Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu dẫn

03/04/201314:15(Xem: 8786)
Tiểu dẫn
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

TIỂU DẪN

Thích Mật Thể
Nguồn: Thích Mật Thể

Theo tục truyền, nước Việt Nam ta khai quốc bắt đầu từ dời Hồng Bàng (2879 trước TL..?) lấy quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bấy giờ dân ta còn mông muội lắm, ngoài sự tín ngưỡng thần trời (ông Sâm, mụ Sét), thần cây, thần đá v. v… như các dân mọi rợ hiện giờ, thì cũng không có một tín ngưỡng gì thuộc về một tôn giáo nào nữa.

Điều đó không có gì là lạ; bởi không luận dân tộc nào, hễ còn ở vào cái thời kỳ dã man, trí thức chưa được nảy nở, thì về phần tín ngưỡng, đại khái đều giống nhau. Và người ta còn dùng bao nhiêu câu thần thoại để giải thích những hiện tượng mà người đương thời đó cho là bí mật khó hiểu trong vũ trụ. Như chuyện Sơn tinh, Thủy tinh trong I.ích sử nước ta chẳng hạn v.v.. Nên ta có thể nói sự tín ngưỡng ấy là một Thần đạo rất phổ biến của nhân loại buổi sơ khai.

Đến đời Tần Thủy Hoàng sai Đề Thư đem quân sang đánh Bách Việt (Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc kỳ bây giờ), (214 trước TL), cho đến khi Triệu Đà nổi lên làm bá chủ cả quận Nam Hải và Âu Lạc (tên cũ nước ta ngày xưa) (207 trước TL) thì dân ta mới bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc. Tuy vậy cũng chưa được hấp thụ gì mấy.
Mãi đến đầu thế kỷ, sau khi Lộ Bác Đức diệt xong họ Triệu, các vua Trung Quốc mới nghĩ đến việc truyền bá văn chương, lễ nghĩa sang lãnh thổ mới. Nhưng thật ra, thời ấy họ cũng chỉ dạy cho một số ít người hiểu sơ về lễ giáo và đủ làm thông ngôn mà thôi.

Đến đời Sĩ Nhiếp, nghĩa là bắt đầu vào khoảng năm 178, họ Sĩ được lãnh chức Thái Thú ớ đất này, bấy giờ sự giáo dục mới có tổ chức, các học thuyết Khổng, Mạnh mới bắt đầu truyền bá một cách rõ rệt. Trong khi họ Sĩ đương đem Nho học khai hóa cho dân ta, đồng thời Phật giáo cũng ở ấn Độ và Trung Quốc truyền vào; sau Phật giáo lại có Lão giáo, cũng truyền vào lúc này.

Thế là dân nước ta đến đây đã có được ba tôn giáo. Tựu trung Phật giáo trước tiên được nhận làm Quốc giáo và được nhân dân sùng tín hơn cả. Nhờ tinh thần sáng suốt của thể đạo, với công nghiệp bố giáo của các Tổ sư, Phật giáo rất có công to trên lịch sử văn hóa nước nhà.

…Mà Phật giáo là gốc ở ấn Độ truyền qua Trung Quốc sang ta; vì sự liên quan ấy, nên trước khi muốn rõ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, ta cần phải biết qua nguồn gốc Phật giáo Ân Độ và Phật giáo Trung quốc. Điều đó tưởng cũng không phải là vô ích.




CHÚ THÍCH:
[1] Tường Như Lược dịch
[2] Có tham khảo lời Sư bà Diệu Không kể do Lệ Như ghi năm 1985. Tiểu sử này được công bố năm 2004
[3] Ngô bổn lai bất thuyết nhất tự. Đồng với tư tưởng này Lão Tử nói: "Đại biện nhược nói"
[4] Ngày xưa sự khắc bản in sách rất khó, nên ai có làm được quyển gì chỉ để đựng trong nhà, ít khi có dịp in thành sách mà công bố cho đời.
[5]"Xú đồ thành trệ, phất Tổ thành oan"? Câu thoại đầu của phải Thiền tôn…"Kim triệu nguyện môn hoàn gia lý, hà tất bôn man vân tổ tông" - Liễu Quán.
[6] Phật giáo lược khảo - Nam Phong 40 (Mà cũng khó thật, sách vở nước ta ngày xưa ghi chép hết sức lan man. Đến đời Trần Nhân Tôn lại bị người Chàm kéo vào cướp đốt khắp nơi; đời Hồ lại bị tướng Minh thu hết cả sách vở đem về Kim lăng (Trung Quốc) trước khi Gia Long phục quốc lại phải mấy năm chiến tranh với Tây Sơn nên sách vở và bia ký các chùa cũng đã tiêu tán mất nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567