Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phải chết thanh thản

06/05/201313:58(Xem: 9901)
Phải chết thanh thản

Chết Trong An Bình - Loving And Dying

Phải chết thanh thản

Tỳ Kheo Visuddhacara- Thích Tâm Quang dịch

Nguồn: Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch



Tất cả chúng ta một ngày nào đó sẽ phải chết. Chúng ta phải chết thanh thản và an bình. Cho nên, một người sắp phải chết chúng ta nên cố gắng làm cho cái chết càng thanh thản và đẹp đẽ cho ông ấy hay bà ấy càng tốt. Vâng, bạn ngạc nhiên cái chết có thể lại đẹp đẽ ư? Nếu bạn ngạc nhiên, đó là vì chúng ta thường ác cảm đối với cái chết. Nỗi sợ về đau đớn và cái bấp bênh thườngđến sau cái chết. Rồi có sự gắn bó với người thân của chúng ta phát sinh nhiều đau đớn trong tâm của chúng ta khi phải lìa bỏ họ.

Tuy nhiên chúng ta nên nhận thức rằng sự hiểu biết và thái độ sai lầm của chúng ta là nguyên nhân của khổ đau. Chúng ta không hiểu Pháp đủ sâu xa. Chúng ta không hiểu và thâm nhập bản chất của tâm và thân là vô thường, khổ đau và vô ngã. Chúng ta không biết cách buông bỏ một cách uyển chuyển, cách cam chịu với cái không tránh được.

Khi bà mẹ kế của Ðức Phật Maha Pajapati Gotami sắp chết vào lúc ở tuổi 120 già lão, A Nan và những nhà sư nữ khóc. Maha Pajapati Gotami nhẹ nhàng quở trách họ: "Tại sao các ngươi khóc, con trai và con gái của ta. Các ngươi không trông thấy thân ta đã trở nên già nua và hom hem sao? Nó giống như nơi rắn thường lui tới của bệnh tật, nơi nghỉ ngơi của tuổi già và cái chết, cái nhà của khổ đau. Ta mệt mỏi đã phải lớn lên trong cái xác thân này. Nó chẳng là gì cả nhưng là một gánh nặng cho ta. Ðã từ lâu ta mong mỏi sự giải thoát Niết Bàn. Và ngày hôm nay điều mong ước của ta sắp thành hiện thực. Thật ra cái chết của ta là hạnh phúc. Ðó là lúc cho ta đánh trống mãn nguyện và sung sướng. Tại sao các ngươi lại khóc?"

Ðức Phật, khi Ngài sắp chết giữa môi trường thiên nhiên dưới hai cây sala (tha la) trong rừng, cũng bảo Ðức A Nan đừng khóc vào lúc Ngài chết. Ngài nói người có trí tuệ và trầm tĩnh phải chấp nhận sự thật về cái chết và chia ly cùng tất cả những gì mà chúng ta thương yêu là không thể tránh được. Ðức Phật nhắc chúng ta phải tu tập thiền chánh niệm để đạt được trí tuệ giúp ta đối đầu với cái chết bằng sự thanh thản. Ngài nói với các tỳ kheo: "Bởi vậy các con phải tự rèn luyện. Chúng ta phải chấp nhận cái chết bằng chánh niệm và tự tại." Và lời dặn dò cuối cùng của Ðức Phật là: "Tất cả những gì do duyên hợp đều phải tan rã. Các con phải phấnđấu chuyên cần."

Người sống một cuộc đời đẹp đẽ có thể chết một cách đẹp đẽ. Một ngày nọ tôi tình cờ đọc mấy dòng hồi tưởng rất cảm động trong một tờ báo. Khi bà trút hơi thở cuối cùng và đi vào cõi bất diệt, mặt bà sáng ngời và môi bà nở một nụ cười. Chị F, trông thấy vậy, thốt lên: "Hãy nhìn kìa, bà đang nhìn thấy Thượng Ðế". Việc này xẩy ra như vậy, tôi biết bà là một người Cơ Ðốc Giáo, đã chết một cái chết đẹp như vậy. Bà có tính dịu dàng, tử tế và lúc nào cũng quan tâm đến phúc lợi của người khác. Tôi được biết bà là một nhà giáo thường tìm các học trò yếu kém để dạy thêm và khuyến khích chúng. Bà được thương yêu sâu xa và trân quý bởi gia đình và tất cả những người đã tiếp xúc với bà. Tôi được biết bà bao giờ cũng là một người dễ thương và thương yêu tất cả mọi người quả thật đời bà giống như một vị thánh.

Vì đã sống một cuộc đời đẹp như vậy, thảo nào bà đã chết một cái chết đẹp. Tôn giáo của chúng ta có thể khác nhau nhưngÐức Ðạt Lai Lạt Ma, người được giải Hòa Bình Nobel, nói rằng: "Từ bi là cốt lõi của tất cả tôn giáo." Niềm tin sắt đá của tôi là nếu chúng ta đã sống một cuộc đời tốt đẹp, thì khi chúng ta chết chúng ta sẽ chết một cái chết đẹp dù chúng ta là Phật Tử, Cơ Ðốc Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo hay của bất cứ quan điểm nào hay niềm tin nào. Như Ðức Phật nói, chính hành vi tạo thành con người. Trong phương diện này, tôi thường nói với người Phật tử: thà là một người Cơ Ðốc Giáo, một người Hồi Giáo tốt còn hơn là một Phật tử xấu. Bởi vậy, người Cơ Ðốc Giáo tốt khi họ chết họ có thể thấy Thượng Ðế của họ hay ánh sáng. Người Phật tử có thể thấy những hình ảnh tinh thần của Ðức Phật, a la hán, thiên nhân, hay cảnh thiên đường và ánh sáng rực rỡ.

Jack Kornfield, một vị thầy thiền Minh Sát người Mỹ, có lần kể trong tờ báo Inquiring Mind khi ông viếng thăm Howard Nudleman, một bác sĩ phẫu thuật và là một người tu thiền một ngày trước khi ông chết về ung thư ra sao. Ông nhớ lại rằng khi ông đi vào phòng ông Howard giống như ông đi vào một ngôi chùa như thế nào. Và khi ông nhìn vào ông Howard, ông Howard nhìn ông mỉm cười, một nụ cười ngọt ngào không thể tưởng tượng được, một nụ cười mà ông Kornfield không bao giờ có thể quên được trong quãng đời còn lại của ông.

Vâng, tôi tin chắc có rất nhiều chuyện cảm động về những cái chết đẹp của những người con người đẹp. Cho nên, chính cái chết có thể là một sự kinh qua đẹp. Khi chúng ta sống một cuộc đời lương hảo, và thân này trở nên yếu ớt và suy sụp, chúng ta có thể đối mặt với cái chết một cách tao nhã khi biết rằng chúng ta đã sống một cuộc đời thiện và bây giờ đã đến lúc chúng ta tiến tới.

Cho nên khi một người thân yêu sắp phải chết, chúng ta nên hiểu biết và để cho người ấy ra đi an bình. Chúng ta cố gắng làmđiều đó vì người đó càng thanh thản và đẹp đẽ càng tốtõ. Rõ ràng, chúng ta không nên khóc lóc than van. Than khóc chỉ gây khó khăn thêm cho người sắp chết. Ðương nhiên nếu người ấy là một người Phật tử hiểu biết và còn đủ sức để nói thì người ấy, giống như Ðức Phật, sẽ nhẹ nhàng quở trách: Này các người thân yêu, tại sao các người phải khóc? Ðức Phật chẳng đã dạy ta bằng nhiều cách là chia ly không thể tránh được trong đời sống đó sao? Làm sao có thể là cái mà phải tan rã lại không tan rã? Ðiều đó không thể được. Cho nên chúng ta phải suy ngẫm sâu xa về Pháp. Này người thân yêu của tôi, thân này không phải của chúng ta. Tâm này cũng không phải của chúng ta. Chúng sinh diệt theo duyên hợp. Chúng ta phải tu tập chánh niệm sâu xa để thấy việc này, cho nên,đừng bám víu nữa, chúng ta có thể giải thoát khỏi sinh tử. Người thân yêu của ta, hãy mạnh lên. Dù tôi phải cáo từ bạn, tôi muốn nhắc nhở các bạn về những lời dặn cuối cùng của Ðức Phật: "Tất cả những hiện tượng do duyên hợp đều phải tan rã. Cho nên, ta kêu gọi các con, hãy phấn đấu chuyên cần."

Vâng, tất cả Phật tử nên nhớ lời dặn cuối cùng của Ðức Phật cho chúng ta là hãy phấn đấu không mệt mỏi để đạt được trí tuệ hầu giải thoát chúng ta khỏi sinh tử. Một người tu thiền định phải thiền về cái chết. Người ấy có thể quán hơi thở, thở ra hít vào của mình hay bụng phồng lên và xẹp xuống do hít vào thở ra. Nếu gặp phải khó khăn gì, người ấy có thể nhận thức về chúng, ghi nhận chúng là thế không sợ hãi lo lắng mà bình tĩnh và vững tâm. Người ấy có thể quán thấy những cảm giác đau đớn, chịu đựng chúng dù chúng lên cao độ. Người ấy có thể tự nhắc nhở mình, chúng chỉ là những cảm giác, mặc dù là cảm giác khó chịu. Người ấy cũng thấy chúng vô thường, chúng không ngừng sinh rồi diệt. Người ấy sẽ hiểu và không bám víu hay bị ràng buộc vào thân. Người ấy biết cả tâm lẫn thân cũng sinh và diệt theo duyên hợp. Người ấy có thể suy ngẫm: "Thân này và tâm này không phải của tôi. Chúng chẳng bao giờ thuộc về tôi cả. Chúng sinh vì duyên hợp, và theo duyên hợp, chúng sẽ diệt. Cho nên, mắt này không phải của tôi, tai này không phải của tôi, mũi này không phải của tôi... Thân này được tạo thành bởi bốn yếu tố, đất, lửa, nước và gió, chúng tượng trưng cho những đặc tính của vật chất, những đặc tính về tính cứng, tính mềm, sức ép, sức căng, nóng và lạnh vân vân... Chừng nào năng lượng của nghiệp còn kéo dài kiếp sống của tôi trong cỡi đời này, thân này còn sinh tồn. Khi năng lượng của nghiệp cho đời này hết, thì thân này chết và một cái tâm mới được duyên hợp bởi cái tâm cũ vào lúc chết. sinh ra trong thân mới. Nếu tôi đạt được a la hán quả, không cần phải tái sinh nữa. Nếu tôi không có a la hán quả, tuy nhiên, đã sống cuộc đời thiện, tôi không sợ tái sinh. Tôi có thể có một cuộc sống mới làm người được phú cho mọi điều tốt đẹp và thông minh hay một chúng sinh ở cảnh trời và từ đấy tôi tiếp tục con đường phát triển cho đến khi tôi đạt được Niết Bàn tối hậu, sự chấm dứt sinh tử."

Suy ngẫm như vậy, người tu thiền sẽ trở nên rất bình tĩnh và vững vàng. Người ấy sẽ trở nên rất an lạc. Người ấy có thể mỉm cười ngay cả trước cái đau đớn và với những người tập hợp chung quanh. Với tâm rất an lạc, cảm giác đau đớn của thân có thể chấm dứt. Người ấy có thể chết thanh thản và an lành, nhẹ nhàng chút hơi thở cuối cùng.

NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT SUNG SƯỚNG



Khi Cấp Cô Ðộc, người nhân đức và đại ân nhân của Ðoàn Thể Tăng Già sắp chết, Xá Lợi Phất, người Ðệ Tử lớn nhất của Ðức Phật, thuyết giảng về sự không quyến luyến cho ông. Xá Lợi Phất nhắc Cấp Cô Ðộc là đời sống chỉ là một tiến trình tùy thuộc vào duyên hợp, và tâm và thân tạm bợ này không có gì đáng để bám víu vào. Xá Lợi Phất đưa ra một bản danh sách toàn bộ những cái mà đời sống cấu thành, cho thấy tất cả đều là duyên hợp phù du không thể bám víu vào được. Ngài giảng: "Cho nên Cấp Cô Ðộc không nên hiểu theo những dạng thức nhìn thấy và mắt, âm thanh và tai, mùi và mũi, vị và lưỡi, xúc và thân, và ý thức tùy thuộc vào tất cả những thứ này. Cấp Cô Ðộc không nên hiểu theo nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Ông nên hiểu bản chất vô thường của chúng và quan sát sự sinh diệt của chúng, không bám víu vào chúng và hay không thích chúng.

"Tương tự như vậy, Cấp Cộ Ðộc không nên hiểu theo sự tiếp xúc tùy thuộc vào mắt và hình dạng, tai và âm thanh và vân vân... Ông không nên hiểu theo cảm nghĩ dù thích thú hay không thích thú, cảm nghĩ nảy sinh tùy thuộc vào sự tiếp xúc. Ông phải xem xét tất cả chúng bằng trầm tĩnh, hiểu biết thực chất của vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Thân được tạo thành bởi bốn yếu tố giãn nở, dao động, cố kết, và nhiệt độ. Tâm được tạo thành bởi cảm nghĩ, nhận thức, hoạt động tinh thần và thức. Tất cả chúng đều vô thường và lúc nào cũng thay đổi. Xá Lợi Phất khuyến khích Cấp Cô Ðộc không nên luyến chấp vào một trong những thứ đó. Không có gì trong thế giới này có thể gọi là cái ngã thường còn. Trong ý nghĩa tối hậu, không có cái ngã trong tâm và thân. Và cho nên không có gì để Cấp Cô Ðộc bám víu vào."

Khi nghe được Pháp sâu xa này, một niềm an lạc và sung sướng lớn lao bao trùm Cấp Cô Ðộc. Và ông ta đã khóc. Thị Giả của Ðức Phật, Ngài A Nan có mặt lúc ấy tiến lại gần và hỏi Cấp Cô Ðộc tại sao ông khóc. "Có phải vì ông đã không chịu nổi cơnđau?" "Không phải", Cấp Cô Ðộc trả lời. Không phải là như thế. Mà đúng hơn là vì bài thuyết giảng của Xá Lợi Phất quá đẹp đến nỗi đã làm cho ông xúc động sâu xa. "Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ cảm xúc như thế. Cho nên đó là lý do tại sao tôi khóc," ông nói với A Nan và Xá Lợi Phất. Những giọt nước mắt của ông không phải là nước mắt phiền não mà là những giọt nước mắt vui sướng – vui sướng vì nghe và hiểu được Pháp sâu xa như thế.

Cấp Cô Ðộc hỏi tại sao Pháp như thế không được thường thuyết giảng cho các cư sĩ. Xá Lợi Phất trả lời vì người cư sĩ thường thấy khó lĩnh hội Pháp sâu xa như thế, họ đều bị luyến ái vào rất nhiều lạc thú sẵn có trong đời sống. Cấp Cố Ðộc phản đối là có những người có thể hiểu và lĩnh hội Pháp sâu xa này, và những ai không được nghe sẽ bị thiệt thòi. Ông thúc giục Xá Lợi Phất thường xuyên thuyết giảng về không luyến chấp cho những người khác như bài giảng mà ông vừa được thuyết giảng.

Ít lâu sau, Cấp Cô Ðộc chết. Vì lúc cuối cùng của ông rất an lạc và đã sống một cuộc đời lương hảo, theo lời Ðức Phật, ôngđược tái sinh ở cung trời Ðâu-xuất. Khi một người đã đạt được bậc thứ nhất của thánh quả (Tu-đà-hoàn) người ta tin rằng Cấp Cô Ðộc có thể, trong bảy kiếp, sẽ đạt giác ngộ hoàn toàn và do đó sẽ giải thoát khỏi tái sinh.

Cũng có những câu chuyện về những thầy tỳ kheo đắc quả A la hán (giác ngộ hoàn toàn) trên giường lúc sắp chết. Cho nên những hành giả du già ngày nay có thể thiền định đến lúc cuối cùng, họ biết họ có thể thực hiện kiến thức tuệ giác, hiểu thấu về vô thường, khổ đau và vô ngã, và thậm chí đạt được thánh quả vào lúc chết.

Một hành giả du già có thể trải tâm từ, thương yêu-khả ái. Cả đến lúc sắp chết, người ấy có thể trải những ý nghĩ thương yêu-khả ái đến tất cả chúng sinh. "Nguyện cho tất cả chúng sinh đều hạnh phúc. Nguyện cho chúng sinh thoát khỏi tai họa và nguy hiểm. Nguyện tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau tinh thần .... khổ đau thể chất... Nguyện cho họ quan tâm lẫn nhau trong hạnh phúc". Chết với những tư tưởng thương yêu cho tất cả chúng sinh là một cách chết cao thượng. Trong cuốn Visuddhimaga, một cuốn sách thiền kinh của Phật Giáo, có nói rằng một người có thói quen trải tâm từ, sẽ chết rất an lạc, như thể là ngủ thiếp đi một cách dễ chịu. Và nếu người ấy không đạt được thánh quả A la hán, và phải tái sinh thì cũng tái sinh vào cõi trời.

Vâng, một người du già không sợ chết. Người ấy có thể từ bỏ một cách thanh nhã thân và tâm vì biết rằng sống hay chết chỉ là hai mặt của một vấn đề, vì hiểu rằng trong khi chúng ta còn sống chúng ta đang chết từng chập một, chết vào mỗi lúc qua đi, và bị tái sinh vào mỗi lúc mới đến. Các hiện tượng tinh thần và thể chất không ngừng sinh và diệt. Không có gì đứng nguyên dù chỉ một giây. Ðiều này cũng đã chứng minh được trong vật lý lượng tử nơi người ta thấy rằng các hạt hạ nguyên tử triệt tiêu năng lượng với mức 10 tới 22 lần chỉ trong một giây. Ðức Phật cũng nói các hiện tượng tinh thần và thể chất không ngừng sinh ra và tan biến. Chừng nào mà chúng ta chưa loại bỏ được năng lượng nghiệp-tái sinh bằng cách nhổ tận gốc rễ những ô nhiễm của tham sân và si, thì chúng ta vẫn tiếp tục phải tái sinh. Chết trong sự sống này chỉ là sự chấm dứt của tuổi thọ cho thân và tâm trong sự sống này. Nhưng ngay lúc mãn hạn của tâm vào lúc chết, không có khoảng cách nào, một tâm mới nảy sinh nhập vào một thân mới theo nghiệp hay những hành vi của chúng sinh ấy trong đời trước. Cho nên người du già hiểu tâm lúc chết căn bản không khác gì tâm ở mọi lúc nên không sợ hãi. Người ấy chấp nhận cái chết trong chánh niệm và tự tại phù hợp với chỉ dẫn của Ðức Phật.

LÀM CHO BẦU KHÔNG KHÍ THANH THẢN



Khi tạo bầu không khí thanh thản cho một người sắp chết, chúng ta phải biết sở thích của người đó, những gì thích, những gì không thích của người ấy. Thí dụ, người ấy thích hoa. Chúng ta nên có hoa trong phòng bệnh cạnh giường. Người ấy có thể thích chết trong căn phòng ấm cúng của mình, trong môi trường quen thuộc và thanh bình với mình. Cho nên nếu có thể người ấy thích chết ở nhà hơn là ở bệnh viện. Nhưng nếu không thể được và cần để bệnh viện săn sóc, chúng ta nên cố gắng làm cho cảnh chung quanh trong bệnh viện càng riêng tư, ấm cúng và thanh bình càng tốt. Một phòng riêng thì tốt nhất, nhưng không phải tất cả mọi người có thể có đủ khả năng để trả tiền. Dù bất cứ ở chỗ nào, chúng ta cũng cố gắng làm cho bầu không khí càng thanh bình càng tốt.

Có thể có một hình ảnh nhỏ của Ðức Phật mà người ấy thích ngắm. Nếu như vậy, chúng ta có thể để bức hình bên cạnh hoa ở bên cạnh giường. Thái độâ nghiêm trang thanh thản ở hình Ðức Phật có thể làm cho an tâm. Nhìn vào bức hình này, ta nhớ đến trí tuệ và lời dạy của Ðức Phật. Việc đó có thể cho nhiều an ủi và an lạc, nhất là những lúc cần thiết. Căn phòng phải được sạch sẽ và ấm cúng. Người sắp chết có thể thích cái giường của mình hướng về của sổ để có thể nhìn được cây cối có thể làm cho tâm an tịnh. (Thí dụ, Ðức Phật đã chọn cái chết trong thiên nhiên giữa hai cây sala (tha la) đang nở hoa tại rừng Câu Thi Na)

Nếu chẳng may người sắp chết mất bình tĩnh và lộ vẻ sợ hãi, lo âu hay đau đớn, thân nhân nên làm cho người ấy an tâm. Thí dụ như người thân có thể cầm tay người sắp chết trong tay hay vuốt nhẹ vào trán, nói năng ngọt ngào để người ấy an tâm. Người vợ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng người sắp chết về Pháp, sự cần thiết phải giữ tâm bình tĩnh và hành thiền. Bà ấy cũng có thể an tâm người sắp chết hãy đừng lo lắng gì về bà hay con cái, rằng đã có giáo lý của Ðức Phật và sẽ sống nương nhờ vào giáo lý ấy. Bà ấy biết cách săn sóc cho mình và những đứa con. Bà cũng có thể nhắc người sắp chết là tài sản, người thân yêu và tâm và thân rốt cuộc cũng không phải là của chúng ta. Chỉ có những hành vi của chúng ta mới là tài sản thực sự theo chúng ta. Bà cũng nhắc nhở ông ấy về cuộc đời lương thiện của ông, sự săn sóc của ông cho gia đình, và tất cả những hành động thiện mà ông đã làm. Nhớ như vậy và hiểu rõ Pháp, người ấy có thể trở thành mạnh mẽ. Người ấy có thể mỉm cười và thanh thản. Cái chết không còn làm cho người ấy sợ hãi.

Ðương nhiên những gì chúng ta đã nói chỉ là một thí dụ cho một diễn tiến có thể xẩy ra. Ðến lúc đó, không thể có kịch bản nàođược sửa soạn cho việc này. Nhưng nếu ta hiểu Pháp ta có thể phản ứng Pháp theo trực giác và theo hoàn cảnh lúc ấy, nói và làmđiều phải để giúp đỡ người ra đi một cách an bình.

Vào thời Ðức Phật, Nakulamata, vợ của Nakulapita chỉ làm như sau: Bà đã an tâm người chồng khi ông này sắp chết. Bà ta nói với chồng: "Anh thân yêu, đừng chết với bất cứ nuối tiếc nào hay luyến chấp bất cứ thứ gì. Giáo chủ của chúng ta, Ðức Phật đã nói chết theo cách như vậy thật không khôn ngoan chút nào."

Hiểu tính chồng, bà tiếp tục: "Anh thân yêu, anh có thể nghĩ rằng khi anh đi rồi, em không thể nuôi nấng con cái và giữ gia đình êm ấm. Nhưng đừng nghĩ như vậy, em rất khéo tay về cuốn bông và chải len. Em có thể nuôi nấng con cái và giữ gia đình êm ấm. Cho nên, hãy thanh thản."

Và bà ta đã an tâm người chồng là bà sẽ giữ đức hạnh và tu tập Phật Pháp cho đến khi đạt được giác ngộ. Và nếu ai nghi ngờ việc này, hãy để cho họ đi hỏi Ðức Phật là người mà bà ta chắc chắn là sẽ bầy tỏ lòng tin tưởng ở nơi bà. Nghe thấy những lời bảođảm như vậy, thay vì chết, Nakalapita cảm thấy khỏe hơn rất nhiều và đã khỏi bệnh! Sau này, khi cặp vợ chồng thắm thiết này đến gặp Ðức Phật, Ðấng Thế Tôn đã nói với Nakulapita rằng Nakulapita đã rất may mắn có một người vợ như Nakulamata: "Ông thật hết sức may mắn có người vợ như Nakulamata đã hết sức thương yêu và từ bi với ông, bà đã mong muốn ông được hạnh phúc và có thể khuyên nhủ ông trong lúc cấp thiết"

Thân quyến cũng nên ủng hộ triệt để những gì có thể cho người sắp chết. Như đã nói trước đây họ không nên khóc vì khóc sẽ gây khó khăn cho người chết. Nhưng nếu họ thấy khó kìm hãm nổi mình thì hãy suy ngẫm về Pháp. Họ có thể suy ngẫm rằng cái chết không thể tách rời sự sống. Khi có sự sống ắt phải có cái chết. Ðó là điều chúng ta phải chấp nhận một cách tế nhị. Ngoài ra khi thân đã hư hoại và bệnh nặng, thì thật là mừng để "thoát khỏi" nó. Nhận lấy một cuộc kiếp sống mới, người ấy sẽ khá hơn. Suy nghĩ một cách khôn ngoan, thân quyến có thể giành lại được sự tự tại và giúp đỡ người sắp chết ra đi xứng đáng và thanh thản.

CHẬP TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG



Chập tư tưởng cuối cùng hay lúc chết được cho là rất quan trọng. Nếu ta chết vì sợ hãi, giận dữ, tham lam hay bất cứ với trạng thái tinh thần bất thiện nào, thì tái sinh xấu sẽ nảy sinh. Nếu ta chết trong thanh thản, hiểu biết, với chánh niệm và trầm tĩnh, tái sinh tốt sẽ xảy ra. Thường thường nếu ta có một cuộc sống thiện thì chập tư tưởng cuối cùng đương nhiên sẽ là chập tư tưởng thiện. Những hành vi thiện ta đã làm có thể xuất hiện trước tuệ nhãn. Hay ta có thể có những ảo giác về định mênh sắp tới, như nhìn thấy quang cảnh ngoạn mục ở cõi trời và những người rất đẹp. Trái lại nếu ta sống một cuộc đời tội lỗi thì những hành vi ác đã làm có thể xuất hiện trước mắt ta hay có những ảo giác về lửa địa ngục hay có thể nhìn thấy những điềm xấu khác. Trong đời sống tuy nhiên chúng ta không hẳn là tốt hay cũng không hẳn là xấu, có một sự pha trộn xấu và tốt trong chúng ta. Nhưng nếu xếp toàn bộ chúng ta là tốt thì chúng ta tin là sẽ có một tái sinh tốt.

Nếu chúng ta có một sự hiểu biết rõ ràng về sống và chết, chúng ta có thể chết với sự vững vàng và trầm tĩnh. Chúng ta có thể, như đã nói, hành thiền cho đến lúc cuối cùng, giữ vững chánh niệm và tự tại. Vì đã sống một cuộc đời thường là thiện và hơn nữa có thể giữ chánh niệm trong lúc trực diện với cái chết, chúng ta chắc chắn được bảo đảm một tái sinh tốt – lại là người tốt – hay chư thiên, một chúng sinh ở cõi trời. Cũng có hy vọng là chúng ta có thể nhanh chóng, dù bất cứ tái sinh nào đã xẩy ra, chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử, cho nên không còn phải tái sinh, chúng ta sẽ giành được an lạc của Niết Bàn.

Ðôi khi có câu hỏi sau đây: Cái gì sẽ xảy ra nếu không giữ được chánh niệm, nhất là khi người ấy không trải qua sự rèn luyện hành thiền nào? Chẳng hạn nếu người ấy chết trong trường hợp hôn mê thì sao? Hoặc người ấy đột nhiên bị chết đột ngột trong một tai nạn xe cộ thì sao? Theo sự hiểu biết của tôi về kinh sách được dạy của Ðức Phật, tôi có thể nói rằng nếu ai đã sống một cuộc đời lương thiện, thì những cơ may là chập tư tưởng tốt sẽ xuất hiện vào lúc chết và một tái sinh tốt sẽ nảy sinh. Nghiệp của chúng ta là nơi nương tựa đích thực của chúng ta (nghiệp quả), cho nên theo tổng số sức nặng về những hành động thiện mà chúng ta đã làm sẽ dẫn chúng ta đến một tái sinh tốt. Ðó là lý do tại sao chúng ta phải sống một cuộc đời thiện trong lúc còn sống, và không chờ đến lúc gần chết thì đã quá muộn. Nhưng vì trong đời sống chúng ta đã làm cả xấu lẫn tốt, có khả năng là chúng ta có thể vụng nhớ đến những hành vi xấu thay vì những hành vi tốt vào lúc chết. Cho nên giữ chánh niệm quan trọng hơn tất cả; chánh niệm giúp ích nhiều. Với chánh niệm, những tư tưởng xấu không thể thâm nhập tâm chúng ta và chúng ta có thể chết bình tĩnh, thanh thản. Chánh niệm là một đức tính tuyệt vời – có thể giúp chúng ta trong cả sống và chết – tại sao chúng ta không trau dồi và phát triển nó trong khi chúng ta còn sống?

---*---

Một tỳ kheo chuyên tâm chánh niệm về cái chết thì lúc nào cũng siêng năng. Vị tỳ kheo ấy nhận thức được sự tan vỡ ảo tưởng của tất cả các loại đang trở thành (sự sống). Thắng được sự luyến ái vào đời sống, vị tỳ khéo ấy lên án tội lỗi. Vị ấy tránh tích trữ nhiều. Vị ấy không bợn chút tham lam nào về vật dụng cần thiết. Nhận thức về vô thường phát triển trong mình, theo sau là xuất hiện sự nhận thức về khổ đau và vô ngã. Nhưng trong khi chúng sinh không phát triển chánh niệm về cái chết không tránh nổi sợ hãi, khủng khiếp, và bối rối vào lúc chết như thể đột nhiên bị bắt bởi thú rừng, ma quỷ, rắn, trộm cướp, hay kẻ giết người thì vị tỳ kheo ấy không một chút sợ hãi, và không bi rơi vào bất kỳ tình trạng nào như vậy. Và nếu vị ấy không đạt được cái bất tử, thì ít nhất vị ấy cũng đi về một định mệnh hạnh phúc khi thân tan rã.

Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimaga)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]