt với ngũ uẩn. Cũng giống như Hữu Bộ, họ cho rằng một A La Hán vẫn có thể bị thối chuyển, và người ngoại đạo cũng có thể đạt đến quyền lực siêu nhiên. Cũng giống như Chánh Lượng Bộ, họ cho rằng chư Thiên không thể có cuộc sống phạm hạnh. Họ cũng tin là có thân trung ấm. Cũng như Hóa Địa Bộ, họ chỉ tin vào năm mục của Bát Thánh Đạo. Theo truyền thuyết thì dưới triều vua Harsa, trường phái nầy được người em gái của nhà vua là Rajyasri bảo trợ—The Vatsiputriyas was the sub-ect of the Sammitiyas. They believed in ‘the permanent substance of an individual.’ This school took its stand on passages in sacred texts which contain the word ‘pudgala’ and contended that, without the existence of such a pudgala, rebirth could not be contemplated. Vasubandhu in his Abhidharma-kosa tried, in a special chapter at the end of the book, to refute this view. The pudgala, according to Vatsiputriyas, was neither the same as nor different from the skandhas. Like the Sarvastivadins, they believed that an Arhat could fall and that heretics could also attain miraculous powers. A god, according to their sub-sect, the Sammitiyas, could not practise the holy life. They also believed in antara-bhava and, like the followers of the Abhidharma, believed in a stage, between the first and second trance of the Sautrantikas, where vitarka, the first application of thought, disappears, but a vicara, or continued reflection, remains. Like the Mahisasaka, they believed in the five factors of the Noble Path. It is said that during the reign of Harsha, this school was patronized by his sister Rajasrit. 

Độc Tử Đạo Nhân: Ngoại đạo phụ vào Phật pháp trong Tiểu Thừa chấp vào lý “không kiến”—Heretical followers of Hinayana, who hold a false doctrine of the Void, teaching it as total non-existence or nihilism. 

Độc Viên: See Anathapindika and Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.

Độc Xà:

1)Rắn độc: A poisonous snake.

2)Ýù nói tứ đại đất, nước, lửa, gió có thể làm tổn hại con người: The four elements of the body, earth, water, fire and wind which harm a man by their variation, i.e. increase and decrease.

3)Vàng: Gold. 

Đôi: Một đống—A heap—A pile.

Đôi Áp Địa Ngục: Tên gọi khác của Chúng Hợp Địa Ngục, trong địa ngục có núi Đại Thạch đè nát thân thể tội nhân—The hell of crushing, the third great hell in which sinners are crushed to death.

Đối:

1)Đối diện: To face—Opposite.

2)Đối đáp: To reply—To respond.

3)Song đối: Pair.

4)Tỷ đối: To compare. 

Đối Cáo Chúng: Người làm trung gian (đặt ra những câu hỏi) cho Phật thuyết pháp cho tứ chúng, đặc biệt là Ngài A Nan—The intermediary for the Buddha’s address to the assembly, especially Ananda. 

Đối Chất: To confront—To bring to face-to-face.

Đối Chiếu: Contrast.

Đối Cơ: Đối đáp tùy theo căn cơ của người nghe—To respond to the opportunity, or the capacity of hearers. 

Đối Diện: To face—To confront.

Đối Dương: One who drew out remarks or sermons from the Buddha.

Đối Đãi: Đãi đối—Relationship—In relation with (one thing associated with another).

Đối Đàm: To converse.

Đối Đáp: Questions and answers.

Đối Đầu: To face—To confront with someone.

Đối Đầu Với Sự Thật: To face realities.

Đối Kháng: To resist—To stand up against.

Đối Lập: Apavada (skt).

·To oppose.

·Refutation.

Đối Ngạn: Bỉ ngạn—The other shore—The opposite bank. 

Đối Pháp: Abhidharma (skt)—Pháp đối quán hay đối hướng, nghĩa là dùng trí huệ của bậc Thánh đạo vô lậu để đối quán cái lý của tứ đế Niết Bàn—The corresponding law, the philosophy in the Buddha’s teaching, the abhidharma; comparison of cause and effect—See Abhidharma in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Đối Pháp Luận: Tên khác của A Tỳ Đạt Ma Luận—Another name for Abhidharma sastra.

Đối Pháp Tạng: Luận Tạng, tạng thứ ba trong tam tạng kinh điển—The third section of the Tripitaka, the sastra, or Abhidharma.

Đối Pháp Tông: Tông phái theo A Tỳ Đạt Ma Luận—The Abhidharma sect.

Đối Phó: To face—To deal with.

Đối Thoại Nội Tâm: Inner dialogue.

Đối Thủ: Phát lồ sám hối bằng cách mặt đối mặt với vị Y Chỉ Sư—Face to face confession.

Đối Trị: Pratipaksa (skt)—Đoạn trừ phiền não bằng cách đối đầu và chế ngự—To eliminate afflictions—To subdue afflictions by responding or facing up to and controlling them. 

Đối Tượng Của Sự Hoại Diệt: Đối tượng của của sự hoại diệt là vô thường, khổ và bất tịnh—Subject to destruction—Impermanence, suffering and impurity are subject to destruction.

Đối Tượng Nhận Biết: An object of experience.

Đối Tượng Nhìn Thấy: Visible objects.

Đối Tượng Xúc Chạm: Tangible objects.

Đối Xúc Lễ: Thờ phượng tôn kính bằng mặt đối mặt—To worship, or pay respects, face to face. 

Đối Xứng: Symmetrical. 

Đồi Bại: Corrupt—Debauched—Immoral—Depraved.

Đồi Phong: Depraved customs.

Đổi Chủ: To change hands—To pass into someone else’s possession.

Đổi Giọng: To change one’s voice.

Đổi Hướng: Turnabout.

Đổi Hướng Hoàn Toàn: A complete turn about.

Đổi Tánh: To change one’s character.

Đổi Ý: To change one’s mind.

Đội Ơn: To be grateful.

Đôn:

1)Đôn đốc: To urge.

2)Đôn hậu (hiền lành lương thiện)—Honest—Staunch.

Đôn Đốc: To push—To urge—To hurry.

Đôn Hoàng: Tên một thành phố trong thành Kansu, gần đó có Vạn Phật Động—The city in Kansu near which are the Cave-temples of thousand Buddhas—See Đôn Hoàng Thạch Thất.

Đôn Hoàng Thạch Thất: Còn gọi là Đôn Hoàng Thạch Quật, hay Hang Động Đôn Hoàng (nằm về phía đông nam huyện Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, có ngọn núi Minh Sa, dưới chân núi có chùa Tam Giới, quanh chùa có hàng ngàn hang động. Trước kia gọi là động Nghìn Phật vì xung quanh vách đá đều có chạm trổ hình tượng Phật). Vào nam 1900 có một vị Tăng quét dọn cát bụi trong chùa, từ chỗ tường vở tình cờ nhìn thấy một căn phòng trong đó chứa đầy kinh sách. Khi mở sách ra thấy những sách nầy được chép từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ 10 (trong khoảng triều đại nhà Đường. Có lẽ vào thời Tây Hạ loạn lạc nên người ta đem cất sách vào đây). Một người Anh Sir Aurel Stein là người đầu tiên đã mang một số sách nầy ra ngoài—Cave-temples of the thousand Buddhas; where a monk in 1900 A.D. , sweeping away the collected sand, broke through a partition and found a room full of sutras, ranging in date from the beginning of the 5th to the end of the 10th century, together with block prints and paintings, first brought to light by Sir Aurel Stein.

Đốn:

1)Ngã dập đầu—To fall headlong—To prostrate.

2)Tức thì: Ngay tức khắc, đối lại với “tiệm” hay từ từ—At one time—At once—Suddenly—Immediate; make ready; used chiefly in contrast with “gradually”.

Đốn Chỉ: Ý chỉ đốn ngộ—The will or aim of immediate attainment.

Đốn Cơ: căn cơ tức thì giác ngộ—The capacity or opportunity for immediate elightenment.

Đốn Đại: Đốn giáo Đại Thừa, chỉ Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh khi Đức Phật mới thành đạo, đốn thuyết Đại Thừa giáo cho các vị Bồ Tát đốn nhập—The Immediate school and sutra of the Mahayana, i.e. the Hua-Yen.

Đốn Định: Vào thiền định và tập trung tư tưởng tức thì—To enter dhyana with immediate concentration—To concentrate immediately.

Đốn Đoạn: Cắt đứt ngay tức khắc tất cả mọi phiền não—To cut off at once stroke all the passions.

Đốn Đốn Viên: Thuyết tức thì giác ngộ của tông Hoa Nghiêm, từ được Ngài Trừng Quán dùng khi ngài bỏ tông Pháp Hoa để qua tông Hoa Nghiêm—Instantaneous perfect enlightenment of the Hua-Yen, a term used by Ch’êng-Kuan, who left the Lotus for the Hua-Yen.

Đốn Giáo: Đốn ngộ là giáo pháp tối thượng thừa có công năng giúp giác ngộ tức thì. Giáo pháp nầy liên hệ với trường phái Hoa Nghiêm và Thiền. Đốn ngộ giảng về thực chứng chân lý tức thì không tùy thuộc vào những thời giảng thuyết bằng lời hay qua những giai đoạn khác nhau—Perfect sudden teaching, sudden teaching, perfect and immediate teaching, a supreme teaching which enables ones to attain enlightenment immediately, or the doctrine that enlightenment or Buddhahood may be attained at once, or immediate teaching of the higher truth without preliminary stages. It is usually associated with the Avatamsaka and Zen schools—Sudden teaching expounds the abrupt realization of the iltimate truth without relying upon verbal explanations or progression through various stages of practice.

Đốn Kinh: Chép lại Kinh Pháp Hoa chỉ trong vòng một ngày—To copy the Lotus Sutra at one sitting.

Đốn Ngộ: Lý thuyết giác ngộ bất thần do Thiền Nam Tông chủ trương, ngược lại với Thiền Bắc Tông hay phái đại giác tuần tự của Tiểu Thừa. Trường phái nầy do Lục tổ Huệ Năng, tổ thứ sáu của dòng Thiền trung Hoa chủ xướng. Đốn ngộ dành cho những bậc thượng căn thượng trí—The doctrine of “sudden” enlighenment (instantly to apprehend, or attain to Buddha-enlightenment) associated with the Southern school of Zen in China, in contrast with the Northern school of “gradual” enlightenment, or Hinayana or other methods of gradual attainment. This school was founded by the sixth patriarch Hui-Neng. Immediate awakening or Immediate teaching or practice for awakening for the advanced—See Đốn Giáo.

Đốn Ngộ Bồ Tát: Vị Bồ tát có khả năng đạt thành đạo quả tức thì mà không phải trải qua những giai đoạn khác—A bodhisattva who attains immediately without passing through the various stages.

Đốn Ngộ Nhất Thời: Momentariness—Sự Chứng ngộ diễn ra một cách đường đột; và đó là một kinh nghiệm trong nhất thời. Thực sự, không phải là đường đột và nhất thời, thì không phải là ngộ. Đốn là đặc điểm của dòng Thiền Huệ Năng, kể từ khởi nguyên của nó vào cuối thế kỷ thứ bảy. Đối thủ của Ngài là Thần Tú, nhấn mạnh trên sự khai triển tuần tự của tâm thức. Như vậy các đồ đệ của Huệ Năng hiển nhiên là những người tích cực chủ trương giáo lý đốn ngộ. Kinh nghiệm đốn ngộ nầy mở ra một nhãn giới hoàn toàn mới mẻ ngay trong một khoảnh khắc (ekamuhurtena) và toàn thể đời sống bấy giờ được đánh giá từ một quan điểm mới mẻ hẳn—Enlightenment comes upon one abruptly and is a momentary experience. In fact, if it is not abrupt and momentary, it is not enlightenment. This abruptness is what characterizes the Hui-Neng school of Zen ever since its proclamation late in the seventh century. His opponent Shen-Hsiu was insistent on a gradual unfoldment of Zen consciousness. Hui-Neng’s followers were thus distinguished as strong upholders of the doctrine of abruptness. This abrupt experience of enlightenment, then, opens up in one moment (ekamuhurtena) an altogehter new vista, and the whole existence appraised from quite a new angle of observation.

Đốn Pháp: Tức thì hiểu biết và giác ngộ, đối lại với tiệm pháp—Immediate apprehension or enlightenment as opposed to gradual development. 

Đốn Tả: See Đốn Kinh.

Đốn Thành Chư Hành: Tức thì hoàn thành tất cả các hành—The immediate fulfilment of all acts, processes, or disciplines by the fulfilment of one.

Đốn Tiệm:

(I)Nghĩa của Đốn Tiệm—The meanings of Sudden and Gradual Teaching: Đốn giáo đối lại với tiệm giáo. Đốn giáo và Tiệm giáo là hai trường phái, cùng tiêu biểu cho giáo lý nhà Phật, thích hợp với chúng sanh tùy căn cơ trình độ. Vì vậy đề cao giáo pháp nầy và phỉ báng giáo pháp kia là sự chấp trước điên dại, không thích hợp với người Phật tử—Immediate, or sudden, attainment, in contrast with gradualness. The two schools of Zen, the Gradual and the Sudden, represent different facets of the same teaching adapted to different types of people in different location. To praise one school while disparaging the other is therefore a form of crazy attachment, not appropriate for any Buddhists.

(II)“Đốn Tiệm” theo quan điểm của Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm thứ Tư—“Sudden and Gradual Teachings” according to the Sixth Patriarch’s point of view in the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Four: Tổ dạy chúng rằng: “Nầy thiện tri thức! Xưa nay chánh giáo không có đốn tiệm, tánh người tự có lợi độn, người mê thì lần lần khế hợp, người ngộ thời chóng tu, tự biết bổn tâm, tự thấy bổn tánh, tức là không có sai biệt, do đó nên lập ra giả danh đốn tiệm. Nầy thiện tri thức! Pháp môn của ta đây từ trước đến nay, trước lập vô niệm làm tông, vô tướng làm thể, vô trụ làm bổn. Vô tướng là đối với tướng mà lìa tướng; vô niệm là đối với niệm mà không niệm; vô trụ là bản tánh của người. Ở thế gian nào là thiện ác, tốt xấu, cho đến những việc oán cùng với thân, ngôn ngữ xúc chạm, hư dối tranh đua, vân vân, thảy đều đem về không; không nghĩ trả thù hại lại, trong mỗi niệm không nghĩ cảnh trước, nếu niệm trước, niệm hiện tại, niệm sau, trong mỗi niệm tương tục không dứt gọi là hệ phược. Đối trên các pháp mỗi niệm không trụ, tức là không phược, đây là lấy vô trụ làm gốc. Nầy thiện tri thức! Ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, hay lìa nơi tướng, tức là pháp thể thanh tịnh, đây là lấy vô tướng làm thể. Nầy thiện tri thức! Đối trên các cảnh, tâm không nhiễm, gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm. Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết, một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là lầm to. Người học đạo suy nghĩ đó, nếu không biết cái ý của pháp thì tự tâm lầm còn có thể, lại dạy người khác, tự mê không thấy lại còn chê bai kinh Phật, vì thế nên lập vô niệm làm tông. Nầy thiện tri thức! Thế nào là lập vô niệm làm tông? Chỉ vì miệng nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây mà sanh. Tự tánh vốn không một pháp có thể được, nếu có sở đắc, vọng nói họa phước tức là trần lao tà kiến, nên pháp môn nầy lập vô niệm làm tông. Nầy thiện tri thức! Vô là vô việc gì? Niệm là niệm vật nào? Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao; niệm là niệm chân như bản tánh. Chân tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của chân như, chân như tự tánh khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm, chân như có tánh cho nên khởi niệm, chân như nếu không có tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại. Nầy thiện tri thức! Chân như tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà chơn tánh thường tự tại nên kinh nói: “Hay khéo phân biệt các pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động.”—The Master instructed the assembly: “Good Knowing Advisors, the right teaching is basically without a division into ‘sudden’ and ‘gradual.’ People’s natures themselves are sharp or dull. When the confused person who gradually cultivates and the enlightened person who suddenly connects each recognize the original mind and see the original nature, they are no different. Therefore, the terms sudden and gradual are shown to be false names. Good Knowing Advisors, this Dharma-door of mine, from the past onwards, has been established the first with no-thought as its doctrine, no-mark as its substance, and no-dwelling as its basis. No-mark means to be apart from marks while in the midst of marks. No-thought means to be without thought while in the midst of thought. No-dwelling is the basic nature of human beings. In the world of good and evil, attractiveness and ugliness, friendliness and hostility, when faced with language which is offensive, critical, or argumentative, you should treat it all as empty and have no thought of revenge. In every thought, do not think of former states. If past, present, and future thoughts succeed one another without interruption, it is bondage. Not to dwell in dharmas from thought to thought is to be free from bondage. That is to take no-dwelling as the basis. Good Knowing Advisors, to be separate from all outward marks is called ‘no-mark.’ The ability to be separate from marks is the purity of the Dharma’s substance. It is to take no-mark as the substance. Good Knowing Advisors, the non-defilement of the mind in all states is called ‘no-thought.’ In your thoughts you should always be separate from states; do not give rise to thought about them. If you merely do not think of hundred things, and so completely rid yourself of thought, then as the last thought ceases, you die and undergo rebirth in another place. That is a great mistake, of which students of the Way should take heed. To misinterpret the Dharma and make a mistake yourself might be acceptable but to exhort others to do the same is unacceptable. In your own confusion you do not see, and, moreover, you slander the Buddha's Sutras. Therefore, no-thought is to be established as the doctrine. Good Knowing Advisors, why is no-thought established as the doctrine? Because there are confused people who speak of seeing their own nature, and yet they produce thought with regard to states. Their thoughts cause deviant views to arise, and from that, all defilement and false thinking are created. Originally, not one single dharma can be obtained in the self-nature. If there is something to attain, or false talk of misfortune and blessing, that is just defilement and deviant views. Therefore, this Dharma-door establishes no-thought as its doctrine. Good Knowing Advisors, ‘No’ means no what? ‘Thought’ means thought of what? ‘No’ means two marks, no thought of defilement. ‘Thought’ means thought of the original nature of True Suchness. True Suchness is the substance of thought and thought is the function of True Suchness. The True Suchness self-nature gives rise to thought. It is not the eye, ear, nose, or tongue which can think. The True Suchness possesses a nature and therefore gives rise to thought. Without True Suchness, the eye, ear, forms, and sounds immediately go bad. Good Knowing Advisors, the True Suchness self-nature gives rise to thought, and the six faculties, although they see, hear, feel, and know, are not defiled by the ten thousand states. Your true nature is eternally independent. Therefore, the Vimalakirti Sutra says, '‘If one is well able to discriminate all dharma marks, then, in the primary meaning, one does not move.’” 

Đốn Tiệm Tu Hành: Two views of realization:

1)Đốn ngộ: Ngộ tức thì hoặc ngay lúc thực tập—Sudden or Instantaneous realization—Realization occurs at the time of practice.

2)Tiệm ngộ: Chứng ngộ từ từ theo tiến trình tu tập—Gradual realization—Realization occurs gradually as a process continuing over a period of long line of moments.

Đốn Viên: Đốn giáo và Viên giáo, hay con đường đi đến giác ngộ của tông Thiên Thai, trường phái Pháp Hoa—The immediate and complete way of enlightenment of the T’ien-T’ai Lotus School.

Đồn Đãi: To spread a rumour.

Đồn Nhãm: To spread a false rumour.

Độn:

1)Ẩn trốn: To retire—To vanish.

2)Ngu dốt: Blunt—Dull—Stupid—See Độn Căn.

Độn Căn: Dull—Of dull capacity—Unable to receive Buddha-truth.

Độn Cơ: See Độn Căn.

Độn Sử: Năm sứ giả của sự ngu độn hay mê chấp vào cái hoặc của sự, đối lại với ngũ lợi sử—The five envoys of stupidity, i.e. of the lower passions, in contrast with the five higher wholesome deeds—See Ngũ Độn Sử, and Ngũ Lợi Sử.

Độn Thế: Tránh xa thế tục để trở thành Tăng sĩ hay ẩn sĩ—To retire from the world and become a monk, or to withdraw from the community and become a hermit.

Độn Thổ: To vanish under ground.

Đông:

1)Mùa Đông: Hima or Hemanta (skt)—Winter.

2)Hướng Đông: Purva (skt)—East.

3)Đông đúc: Crowded—Numerous.

Đông Am: The eastern hall of a monastery.

Đông An Cư: Cũng giống như Hạ An Cư, nhưng mùa Đông An Cư bắt đầu từ 16 tháng 10 đến 15 tháng giêng—The winter retreat, from 16th of the 10th month to 15 of the 1st month.

Đông Chí: Winter solstice.

Đông Dạ: Đêm trước hôm Đông Chí—The night before the winter soltice.

Đông Địa: See Đông Độ in Vietnamese-English Section.

Đông Độ:

1)Nước Tàu: The eastern land (China). 

2)Đông Tịnh Độ của Đức Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật: The Eastern Paradise which is presided by Maitreya, the Coming Buddha. 

Đông Độ Cửu Tổ: See Thiên Thai Cửu Tổ.

Đông Độ Đại Sư: See Thiên Thai Đại Sư.

Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền: Mười tám bậc Thượng Thủ trong số 123 bậc Hiền của Bạch Liên Xã—Eighteen highest virtues among 123 high virtues of the White Lotus Congregation.

1)Huệ Viễn Đại Sư: Great Master Hui-Yuan.

2)Huệ Vĩnh Đại Sư: Great Master Hui-Vinh.

3)Huệ Trì Pháp Sư: Dharma Master Hui-Tsi.

4)Đạo Sanh Pháp Sư: Dharma Master Tao-Sinh.

5)Phật Đà Da Xá Tôn giả: Great Venerable Buddhayasas.

6)Phật Đà Bạt Đà La Tôn giả: Great Venerable Buddhabhadra.

7)Huệ Duệ Pháp Sư: Dharma Master Hui-Due.

8)Đàm Thuận Pháp Sư: Dharma Master Tan-Shuan.

9)Đạo Kính Pháp Sư: Dharma Master Tao-Ching.

10)Đàm Hằng Pháp Sư: Dharma Master Tan-Hung.

11)Đạo Bính Pháp Sư: Dharma Master Tao-Bing.

12)Đàm Tiên Pháp Sư: Dharma Master Tan-Tsien.

13)Danh sĩ Lưu Di Dân: Famed Scholar Liu-Di-Ming.

14)Danh sĩ Lôi Thứ Tôn: Famed Scholar Lui-Tsi-Tsun.

15)Danh sĩ Vương Dã: Famed Scholar Wang-De.

16)Danh sĩ Vương Thuyên: Famed Scholar Wang Tsuyen.

17)Danh sĩ Tôn Bính: Famed Scholar Tsun Bing.

18)Danh sĩ Châu Tục Chi: Famed Scholar Tsu-Ji.

** For more information, please see Huệ

Viễn. 

Đông Mạn Đà La: Mạn Đà La về phía đông của Thai Tạng Giói—The eastern mandala, that of Garbhadhatu.

Đông Mật: Mật giáo tại Nhật Bản, đối lại với Mật giáo của tông Thiên Thai (Đông Mật cho rằng Đức Đại Nhật và Thích Ca là khác thể, còn Tây Mật cho rằng Đức Đại Nhật và Thích Ca là đồng thể)—The eastern esoteric or Shingon Sect of Japan, in contrast with the T’ien-T’ai esoteric sect.

Đông Ngục:

1)Đỉnh Thái Sơn thuộc tỉnh Đông Sơn, một trong năm đỉnh núi thiêng liêng ở Trung Quốc: The Eastern Peak T’ai-Shan in Shan-Tung, one of the five sacred peaks in China.

2)Vị Thần tại đỉnh Đông Ngục, bảo hộ khắp Trung Hoa: The god or spirit of this peak, whose protection is claimed all over China. 

Đông Phương: The east—Eastern region.

Đông Phương Huyền Bí: Mysterious East.

Đông Sơn:

1)Núi Đông: An eastern hill.

2)Đông Sơn Tự: An Eastern Hill Monastery. 

Đông Sơn Bộ: Purvasailah (skt)—Phật Bát Thế La Bộ—Một trong năm hệ phái của Đại Chúng Bộ—One of the five divisions of the Mahasamghikah school—See Tây Sơn Trụ Bộ. 

Đông Sơn Pháp Môn: Pháp môn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trụ trì tại Hoàng Mai Đông Viện (chùa về phía đông của núi Hoàng Mai)—The Dharma Door (Intuitive School) from the fifth patriarch Hung-Jen, who resided at Huang-Mei eastern monastery.

Đông Sơn Trụ Bộ: Purvasailah (skt)—See Tây Sơn Trụ Bộ. 

Đông Sơn Tự: Purvasaila-samgharama (skt)—Tự viện nằm về phía đông của núi Dhanakataka—A monastery east of Dhanakataka.

Đông Tây Nhị Ban: See Tri Sự Đầu Thủ.

Đông Thắng Thần Châu: Purvavideha (skt)—Phật Bà Đề—Phật Bà Tỳ Đề Ha—See Tứ Châu (4).

Đông Thuyền: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Tên hiệu đầy đủ của chùa là Linh Sơn Đông Thuyền Tự, tọa lạc trên một đỉnh đồi thoáng đãng tại ấp Cư Sĩ, làng Dương Xuân Thượng. Chùa vốn do Hòa Thượng Tế Vỹ, một trong những cao túc của Tổ Liễu Quán khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am. Sau khi Hòa Thượng Tế Vỹ thị tịch, sư Đại Quang Tuệ Chiếu kế tục trụ tri, nhưng trải qua những biến động vào cuối thế kỷ thứ 18, chùa trở thành hoang phế. Hơn mười năm sau, khi vua Gia Long đã lên ngôi, để tưởng nhớ đến dấu tích của một cao túc của tổ Liễu Quán, Hòa Thượng Đạo Tâm Trung Hậu bên chùa Thuyền Tôn đã dựng lại thảo am. Năm 1838, hoàng nữ thứ 13 của vua Gia Long là Nguyễn Phước Ngọc Cơ, sau khi chồng con mất sớm, đã xuống tóc thọ giới Sa Di với Hòa Thượng Tánh Không, đã xây dựng một từ đường phía sau chùa làm nơi thờ tự chồng con mât sớm, họ hàng của bà, và cho chính bà về sau nầy. Đến năm 1842, bà ngọc Cơ với tư cách là Hội Chủ của chùa, đã cùng với những bà con trong hoàng tộc đứng ra đảm trách việc trùng tu chùa. Qui mô trùng tu gồm chánh điện vuông một gian hai chái, phương trượng, Tăng xá, thiền đường, hậu liêu hơn mười phòng. Đồng thời đúc một tượng Tam Thế Phật, Phật Quán Âm bằng đồng, cũng như các tượng khác và các pháp khí trong chùa, cùng đại hồng chung nặng nặng 398 cân. Sau khi việc trùng tu hoàn tất, Hòa Thượng Tế Chính Bổn Giác, tăng cang chùa Giác Hoàng đã sang để chứng minh trong cùng năm ấy. Sau khi bà Ngọc Cơ thị tịch, chùa Đông Thuyền được giao cho các vị thừa tự thuộc hai thôn Dương Xuân Thượng và Hạ trông coi, lưu truyền được ba đời. Đến năm 1978, vị thừa tự cuối cùng đã hiến chùa lại cho giáo hội, sư bà Diệu Không đảm nhận việc trụ trì và trùng tu chùa, đã cử Ni sư Diệu Đạt từ chùa Hồng Ân ra trông coi. Năm 1987 và 1989, tôn tạo lại từ đường Công chúa, xây dựng hậu liêu, tịnh trà, cũng như cổng tam quan. Ngày nay chùa Đông Thuyền vẫn còn giữ được nét cổ kính với kiểu kiến trúc buổi đầu triều Nguyễn—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The full name is Linh Sơn Đông Thuyền Tự, situated on an open hill at Cư Sĩ hamlet, Dương Xuân Thượng village. The temple was built in the middle of the eighteenth century by Most Venerable Tế Vỹ, one of the highly enlightened disciples of Patriarch Liễu Quán. From the beginning, the temple was only a thatched house. After the the death of Most Venerable Tế Vỹ, Venerable Đại Quang Tuệ Chiếu took over. However, after the crises in the late eighteenth century, the temple was left in ruins. More than ten years later, when king Gia Long already ascended the throne. Most Venerable Đạo Tâm Trung Hậu from Thuyền Tôn temple rebuilt the thatched house as a dedication to the relic of the living place of one of Patriarch Liễu Quán’s best disciples. In 1838, the thirteenth princess of king Gia Long, Nguyễn Phước Ngọc Cơ, who left home and became a novice with Most Venerable Tánh Không after her husband and children passed away in their young age, built a worship house in the back of the temple to worship her husband and children, her dead relatives, as well as for her worship after her death. In 1842, as head of the congregation, she together with her realtives in the royal family undertook the reconstruction of the temple. The new structure consisted of a square main hall with two side-rooms, the headmonk’s residence, houses for staff, meditation hall, and a back house with more than ten rooms. The set of statues of Past, Present and Future Buddhas and a statue of Avalokitesvara Bodhisattva in bronze were cast, and a great-size bell, 398 pounds, and most of other statues in the temple were made this time. After the reconstruction was completed, Most Venerable Tế Chính Bổn Giác, a royal-recognized monk from Giác Hoàng temple, inaugurated the new temple in the same year. After the princess’ death, Đông Thuyền temple was entrusted to the heirs in the princess’ family in Dương Xuân Thượng and Hạ hamlets. The worship was thus carried on for three generations. The in 1978, the last heir of the family submitted the temple to the Buddhist official authority. Most venerable Nun Diệu Không assigned Nun Diệu Đạt from Hồng Ân temple to take charge of the temple. In 1987 and 1989, Bhikkhuni Diệu Đạt rebuilt the princess’ worship house, the back house, tea house, and a three-entrance gate. Đông Thuyền nowadays still keeps its antique appearance in the architectural style of the earliest times of the Nguyễn Dynasty. 

Đông Tịnh: Nhà xí trong tự viện—The pivy in a monastery.

Đông Triều: Sáng sớm ngày Đông Chí—The morning of the winter soltice.

Đồng:

1)Cùng nhau: Together—Mutual—Same.

2)Đồng trinh: A virgin.

3)Đứa trẻ: A youth—A boy—A girl.

4)Kim loại bằng đồng: Tamra (skt)—Brass—Copper.

Đồng Bịnh: To have the same illness.

Đồng Bịnh Tương Lân: Birds of the same feather flock together.

Đồng Chân: Từ để gọi các vị Sa Di, bản tánh đơn giản như trẻ con—A term for a monk, who should have the child-nature of simplicity.

Đồng Chân Trụ: Trụ thứ tám trong thập trụ, sơ sinh ở nhà Phật—The stage of youth in Buddhahood, the eighth of the ten grounds.

Đồng Chủng: People of the same race.

Đồng Cư Phật Độ: The realm where common beings and saints dwell together.

Đồng Danh Thiên: Vị trời có cùng tên với vị mà vị ấy che chở bảo hộ—The deva who has the same name as the one he protects.

Đồng Đạo: Of the same religion.

Đồng Đều: Equal.

Đồng Điệu: Harmony.

Đồng Giáo: The unitary school—See Biệt Giáo.

Đồng Hành: Cùng nhau thực tập hay cùng nhau tu hành—To go together—To go in company—To practice religion together.

Đồng Hóa: To assimilate.

Đồng Học:

1)Bạn cùng lớp hay cùng trường: Fellow-student—School-mate—Class-mate.

2)Cùng chung học với nhau: To learn or study together. 

Đồng Hương: Fellow-countryman.

Đồng Không Mông Quạnh: Desert place.

Đồng La: Phèng la dùng trong nghi lễ—A gong.

Đồng Liêu: Bạn đồng học—Fellow-student.

Đồng Loại: (People) of the same race, class or order.

Đồng Loạt: Unanimously—With one voice—In chorus.

Đồng Lòng: Unanimous.

Đồng Lung Ma: Druma (skt).

1)Tên của loại cây: A tree in general.

2)Vua của loài Khẩn Na La hay các vị nhạc trời: A king of the Kinnaras, or Gandharvas, the celestial musicians.

Đồng Môn: Schoolfellow.

Đồng Nghĩa Với: To be synonymous with.

Đồng Nghiệp: Of the same profession—Co-worker—Colleague.

Đồng Nhứt: Identical—The very same.

Đồng Phẩm: See Đồng Loại.

Đồng Sanh Thần: The guardian spirit.

Đồng Sanh thiên: Vị trời bảo hộ, sanh ra cùng lúc với người mà vị ấy bảo hộ che chở (mỗi người ngay từ lúc sanh ra đã có hai vị Đồng Sanh Thiên và Đồng Danh Thiên bảo hộ che chở)—The guardian deva, who is born or produced simultaneously with the person he protects.

Đồng Sự: Samanarthata (skt)—Working together—See Tứ Nhiếp Pháp (4).

Đồng Thanh: Unanimously—With one voice—In chorus.

Đồng Thanh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu: Birds of the same feather flock together.

Đồng Thể: Có cùng một tánh chất như nước và sóng—Of the same body or nature, as water and wave.

Đồng Thể Từ Bi: Look on all sympathetically as of the same nature as one (fellow-feeling and compassion). 

Đồng Thính Dị Văn: Theo tông Thiên Thai, cùng nghe một thứ pháp tại cùng một tòa, nhưng lại hiểu khác nhau—According to the T’ien-T’ai sect, this means to hear the same words, but understand differently.

Đồng Thời: At the same time—Simultaneously—Contemporarily.

Đồng Tiền: Tiền bằng đồng—Copper money, or cash.

Đồng Tử: Kamura (skt)—Cưu Ma La—Cưu Ma La Ca.

1)Tên gọi chung trẻ con—A boy—Youth—A child.

2)Vị Bồ Tát được coi như là con của Như Lai: A Bodhisattva as son of the Tathagata.

3)Vị Thái Tử: A prince.

4)Đồng tử biệu thị cho sự thanh tịnh và vô tư lự và là hóa thân của những đại Bồ Tát: Young children symbolize purity and innocence and are the transformation bodies of Maha-Bodhisattvas. 

Đồng Tướng: All things, pure or impure, are fundamentally of the same universal.

Đồng Ý: To agree—To concur—To agree with someone’s opinion—To be in agreement with someone.

Động:

1)Chuyển động: Tự tính của gió gây ra sự chuyển động (của các đại khác)—Move—Motion—Mutable—Movement arises from the nature of wind which is the cause of motion.

2)Hang động: A hole—A cave.

Động Bất Động Pháp: Các pháp trong dục giới vô thường nhanh chóng gọi là động pháp; các pháp trên hai cõi sắc và vô sắc giới vĩnh cửu bất động nên gọi là bất động pháp—The mutable and immutable, the changing and the unchanging, the Kamadhatu, or realms of metempsychosis and the two higher realms, Rupadhatu and Arupadhatu. 

Động Cơ Thúc Đẩy: Motivation.

Động Gia: See Tào Động.

Động Hạ: See Tào Động.

Động Lòng: Touched—Moved—Affected.

Động Lòng Từ: To be moved or touched by one’s compassion.

Động Lực: Motive power.

Động Sơn: See Lương Giới Động Sơn Thiền Sư.

Động Sơn Lương Giới: Tung-Shan-Lieng-Chieh—Ông sanh năm 807 sau Tây Lịch, là tổ thứ nhất của phái Tào Động Trung Quốc và người đã thiết định Năm Vị hay Ngũ Sơn Tào Động. Động Sơn đến với Thư Sơn Huệ Siêu. Huệ Siêu hỏi: “Ông đã trụ tại một phương, nay đến đây làm gì?” Động Sơn nói: “Tôi bị dày vò bởi một mối ngờ, không biết phải làm sao nên đến đây.” Huệ Siêu gọi lớn: “Lương Giới! (tên thật của Động Sơn)” Động Sơn cất tiếng: “Dạ!” Huệ Siêu hỏi: “Cái gì thế?” Động Sơn không biết trả lời ra sao, và Huệ Siêu nói ngay: “Phật đẹp quá, chỉ hiềm không có lửa sáng!” Theo Truyền Đăng Lục, vì không có lửa sáng nên sự vô trí không được thắp sáng, khi biết được điều nầy, sẽ có sự thắp sáng. Ông tịch năm 869 sau Tây Lịch—He was born in 807 A.D. He was the first Patriarch of the T’ao-Tung Sect and formulator of the Five Degrees. Tung-Shan came to see Hui-chao of Shu-Shan, and the latter asked: “You re already master of a monastery, and what do you want here?” Tung-Shan said: “I am distressed with a doubt and do not know what to do, hence my coming here.” The master called out: “O Liang-Chieh!” which was Tung-Shan’s real name, and Liang Chieh replied at once, “Yes, sir.” Hui-Chao asked: “What is that?” Chieh failed to answer, and Hui-Chao gave this judgment, “Fine Buddha no doubt, and what a pity he has no flames.” According to the Transmision of the Lamps, as he has no flames, his ignorance is not illuminating. When he becomes conscious of the fact, there is enlightenment. He died in 869 A.D.

** Please see Lương Giới Động Sơn Thiền Sư.

Động Sơn Ngũ Vị: Năm cấp bậc chứng ngộ do Động Sơn Lương Giới thiết lập. Giống như 10 bài kệ chăn trâu, đây là các mức độ khác nhau về sự thành tựu trong nhà Thiền—Five degrees of Tung-Shan-Liang-Chieh—Like the Ten Osherding Verses, these are different levels or degrees of Zen realization formulated by Zen master Tung-Shan-Liang-Chieh:

1)Chánh Trung Thiên: Ngôi vị thứ nhất nhận thức về thế giới hiện tượng ngự trị, nhưng nó được nhận thức như là chiều kích của ngã tuyệt đối—The first level in which realization of the world of phenomena is dominant, but it is perceived as a dimension of the absolute self.

2)Thiên Trung Chánh: Giai đoạn thứ nhì nầy hình thái vô phân biệt đến với giai đoạn trước một cách mãnh liệt và sự phân biệt bị đẩy lùi vào phía sau—The second level or second stage the undifferentiated aspect comes strongly to the fore and diversity recedes into background.

3)Chánh Trung Lai: Giai đoạn thứ ba là ngôi vị trong ấy không còn ý thức về thân hay tâm. Cả hai đã được xả bỏ hoàn toàn—The third grade is a level of realization wherein no awareness of body or mind remains; both “drop away” completely.

4)Thiên Trung Chí: Giai đoạn thứ tư, với ngôi vị nầy, tính duy nhất của mỗi sự vật được nhận thức ở mức độ độc nhất. Bây giờ núi là núi, sông là sông; chứ không còn núi đẹp sông buồn nữa—The fourth grade is the singularity of each object is perceived at its highest degree of uniqueness. Now mountain is mountain, river is river; ther is no such a beautiful or loving mountain or a boring river.

5)Kiêm Trung Đáo: Ở vị thứ năm hay là mức cao nhất, sắc và không tương tức tương nhập đến độ không còn ý thức cả hai, các ý niệm ngộ mê đều biến mất, đây là giai đoạn của tự do nội tại trọn vẹn—In the fifth and highest grade, form and emptiness mutually penetrate to such a degree that no longer is ther consciousness of either. Ideas of enlightenment or delusion entirely vanish. This is the stage of perfect inner freedom.

Động Thượng: See Tào Động.

Đốt Hương: To burn incense.

Đốt Nhang: See Đốt Hương.

Đột:

1)Đột nhiên: Suddenly—Abruptly—Unexpectedly.

2)Nhô ra: To protrude. 

Đột Bà: Dhupa (skt)—Nhang thơm—Incense—Frankincense—Fragrant gum.

Đột Biến: To transform suddenly.

Đột Ca: Durga, Bhima, or Marici (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Đột Ca là vợ của Ma Hê Thủ La Thiên, người mà mỗi năm vào mùa thu người ta đều phải dâng cúng thịt người—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Durga is the wife of Mahesvara, to whom human flesh was offered once a year in autumn.

Đột Cát La: Duskrta (skt)—Dukkata (p)—Đột Cát Lật Đa—Đột Sắt Kỷ Lý Đa—Ác tác nơi thân nghiệp và khẩu nghiệp (còn gọi là thức-xoa-già-la-ni)—Wrong-doing—Evil action—Misdeed—Sin—External sins of body and mouth, i.e. deed and words.

Đột Khởi: To break out suddenly.

Đột Lộ Nã: Drona (skt)—Tên một vị Bà La Môn, người đã lãnh phần chia đều xá lợi của Phật để ngăn chận sự tranh chấp của các quốc vương thái tử—A Brahman who is said to have divided the cremation remains of the Buddha to prevent strife for them among contending princes.

Đột Ngộ: To awake suddenly. 

Đột Nhập: To break into—To burst into.

Đột Nhiên: See Đột.

Đột Sắt Kỷ Lý Đa: Duskrta (skt)—See Đột Cát La.

Đột Tất Cát Lật Đa: Duskrta (skt)—Tên đầy đủ của Đột Cát La—A complete name for Duskrta—See Đột Cát La.

Đờ Người: Dumb with amazement.

Đời: Life.

Đời Bất Hạnh: A wretched life.

Đời Đời: Forever—Eternally—Perpetually.

Đời Nào: Never.

Đời Người: Man’s life.

Lời Phật dạy về “Đời Người” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings of “Man’s life” in the Dharmapada Sutra:

1)Người kia vì không hiểu rằng: “Chúng ta sắp bị hủy diệt, nên mới phí sức tranh luận hơn thua. Nếu họ hiểu rõ điều đó, thì chẳng còn tranh luận nữa.”—Some never sees that everybody perishes in any argument. Those who realize this, do not argue (Dharmapada 6).

2)Những người chỉ muốn sống trong khoái lạc, không chịu nhiếp hộ các căn, ăn uống vô độ, biếng nhác chẳng tinh cần, họ là người dễ bị ma nhiếp phục như cành mềm trước cơn gió—Those who only want to live with pleasant things, with senses unrestrained, in food immoderate, indolent, inactive, are quickly overthrown by the mara as a weak tree breaks before a big wind (Dharmapada 7).

3)Những người nguyện ở trong cảnh chẳng khoái lạc, khôn khéo nhiếp hộ các căn, uống ăn tiết độ, vững tin và siêng năng, ma không dễ gì thắng họ, như gió thổi núi đá—Those who contemplate “impurities,” with senses restrained, moderate in food, faithful and active, mara cannot overthrow him as it’s impossible for the wind to overthrow a rocky mountain (Dharmapada 8).

4)Ngươi nay đã giống ngọn lá héo khô; Diêm ma sứ giả (tử thần) ở sát bên mình. Ngươi đang đứng trước ngưỡng cửa chết, bước lữ đồ ngươi thiếu hẳn tư lương—You are like a withered leaf now. The messenger of death is waiting for you. You are standing at the threshold of your departure, but you have no provision for your journey (Dharmapada 235).

5)Ngươi hãy tự tạo cho mình một hòn đảo an toàn, gấp rút tinh cần làm kẻ khôn ngoan, gột sạch bao nhiêu phiền não trần cấu, để bước lên Thánh cảnh của hàng chư thiên—Make yourself an island. Be wise to strive quickly! When you cleanse your impurities, you will enter into the heavenly world of the Ariyas (gods) (Dharmapada 236). 

6)Đời sống ngươi nay sắp lụn tàn, ngươi đang dịch bước gần Diêm vương, giữa đường đã không nơi ngơi nghỉ, bước lữ hành ngươi cũng thiếu hẳn tư lương—Your life has come to an end now. You stand in death presence. There is no resting place for you on the way, but you have no provision (are not prepared) for your journey (Dharmapada 237). 

7)Ngươi hãy tạo lấy cho mình một hòn đảo an toàn, gấp rút tinh cần làm kẻ khôn ngoan, gột sạch bao nhiêu phiền não trần cấu, chớ trở lui đường sanh lão nguy nan—Make an island for yourself. Be wise to strive quickly! When you cleanse your impurities, you will not come back again to birth and old age (Dharmapada 238).

Đời Người Là Một Cây Nến Đang Cháy: Man’s life is a burning candle.

Đời Sau: Future generations.

Đời Sống: Life.

Đời Sống Cao Đẹp: A life of beauty.

Đời Sống Đạo Lý: Religious life.

Đời Sống Thanh Tịnh Và Bình Dị: A pure simple life.

Đời Sống Vật Chất: Material life.

Đời Tư: Private life.

Đời Xưa: Ancient times.

Đợi Chờ: To expect.

Đợi Thời: To wait for an opportunity.

Đơn:

1)Đơn lẻ: Single—Alone.

2)Hóa đơn: A bill—A cheque.

3)Một: One.

4)Số lẻ: Odd numbers.

Đơn Âm: Monosyllabic.

Đơn Điền: Udana (skt)—Điểm khoảng một tất dưới rún, là nơi chứa đựng những nguyên lý tất yếu, có thể làm biến đổi sự luân lưu của dòng bất tử—A spot about an inch below the navel where lies the reservoir of vital principle which can be transmuted unto the Elexir of Immortality.

Đơn Độc: Solitary—Alone—Isolated.

Đơn Giản: Simple.

Đơn Hà Tử Thuần: Thiền sư Đơn Hà Tử Thuần sanh năm 1064 tại tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những đại đệ tử của Thiền sư Phù Dung. Ông thọ cụ túc giới vào năm hai mươi tuổi. Sư trụ tại núi Đơn Hà, thuộc tỉnh Tứ Xuyên—Zen master Dan-Xia-Zhi-Chun was born in 1064 in Si-Chuan province, one of the great disciples of Zen master Fu-Rong. He was ordained at the age of twenty. He resided at Mount Dan-Xia. 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Trong càn khôn giữa vũ trụ, ở trong có một hòn ngọc ẩn tại hình sơn. Triệu Pháp Sư nói vậy, chỉ có thể chỉ vào dấu và nói về vết, chứ không thể cầm lấy mà chỉ bày cho người. Ngày nay Đơn Hà mở toát vũ trụ đập nát hình núi, cầm lấy mà chỉ bày cho mọi người quan sát. Những người có tuệ nhãn có thể thấy được.” Đơn Hà cầm gậy dọng xuống sàn nói: “Có thấy không? Cò trắng trên tuyết sắc vẫn khác, Trăng sáng hoa lau chẳng giống nhau.”—One day he entered the hall and addressed the monk, saying, “Within the cosmos, inside the universe, at the very center, there is a jewel concealed in form mountain. Dharma master Zhao says that you can only point at tracks and speak of traces of this jewel, and that you cannot hold it up for others to see. But today I split open the universe, break apart form mountain and hold it forth for all of you to observe. Those with the eye of wisdom will see it.” Dan-Xia hit the floor with his staff and said, “Do you see? A white egret stands in the snow, but its color is different. It doesn’t resemble the clear moon or the water reeds!”

·Sư thượng đường, nhắc lại Đức Sơn dạy chúng nói: “Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.” Đức Sơn nói thoại thế ấy, đáng gọi là chỉ biết vào cỏ tìm người, bất chợt toàn thân bùn nước. Chín chắn xem ra, chỉ đủ một con mắt. Nếu là Đơn Hà thì không thế. Tông ta có ngữ cú đao vàng cắt chẳng mở, sâu xa chỉ huyền diệu, ngọc nữ đêm mang thai—Dan-Xia entered the hall and said, De-Shan spoke as follows: “My doctrine is without words and phrases, and truthfully, I have no Dharma to impart to people.” You can say De-Shan knew how to go into the grass to save people. But he didn’t soak the whole body in muddy water. If you look carefully you see he has just one eye. But as for me, my doctrine has words and phrases, and a golden knife can’t cut it open. It is deep, mysterious, and sublime. A jade woman conceives in the night.”

·Sư thượng đường: “Dừng dừng đúng ngọ còn thiếu nửa, lặng lặng canh ba vẫn chửa tròn, sáu cửa chẳng từng biết hơi ấm, lại qua thường ở trước trăng trong.”—Dan-Xia entered the hall and said, “At high noon is still lacks half. In the quiet night it is still not complete. Households haven’t known the intimate purpose, always going and coming before the clear moon.”

·Sư thượng đường thuyết: “Trăng sáng chiếu soi đầm trong bày bóng, nước không có ý thấm trăng, trăng không có tâm soi nước, trăng nước cả hai đều quên mới đáng gọi là đoạn. Vì thế nói: Việc lên trời cần phải thổi mất, việc thập thành cần phải dẹp mất, ném vàng vang tiếng chẳng cần xoay nhìn. Nếu hay như thế mới hiểu nhằm trong dị loại mà đi. Quý vị đến trong ấy lại thấu hiểu chăng? Sư im lặng một lúc lại nói: Thường đi chẳng cất nhân gian bước, mang lông đội sừng lẫn đất bùn.”—Dan-Xia entered the hall said, “The precious moon streams its shining light, spreading out vast and clear. The water reflects, but does not absorb its essence, nor does the moon rend its shining mind. When water and moon are both forgotten, this may be called cut-off. Therefore, it is said: Things rising to heaven must fall back to earth. What is fully completed is inevitably lacking. Cast off the desire for reputation and don’ look back. If you can do this, you can then walk in the fantastic diversity. And when you have reached this place, have you seen it all? After a long pause Dan-Xia said: If you are not devoted to walking among people, then you fall into the dirt and mud wearing feathers and horns.”

·Thiền Sư Đơn Hà thị tịch vào mùa xuân năm 1117. Tháp cốt của sư được dựng lên ở phía nam Hồng Sơn, bây giờ là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc—Dan-Xia died in the spring of the year 1117. A monment and the master’s complete remains were placed in a stupa south of Mount Hong, now is Wu-Han city, Hubei province. 

Đơn Ma: Trước khi Phật thành đạo, trong khi còn tu khổ hạnh, Ngài chỉ ăn mỗi ngày một hạt mè—A single hempseed a dayto which the Buddha reduced his food before his enlightenment.

Đơn Na: Putana (skt)—A female demon—See Bố Đát Na and Phú Đơn Na.

Đơn Sơ: See Đơn giản.

Đơn Thuần: Unmixed—Pure—Not containing any other substance.

Đơn Vị:

1)Chỗ ngồi đã được ghi vào danh sách: A listed position, or seat.

2)Chỗ ngồi một người: A single seat.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]