- Lời Giới Thiệu
- Lời nói đầu
- 01 Chết, thân trung ấm và tái sinh
- 02 Cuộc hành trình đi đến kiếp sau
- 03 Khi nào thần thức của người mới ra khỏi thể xác?
- 04 Thần thức phải ở trong trạng thái trung ấm bao lâu
- 05 Quan điểm của Phật giáo về việc tự sát
- 06 Hiến tặng thể xác có tốt không?
- 07 Làm gì để chuẩn bị cho cái chết?
- 08 Dưới ánh sáng của cái chết
- 09 Bạn muốn "ngày ấy" như thế nào?
- 10 Chết, một pháp môn tu
- 11 Thực hành pháp quán về cái chết
- 12 Hiến xác theo quan điểm của Phật giáo
- 13 Cơ thể sau khi chết
- 14 Một Lạt Ma Tây Tạng tái sinh ở Hoa Kỳ
- 15 Một thế hệ mới của Lama Tây Tạng
- 16 Tái sinh ở phương Tây
- 17 Tin Phật trước khi chết
- 18 Một bằng chứng sống về thuyết tái sinh
- 19 Alan Molloy một bác sĩ Phật tử người Úc
- 20 Lời cuối sách - Chuẩn bị cho một chuyến đi...
Chết Và Tái Sinh
10 Chết, một pháp môn tu
Nguồn: Thích Nguyên Tạng
Nhiều người sẽ ngạc nhiên hỏi tại sao chết cũng là pháp tu. Theo giáo lý đạo Phật, đó là pháp tu rất quan trọng. Chết xuất phát từ tính vô thường, sự thay đổi và biến chuyển, vạn vật có sinh có tử, có hợp có tan, là trung tâm điểm của việc tu tập Tuệ giác.
Quán niệm về cái chết không phải là một bài luyện tập về sự bi ai, cũng không phải sự bất hạnh của cuộc sống. Thật ra khi quán niệm về cái chết được thực hành đúng, nó sẽ mang lại sự bình yên biết bao. Có lẽ không có gì phải ngạc nhiên vì hầu hết mỗi chúng ta đều bối rối khi nói đến cái chết. Chúng ta đã không thỏa hiệp với bản chất của cơ thể và không thấy cái chết là quá trình tự nhiên. Vì vậy chúng ta có những phản ứng buồn cười, đùa cợt quá mức, lẫn tránh hay bi lụy. Quán niệm về cái chết có thể mang lại cho chúng ta sự cân bằng.
Trong Kinh Sattipatana đức Phật có dạy nhiều phương pháp quán niệm, trong đó có pháp quán niệm về nghĩa địa (cemetery contemplation). Vào thời đức Phật còn tại thế, các hành giả đi đến các nghĩa địa và đôi khi họ sống ở đó trong một thời gian dài. Các tử thi không được chôn cất hay hỏa táng mà vứt bỏ tại nghĩa trang làm thức ăn cho những con kên kên và những con thú ăn thịt khác. Vì thế, các hành giả phải quan sát thi thể con người qua những giai đoạn hôi hám, sình ươn, mục rữa... Vấn đề chính mà hành giả phải thấy là dù thân thể này của ai đi nữa thì cũng phải chịu cùng một quy luật sinh diệt.
Hiện nay, pháp tu quán niệm về nghĩa trang này vẫn còn áp dụng ở các tự viện trong rừng sâu tại châu Á. Ðạo Phật cho rằng, nay ta còn trẻ áp dụng pháp tu này sẽ giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết.
Quán niệm về cái chết là tu tập về Tuệ giác. Trí tuệ này có thể nhìn thấy rõ bản chất như thật của sự vật. Bạn có thể thấy rằng quán niệm về cái chết sẽ khiến cho bạn mạnh mẽ, giúp bạn vượt qua những khó khăn trong tu tập, chẳng hạn như cảm giác bồn chồn, buồn ngủ hay đau đớn. Như chính trường hợp của người viết, khi tôi thấy mình buồn ngủ trong lúc tọa thiền thì tôi nghĩ ngay đến cái chết của chính mình, nó lập tức đánh thức tôi. Hay lúc tôi khó chịu, cau có hoặc thả hồn đâu đâu, thì tôi cũng nghĩ về cái chết của chính tôi. Rất ít điều cản trở khi bạn chiếu ánh sáng của cái chết lên nó. Hãy xem cái chết như một người cố vấn của bạn.
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), chứa đựng nhiều lời dạy độc đáo của Phật, rằng con người sẽ không đánh nhau hay tranh cãi khi họ biết rõ rằng tất cảđều sẽ chết. Khi quán về cái chết chúng ta cũng đang bày tỏ lòng từ bi với kẻ thù. Chúng ta thấy rằng chúng ta cùng là đồng sự với nhau. Tâm chúng ta sẽ mềm đi khi ta nhận ra tất cả mọi người đều có chung một số phận: chết.
Có nhiều lợi ích khác khi chúng ta thực hành pháp quán niệm về cái chết. Hiện tại bạn đang bận rộn làm mọi việc, dành nhiều thời giờ để ăn và ngủ. Chỉ một lời thỉnh cầu ở đây là bạn hãy suy gẫm về cái chết, điều đó có thể giúp bạn đánh giá năng lượng các bạn đã tiêu phí. Một khi bạn biết rằng không có sự vĩnh cửu(forever) thì có lẽ bạn sẽ thay đổi tích cực và dành nhiều thời gian để tu tập.