Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 13 (337 - 342)

08/05/201313:01(Xem: 13520)
Tạp A-hàm quyển 13 (337 - 342)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 13 (337 - 342)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 337. LỤC ƯU HÀNH

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu ưu hành[55]. Đó là, này các Tỳ-kheo, nếu mắt thấy sắc, mà ưu tiến hành nơi sắc xứ đó. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà ưu tiến hành nơi pháp xứ này, các Tỳ-kheo gọi đó là sáu ưu hành.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 338. LỤC XẢ HÀNH

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu xả hành[56]. Đó là, này các Tỳ-kheo, khi mắt thấy sắc, xả tiến hành nơi sắc xứ này. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp cũng vậy, xả tiến hành nơi pháp xứ này, thì đó gọi là sáu hành xả của Tỳ-kheo.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 339. LỤC THƯỜNG HÀNH (1)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu thường hành[57]. Đó là, nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí. Tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí, thì đó gọi là sáu thường hành của Tỳ-kheo.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 340. LỤC THƯỜNG HÀNH (2)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu thường hành. Đó là, nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí.

“Tỳ-kheo thành tựu sáu thường hành này, là điều thế gian khó làm được.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 341. LỤC THƯỜNG HÀNH (3)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu thường hành. Đó là, nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí.

“Nếu Tỳ-kheo nào thành tựu sáu pháp thường hành này, là điều thế gian khó làm được, thì người này đáng được phụng sự, cung kính, cúng dường, là ruộng phước vô thượng của thế gian.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 342. LỤC THƯỜNG HÀNH (4)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có sáu thường hành. Đó là, nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí.

“Nếu có Tỳ-kheo nào thành tựu được sáu pháp thường hành này, thì nên biết đó là Xá-lợi-phất v.v… Tỳ-kheo Xá-lợi-phất khi mắt thấy sắc, an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí. Tai đối với thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, mà an trụ với tâm xả, thấy không khổ, không lạc, chánh niệm, chánh trí.

“Tỳ-kheo Xá-lợi-phất thành tựu sáu pháp thường hành mà thế gian khó làm được, nên xứng đáng được phụng sự, cung kính, cúng dường, là ruộng phước vô thượng của thế gian.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.




CHÚ THÍCH

[1]. Kinh Sáu Sáu; Đại Chánh, quyển 13, kinh 304. Ấn Thuận xếp lại vào quyển 12. Quốc Dịch quyển 11. Phẩm x, Tương ưng Lục nhập (tiếp theo kinh 282). Pāli, M.148. Chachakka-sutta.

[2]. Câu-lưu-sưu Điều ngưu tụ lạc 拘留搜調牛聚落, xem cht.38, kinh 245; cũng dịch là Điều phục bác ngưu tụ lạc 調伏鉢牛聚落, kinh 247.

[3]. Lục lục pháp 六六法. Pāli: cha chakāni.

[4]. Nội nhập xứ 內入處. Pāli: ajjhatika āyatana.

[5]. Ngoại nhập xứ 外入處. Pāli: bāhira āyatana.

[6]. Thức thân 識身. Pāli: viññāṇakāya.

[7]. Xúc thân 觸身. Pāli: phassakāya.

[8]. Thọ thân 受身. Pāli: vedanakāya.

[9]. Ái thân 愛身. Pāli: taṇhakāya.

[10]. Pāli: cakkhu attā ti, mắt là tự ngã.

[11]. Pāli: attā me uppajjati ca veti cā ti, tự ngã của tôi sanh và diệt.

[12]. Pāli: cakkhuñca bhikkhave paṭicca rūpe ca uppajjati viññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati samphassa; samphassa-paccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā, duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh; ba sự hòa hợp sanh xúc; do duyên xúc, cảm thọ khổ, lạc, phi khổ phi lạc sanh.

[13]. Pāli, M. 149. Mahāsaḷāyatana-sutta.

[14]. Xem cht.2, kinh 304.

[15]. Pāli: tassa sārattassa samyuttassa samūḷhassa assādānupassino viharato āyatiṃ pañcupādānakkhandhā upacayam gacchanti, vị ấy an trụ với quán sát vị ngọt, tham đắm, hệ phược, mê muội; do vậy năm thủ uẩn tương lai được tích tập.

[16]. Đương lai hữu ái tham hỷ (...)當來有愛 (trong bản in nhầm thụ 受) 貪喜. Ấn Thuận thêm: bỉ bỉ lạc trước彼彼樂著. Pāli: taṇhā cassa ponobbha vikā nandī-rāgasahagatā tatratatrābhinandinī, khát ái hữu đương lai, câu hữu với hỷ tham, thích thú (sẽ sinh) chỗ này chỗ kia.

[17]. Thân tâm bì ác 身心疲惡.Pāli: kāyikāpi darathā... cetasikāpi darathā pavaḍḍhanti, những sự bất an của thân, của tâm đều tăng trưởng.

[18]. Xem lại đoạn trên: (…) không tương ưng.

[19]. Đối với bốn Thánh đế: Khổ nên biết, Tập nên đoạn, Diệt nên chứng, Đạo nên tu.

[20]. Nghĩa là thành tựu hiện quán Thánh đế, chứng đắc Tu-đà-hoàn.

[21]. Xem kinh 213.

[22]. Trong bản: sĩ kỳ 士其; đây sửa lại sĩ phu 士夫. Xem cht. dưới.

[23]. Các danh từ và ý niệm liên hệ tự ngã: na-la (Pāli: nara, con người, nói chung), ma-nậu-xà (manussa, con người trong xã hội), ma-na-bà (māṇavaka, niên thiếu), sĩ phu(puggala, con người nhân vị hay nhân xưng), phước-già-la (puggala, tức sĩ phu, hay con người), kỳ-bà (jīva, mạng, sanh mạng hay linh hồn), thiền-đầu (jantu, sanh loại).

[24]. Hán: tưởng, chí, ngôn thuyết 想, 誌, 言說 , tức chỉ cho giả tưởng, giả tự xưng và giả ngôn thuyết.

[25]. Lưới bắt nai. Tên người. Pāli, S. 35. 63. Migajāla.

[26]. Yết-già trì 揭伽池. Pāli: Gaggarā pokkharaṇī.

[27]. Lộc Nữu Pāli: Migajāla.

[28]. Đệ nhị trú 鹿紐. Pāli: sadutiyavihārī, sống với người thứ hai. Nhất nhất trú 一一住. Pāli: ekavihārī, sống một mình.

[29]. Pāli: kāmupasaṃhitā rajaniyā, (sắc bị) tham nhiễm liên kết với ái dục.

[30]. Ách ngại 阨礙 bị cái ách cùm cổ. Pāli: saṃyogo, sự kết buộc (buộc cổ hai con bò vào một cái ách).

[31]. Tức người sống chung thứ hai.

[32]. Pāli, như kinh 309.

[33]. Yết-già trì 揭伽池. Pāli: Gaggarā pokkharaṇī.

[34]. Pāli, M. 145. Puṇṇovāda-sutta.

[35]. Tây phương Thâu-lô-na 西方輸盧那. Pāli: Sunāparantaka; quê của Phú-lan-na.

[36]. Pāli, S. 35. 95. Saṅgayha.

[37]. Ma-la-ca-cữu 摩羅迦舅. Pāli: Mālukyaputta.

[38]. Kiến dĩ kiến vi lượng 見以見為量. Pāli: diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati, sẽ chỉ thấy nơi cái được thấy.

[39]. Pāli: tato tvaṃ, mākukyaputta, nevidha,nahuraṃ na ubhayam antarena. Esevanto dhussā’ti, vì vậy, Māluhyaputta, ngươi đời này không có, đời sau không có, giữa hai đời không có. Đây chính là chỗ tận cùng sự khổ.

[40]. Pāli, S. 35. 152. Atthinukhopariyāya.

[41]. Pāli: atthi nu kho, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññtreva saddhāya aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññanaṃ vyākāreyya: khīṇā jāti…, có pháp môn nào, mà y trên pháp môn đó, chứù không y nơi tín tâm, không y theo sở thích, không y nơi sự học hỏi, không y nơi luận biện, y nơi sự đam mê suy lý huyền tưởng, mà Tỳ-kheo có thể tuyên bố: “sự sanh đã dứt”.

[42]. Pāli: api nume bhikkhave dhammā saddhāa vā viditabbā, ruciyā vā veditabbā... No hetam bhante, những pháp này có phải được do bởi có tín, do bởi có sở thích...? Bạch Thế Tôn, không.

[43]. Bản Pāli: trả lời “không phải”.

[44]. Pāli, S. 27. 1. Cakkhu.

[45]. Pāli, S. 26. 1. Cakkhu.

[46]. Pāli, S. 35. 23. Sabba.

[47]. Pāli, như kinh trên; nhưng nội dung không hoàn toàn tương đồng. Hình như kinh này riêng biệt của Hữu bộ, là cơ sở giáo lý về chủ trương “Nhất thiết hữu”. Chú thích của Ấn Thuận.

[48]. Nhất thiết hữu 一切有.

[49]. Vô kiến, hữu đối 無見有對. Quan điểm về nội xứ của Hữu bộ. Xem Câu-xá luận 1 và 2.

[50]. Lục cố niệm 六顧念.

[51]. Lục phú 六覆.

[52]. Pāli, S. 35. 7-12. Anicca, v.v...

[53]. Tục số pháp 俗數法, tức pháp nói theo tục đế.

[54]. Lục hỷ hành 六喜行, Tập Dị Môn Túc Luận 15: sáu hỷ cận hành. Pāli, D. 33. Saṅgīti, cha somanassūpavicārā: cakkhunā rūpaṃ dsvā somanassṭhāniyaṃ rūpaṃ upavicarati, sau khi nhận thức sắc bằng con mắt vị ấy tư niệm (đi sát, tiếp cận) sắc tùy thuận với hỷ.

[55]. Lục ưu hành 六憂行, cũng nói là sáu ưu cận hành; sđd. như kinh trên.

[56]. Sáu xả hành 六捨行, hay sáu xả cận hành, xem sđd. như kinh 315 trên.

[57]. Sáu thường hành 六常行, cũng nói là sáu hằng trú; xem Tập Dị Môn Túc Luận 15. Pāli, D. 33. Saṅgīti, cha satata-vihārā: bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā n’eva sumano hoti na dummano upekkho viharati sato sampajāno, Tỳ-kheo khi thấy sắc bởi mắt mà không khoái ý cũng không bất mãn nhưng an trụ xả với chánh niệm chánh trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]