TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 3
THỨHAI: GIỚI TRỘM
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
Trường hợp được phép làm, nhưtrong Giới bổn của Bồ-tát đã nói đầy đủ.
Hỏi:- Ðại thừa gặp trường hợp được phép làm, thì vấn đềsát sanh, ăn trộm, dâm dục, nói láo, đối với giới Bồ-tát, không những không trái phạm mà còn được nhiều công đức, đối với giới Tỳ-kheo có trái phạm không?
Ðáp: - Xuất gia đối với giới dâm thì Ðại thừa, Tiểu thừa đều cấm; ba giới sát, trộm và vọng thì Ðại thừa khai mởcho, Tiểu thừa thì ngăn cấm. Nếu quảthật vì lòng từbi, cứu vật thì đối với giới Bồ-tát tuy không trái phạm, nhưng đối với pháp của Tỳ-kheo vẫn phải y luật kiết tội. Luận rằng: Nơi thâm tâm của Bồ-tát còn muốn thay thếcho tất cảchúng sanh, nhận lấy cái khổnơi địa ngục, đâu không thểnhận lấy cái khổdo sựtrịphạt của Tăng? Thảng nhưtựxưng là Ðại sĩ, mà không tuân hành quy chếcủa Tăng thì đã chẳng phải là Tỳ-kheo mà cũng chẳng phải là Bồ-tát.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nơi làng xóm, hoặc nơi rừng vắng, lấy vật không cho với tâm trộm cắp; tùy theo sựlấy vật không cho ấy mà vua hay Ðại thần của vua, hoặc bắt, hoặc giết, hoặc trói, hoặc đuổi khỏi nước, hoặc khiển trách: “Ngươi là kẻtrộm, ngươi là kẻngu, ngươi là kẻkhông biết gì.” Tỳ-kheo ấy là kẻBa-la-di không được sống chung.
NGUYÊN DO1:
Ðức Phật du hóa nơi thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật. Lúc bấy giờ, trong thành có một vịTỳ-kheo, con của người thợđồsứ, tên là Ðàn-ni-ca, cất một thảo am nơi chỗrừng vắng. VịTỳ-kheo ấy đi vào trong thôn khất thực, trẻnhỏquơcủi dỡthảo am ấy đem vềchụm.Sau đó, vịTỳ-kheo kia trộn đất làm thành một ngôi nhà bằng đất, lấy củi và phân bò nung chín. Ngôi nhà ấy sắc đỏnhưlửa. Phật cấm không cho làm nhà hoàn toàn bằng gạch màu sắc đỏ. Nếu làm, phạm tội Ðột-kiết-la.Ðức Phật ra lệnh cho các Tỳ-kheo đến đập phá ngôi nhà ấy. Tỳ-kheo Ðàn-ni-ca lại lừa dối nói với người giữcây gỗcủa nước Ma-kiệt-đà đểlấy gỗquý lưu trữcủa vua Bình-sa. Ðại thần tâu với vua, vua nghĩ: Không nên vì một ít tài vật mà dứt mạng sống của người xuất gia, chỉquởtrách rồi đuổi đi. Các quan thì không bằng lòng,cưsĩthì cơhiềm. Hàng Tỳ-kheo thiểu dục, nhân đây bạch Phật, Phật quởtrách rồi kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Tùy bất dữthủpháp (tùy theo pháp không cho mà lấy), tức là tùy theo pháp tắc của nhà vua quy định lấy vật không cho, xửtrịnhưthếnào. Pháp của nhà vua lúc bấy giờlà: Nếu lấy năm tiền, hay lấy vật trịgiá đủnăm tiền thì bịtội tửhình.
Luật Thập tụng nói:
Một đồng trịgiá bằng một phần mười sáu của đồng tiền.
Luật nhiếp nói:
Năm ma-sái, một ma-sái có 80 bối xỉ2.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Lấy rời khỏi chỗthì phạm tội Ba-la-di. Chuẩn bịđểlấy mà chưa được, phạm tội Thâu-lan-giá, lấy gần năm tiền phạm Thâu-lan-giá, lấy không được phạm Ðột-kiết-la. Dạy người lấy, dạy người tìm, đồng nhưtrước. Phương tiện dạy người tìm năm tiền trởlên, nhưng người được dạy, lấy vật khác, hay lấy chỗkhác, người lấy phạm Ba-la-di, còn người dạy phạm Thâu-lan-giá. Nếu người được dạy không có tâm trộm cắp mà lấy được trên năm tiền thì người lấy không có tội, người dạy phạm Ba-la-di. Nếu người được dạy với tâm ăn trộm, lấy được năm tiền trởlên thì phạm Ba-la-di, còn người dạy không phạm bổn tội.
Vật có chủhay tưởng là có chủ, không cho mà lấy năm tiền trởlên, phạm Ba-la-di. Gần năm tiền trởxuống, phạm Thâu-lan-giá. Nghi là có chủ, lấy năm tiền trởlên thì phạm Thâu-lan-giá. (Nếu theo bộCăn bản thì cũng phạm tội Ba-la-di). Gần năm tiền trởxuống phạm Ðột-kiết-la (dựa vào bộCăn bảnthì cũng phạm Thâu-lan-giá). Không có chủ, tưởng là có chủvà nghi là có chủmà lấy năm tiền trởlên thì phạm Thâu-lan-giá, gần năm tiền trởxuống phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Ba chúng nhỏphạm Ðột-kiết-la, diệt tẫn. Trường hợp không phạm là: tưởng là cho, tưởng của mình, tưởng là phấn tảo (vất bỏ), nghĩrằng tạm lấy, ý tưởng là của người thân hữu, và lúc đầu chưa chếgiới v.v.... thì không phạm.
(Phần thứba3nói: Ý tưởng thân hậu ‘bạn thân’ có bảy yếu tốđểtạo thành người bạn thân đem lại lợi ích và lòng từmẫn. Bảy pháp là:
- Vật khó cho có thểcho.
- Việc khó làm có thểlàm.
- Việc khó nhẫn có thểnhẫn.
- Việc bí mật nói cho nhau.
- Không bươi móc nhau.
- Gặp khổkhông bỏnhau.
- Nghèo nàn không khinh dể.)
Căn bản tạp sựnói:
Phàm là người thân hữu, là người có thểgiao phó đời mình cho họ. Người ấy có 5 yếu tố:
- Có lòng thương yêu nhau.
- Càng gần càng vừa lòng.
- Tôn trọng lẫn nhau
- Xa lâu nhớnhau.
- Bạn dùng vật của mình, lòng sanh vui mừng.
Phần thứtư4nói:
Với tâm trộm cắp, vì người, đem vật phải chịu thuếcủa họqua khỏi cửa ải quan thuế, trịgiá đủnăm tiền, phạm Ba-la-di. Nhiều Tỳ-kheo bảo một người lấy vật của kẻkhác, lấy được năm tiền, nhưng tất cảmỗi người đều phạm tội Ba-la-di. (Vì dùng tâm trộm cắp lấy vật của người đủ5 tiền, lìa khỏi chỗcũ). Ðối với địa phương kia, vật được trịgiá là 5 tiền, nhưng đến địa phương này trịgiá dưới 5 tiền vẫn phạm tội Ba-la-di. Ðối với địa phương kia vật được trịgiá dưới 5 tiền, nhưng đến địa phương này trịgiá trên 5 tiền, phạm Thâu-lan-giá. Biết người đó với tâm trộm cắp, sai mình lấy vật của người, trước đó thì chấp thuận, nhưng sau ăn năn không thực hiện, thì phạm Ðột-kiết-la. Muốn ăn trộm áo của người, nhưng nhầm lấy áo của mình, thì phạm Thâu-lan-giá. Kẻtrộm kia lấy vật, mình cưỡng đoạt lấy vật của kẻtrộm đó, phạm Ba-la-di. Lấy lần trước, lấy lần sau khác nhau cộng lại đủ5 tiền, phạm Ba-la-di. Ăn trộm đất, nước, trái cây, rau cải v.v... tính đủ5 tiền,hoặc mình tựthọdụng, hoặc khiến cho nó bịtổn giảm, tất cảđều phạm Ba-la-di.
Trường hợp, người Ðàn-việt có hai đứa bé5khôn ngoan dạn dĩ, một hôm, ngài Tất-lăng-già-bà-ta đến, đứa bé liền đến ôm chân, chạy quanh mừng giỡn. Sau đó, kẻtrộm bắt đem đi, cha mẹnó đến nơi Tôn giảkhóc kể, nghĩrằng Tôn giảbắt con họ. Tôn giảdùng Thiên nhãn thấy em bé trong thuyền của bọn giặc. Tôn giảliền dùng thần thông bắt đem vềcho cha mẹnó. Các Tỳ-kheo cơhiềm Tôn giảvềvấn đềnày. Phật hỏi Tôn giảdùng tâm gì đểbắt em bé. Tôn giảtrảlời: Dùng lòng từbi chứkhông có tâm trộm cắp. Phật dạy: Không phạm tội.
Luật Tăng kỳnói:
Trường hợp Tỳ-kheo trên đường đi, bịbọn cướp cướp đoạt, hoặc bọn cướp ít, Tỳ-kheo nhiều, hoặc bọn giặc giấu vật vừa cướp được đến chỗkhác. VịTỳ-kheo này nếu chưa nghĩlà vật của mình đã mất, rồi đoạt lấy lại, thì không tội. Nếu đã nghĩvật của mình đã mất rồi đoạt lấy lại, thì thành bọn giặc, cướp của bọn giặc. Lại nữa, hoặc bọn giặc thuận đường đi, gần đến xóm làng, sắp sửa đem vật ra chia, Tỳ-kheo theo xin lại được thì không tội. Hoặc dùng thếlực khủng bốkhiến cho giặc trảlại cũng không tội. Hoặc báo cáo cho người chủtụlạc, dùng phương tiện dụdỗ, khiến cho giặc trảlại, không tội. Nếu biết làm nhưvậy họsẽgiết, sẽtrói thì không nên báo cáo. Trường hợp Tỳ-kheo làm vịMa-ma-đề(tức chủchùa). Tháp (chùa) không có tài sản, chúng Tăng có tài sản, bèn nghĩrằng: Sởdĩtrời, người cúng dường chúng Tăng đều nhờơn của Phật, cúng dường Phật tức là cúng dường chúng Tăng, bèn đem của Tăng tu bổTháp. VịMa-ma-đềnày mắc tội Ba-la-di.
Trường hợp Tháp có tài vật, chúng Tăng không có tài vật, bèn nghĩrằng: Cúng dường Tăng, Phật cũng có trong đó, liền đem vật của Tháp cúng dường cho Tăng. VịMa-ma-đềsửdụng nhưvậy mắc tội Ba-la-di.
Trường hợp Tháp không có tài vật, Tăng có tài vật, được nhưpháp tạm mượn đểdùng, nhưng cần phải ghi chép phân minh rằng: “Khi nào mượn dùng, khi nào sẽtrảlại”. Nếu Tăng không có tài vật, Tháp có tài vật cũng nhưvậy. Khi giao nhận đểmượn dùng, phải tuyên đọc văn kiện rõ ràng trước chúng, giao nhận phân minh.Nếu không tuyên đọc văn kiện thì phạm tội Việt tỳ-ni.
Trường hợp hai Tỳ-kheo có chung tài vật cần chia, một trong hai Tỳ-kheo đó có tâm trộm cắp lấy hết vềcho mình, trừphân nửa của họra, còn phân nửa của vịkia, nếu đủ5 tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu người kia đồng ý cho lấy thì không tội. Nếu cùng nhau hứa hẹn được vật cùng chia, khi được vật lại nói: Mỗi người đều có lộc riêng, thì phân nửa phần trong đó, đủ5 tiền phạm Ba-la-di. khi nghĩnhưvậy nhưng vật còn đểnơi nhà thí chủthì phạm Thâu-lan-giá, biết có thí chủmà nghĩnhưvậy, mắt tội Việt tỳ-ni. Hai Tỳ-kheo phấn tảo6ước hẹn với nhau cũng vậy.
Tỳ-kheo coi ngó vật của Tăng, cần biết có vật nên cho, có vật không nên cho. Thếnào là nên cho? Vật có thểlàm tổn giảm, vật có lợi ích thì nên cho. Sao gọi làtổn giảm? Nhưcó giặc đến chùa, đòi hỏi thức ăn, thức uống nếu không cho thì có thểbịđốt chùa, cướp của, không cho sợbịtổn hại, nên tùy theo đó ít nhiều cần phải cho. Tại sao gọi là có lợi ích? – Ðối với thợnề, thợđào đất, thợvẽhọa đồvà những người coi sóc công việc sửa chữa phòng ốc của Tăng thì nên cho bữa ăn trước, bữa ăn sau, dầu thoa mình và nước uống phi thời v.v... Nếu vua và các người có thếlực lớn nên cho vật thực, thức ăn, thức uống gọi là có ích thì nên cho.
Có Tỳ-kheo y bát bịmất, nếu chưa nghĩrằng mình đã mất, sau biết chỗ, nên đến đó tìm cách lấy lại, nếu đã nghĩrằng mình mất, sau biết chỗ, đến tìm cách lấy lại mắc tội Việt tỳ-ni, nếu trước đã nghĩrằng: Sau đó nếu biết chỗsẽđến tìm cách lấy lại, sau đó tìm cách lấy lại được, nhưvậy thì không tội.
Có hai Tỳ-kheo hứa hẹn nhau: Sẽcùng nhau thọkinh, sẽcùng nhau tụng kinh, sau đó không thọkinh, không tụng kinh, mắc tội Việt tỳ-ni.
Luật Căn bản nói:
Khởi tâm trộm cắp, chuẩn bịphương tiện, mắc tội ác tác (tức Ðột-kiết-la), đụng đến vật đó phạm tội Tốt-thổ-la-để-dã (tức Thâu-lan-giá), đem khỏi chỗcũ, đủ5 tiền, phạm Ba-la-thị-ca (Ba-la-di), không đủ5 tiền, mắc thô tội (cũng là Thâu-lan-giá). Nếu là vật thuộc vềvật của súc sanh, chạm đến vật đó, phạm ác tác, rời khỏi chỗ, đủ5 tiền, mắc thô tội, không đủ5 tiền, mắc tội ác tác.
Luật nhiếp nói:
Người thợsăn, đuổi con vật chạy vào chùa, dù bịthương hay không bịthương, không trảcon vật ấy lại cho thợsăn, không phạm. Nếu con vật bịbắn, chạy vào chùa chết liền, nên trảlại cho họ.
Nếu đồng tâm cùng vớigiặc, chỉnơi chỗcho họ, sau đó nhận phần chia, tùy theo sốlượng nhận được mà mắc tội.
Hỏi:- Ðây cùng với dạy người lấy, có gì sai khác. Thảng nhưkhông nhaän phần, có phạm tội chăng?
Ðáp: - Dạy người vì mình lấy, khi vật ấy lìa khỏi chỗ, liền thành tội đối với mình. Còn chỉnơi chốn cho giặc, khi giặc cướp được vật ấy, chưa chắc họđã cho mình, cho nên phải tùy theo khi nhận phần mà kết tội. Song tuy không nhận phần cũng mắc tội (phương tiện Thâu-lan-giá).
Nếu sau sanh lòng hối hận, đến nhà người chủcó vật, báo cho họgiữgìn, đừng đểvật bịmất, dù bọn giặc kia lấy đươïc, đều mắc tội phương tiện; sau tuy có nhận phần cũng mắc tội Tốt-thổ-la. Cùng với giặc đồng đi, muốn làm việc trộm cắp, nhưng nửa đường thối lui, chỉmắc tội ác tác.
Ðồng tâm làm giặc, vì giặc canh chừng, khi chia vật, nhận phần thì thành tội. Vì sợsệt nên làm bạn chứkhông có tâm cùng họtrộm cắp, tuy giặc lấy được nhưng Bí-sô không phạm tội.
Nếu mang vật của mình hoặc là vật của người khác mà nói với thuếquan là tôi muốn khỏi thuếthì mắc tội Việt pháp. Dạy người bịthâu thuếđi đường khác, mắc tội ác tác. Nếu khởi ác tâm, chỉhọđi đường khác, mong được khỏi đóng thuế, mắc tội Tốt-thổ-la. Nếu mang vật của kẻkhác đi qua chỗđóng thuế, không có tâm thủlợi thì mắc thô tội. Chưa đến chỗđóng thuế, hoặc lấy phân nửa, hay lấy toàn phần mà chưa qua khỏi, mắc tội Tốt-thổ-la. Nếu qua khỏi chỗđóng thuế, đủsố, mắc bổn tội. Nếu mang vật của mình, đến chỗđóng thuế, bảo kẻkhác vượt qua, cũng mắc bổn tội. Thật là tài vật của mình, quyết tâm hiến tặng cha mẹ, anh v.v... báo với người thâu thuếrằng: Ðây không phải vật của tôi, xin ông miễn thuế, hoặc nương trên hưkhông mà đi qua, hoặc ngậm trong miệng, hay gói trong áo, hoặc tránh đường mà đi, đều mắc thô tội.
(Hỏi:-Ðây cũng đồng với trường hợp vì người
vượt qua, tại sao không phạm bổn tội?
Ðáp: - Vì người đem vật vượt qua, lợi ắt vềmình, nên kiết bổn tội. Nay quyết tâm hiến dâng nên không có cái tội thủlợi, chỉcó cái lỗi trái phạm thuế, nên chỉmắc thô tội).
Nếu vì cha mẹhay việc Tam bảo, mang vật qua chỗquan thuế, nên vì người thu thuế, nói các pháp lành, khen ngợi Tam bảo, trình bày ân đức của cha mẹ, họkhông đánh thuếthì không phạm. Nếu họvẫn đòi thì nên đưa.
AÊn trộm đại lược có 5 loại:
1) Ðối diện cuỡng lấy.
2) Chùng lén lấy.
3) Ðiều lộng lấy.
4) Nhân họgởi mà lấy.
5) Cho rồi, đoạt lấy lại.
Năm loại này đều thuộc vềăn trộm.
Có người đem vật đến cúng, biết rằng không có phần mà nói trong đó có phần của tôi, mắc tội Tốt-thổ-la. Nếu nhận phần ấy, chuẩn theo sốlượng nhận được mà thành tội. Không được mời mà đến ăn, mắc tội ác tác.
Vì Bổn sưđến chỗkhác nhận tài vật, không phạm.Nếu khi lấy phần của người, phải báo cho người biết, không nên không báo mà nhận phần của người khác.
Nếu vì người bệnh, định đem tài vật đến giúp, nghe người đó qua đời, vật ấy trởlại người chủ. Nếu đem đến mà người ấy còn sống, sau đó mới qua đời, thì thành vật của người chết.
Nếu giặc trộm của người vì bịkhủng bốnên đem vật ấy cho Bí-sô, không nên nhận. Nếu nghĩrằng sẽtrảlại cho chủcủa vật thì nhận không phạm. Nếu biết đó là thủlãnh của giặc, thì tùy ý nên nhận. Nhận rồi cắt rọc, nhuộm cho hoại sắc mới có thểchứa cất. Chủcủa vật đến đòi, nên trảlại.
Nếu móng ý muốn trộm tài vật của người, sau khi xúc chạm vật ấy, bèn đến chủxin, họthuận cho, khi nhận được, thì tính từđó vềtrước, mắc thô tội. Ban đầu mượn dùng, sau muốn không trả, kểtừkhi quyết định không trả, bèn mắc bổn tội.
Nếu người khác gởi vật, khi khởi tâm trộm cắp, mắc tội Tốt-thổ-la, sau đó dời khỏi chỗcũ, mắc bổn tội (trộm). Nếu trước dời khỏi chỗcũ, sau khởi tâm lấy luôn, cũng mắc bổn tội.
Lừa gạt bắt con của người, mê hoặc lấy vật của người, căn cứtheo sốlượng thành tội. Những gì thuộc vềvật của cờbạc mà lấy, đều mắc tội ác tác. Ý định muốn trộm lấy vật kia, mà lầm lấy vật này đã trái với ý muốn nên chỉmắc thô tội.
Nếu bịmất vật, đã nghĩlà mất rồi, tức là thuộc vềcủa người khác, cướp đoạt lại vật ấy, căn cứtheo sốlượng mà thành tội. Cho nên, không nên vội nghĩlà đã mất rồi.
Nếu thấy giặc đến, la hét khiến cho nó đi. Nếu bắt được giặc, không nên đem nạp cho quan. Trước hết phải vì họnói pháp, theo họxin lại những vật họđã lấy, nếu họkhông chịu cho thì nên trảphân nửa tiền hay là trảđủsốcho họ.
Người đóng cửa chùa có 5 việc cần lưu ý: khóa trên, khóa dưới, hai khóa phụvà chốt cửa phải cẩn thận. Nếu không đóng cửa, giặc lẻn vào lấy đồ, dựa theo sựviệc đó mà trịgiá bồi thường. Nếu sơsuất một bộphận thì bồi hoàn một phần, nếu sơsuất hết thì bồi hoàn hết.
Nếu thí chủcó lòng tốt muốn cúng dường cho trú xứnày đểtạo lập Tăng phòng, Bí-sô dùng ngân khoản ấy vào vấn đềvật thực thì nên tính theo giá hoàn trảlại cho đủ.
Nếu vì người bệnh muốn chạy chữa thuốc thang, nên hỏi người bệnh cần dùng thuốc gì ởđâu, theo lời của bệnh nhân mà chạy chữa.
Căn bản mục-đắc-ca nói:
Người chủthấy khách đến, trước hết nên hỏi họ, ởđây có ai là bạn của ông không? Có cần dùng y bát không? Nếu họnói không cần mà còn đem đưa cho họthì phải bồi lại đúng nhưgiá của vật ấy. Nếu nói cần thì có mất khỏi bồi thường.
Khách Tỳ-kheo đến nơi phòng của Tỳ-kheo khác, Nên hỏi người chủ, nếu có người đến, cần dùng y bát, có cung cấp hay không; nếu người chủnói không cung cấp mà tựlấy cung cấp thì tính theo giá cảbồi hoàn. Nếu họnói cần cung cấp, thì có mất, khỏi phải bồi thường.
Người qua đường mượn áo đểthay, cho đến khi chưa thọkhông nên không đòi lại. Nếu cốý không đòi lại thì phải bồi lại đúng giá.
Luật Ngũphần nói:
Người ta chưa đồng ý mà vội nghĩrằng họđã đồng ý, lấy y thực cho họ, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Nếu vật bịnước trôi đến Tỳ-kheo có tâm trộm cắp lấy, khi lựa chọn đểlấy, phạm Thâu-lan-giá. Nếu nắm vật ấy lại không cho trôi, hoặc đểchìm dưới đáy nước, hoặc lấy lên khỏi nơi, trịgiá 5 tiền trởlên thì phạm Ba-la-di.
Nếu giúp lời đểđoạt đất đai của người, đoạt được thì phạm Ba-la-di, không đoạt được phạm Thâu-lan-giá.
Trộm Xá-lợi của Phật, phạm Thâu-lan-giá. Nếu lấy với tâm tôn kính thanh tịnh thì không có tội. Trộm kinh sách, tính theo giá mà phạm. Trộm tưcụcúng dường trong Chùa, Tháp, Tinh xá, nếu có người bảo vệ, tính theo giá mà phạm tội.
Lấy vật của người nơi Tây câu-da-ny7tùy theo giá trịnơi đó mà phạm. Nơi Phất-vu-đãi8cũng nhưvậy. Lấy vật nơi Uất-đơn-việt9không phạm.
Ðàn-việt thỉnh Tăng, chưa đến phiên mình, tựnói, tôi cần đi dự, phạm Ba-dật-đề. Khi nhận được thức ăn, tùy theo đó tính giá thành phạm tội.
Phá tổchim, lấy tổchim, đều phạm Ðột-kiết-la.
Vì lòng lân mẫn giải phóng súc sanh của người nuôi, phạm Ðột-kiết-la. Ðoạt vật của thần tượng phạm Thâu-lan-giá. Phá hoại tất cảvật săn bắt với tâm vui thích, phạm Thâu-lan-giá, với tâm lân mẫn, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu nhận vật của người gởi, người chủvật đến lấy, mà nói rằng: Tôi không nhận vật của ông gởi, phạm Ðột-kiết-la; khiến cho người chủhồnghi, phạm Thâu-lan-giá. Người chủnói: Thếlà vật của tôi bịmất rồi, phạm Ba-la-di.
Nếu kẻtrộm lấy vật, Tỳ-kheo dùng tâm trộm, đoạt lấy vật ấy, vật ấy lìa khỏi thân kẻtrộm, nếu người ấy mạnh, đoạt vật ấy lại mang đi, Tỳ-kheo tuy không được vật vẫn phạm Ba-la-di, vì do tâm trộm, đoạt lấy vật và vật đã lìa khỏi chỗcũ.
Nếu Ðàn-việt cúng dường cây ăn trái cho chúng Tăng mà đem dùng vào việc y phục hay thuốc thang, chúng Tăng không nhận được phần ăn ấy, hoặc dùng cây ăn trái làm tứsựđểbốthí, Tỳ-kheo dùng tâm trộm cắp nhận quá phần ăn của mình, tùy theo giá trịnhiều hay ít mà kết tội. Nếu họlàm phòng xá đểbốthí, chúng Tăng đem làm vật thực, phạm Thâu-lan-giá, nên trảlạiđúng giá trị. Nếu họcúng y thì nên dùng cho vấn đềy, nếu gặp lúc đói kém, chúng Tăng Yết-ma hòa hợp dùng vào việc ăn uống, không phạm. Dùng của thí may y làm phòng xá, dùng của thí làm phòng xá đểsắm vật thực cũng nhưvậy. Trong chùa phòng xá nhiều, hưnát, không có người tu bổ, nên đểlại những cái tốt, bao nhiêu cái xấu hưđược dỡbán mua vật thực, đểbảo vệtrú xứ.
THỨBA: SÁT SANH
Ðây là tánh tội, Ðại thừa đồng cấm.
Thanh văn giết súc sanh phạm Ba-dật-đề, Ðại sĩthì phạm trọng. Thanh văn đối với cha mẹ, A-la-hán thành tội nghịch. Ðại sĩđối với hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) cũng thành tội nghịch.Tội nghịch thì không cho phép sám hối. Trọng tội tuy cho phép sám hối, nhưng cốt yếu là phải thấy được tướng hảo.
Hỏi:-Bậc Ðại sĩgiết súc sanh, Nghĩa sớkết tội có hai cách, tại sao nơi đây chỉáp dụng một cách? Hơn nữa hai thầy, ân đức với pháp đồng nhau, tại sao Ðại sĩthành nghịch mà Tỳ-kheo không gọi là nghịch?
Ðáp: - Thọgiới Bồ-tát, chắc chắn là có phát tâm Bồ-đề, tựmình hiểu rõ chúng sanh đồng có Phật tánh, từbi ái mẫn nhưthân mình, nhưcon mình, đâu có thểkhinh thịsúc sanh, lại giết hại, cho nên chỉáp dụng một trong hai cách mà thôi. AÂn đối với pháp hai thầy, thật không có sai khác, song Tỳ-kheo phạm giới sát, đã thành biên tội, không có cách nào được cho thọgiới lại; Bồ-tát phạm giới sát, cần phải thấy được tướng hảo, mới cho thọgiới lại. Nếu giết hai thầy, chắc chắn trởngại giới phẩm, do đó gọi là nghịch vậy.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý tựtay mình làm dứt sanh mạng người, hoặc cầm dao đưa người khác dứt, hoặc khen ngợi sựchết, hoặc khích lệcho chết, nói rằng: “Ôi, này bạn, ích gì đời sống xấu xa đó. bạn nên chết đi tốt hơn”. Hoặc với tâm ý nhưvậy, tưduy nhưvậy, bằng mọi phương tiện, khen ngợi sựchết, khích lệcho chết. Người kia nếu do thếmà chết, Tỳ-kheo ấy là kẻBa-la-di, không được sống chung.
NGUYÊN DO10:
Ðức Phật du hóa nơi Tỳ-xá-ly, bên bờsông Di hầu, trong giảng đường, nói pháp quán bất tịnh, khen ngợi pháp quán bất tịnh, khen ngợi người tưduy pháp quán bất tịnh. Các Tỳ-kheo nghe rồi, tu tập theo pháp quán bất tịnh, lo ngại, nhàm chán thân mạng, tìm dao muốn tựsát.
Khi ấy, có Tỳ-kheo, tựlà Vật-lực-già Nan-đề, cầm con dao bén vào trong vườn Bà-cầu. Có một Tỳ-kheo nói với Vật-lực rằng: “Ðại đức đoạn mạng tôi, tôi trảcông bằng y bát của tôi”. Vật-lực nhận lời và đoạn mạng Tỳ-kheo ấy. Hành động xong, đến nơi sông, rửa dao, lòng sanh hối hận. Khi ấy, Thiên ma đứng nơi sông, lại khen ngợi hành động aáy. Hối tâm của Vật-lực liền biếnmất, lại vào trong vườn, giết các Tỳ-kheo, cho đến 60 người. Thây chết bỏbừa bãi trong vườn, cưsĩkinh hoàng cơhiềm.
Khi ấy, đức Phật thấy chúng bịgiảm thiểu, Ngài biết mà cốhỏi. Tôn giảA-nan trình bày đầy đủmọi việc lên đức Phật. Phật bèn họp chúng, nói pháp tam-muội A-na-ban-na, rồi kiết giới này.
Luật Thiện kiến nói:
Ðức NhưLai dùng Thiên nhãn thấy rõ xa xưa có 500 người thợsăn, cùng nhau vào chỗtrống vắng giết một bầy nai. Do hành động đó, đọa vào ba đường ác, chịu các khổnão, trải qua nhiều kiếp mới ra khỏi. Nhờtrước đó có chút phước lành, được sanh trong nhân gian, xuất gia làm đạo. Quảbáo chưa hết nên trong nửa tháng lại cùng giết nhau, chưPhật không thểcứu được. Trong 500 người này, có những vịđã chứng các Thánh quả, sanh tửcó chừng mức, ngoài ra người phàm phu thì luân chuyển không ngằn mé, cho nên đức NhưLai nói pháp quán bất tịnh cho họnghe, khiến lìa ái dục, được sanh lên cõi trời, vốn không phải dạy họchết. Chỉvì biết trước không thểdùng thần lực cứu hộ, cho nên sau khi nói pháp quán bất tịnh, đức NhưLai vào tịnh thất nửa tháng, và chỉcho phép một vịthịgiảđem thức ăn đến mà thôi. Do vậy, đừng đểai nói rằng: Ðức Phật là bậc Nhất thiết trí mà không thểchấm dứt việc các đệtửchém giết lẫn nhau. Bởi vì sau khi nói bài pháp này, đức ThếTôn nhập định, không một ai được phép đến.
Luận Tát-bà-đa tỳ-bà-sa đặt vấn đềrằng:
Ðức Phật là bậc Nhất thiết trí, tại sao dạy các Tỳ-kheo,khiến cho họphải bịsuy não nhưvậy? Nếu nói rằng Phật không biết, thì không thểgọi là bậc Nhất thiết trí được!
Ðáp: - Ðức Phật bình đẳng dạy cho tất cả. Lúc bấy giờkhông phải chỉcó 60 người thọpháp quán bất tịnh. Giáo pháp của đức Phật dạy không hềcó sựthiên lệch, nhưng chỉcó người lãnh thọ, được lợi nhiều, ít có khác nhau. Ðức Phật thật thấu rõ, biết căn nghiệp của chúng sanh, trước sau ắt phải dùng nhân duyên pháp này, sau sẽđược đại lợi. Sáu chục Tỳ-kheo kia, có mặt lúc Phaät Ca-diếp, thọpháp quán bất tịnh, mà không thểchuyên tâm tu hành, phần nhiều phạm các ác hạnh, mạng chung đọa vào địa ngục. Nay Phật ra đời, tội họhết, được sanh trong
nhân gian, sanh vào nhà hạtiện, xuất gia vào đạo, do duyên trước kia, nên thọpháp này. Sau khi mạng chung, được sanh lên cõi trời. Từcõi trời giáng xuống, theo Phật nghe pháp thu hoạch được đạo quả. Do nhân duyên nhưvậy nên biết Phật không hềthiên lệch.
GIẢI THÍCH:
A-na-ban-na, Hoa dịch là khiển lai khiển khứ, tức là 16 pháp môn đắc thắng. BộPháp giới thứđệsơmôn11nói rằng:
1. Biết hơi thởvào.
2. Biết hơi thởra.
3. Biết hơi thởdài ngắn.
4. Biết hơi thởkhắp cảthân.
5. Trừcác thân hành. Ðều thuộc vềThân niệm
xứquán.
6. Thọhỷ.
7. Thọlạc.
8. Thọcác tâm hành. Ba pháp này thuộc vềThọ
niệm xứquán.
9. Tâm tác hỷ.
10. Tâm tác nhiếp.
11. Tâm tác giải thoát. Ba pháp này thuộc về
Tâmniệm xứquán.
12. Quán vô thường.
13. Quán xuất tán.
14. Quán ly dục.
15. Quán diệt.
16. Quán khí xả(buông xả). Năm pháp này thuộc
vềPháp niệm xứquán.
Hơn nữa, biết hơi thởvào, hơi thởra, chính là nương nơi hơi thởlàm pháp môn, được trụnơi thô tếvà định của dục giới, thì biết hơi thởdài, hơi thởngắn. Nhập vào Vịđáo địa (Vịđáo định) thì biết khắp cảthân. Ðược Sơthiền thì trừthân hành, thọhỷ, thọlạc, thọcác tâm hành. Ðắc Nhịthiền thì tâm tác hỷ, tác nhiếp. Ðắc Tam thiền thì tâm tác giải thoát. Ðắc Tứthiền thì quán vô thường. Ðắc Không xứthì quán xuất tán. Ðắc Thức xứthì quán ly dục. Khi đắc Vô sởhữu thì có thểquán diệt. Khi đắc Phi hữu tưởng, phi vô tưởng thì quán khí xả. Ðây cùngvới căn bản Tứthiền, Tứđịnh hình nhưlà đồng, nhưng quán hạnh có khác. Người tu hành nếu ởtrong mỗi địa tu quán chiếu rõ thì trong mỗi địa, điên đảo không khởi, tâm không nhiễm trước. Tùy theo nhân duyên kia hội đủliền ởnơi đó phát chơn Vô lậu, chứng Tam thừa đạo.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trong đây tựmình giết, dạy người giết, sai kẻkhác giết, khuyên giết, phương tiện giết, tất cảđều phạm Ba-la-di tội. Ðối tượng không chết phạm Thâu-lan-giá. Ðối với tám bộchúng, súc sanh, hiểu rõ tiếng nói, biến hình, tìm cách giết, giết được phạm Thâu-lan-giá, không chết phạm Ðột-kiết-la. Thật 1à người, tưởng là thật người, giết, phạm Ba-la-di. Nghi là người, phạm Thâu-lan-giá (Y theo luật Căn bảncũng phạm Ba-la-di). Người mà tưởng không phải người, không phải người mà tưởng là người, không phải người, nghi, tưởng không phải là người, tất cảđều phạm Thâu-lan-giá. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di, ba chúng dưới phạm Ðột-kieát-la, diệt tẫn. Không phạm: Ngộsát, không có tâm sát hại, trước khi chưa chếgiới v.v...
Phần thứtư12nói:
Dùng phương tiện làm đọa thai của kẻkhác phạm Ba-la-di. Mẹchết, con sống, mẹchết không phạm, chỉmắc tội Thâu-lan-giá.
Sốđông Tỳ-kheo sai một người dứt mạng kẻkhác, tất cảTỳ-kheo đều phạm Ba-la-di. Phương tiện muốn tựsát Thâu-lan-giá.
Luật Tăng kỳnói:
Khi dùng phương tiện muốntựsát mắc tội Thâu-lan-giá, nếu tựsát rồi thì phạm tội Ba-la-di. Dùng dao kê chỗái, phạm Thâu-lan-giá. Chỗái là cách cốc đạo mỗi bên bốn ngón tay (cốc đạo là hậu môn).
BộCăn bản ni-đà-na nói:
Không nên cắt cục trĩ(bệnh lòi trê).
Luật Ngũphần nói:
Sau khi vào thai mẹđến ngày 49 gọi là tợnhơn, quá thời gian đó đều gọi là nhơn. Hoặc nhơn hay tợnhơn mà giết mạng ấy đều phạm Ba-la-di.
Nếu viết thưkhiến kẻkhác giết, mỗi chữphạm một Thâu-lan-giá. Thưấy đến nơi, người ấy do đó mà chết, phạm Ba-la-di. Nếu dùng lời nói tương tợ, dạy người kia giết người đó nhân đây mà chết, phạm Ba-la-di.
Ðộc tưởng là độc phạm Ðột-kiết-la. Không độc tưởng là độc, độc tưởng là không độc, đều phạm Thâu-lan-giá.Khi khởi tâm giết hại phạm Ðột-kiết-la. Khi khởi phương tiện giết hại phạm Thâu-lan-giá, đối tượng chết, phạm Ba-la-di.
Có hai Tỳ-kheo giận nhau, sau đó cùng đi một đường, trên đường đánh nhau, một người chết. Phật nói: Không có tâm sát thì không phạm. Vì giận trởlại đánh Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề. Từnay không cho phép giận nhau, chưa có sựăn năn tạtội, cùng đi một đường, nếu phạm, mắc tội Ðột-kiết-la.
Muốn giết người kia, mà nhầm giết người này thì phạm Thâu-lan-giá.
Luật Thập tụng nói:
Nếu vì giết người mà đào hầm, làm cùm, làm cung, bủa lưới v.v... Người ấy nhân đây mà chết phạm Ba-la-di. Nếu không chết liền, sau đó nhân vậy mà chết, cũng phạm Ba-la-di. Sau đó, không nhân đây mà chết, phạm Thâu-lan-giá. Nếu vì phi nhơn mà làm, phi nhơn chết phạm Thâu-lan-giá, người chết, súc sanh chết đều phạm Ðột-kiết-la. (Nên nói: Người, súc sanh chết, không có tội, vốn không có tâm ác vậy, chỉđối với bên phi nhơn, nên mắc tội phuơng tiện). Nếu vì súc sanh mà làm, súc sanh chết phạm Ba-dật-đề, nhơn, phi nhơn chết thì phạm Ðột-kiết-la (cũng chỉtheo bên súc sanh, kiết tội phương tiện). Nếu không nhất định vì một loài nào làm, mà loài nào đến, cũng đều bịchết, nếu người chết thì phạm Ba-la-di, phi nhơn chết thì phạm Thâu-lan-giá, súc sanh chết thì phạm Ba-dật-đề, tất cảkhông chết thì phạm một Thâu-lan-giá, và hai Ðột-kiết-la.
Tựđoạn âm phạm Thâu-lan-giá. Tựđoạn ngón tay phạm Ðột-kiết-la.
Giết người biến hóa phạm Thâu-lan-giá. Có tâm sát, nhưng đánh người không chết phạm Thâu-lan-giá. Chăm sóc bệnh lâu ngày, sanh tâm nhàm chán, đểtạo cho bệnh nhơn chết, phạm Thâu-lan-giá. Xúi giục đi đến nơi thức ăn có chất độc, kẻăn bịchết, phạm Thâu-lan-giá. Phá mụt nhọt chưa chín, cho người chết, phạm Thâu-lan-giá. Phá mụt nhọt đã chín thì không tội.
Luận Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Nếu dùng ảnh hưởng lời nói của Tỳ-kheo, mà chinh phục thống trịmột nước khác đểthu tài bảo đều mắc hai tội Ba-la-di là sát và đạo.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Muốn giết phàm nhơn, nhầm giết La-hán; muốn giết La-hán nhầm giết phàm nhơn; muốn giết cha, nhầm giết mẹ, muốn giết mẹ, nhầm giết cha, đều phạm Thâu-lan-giá, không xếp vào nghịch tội.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Thánh nhơn xuất thế, cha mẹsanh thân
này, tuy là nhầm sát, nhưng đâu thoát khỏi báo khổtrong ba đường, làm sao thoát khỏi sựcơhiềm của người đời. Tuy đối với giới thân không hềgì, nhưng có thểan tâm tấn đạo chăng?
Ðáp: -Hai giới sát và đạo, dựa vào tâm đểluận tội, chứkhông dựa vào sựtướng, nay đối với đối tượng muốn giết, sựviệc còn chưa toại nguyện, cho nên chỉkết tội phương tiện, giết nhầm chứkhông cốtâm đểgiết, nên không mắc tội. Bốn duyên đã không hội đủthì giới thểvẫn còn. Ðến nhưđối với khổbáo trong ba đường. Sựcơhiềm của người đời, tất cảđều thuộc vềgiá tội, dĩnhiên là có, đâu có thểdựa vào đó mà gọi là mất giới được.
GIỚI THỨTƯ: ÐẠI VỌNG NGỮ
Ðây là tánh tội, Ðại thừa đồng cấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, thật sựkhông chứng ngộ, mà tựmình tuyên bốrằng: “Tôi đã chứng đắc pháp của bậc Thượng nhơn; tôi đã chứng nhập pháp thù thắng của Thánh trí. Tôi biết nhưvậy. Tôi thấy nhưvậy”. Vịấy vào một lúc khác, bịngười cật vấn, hay không cật vấn, muốn cho mình được thanh tịnh, nói nhưvầy: “Tôi thật sựkhông biết, không thấy, nhưng đã nói là có biết, có thấy. Ðó là lời nói hưdối”. Ngoại trừTăng thượng mạn, Tỳ-kheo ấy là Ba-la-di, không được sống chung.
NGUYÊN DO13:
Ðức Phật du hóa nơi thành Tỳ-xá-ly, bên bờsông Di hầu, bấy giờgặp lúc mất mùa, khất thực rất khó khăn. Bên sông Bà-cầu, có các Tỳ-kheo đến người Cưsĩ, tựnói mình được pháp của bậc Thượng nhơn v.v... Các Cưsĩtin ưa cúng dường nên không bịkhổsởvềvấn đềăn uống. An cưxong các Tỳ-kheo đến yết kiến đức ThếTôn. Ngài hỏi thăm và đềcập đến vấn đềấy, họtrình bày đầy đủ. Ðức Phật nói: “Các ông là người ngu si. Có chứng quảthật còn không nên đến người nói, huống là không thật có. Ởđời có hai kẻgiaëc: Một là thật chẳng phải tịnh hạnh mà tựxưng là tịnh hạnh. Hai là vì bụng và miệng nên không chơn thật, chẳng phải mình có, mà ởtrong đại chúng, cốý vọng ngữnói mình chứng đặng pháp của bậc Thượng nhơn. Trong hai kẻgiặc này, hạng người vì bụng và miệng là kẻgiặc đại tối thượng (nguy hiểm tai họa nhất) vì trộm nhận thức ăn, thức uống của người”.
Câu “trừTăng thượng mạn” trong luật Tăng kỳnói:
Có hai vịTỳ-kheo tu nơi A-luyện-nhã, một trong hai vị, tạm thời thành tựu căn, lực, giác, đạo, tham sân không phát khởi, nói với vịTỳ-kheo thứhai rằng: “Trưởng lão, tôi chứng đắc A-la-hán”. Sau đó, đi đến trong xóm làng, buông lung các căn, lơlà tu tập nói với người bạn rằng: “Không chứng”. Người bạn nói: “Trưởng lão vọng xưng chứng đắc pháp của bậc hơn người, phạm tội Ba-la-di”. VịTỳ-kheo ấy nói: “Tôi không phải biết mà dối nói, mà tôi tưởng là thật vậy”. Do nhân duyên ấy bạch Phật, Phật bảo:
“Ðây là Tăng thượng mạn. Tại sao ởtrong Chánh pháp, bỏnhà, ra khỏi nhà, lại khởi Tăng thượng mạn? Ông nên trừTăng thượng mạn, có thểchứng được quảA-la-hán”.
Lúc ấy, vịTỳ-kheo đó quá xấu hổ, liền tinh tấn phương tiện, tu tập chỉquán, trừTăng thượng mạn, đắc quảA-la-hán.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Người Tăng thượng mạn chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, nhưthiền thứtư, Tỳ-kheo vô văn, tội cũng nặng vậy. Tại sao không kiết tội?
Ðáp: -TrừTăng thượng mạn, nghĩa là người đó không rõ pháp tướng, cảm nhận lầm đặng một ít nhẹnhàng, tựgọi là cứu cánh, đó là đúng nhưlòng mà nói, nên không kết tội vọng ngữ(tâm khẩu nhất như). Bởi lẽsau tỉnh biết, ăn năn tội lỗi, tinh cần tu tập, còn có thểvàođạo. Nếu bướng bỉnh cốý tựphụ, không hềcải hối, mới bịcái lỗi vô văn. Không phải nhưhạng người đại vọng ngữ, tức thì mất giới, quyết định trầm luân.
GIẢI THÍCH:
Nhân pháp tức là nhân ấm, nhân giới, nhân nhập. Thượng nhân phaùp, tức là các pháp có khảnăng thành tựu, yếu tốxuất ly sanh tử. Tựngôn, tức là chính nơi mình. Cho đến có đắc, có quả. Thánh trí tức là pháp trí, tỷtrí v.v... Kiến, tức là kiến khổ, kiến tập... Cho đến tùy theo nghiệp báo của chúng sanh, biết đúng nhưsựthật vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hưdối không thật, chính mình đến người nói, hoặc sai người nói, hoặc viết thư, hoặc ra dấu người kia biết, phạm Ba-la-di, không biết, phạm Thâu-lan-giá.
Yên tịnh, khởi tưởng không yên tịnh; không yên tịnh khởi tươûng yên tịnh, miệng mình nói14, phạm Thâu-lan-giá. Ðến quỷ, súc sanh v.v... nói, nếu nó biết, phạm Thâu-lan-giá, không biết, phạm Ðột-kiết-la. Người, khởi tưởng là người... Sáu câu, chuẩn theo đó mà biết15(theo bộCăn bảnthì có hai nặng bốn nhẹ). Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Ba chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la, diệt tẫn.
Không phạm là đến người nói: Căn, lực, giác, ý, giải thoát, tam-muội chánh thọcác pháp, không nói mình chứng được, cho đến nói một mình, nói trong mộng, nói nhầm, trước khi chưa chếgiới v.v...
Luật Ngũphần nói:
Thà nuốt hòn đá đốt nóng, uống nước đồng sôi, chứkhông dùng lời nói hưvọng mà ăn đồăn của tín thí.
Trong thếgian có 5 hạng đại tặc:
1) Hạng người làm chủtrăm người, ngàn người,
phá thành, phá làng xóm, hại người lấy của.
2) Hạng ác Tỳ-kheo, dẫn các Tỳ-kheo du hành
trong nhơn gian, nói pháp tà mạng.
3) Hạng ác Tỳ-kheo, đối với pháp do đức Phật
nói; mà xưng là do mình nói.
4) Hạng ác Tỳ-kheo, không tu phạm hạnh, tựnói
là tôi tu phạm hạnh.
5) Hạng ác Tỳ-kheo vì lợi dưỡng, không hềcó
pháp hơn người mà tựxưng là chứng đắc
pháp ấy.
Hạng giặc thứ5 đây là hạng đại tặc lớn nhất của tất cảthếgian, nhơn, thiên, ma, phạm, Sa-môn, Bà-la-môn.
Luật ấy lại nói: Vì lợi dưỡng, nhiều cách khen ngợi giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của kẻkhác thành tựu, vớiý đồlàm đẹp cho chính mình, phạm Thâu-lan-giá. Vì lợi dưỡng, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng an tường, tỏra rằng mình có tướng mạo đã chứng được đạo, muốn cho người khác biết, phạm Thâu-lan-giá.
Luật Thập tụng nói:
Nếu nói tôi là A-la-hán, cho đến chứng được niệm A-na-ban-na mà không thật,phạm Ba-la-di. Nếu nói tôi khéo trì giới, dâm dục không khởi, mà không thật, phạm Thâu-lan-giá. Nếu nói trờiđến, cho đến quỷLa-sát đến, cùng nhau vấn đáp, mà không thật, phạm Ba-la-di. Nếu nói gió lốc, thổquỷ16đi đến chỗtôi, mà không thật, phạm Thâu-lan-giá.
Có người hỏi Tỳ-kheo rằng: Ngài là bậc A-la-hán phải không? Nếu nín thinh, phạm Thâu-lan-giá. Trường hợp đó nên nói: Tôi không phải là A-la-hán.
Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Không có thọtrì đọc tụng mà nói là tôi có thọtrì đọc tụng, đều phạm Thâu-lan-giá.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Nếu nói tôi không đọa tam đồ, phạm Thâu-lan-giá. Nói tôi đã lìa kiết sửphiền não phạm Ba-la-di. Ðến người điếc, người câm, người điếc và câm hay là người nhập định mà nói, phạm Thâu-lan-giá.
Nếu hỏi: “Ðắc quảkhông?” Trảlời: “Ðắc quả” mà chỉtrái (quả) hiện ởtrong tay, phạm Thâu-lan-giá.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu có Tỳ-kheo ởA-luyện-nhã, lập quy chế: “Ai ngồi nơi gốc cây này, ai kinh hành nơi chỗnày, thì đắc quảA-la-hán, chúng ta nên dùng hương hoa cúng dường”. Có kẻác Tỳ-kheo muốn được sựcúng dường này, đến ngồi và đi nơi đó, phạm Ba-la-di.
Nếu có kẻbạch y cất chùa và nói: “Ai vào trong chùa này là A-la-hán”. Có kẻác Tỳ-kheo vào trong chùa này, phạm Ba-la-di.
Nếu chúng Tăng lập quy chế: trong ba tháng hạchớnói với nhau, chớngủnghỉ, chớnhận đồcúng dường của Ðàn-việt. Nhưvậy là phi pháp chế, không tuân theo, không phạm.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Trong kinh có pháp tu: Nhất hạnh tam-muội, chỉngồi không nằm. Thường hành tam-muội, không ngồi, không nằm. Lại nữa, trong pháp chếcủa pháp sám hối, chuyên chú không nói tạp, kểcảviệc giao tiếp hỏi han. Tiên Ðức cũng có vịtrọn đời không ra khỏi núi, cùng với luật Thiện kiếntrái nhau, làm thếnào hội thông được?
Ðáp: -Y theo Ðại thừa giáo, nhưpháp tấn tu, chắc chắn không gọi là phạm luật. Ngoài luật nghi của đức Phật cộng thêm sựtinh tấn, nay tách rời ra thì gọi là phi pháp. Dựa vào nghĩa đểhội thông thì thật không trái phạm. Nay tếnhịđểgiải thích, nhất hạnh tam-muội v.v... đều tựmình thệtinh tấn tu hành, không bịlệthuộc vào điều ước trong Tăng. Pháp sám hối tuy ngăn cấm nói tạp, nhưng cũng chẳng phải thọhành pháp câm (á pháp). Ðộc cưnhàn tịnh, suốt đời dứt sạch mọi tiếp xúc với người đời; đó là điều cao đẹp, là điều rất cần, đại chúng không thểcùng nhau phụng hành sao?
CHỨNG MINH:
Kinh Ðại bát-niết-bànnói:
Tất cảchúng sanh tuy có tánh Phật, nhưng cần phải giữgiới, vậy sau mớithấy. Nhân thấy tánh Phật thì thành quảvịVô thượng Chánh đẳng Chaùnh giác. Nếu có người nói: Phật nói tất cảchúng sanh đều có tánh Phật, vì phiền não che lấp, không biết không thấy; Bởi vậy cho nên cần phải siêng tu phương tiện, đoạn sạch phiền não. Người nào nói vậy nên biết họkhông phạm tứtrọng.
Nếu có người nói: Tôi đã thành tựu quảvịVô thượng Chánh đaúng Chánh giác. Tại sao vậy? Do có Phật tánh vậy. Có tánh Phật, quyết định sẽthành quảvịVô thuợng Chánh đẳng Chánh giác. Do nhân duyên ấy nên biết tôi nay đã thành tựu quảvịBồ-đề. Nên biết người nói nhưvậy tức là phạm tội Ba-la-di. Tại sao vậy? Tuy có tánh Phật, do chưa tu tập các thiện phương tiện cho nên chưa thấy. Do chưa thấy, nên không thểnói thành tựu quảvịVô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Các Ðại đức, tôi đã tụng xong bốn pháp Ba-la-di, Tỳ-kheo nào phạm bất cứmột pháp nào không còn được sống chung với các Tỳ-kheo. cũng nhưtrước kia, sau khi phạm cũng vậy. Tỳ-kheo ấy là kẻBa-la-di, không được sống chung.
Nay hỏi, các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các Ðại đức trong đây thanh tịnh vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
GIẢI THÍCH:
Luật nhiếp nói:
Trước kia là người thếtục, không được dựphần vào nếp sống của Tỳ-kheo; sau khi phạm giới rồi, cùng với người thếtục trước kia, bản thểkhông khác, cho nên nói rằng: Nhưtrước kia, sau khi phạm cũng vậy.
CHỨNG MINH:
Phần thứtư17nói:
Người chết có 5 điều bất hảo:
1) Không sạch.
2) Hôi thối.
3) Có sựsợsệt nhờm gớm.
4) Khiến cho người sanh sợsệt nhờm gớm,
ác quỷlại ưa thích.
5) Bịđểchỗởcủa ác thú, phi nhơn.
Người phạm giới cũng nhưvậy:
1) Thân khẩu ý nghiệp bất tịnh.
2) Tiếng xấu đồn khắp nơi.
3) Các Tỳ-kheo tốt sợ, tránh xa.
4) Các thiện Tỳ-kheo thấy sanh ác tâm và nghĩ: Tại sao ta lại thấy kẻác nhưthếnày?
5) Cùng với người bất thiện chung ở.
Phá giới có 5 điều lỗi lầm và nguy hại:
1) Tựmình hại mình.
2) Bịngười trí chê trách.
3) Tiếng xấu đồn khắp.
4) Khi lâm chung sanh hối hận.
5) Lúc chết đọa vào địa ngục.
Lại có 5 việc nữa:
1) Vật chưa được thì không được.
2) Vật đã được thì không bảo vệđược.
3) Ởtrong chúng bịhổthẹn.
4) Tiếng ác rao khắp trong xứ.
5) Chết đọa vào đường ác.
Có 5 pháp gọi là đại tặc, tạo đại tội suốt đời nhưng không hềbịhệphược. 5 pháp ấy là:
1) Chỗởkhông nhất định, có bạn ưa thích.
2) Nhiều đao trượng.
3) Giàu có nhiều tài bảo, nếu bịbắt lo lót liền.
4) Bạn bè là những người có quyền thếlớn nhưvua hay đại thần, nếu bịbắt thì được bảo hộ.
5) Làm giặc ởphương xa rồi trởvề.
Tỳ-kheo phá giới cũng có 5 pháp tạo nhiều tội lỗi, nhưng không bịngười cửtội sớm vì:
1) Chỗởkhông nhất định, có nhiều bè đảng.
2) Học nhiều, có khảnăng ghi nhớ, nói lúc nào cũng hay, có văn, có nghĩa. Luôn luôn tịnh hạnh, nhưng không thểtưduy với tâm lành đểthâm nhập Chánh kiến.
3) Thường được tứsựcúng dường, khi bịcửtội thì lo lót.
4) Có thân hậu (bạn) là cấp bậc lớn, hoặc Thượng tọa hay thứtọa, bịcửtội được họbảo hộ.
5) Ởchỗđồng trống, tới lui nhà giàu, tìm cầu lợi dưỡng.
Ðấy là 5 pháp đồng với kẻđại tặc kia.
Luật Thiện kiến nói:
Ðã làm tất cảcác việc ác thì không ai không biết. Khi mới làm thì thần hộthân thấy biết, kếđó Thiên, nhơn có trí tha tâm biết; hạng người nhưvậy trời thần đều thấy biết. Cho nên quảquyết rằng: Lần lượt tiếp nối nhau, truyền đến cõi Phạm thiên, an trí nơi cõi Vô sắc, mọi người đều biết hết.
Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Ban đầu phạm một giới, đã hủy phá cái đồđựng đạo (Ðạo khí), gọi là Ba-la-di. Sau đó giết người, mắc tội Ðột-kiết-la. Thật sựlà tội nặng, nhưng không gọi là Ba-la-di, vì không còn cái đồđựng đạo đểphá vậy.
Kinh Ưu-bà-tắc ngũgiới tướng nói:
Phật bảo Tỳ-kheo: NhưLai có hai thân: Sanh thân, Giới thân.
Nếu Thiện nam tửvì Sanh thân của Ta, xây Tháp bằng bảy báu, cao đến cõi trời Phạm thiên. Nếu có người làm sứt mẻthì tội đó còn có thểăn năn được, nhưng nếu làm sứt mẻGiới thân của Ta thì tội đó vô lượng.
Phần thứnhất nói vềbốn pháp khí đã xong.
II. MƯỜI BA PHÁP TĂNG TÀN
Cũng chia làm ba: Nêu chung, kê riêng giới tướng, hỏi đểkết thúc.
A. NÊU CHUNG:
Thưa các Ðại đức, đây là mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, xuất từGiới kinh, nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Tăng-già-bà-thi-sa là tội thuộc vềTăng, chỉcó Tăng mới cứu được. Trước chúng Tăng ăn năn tội lỗi thì tội mới tiêu trừ, nên gọi là Tăng-già-bà-thi-sa.
Luật Căn bản nói:
ChữTăng-già ởđây có nghĩa là người phạm tội này phải nương theo Tăng-già đểhành pháp sám, và y nơi Tăng-già mà xuất tội. ChữBà-thi-sa có nghĩa là còn hy vọng cứu được. Nếu phạm một trong bốn trọng giới thì không thểcứu được, không được sống chung. Còn 13 pháp này, nếu phạm, còn có thểcứu sống được, cho nên gọi là Tăng tàn.
Luật nhiếp nói:
Do vâng theo lời dạy của chúng nên tội có thểtrừdiệt.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Nhưngười bịkẻkhác chặt yết hầu chưa đứt, gọi là tàn (còn sống sót). Nhưhai người cùng vào trận chiến, một người bịgiết chết liền, người thứhai bịngười giết nhưng mạng sống còn thoi thóp chưa chết hẳn. Nếu gặp được thầy hay thuốc tốt có thểchữa lành. Nếu không có thầy hay thuốc tốt thì không thểchữa được. Người phạm Tăng tàn cũng nhưvậy. Ðứng vềlý thì có thểsám hối được, nếu có chúng Tăng thanh tịnh hướng dẫn đúng nhưpháp đểsám hốitrừtội thì tội này có thểtrừ. Nếu không có đại chúng thanh tịnh thì không thểtrừtội được, nên gọi là Tăng tàn.
B. LIỆT KÊ 13 GIỚI TƯỚNG
Từgiới thứnhất “Lộng âm xuất tinh” cho đến giới thứ13 “không bỏác kiến”.
1. GIỚI CỐÝ LÀM XUẤT TINH
Ðại thừa đồng cấm.
Kinh Phạm võng nói:
Thà lấy búa bén chặt phá thân này chứsuốt đời không dùng tâm phá giới tham đắm ưa đụng chạm đểtạo tội.
Kinh Bồ-tát giới bổnnói:
Khởi tâm ngũcái, không mởbày sựhiểu biết, gọi là phạm nhiều điều tội lỗi, tức là khởi tâm nhiễm ô, phạm tội vậy.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý làm xuất tinh, trừchiêm bao, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO18:
Ông Ca-lưu-đà-di ý muốn vềdâm dục hừng hẫy, nhan sắc tiều tụy, thân thểốm gầy. Thời gian khác, theo ý niệm nhớtưởng, lộng âm cho xuất tinh, các căn tươi vui, nhan sắc sáng sủa. Tỳ-kheo quen thân hỏi biết việc này, bạch Phật, kiết giới.
Khi ấy, có một Tỳ-kheo, ngủnghỉý loạn, trong mộng xuất tinh, nghi là phạm giới này. Phật dạy: Không phạm.
Song khi ngủloạn ý có 5 điều lỗi:
- Ác mộng.
- Chưthiên không hộ.
- Tâm không vào trong pháp.
- Không tưduy tướng của ánh sáng.
- Trong mộng bịxuất tinh.
Ngủnghỉvới ý nghĩtốt, có năm công đức ngược lại với 5 điều trên.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Lộng âm mà tinh xuất thì phạm Tăng tàn, tinh không xuất phạm Thâu-lan-giá.
Dạy Tỳ-kheo khác lộng âm mà tinh xuất, phạm Thâu-lan-giá, không xuất tinh phạm Ðột-kiết-la. Dạy người khác lộng âm mà tinh xuất hay không xuất đều phạm Ðột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Phần thứtư19nói:
Nếu người nữnắm phía trước Tỳ-kheo, Tỳ-kheo động thân, xuất đồbất tịnh, phạm Tăng tàn; không động thân, mà xuất bất tịnh, phạm Ðột-kiết-la. Nắm phía sau cũng vậy. Khi nắm chân đảnh lễcũng vậy. Nếu dùng nam căn đểchỗngược nước hay thuận nước, hoặc nước nhỏgiọt, hay ngược gió, thuận gió; hoặc dùngmiệng mút, hay trong không trung nhớtưởng, thân động, xuất bất tịnh, tất cảđều phạm Tăng tàn.
Luật Căn bản nói:
Thà dùng tay cầm con rắn độc đáng ghê gớm, chứkhông dùng tâm nhiễm ô tựtay cầm lấy sanh chi, dùng tâm nhiễm ô nhìn ngó sanh chi đểmắc tội ác tác.
Luật Ngũphần nói:
Ngủvới tâm tán loạn, mắc tội Ðột-kiết-la. Nhớđến việc hành dâm, phạm Ðột-kiết-la.
Kinh Ðại niết-bàn nói:
Ðối với sựdâm dục nên sanh ý tưởng hôi thúi, cho đến không thểsanh một ý tưởng vềtịnh. Nếu hành dâm trong mộng, lúc tỉnh dậy phải sanh tâm hối hận.
2. GIỚI XÚC CHẠM THAÂN NGƯỜI NỮ
Ðại thừa đồng cấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, do dục tâm dồn nén xúc chạm thân người nữ, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm bất cứmột thân phần nào, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO20:
Ca-lưu-đà-di nhân Phật chếgiới không được lộng âm xuất tinh, lại rình chờphụnữđến phòng rờ, hôn môi má. Người nào ưa, thì vui thích với việc làm ấy, kẻkhông ưa, thì giận dữmắng chửi, và nói lại với các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo bạch Phật kiết giới.
TƯỚNG TẠNG CỦA TỘI
Rờmó người nữ, một lần rờmó, một tội Tăng tàn. Rờmó quỷnữvà súc sanh nữ, loài có thểbiến hình, phạm Thâu-lan-giá, không thểbiến hình, phạm Ðột-kiết-la.
Nếu người nữlàm lễ, nắm chân, khởi cảm giác vui động thân, phạm Tăng tàn; không động thân, phạm Ðột-kiết-la.
Nếu với dục tâm chạm y bát v.v... cho đến tựchạm thân mình, tất cảđều phạm Ðột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Không phạm là xúc chạm nhau khi nhận đồvật, hoặc xúc chạm khi cởi (trói) nhau, khuyên giải v.v...
Phần thứtư21nói:
Khởi ý tưởng nữcùng với thân người nam chạm nhau, khởi ý tưởng nam cùng vớithân người nữchạm nhau, đều phạm Thâu-lan-giá. Người nữnày, tưởng là bao nhiêu người nữkhác; bao nhiêu người nữkhác, tưởng là người nữnày, thân chạm nhau đều phạm Tăng tàn. Cùng với thân người nữchết mà chưa hưhoại chạm nhau, phạm Tăng tàn. Nếu xúc chạm thân hưhoại phân nửa, hay phần nhiều hưhoại, phạm Thâu-lan-giá. Tùy theo nữnhơn chạm vào thân phần nào mà Tỳ-kheo khởi động dục tâm, phạm Thâu-lan-giá. Nữnhơn bịnước cuốn trôi, với ý niệm từtâm cứu vớt va chạm mà không thọlạc, không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Khi Tỳ-kheo ngồi, có người nữlễdưới chân, nếu khởi dục tâm, nên trụnơi chánh thaân, phải bảo người nữrằng: Cách ra một chút đểlễ.Nếu người nữquá giàu lòng tin, đột ngột đến lễtrực tiếp nơi chân, nên tựcắn cái luỡi khiến cho đau khỏi biết sựva chạm mịn màng của người nữ.
Nếu người nữđến Tỳ-kheo xin nuớc, không nên tựtay mình cầm gáo múc nước xối tay người nữ, mà nên dùng đồđựng đểmà cho. Nếu không có đồđựng thì bảo tịnh nhơn cho. Nếu không có tịnh nhơn thì cầm gáo đểtrên giường hay trên ghếbảo họtựlấy.
Nếu người nữbịnước cuốn trôi cầu cứu, Tỳ-kheo khởi ý tưởng nhưđất, nắm tay vớt lên, không phạm. Hay là trao cây tre, cây gỗ, sợi dây cho họnắm kéo lên, không phạm. Hoặc nói: “Tôi biết cô tuy khổnhưng do sốmạng đã định trước.” thì không phạm.
Luật Căn bản nói:
Phàm chạm thân người nữ, đối tượng có thểhành dâm, trường hợp không có y ngăn cách, phạm Tăngtàn. Có y, phạm thô tội. Trường hợp không thểhành dâm, không có y, phạm thô tội; có y, phạm ác tác.
Nếu xúc chạm người nam và huỳnh môn có thểhành dâm, không có y, phạm thô tội; có y, phạm ác tác. Không thểhành dâm có y, không y, đều mắc tội ác tác.
Nếu xúc chạm bàng sanh, có thể, không thểhành dâm đều mắc tội ác tác.
Nếu thấy người nữbịnước cuốn trôi, hoặc tựthắt cổ, hay uống thuốc độc v.v... khi cần cứu tế, xúc chạm đều không phạm.
Luật Thập tụng nói:
Người nữvì dục tâm rờchạm Tỳ-kheo không có y, Tỳ-kheo có dục tâm động thân, cảm thọsựtrơn mịn, phạm Tăng tàn. Tỳ-kheo có y phạm Thâu-lan-giá. Nếu vì cứu nạn lửa, nạn nước, nạn đao, nạn ác trùng, nạn ác quỷ, nạn từtrên cao rớt xuống, tất cảđều không phạm. Hoặc không có nhiễm tâm, chạm nhầm, đều không phạm.
Người nữbịnước cuốn trôi, nên cứu, lúc đó tuy khởi dục tâm, chỉnắm một chỗđừng thả, khi lôi đến bờmới thảra, nắm lại thì mắc tội.
Hoặc người nữđược thêu hay vẽtrên giấy, hay người nữbằng gỗ, cốý xúc chạm phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Người nữđánh Tỳ-kheo, Tỳ-kheo vì dục tâm vui nhận, phạm Ðột-kiết-la. Nếu người nữcó sức lực nắm Tỳ-kheo, hay nhiều người nữcùng nắm, không thọlạc không phạm.
Kinh Giới nhân duyên nói:
A-nan bịMa-đăng-già dùng chú thuật mê hoặc, không phạm tội.
BIỆN MINH:
Hỏi:- Căn cứtheo luật Tăng kỳ, nếu không thểkhởi ý tưởng là đất và cũng không có tre, cây, dây v.v... đểcó thểtrao cho họnắm thì nên đểtùy theo sốkiếp của họ. Còn trong luật Thập tụng thì nói tuy có khởi dâm tâm cũng cho phép cứu họ. Vậy nên theo bên nào?
Ðáp: -Tăng kỳthì chú trọng vấn đềđềphòng tội lỗi. Còn Thập tụngthì cần gấp chỗcứu người. Nay nên tựxét: Nhưtập nhiễm quá mạnh, nên theosựchếcấm của luật Tăng kỳ. Nếu lòng từquảthật là nổi bật, mới áp dụng theo sựquyền chếcủa luật Thập tụng.
3. GIỚI NÓI THÔ ÁC
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng cấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, do dục tâm dồn nén, nói lời thô tục vềdâm dục với người nữ, tùy theo lời nói thô tục vềdâm dục, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO22:
Duyên khởi cũng do Ca-lưu-đà-di nên Phật chếgiới này.
GIẢI THÍCH:
Thô ác tức là phi phạm hạnh. Lời nói dâm dục tức là khen ngợi “hai đường” tốt xấu... hoặc tựmình tìm cầu, hoặc dạy người khác tìm cầu, hoặc hỏi, hoặc đáp, hoặc nói, hoặc dạy người, hoặc mắng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói một cách rõ ràng từmỗi câu phạm một Tăng tàn, không rõ ràng phạm Thâu-lan-giá. Hoặc gởi thư, hoặc sai sứhay ra dấu, khiến cho người nữkia biết, phạm Tăng tàn; không biết, phạm Thâu-lan-giá. Nói các bộphận khác tốt xấu, phạm Thâu-lan-giá. Ðối với người nữhai căn, phi nhơn vaø loại nữsúc sanh có thểbiến hình mà nói, phạm Thâu-lan-giá. Loại ấy không hiểu biết, phạm Ðột-kiết-la. Ðối với loài nữsúc sanh không thểbiến hình và người nam mà nói, tất cảphạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Thâu-lan-giá. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Trường hợp vì người nữnói pháp quán bất tịnh, hoặc nói Tỳ-ni, khi nói pháp có đềcập đến, cùng những việc nói trong mộng, nói nhầm v.v... thì không phạm.
Phần thứtư23nói:
Nữtưởng là nam, nam tưởng là nữmà nói lời thô ác, phạm Thâu-lan-giá. Người nữnày mà tác tưởng là người nữkhác, người nữkhác tác tưởng là người nữnày, phạm Tăng tàn.
Tánh ưa nói lời thô ác mà không có tâm dục, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Nếu người nữđối trước Tỳ-kheo nói lời thô ác mà Tỳ-kheo tùy thuận theo tâm họ, nói ra bằng lời ít hay nhiều tùy theo đó, mỗi lời nói phạm mỗi tội Tăng tàn.
4. GIỚI TỰKHEN MÌNH, ÐÒI CUNG PHỤNG DỤC LẠC
Ðại thừa đồng cấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, do dục tâm dồn nén, đối trước người nữ, tựkhen thân mình: “Này cô! Tôi tu phạm hạnh, trì giới tinh tấn, tu tập pháp thiện. Nên đem pháp dâm dục ấy cung phụng tôi, sựcung phụng ấy là bậc nhất”, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO24:
Nhưgiới trước, cũng do Ca-lưu-đà-di nên Phật chếgiới này.
GIẢI THÍCH:
Khen thân tức là khen thân mình đoan chánh, nhan sắc tốt đẹp, giòng dõi v.v... Phạm hạnh tức là siêng tu, lìa xa uếtrược. Giữgiới tức là thọtrì học xứkhông khiếm khuyết, không lủng chảy, không nhiễm ô. Thiện pháp tức là ưa thích ởchỗnhàn tịnh, sống theo 12 hạnh Ðầu-đà, học nhiều hay nói pháp, giữluật, ngồi thiền v.v...
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo sựkhen ngợi nhiều hay ít, nói một cách rõ ràng, mỗi lần là một Tăng tàn. Nói không rõ ràng, phạm Thâu-lan-giá. Loài nữsúc sanh và quỷ, biết, không biết, tưởng, nghi v.v... cũng đồng nhưtrước. Tỳ-kheo-ni v.v... đồng nhưtrước.
5. GIỚI LÀM MAI MỐI
Ðây thuộc vềgiá tội. Ðại thừa đồng cấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào qua lại người này người kia làm mai mối, đem ý người nam nói với người nữ, đem ý người nữnói với người nam, hoặc đểthành việc vợchồng, hoặc đểcho tưthông dù chỉtrong chốc lát, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO25:
Tỳ-kheo Ca-la, biết rành vềpháp thếtục, khi ông làm mai mối cho các nam nữthành chồng vợ, được việc thì họcúng dường khen ngợi, không hài lòng thì họoán trách cơhiềm, cho nên đức Phật chếgiới này.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo làm mai mối nhiều hay ít, mỗi trường hợp là phạm một Tăng tàn. Nhận lời đến bên kia nói, không trởlại báo cáo, phạm Thâu-lan-giá. Không nhận lời, đến bên kia nói, trởlại báo cáo, phạm Thâu-lan-giá. Nhận lời, không đến bên kia nói, không trởlại báo cáo, phạm Ðột-kiết-la. Không nhận lời, đến bên kia nói, không trởlại báo cáo, phạm Ðột-kiết-la. Các loại nữsúc sanh, quỷ, biết, không biết, tưởng, nghi v.v...đồng nhưtrước. Cầm thơcủa người đi, không xem coi, hoặc vì người bạch y làm các loại sứgiả, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Tăng tàn. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Những trường hợp sau đây không phạm:
Vì hòa hiệp sựbiệt ly, vì cha mẹbệnh, vì bịgiam cầm trong ngục tù, vì người Ưu-bà-tắc tín tâm bệnh và bịgiam cầm trong ngục tù, vì Tam bảo, vì Tỳ-kheo bệnh v.v...
Xem thơvà cầm đi thì không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Trường hợp người nam có nhiều vợđối xửkhông bình đẳng, Tỳ-kheo khuyên bảo người nam ấy đối xửcho bình đẳng. Người nam ấy trảlời: sẽnhưlời thầy khuyên bảo; Khi ấy, Tỳ-kheo nọmắc tội Thâu-lan-giá. Nếu vợchồng cãi lộn, Tỳ-kheo khuyên dụcho họhòa hợp thì mắc tội Thâu-lan-giá.Trường hợp vợchồng kia không hòa hợp, đối với việc Phật, việc Tăng có sựsơsuất, vì việc phước thiện khuyên bảo họhòa hợp thì không tội. Trường hợp người phụnữbỏvềlại nhà cha mẹhọ, khuyên bảo họsớm vềlại nhà chồng, mắc tội Thâu-lan-giá.
Có người nuôi nhiều ngựa mà không có giống đực tốt, nhờTỳ-kheo điềm chỉcho nhà nào có giống ngựa tốt đểlấy giống, Tỳ-kheo chỉđiểm mắc tội Thâu-lan-giá.
Hai Tỳ-kheo, một người có con trai, một người có con gái, cùng nhau làm sui gia, cảhai đều mắc tội Tăng tàn.
Luật Thập tụng nói:
Việc mai mối đã xong, Tỳ-kheo sau đó đến trợgiúp, mắc Thâu-lan-giá.
Căn bản nói:
Nếu Tỳ-kheo đến nhà thí chủ, nói: Người con gái này đã trưởng thành sao không gảlấy chồng, người con trai này đã lớn sao không lấy vợ.Hoặc nói: Người con gái này sao không đến nhà chồng, người con trai này sao không đến nhà vợ, đều mắc tội ác tác.
Kinh Giới nhân duyênnói:
Thảđực, thảnái cho súc sanh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Các bộkhác, mai mối súc sanh không kết vào tội này, trong kinh Giới nhân duyên thì thảđực thảnái cho súc sanh đều kết tội Tăng tàn. Tại sao vậy?
Ðáp: -Chỉlàm mai mối thì động cơđưa đến dâm dục còn xa, cho nên phi nhơn và súc sanh, theo thứtựdần dần hàng phục, còn thảđực thảnái thì mắt mình nhìn vào việc phi pháp, cho nên tuy là súc sanh, cũng kết bổn tội vậy.
(Thời nay, trong Tùng lâm nuôi cảgà heo không biết đực cái một cách chung lộn, tội đâu có thểnói hết!)
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ BA
1Tứphần luật 1, tr. 572b, Ðại 22n1428.
2Vấn đềnày nên nghiên cứu nơi bộTứPhần Hiệp Chú của kỳđức Luật sưThích Trí Thủđểđược rõ nghĩa hơn.
3Tứphần luật 41, phần thứba Kiền-độy, tr. 861a19, Ðại 22n1428.
4Tứphần luật 55, phần thứtưÐiều bộ, tr. 976a22, Ðại 22n1428.
5Căn bản (thuyết nhất thiết hữu bộtỳ-nại-da) 5, tr. 650b19, Ðại 23n1442: Chỉnói là một đứa bé, cháu của Tất-lăng-già-bà-ta.
6Tăng kỳluật 3, tr. 252a18, Ðại 22n1425: Có Tỳ-kheo được y phấn tảo đẹp, suy nghĩ: “Y này rất đẹp, sau này nếu có nữa thì chưa chắc được nhưvậy!” bèn nói với bạn: “Trưởng lão! Từnay trởđi lộc của ai nấy giữ. Nếu thầy được thì thầy giữ, nếu tôi được thì tôi giữ.” Vì Tỳ-kheo này trái lời cam kết trước, nên trong nửa phần y ấy mà đủsốqui định thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo này được y phấn tảo mà không mang về, lại đem cất giấu, lấy cỏgạch phủlên, rồi quay vềgiải lời cam kết nhưtrên đã nói, thì phạm Thâu-lan-giá.
7Tây câu-da-ny 西拘耶鳟尼: Skt. Apara-godānỵya, Tây Ngưu hoá châu. Phong tục ởđây dùng trâu làm tiền tệđểtrao đổi.
8Phất-vu-đãi 弗于逮: Skt. Pūrva-videha, Ðông Thắng thân châu.
9Uất-đơn-việt 鬱d單?越½: Skt. Uttara-kuru, Bắc Câu-lô châu.
10Tứphần luật 2, tr. 575c, Ðại 22n1428.
11Pháp giới thứđệsơmôn (Tuỳ– Trí Khải soạn) quyển thượng phần hạ, tr. 673c01, Ðại 46n1925.
12Tứphần luật 56, phần thứtưÐiều bộ, tr. 981a17, Ðại 22n1428.
13Tứphần luật 2, tr. 577b, Ðại 22n1428.
14Tứphần luật 2, tr. 578c21: miệng nói: “Tôi đạt được pháp thượng nhơn”...
15“Sáu câu chuẩn theo đó mà biết”, câu này do ngài Trí Húc dẫn đểđộc giảhiểu theo trong nguyên văn Tứphần. Tứphần luật 2, tr. 578c29: Người, khởi ý tưởng là người phạm Ba-la-di. Nghi là người, phạm Thâu-lan-giá. Người mà tưởng chẳng phải người, phạm Thâu-lan-giá. Chẳng phải người mà tưởng là người, phạm Thâu-lan-giá. Chẳng phải người mà nghi cũng phạm Thâu-lan-giá.
16Thổquỉ土鬼: Thập tụng luật 2, tr. 12c17, Ðại 231435: Phần cước chú “quỉ鬼”= “khối 塊”. Vậy có thểdịch: nói, “Ngay cảgió lốc (toàn phong), đất khối lăn đến chỗtôi”. Nếu không thật thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá.
17Tứphần luật 59, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất, tr. 1005b15, Ðại 22n1428.
18Tứphần luật 2, tr. 579a, Ðại 22n1428.
19Tứphần luật 56, phần thứtưÐiều bộ, tr. 986a10, Ðại 22n1428.
20Tứphần luật 2, tr. 580b, Ðại 22n1428.
21Tứphần luật 57, phần thứtưÐiều bộ, tr. 986b, Ðại 22n1428.
22Tứphần luật 3, tr. 581b, Ðại 22n1428.
23Tứphần luật 57, phần thứtưÐiều bộ, tr. 987b24, Ðại 22n1428.
24Tứphần luật 3, tr. 582a, Ðại 22n1428.
25Tứphần luật 3, tr. 582c, Ðại 22n1428.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường