Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?

06/05/201317:01(Xem: 10088)
Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?

Khi chết không mang theo được gì

Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Bác sĩ Ian Stevenson đã nghiên cứu hàng ngàn trường hợp liên hệ tới vấn đề nhớ lại kiếp trước. Bác sĩ phân tích trong 300 trường hợp mà ông đã tiếp xúc trực tiếp với chính các nhân chứng. Sau khi phân tích đầy đủ các mặt, bác sĩ đã đi đến một nhận định sơ khởi như sau:

Khi đứa bé chào đời, trí óc nó trong cuộc đời mới đặt chân vào như một tờ giấy trắng. Vì thế quá khứ của nó thì gần gũi với nó hơn là hiện tại. Do đó nó dễ dàng nhớ về quá khứ. Càng ngày đứa bé càng lớn lên dĩ nhiên nó tiếp xúc nhiều hơn với môi trường, cuộc sống và những người chung quanh. Thế là những hình ảnh của quá khứ hay kiếp trước của nó bị các hình ảnh thực tại chồng chất dần lên làm cho hình ảnh có trước bị mờ dần đi. Đó là chưa nói tới ảnh hưởng của những sự dạy dổ của cha mẹ, trường đời, tập quán. Tuy nhiên ký ức cũ vẫn dễ dàng khơi động lại khi bất ngờ đứa bé bắt gặp hình ảnh, âm thanh, tình huống chung quanh xảy ra trường hợp với những gì đã xảy ra trong kiếp trước của nó.

Theo Bác sĩ Stevenson thì hình ảnh quá khứ hay tiền kiếp phai mờ dần khi tuổi đời mỗi người tăng lên là do môi trường sống, cuộc sống, hoàn cảnh trong đời hiện tại xâm chiếm tâm trí làm cho hình ảnh xa xưa bị dồn ép vào tận cùng sâu thẳm của ký ức...

Cũng theo bác sĩ Stevenson thì dù chưa tìm ra cội nguồn của sự quên về kiếp trước, nhưng dù sao thì sự quên quá khứ hay tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì giúp mỗi con người yên tâm với cuộc sống mới cuộc đời mới. Nhớ lại đời trước hay kiếp nước cho thêm ngậm ngùi chớ chẳng ích gì. Nếu nhớ lại kẻ đã hãm hại mình kiếp trước thì càng làm cho căm giận buồn khổ mà thôi chớ có lợi gì đâu. Trãi qua bao kiếp đời là bao cuộc xáo trộn đảo điên diễn ra. Trong cuốn Luân Hồi của soạn giả Chánh trí Võ Văn Ðạt (Nhà xuất bản Thế giới - USA 1995) có viết như sau: “..nêú không quên đi quá khứ làm sao đóng trọn được vai trò để giải quyết cho xong những mắc míu ân đền oán trả vốn đã ràng buộc với nhau từ trong một quá khứ nào đó...”

Tuy nhiên nếu nhớ được hay biết được tiền kiếp thì những gì xảy ra từ tiền kiếp sẽ là những bài học kinh nghiệm để kiếp sống này và kiếp kế tiếp được tốt lành hơn vì quả thật luân hồi là một chuổi tiến hóa tiếp diễn.

NHỮNG DẤU TÍCH TÁI SINH XUẤT HIỆN TRÊN CƠ THỂ



Sự kiện Tái sinh Luân hồi đã được nhắc tới từ lâu. Tuy nhiên ngày nay vẫn có người còn nghi ngờ cho rằng đó là vấn đề viễn vông mơ hồ không thực tế. Lý do là khó nhận biết được hiện tượng tái sinh luân hồi. Trên thế giới, thỉnh thoảng mới xuất hiện hiện tượng tái sinh này với khá nhiều chi tiết chứng minh rõ ràng, nhưng số người chứng kiến lài cục bộ ở một nơi xa xôi có khi rất hẻo lánh, nhà báo chí lại hiếm hoi nên thông tin không phổ biến rộng rãi.

Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu hiện tượng tái sinh phần lớn lại là người Âu Mỹ trong đó có nhiều bác sĩ như bác sĩ Mills, bác sĩ Melvin Morse, bác sĩ Stevenson ... Chính những nhà nghiên cứu này đã lưu ýđến những chứng tích từ những người trãi qua hiện tượng tái sinh để làm bằng chứng. Đó chính là những dấu tích hiển hiện nên cơ thể mà danh từ Y khoa gọi là dấu bẩm sinh - nghĩa là những đấu tích xuất hiện ngay khi đứa bé chào đời hay nói rõ hơn là có ngay từ bào thai. Đối với hiện tượng tái sinh luân hồi thì đây là bằng chứng cho sự kiện này. Nên được gọi là những dấu tích luân hồi.

Từ ngàn xưa người ta đã trông thấy thỉnh thoảng có những trẻ mới chào đời đã mang những dị tật bẩm sinh, cơ thể có những dị dạnghay đôi khi có những vết chàm, vết bớt trên da. Nhiều người cho rằng những dấu tích ấy là dấu ấn của thời quá vãng hay nói cách khác là những di tích từ kiếp trước của đứa bé còn sót lại. Cũng có người cho đứa bé sinh ra có dị tật là bằng chứng trước kia hay kiếp trước nó phạm tội nên nay bị Trời phạt vân vân.

Đối với Y khoa thì cho đến nay, quả thật chưa có giải đáp thỏa đáng về sự xuất hiện của các dấu tích nhất là vết chàm (gọi là Birthmark hay còn được gọi là Nevus) là dấu màu sắc xuất hiện trên da hài nhi. Y khoa còn gọi là Angle Bite (Vết cắn của Thiên Thần). Vết bớt có khi màu chàm, có khi màu đỏ rượu chát (Port-wine marks) có khi đỏ tươi như trái dâu tây (gọi là Strawbeny marks). Một số giải thích từ khoa học về dấu vết vừa kể như do từ cơ thể mẹ ảnh hưởng lên thai nhi vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.

Đối với giáo sư bác sĩ lan Stevenson, Giáo sư Tiến sĩ Gina Cerminara, bác sĩ Melvin Morse, giáo sư Rabbi Yonassan Gershom, nhà nghiên cứu hiện tượng tái sanh John Van Auken vân vân là những người nghiên cứu từng chi tiết về các trường hợp gọi là tái sinh, luân hồi thì lại cho rằng những dấu tích xuất hiện trên cơ thể hài nhi mới chào đời là bằng chứng về tái sinh và còn là chứng tích của những gì đã xảy ra từ kiếp trước của đứa bé ấy.

Giáo sư Bác sĩ Stevenson đã nghiên cứu 10.623 trường hợp về hiện tượng tái sinh luân hồi và đã chú ý tới các dấu vết bẩm sinh trên cơ thể. Bác sĩ Stevenson đã thu thập được rất nhiều dữ kiện do một số lớn người có dấu vết bẩm sinh nhớ lại tiền kiếp của họ. Các tư liệu sưu tập về hình ảnh các dấu vết bẩm sinh cũng đã được bác sĩ Mil1s sưu tầm và lưu trữ cùng với các dữ kiện liên quan. Đây cũng là những hồ sơ quan trọng hổ trợ nhiều mặt cho những nhà nghiên cứu như giáo sư bác sĩ Stevenson.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]