Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Chữ tài

03/04/201312:23(Xem: 8989)
Chương 6: Chữ tài
Vụ Án Một Người Tu

Phần 2
Chương 6: Chữ Tài

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Mấy câu cuối của truyện Kiều, Cụ Nguyễn Du đã dịch lại văn xuôi truyện "Thanh Tâm Tài Tử " vào đời nhà Minh bên Tàu thuộc thế kỷ thứ 15 nghĩ cho cùng cũng thấm thía:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách bởi trời gần trời xa
Thiện căn vốn tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Sư Tịnh Thường cứ ngâm đi ngâm lại 4 câu thơ nầy mãi và ra chiều đắc ý lắm. Sư tự nhủ lấy mình rằng: chữ tình mình đã trải qua, tuy chưa sóng gió lắm, chẳng qua vì nghiệp lực của mình còn nhẹ nên mới dừng ở đây thôi và cách hay nhứt là mình phải tìm cách thoát ly nó. Nhưng tiền thì sao? Tìm đâu ra để thoát ly đây.

Sư lo nghĩ nát óc; nhưng chăng có một phương kế diệu dụng nào. Một hôm nọ Sư tìm đến Sư huynh Tịnh Đạo để xin hiến kế.

- Thưa Sư huynh! Bây giờ phải tính sao đây?

- Có gì đâu mà tính. Cô Duyên đã sẵn sàng đủ cả rồi, đã chuẩn bị cho Sư đệ đầy đủ tiền bạc và ngay cả hột xoàn nữa, để làm kế hộ thân.

- Nhưng người tu đâu cần những thứ ấy.

- Đúng vậy! Nhưng đệ phải luôn nghĩ rằng nó chỉ là phương tiện thôi chứ không phải là cứu cánh đâu nhé. Lần nầy nếu trót lọt được, chỉ có một mình đệ ở nơi phương trời xa lạ ấy, còn huynh và những người chung quanh không có ai cận kề đâu. Hãy tự quyết định lấy.

Thế là ngày xuống bến cũng đã đến. Sư Tịnh Thường cũng chẳng biết tại sao mình phải ra đi. Ra đi để trốn Duyên, để trốn xã hội đương thời đang vây bủa cuộc sống tinh thần của người Tăng sĩ, hay ra đi để trốn tránh chính mình?

Có lẽ cả 3 đều có lý; nhưng cả 3 cũng không có lý chút nào khi câu chuyện chấm dứt tại đây.

Cái may của Sư là khi thuyền nhỏ ra khơi đã được tàu lớn vớt lên liền. Sư và một số người khác đã được vớt vào đảo và ở đó Sư Tịnh Thường hay sinh hoạt chung với các bạn trẻ trong những giờ văn nghệ cũng như gia chánh. Sư có biệt tài kể chuyện rất hay. Câu chuyện đó dầu là một câu chuyện vô ý vị; nhưng Sư có thể kể hàng giờ mà người nghe không thấy chán. Quả là Sư có biệt tài, nhiều người trẻ đã thán phục Sư như thế. Ngoài ra Sư có tài nấu chay rất giỏi, phải nói rằng chưa có mội người đàn bà nào nấu chay ngon hơn Sư đâu.

Đó là chưa kể Sư hay nhại những bài cải lương, vọng cổ có vẻ tục lụy ngoài đời thành 6 câu vọng cổ theo ý đạo và chính Sư tự đánh đàn, tự ca cũng muồi mẫn lắm chứ.

Một hôm Sư thổ lộ cho Sinh, một người Phật Tử vượt biên ở chung khu trại với Sư rằng: Sở dĩ mà Sư đi được là nhờ có một nữ tín chủ giúp đỡ tiền bạc. Hiện tại Sư còn mang theo đây mấy cây vàng và mấy hột xoàn, cũng như mấy chiếc cà rá nữa.

Sinh nghe bùi tai quá, dĩ nhiên không phải có ý tham lam; nhưng Sinh muốn xem cho tận mắt thử cây vàng như thế nào và hột xoàn ra sao. Sinh thưa Sư:

- Bạch Sư! Sư có thể cho con xem cây vàng ra sao không Sư?

- Chỉ có con mới được đó nghe! Đặc biệt lắm đó. Đây nè! Một cây vàng gồm có 2 miếng lớn và 1 miếng nhỏ, nên gọi là Một Cây. Đây là vàng thiết đó.

Còn đây là hột xoàn nầy. Loại nầy hiếm lắm, tới 6 ly đó. Những loại nầy Sư cẩn thận cất giữ nơi chéo quần trong của Sư, vì nơi trại tạn nầy có nhiều vấn đề quá.

Sinh sau khi xem được những đồ quý báu ấy của Sư thì vui vẻ và đôi khi có dịp lại hay đi khoe khoang với chúng bạn là Sư có tài kể chuyện hay, Sư đàn hát giời và Sư có nhiều của quý báu nữa.

Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa, nên cuối cùng rồi cả trại tạn ai ai cũng biết cả; nhưng vì họ nghĩ Sư là một người tu nên cũng im hơi lặng tiếng, không có ý kiến gì thêm về việc nầy. Thỉnh thoảng Su cũng đem những món đồ quý giá kia săm sua và dọ ý hỏi một số người về giá trị món hàng ấy nếu tính ra bằng đô-la là bao nhiêu chẳng hạn – Người khen tốt, kẻ chê xấu, loạn cả lên, Sư cũng chẳng biết đâu mà lường.

Có một điều Sư không lường được. Đó là tai họa về sau nầy làm cho Sư phải vào tù ra tội cũng chính vàng, hột xoàn, kim cương nầy là thủ phạm. Bởi vậy ngày xưa Phật đã dạy: "Vàng bạc và sắc đẹp là con rắn độc" quả chẳng ngoa chút nào.

Sắc đẹp, Sư đã vấp phải. Tuy chưa bị nó cắn xé; nhưng tâm tư của Sư có hồi cũng đã thất điên bát đảo. Nhớ lại ngày nào nếu không có Sư huynh Tịnh Đạo giúp đỡ thì Sư cũng đã sa vào vũng lầy tội lỗi rồi. Còn bây giờ tiền bạc ở cõi xa xăm đơn chiếc nầy quả là điều cần thiết, Sư đâu muốn buông xả nó. Nếu Sư buông xả thì cuộc đời còn lại của Sư phải tính sao đây? Ở đây đâu có đi khất thực được. Vả lại "đèn nhà ai nấy sáng" mà. Vì thế Sư cứ ôm giữ vàng bạc và đá quý trong người chẳng nào khác Sư ôm chặt một con rắn độc, nào đâu có biết. Nhiều khi Sư tự nghĩ: Phật dạy điều ấy đúng; nhưng chỉ đúng với thời xưa. Còn bây giờ thì cần phải xét lại. Vì mỗi một thời kỳ khác hẳn nhau mà.

Tuy Sư biết vậy; nhưng thấy lý luận của mình cũng có thể tự biện minh cho vấn đề của mình đã đặt ra được, nên cũng cảm thấy an tâm. Nhiều đêm thức giấc, Sư mơ màng thấy những vật quý kia bị đánh cắp, Sư la hoán lên, làm cho mọi người bên cạnh thức giấc bàng hoàng.

Ngày lại tháng qua Sư lại được một nước thứ 3 của Âu Châu bốc Sư đến đây để định cư và chính nơi đây Sư bắt đầu chinh phục mọi người về với mục tiêu của Sư như đã dự định.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]