Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [2.8f]

18/04/201318:05(Xem: 8661)
Phần [2.8f]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - II
(Bhikkhuvibhanga II)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

VIII. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (PĀCITTIYAKAṆḌAṂ)
(tiếp theo)

PHẦN UỐNG RƯỢU - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[575] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn khi đang du hành trong xứ Cetiya đã đi đến ngôi làng Bhaddavatikā. Những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nhìn thấy đức Thế Tôn từ đàng xa đang đi lại, sau khi thấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong của khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.

Được nói như thế, đức Thế Tôn đã im lặng. Đến lần thứ nhì, ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong của khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.

Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã im lặng.

Sau đó, trong lúc tuần tự du hành, đức Thế Tôn đã ngự đến ngôi làng Bhaddavatikā. Tại nơi đó, đức Thế Tôn đã trú ngụ ở ngôi làng Bhaddavatikā.

Khi ấy, đại đức Sāgata đã đi đến Ambatittha, khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa, sau khi đến đã đi vào nhà thờ lửa, sắp đặt tấm thảm trải bằng cỏ, rồi ngồi xuống, xếp (chân) thế kiết già, giữ thân thẳng, tập trung niệm ở phía trước. Con rồng ấy đã nhìn thấy đại đức Sāgata đi vào, sau khi thấy đã trở nên không vui, bực bội, rồi đã phun khói. Đại đức Sāgata cũng đã phun khói. Khi ấy, con rồng không còn đè nén được cơn giận nên đã phun ra lửa. Đại đức Sāgata cũng đã nhập thiền đề mục lửa và đã phun ra lửa. Sau đó, đại đức Sāgata đã dùng lửa (của ngài) đoạt lấy ngọn lửa của con rồng đó rồi đã đi đến Bhaddavatikā.

Rồi đức Thế Tôn sau khi ngự tại Bhaddavatikā theo như ý thích, đã ra đi du hành về hướng thành Kosambī. Các cư sĩ ở thành Kosambī dã nghe được rằng: “Nghe nói ngài đại đức Sāgata đã gây chiến với con rồng ở Ambatittha.” Sau đó, trong lúc tuần tự du hành, đức Thế Tôn đã ngự đến thành Kosambī. Khi ấy, các cư sĩ ở thành Kosambī sau khi đi ra tiếp đón đức Thế Tôn đã đi đến gặp đại đức Sāgata, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Sāgata rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, các cư sĩ ở thành Kosambī đã nói với đại đức Sāgata điều này:

- Thưa ngài, vật gì các ngài đại đức khó có được và ưng ý? Chúng tôi nên chuẩn bị vật gì?

Được nói như thế, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã nói với các cư sĩ ở thành Kosambī điều này:

- Này các đạo hữu, có thứ rượu cất tên Bồ Câu thì các tỷ-kheo khó có được và ưng ý, hãy chuẩn bị thức ấy.

Sau đó, các cư sĩ ở thành Kosambī đã chuẩn bị rượu cất tên Bồ Câu ở mỗi nhà, rồi khi nhìn thấy đại đức Sāgata đang đi khất thực đã nói với đại đức Sāgata điều này:

- Thưa ngài, xin ngài đại đức Sāgata hãy uống rượu cất tên Bồ Câu. Thưa ngài, xin ngài đại đức Sāgata hãy uống rượu cất tên Bồ Câu.

Rồi sau khi đã uống rượu cất tên Bồ Câu ở mỗi nhà, đại đức Sāgata khi đang đi ra khỏi thành phố đã té ngã ở cổng thành. Khi ấy, đức Thế Tôn đang đi ra khỏi thành phố cùng với nhiều vị tỷ-kheo đã nhìn thấy đại đức Sāgata bị té ngã ở cổng thành, sau khi thấy đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, hãy đưa Sāgata về.

- Bạch ngài, xin vâng.

Các vị tỷ-kheo ấy vâng theo lời đức Thế Tôn đã đưa đại đức Sāgata về lại tu viện rồi đặt nằm xuống, đầu hướng về đức Thế Tôn. Khi ấy, đại đức Sāgata đã xoay tròn vòng đưa hai chân hướng về đức Thế Tôn rồi nằm ngủ. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, phải chăng Sāgata đã có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai.

- Bạch ngài, đúng vậy.

- Này các tỷ-kheo, vậy bây giờ Sāgata có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai không?

- Bạch ngài, điều ấy không có.

- Này các tỷ-kheo, phải chăng Sāgata đã gây chiến với con rồng ở Ambatittha?

- Bạch ngài, đúng vậy.

- Này các tỷ-kheo, vậy bây giờ Sāgata có đủ sức gây chiến với con rắn nước không?

- Bạch ngài, điều ấy không có.

- Này các tỷ-kheo, vậy loại thức uống nào sau khi uống vào sẽ trở thành mất tỉnh táo thì có nên uống loại ấy không?

- Bạch ngài, điều ấy không nên.

- Này các tỷ-kheo, thật không đúng đắn đối với Sāgata, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỷ-kheo, vì sao Sāgata lại uống men say vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi uống rượu và men say thìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[576] Rượunghĩa là rượu từ bột, rượu từ bánh ngọt, rượu từ cơm, đã được rắc men vào, đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.

Men saynghĩa là chất mật từ bông hoa, nước trích ra từ trái cây, nước trích ra từ mật ong, nước trích ra từ đường mía, đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.

Uống: vị uống vào dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[577] Men say, nhận biết là men say, vị uống vào thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Men say, có sự hoài nghi, vị uống vào thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Men say, (lầm) tưởng không phải là men say, vị uống vào thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không phải là men say, (lầm) tưởng là men say, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là men say, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là men say, nhận biết không phải là men say, thì vô tội.

[578] Vị uống vào chất có màu của men say có mùi hương của men say có vị của men say nhưng không phải là men say, khi được nấu chung với xúp, khi được nấu chung với thịt, khi được nấu chung với dầu ăn, ở trong nước mật của trái cây āmalaka, vị uống nước cất không men say, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhất.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[579] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã chọc cười vị tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư bằng cách dùng ngón tay thọt léc. Vị tỷ-kheo ấy trong lúc bị rối loạn không thở được nên đã chết đi. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại chọc cười vị tỷ-kheo bằng cách dùng ngón tay thọt léc?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi chọc cười vị tỷ-kheo bằng cách dùng ngón tay thọt léc, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại chọc cười vị tỷ-kheo bằng cách dùng ngón tay thọt léc vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi thọt léc bằng ngón tay thìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[580] Thọt léc bằng ngón taynghĩa là kích thích bằng ngón tay. Vị đã tu lên bậc trên, có ý định chọc cười vị đã tu lên bậc trên rồi sờ vào thân bằng thân thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[581] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết đã tu lên bậc trên, vị chọc cười bằng cách dùng ngón tay thọt léc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị chọc cười bằng cách dùng ngón tay thọt léc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị chọc cười bằng cách dùng ngón tay thọt léc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[582] Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào cơ thể (vị kia) bằng vật được gắn liền với cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng vật được gắn liền với cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào cơ thể (vị kia) bằng vật (của mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng vật (mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật (vị kia) ném ra bằng vật (mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[583] Với vị chưa tu lên bậc trên, vị sờ vào cơ thể bằng cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào cơ thể (vị kia) bằng vật được gắn liền với cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng vật được gắn liền với cơ thể (của mình) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào cơ thể (vị kia) bằng vật (của mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật được gắn liền với cơ thể (vị kia) bằng vật (mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị sờ vào vật (vị kia) ném ra bằng vật (mình) ném ra thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[584] Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[585] Không có ý định chọc cười, vị sờ vào khi có việc cần phải làm, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhì.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[586] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư đùa nghịch ở trong nước của giòng sông Aciravatī. Vào lúc bấy giờ, đức vua Pasenadi xứ Kosala cùng với hoàng hậu Mallikā ngự ở tầng trên của tòa lâu đài. Đức vua Pasenadi xứ Kosala đã nhìn thấy các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư đang đùa nghịch ở trong nước của giòng sông Aciravatī, sau khi thấy đã nói với với hoàng hậu Mallikā điều này:

- Này hậu Mallikā, các vị A-la-hán này đùa nghịch ở trong nước.

- Tâu đại vương, chắc chắn là điều học chưa được đức Thế Tôn quy định hoặc là các tỷ-kheo ấy không biết.

Sau đó, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã khởi ý rằng: “Bằng phương thức nào để ta không phải trình lên đức Thế Tôn mà đức Thế Tôn có thể biết được các tỷ-kheo này đùa nghịch ở trong nước?” Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đã cho mời các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư đến rồi đã dâng khối đường lớn cho các vị ấy (nói rằng):

- Thưa các ngài, xin hãy dâng lên đức Thế Tôn khối đường này.

Các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư đã cầm lấy khối đường ấy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức vua dâng khối đường này đến đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, đức vua đã gặp các ngươi ở đâu?

- Bạch đức Thế Tôn, khi đang đùa nghịch ở trong nước của giòng sông Aciravatī.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại đùa nghịch ở trong nước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi chơi giỡn ở trong nướcthìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[587] Chơi giỡn ở trong nướcnghĩa là có ý định chơi giỡn ở trong nước ngập trên mắt cá chân, vị hụp xuống hoặc trồi lên hoặc bơi lội thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[588] Chơi giỡn ở trong nước, nhận biết là chơi giỡn, phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Chơi giỡn ở trong nước, có sự hoài nghi, phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Chơi giỡn ở trong nước, (lầm) tưởng là không chơi giỡn, phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[589] Vị đùa nghịch ở trong nước ngập dưới mắt cá chân thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị đùa nghịch với chiếc thuyền thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị đập vỗ trong nước bằng cánh tay hoặc bằng bàn chân hoặc với khúc cây hoặc với mảnh sành thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị đùa nghịch nước hoặc cháo chua hoặc sữa tươi hoặc sữa pha loãng hoặc nước nhuộm y hoặc nước tiểu hoặc nước bùn chứa ở trong chậu thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[590] Không chơi giỡn ở trong nước, (lầm) tưởng là chơi giỡn, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không chơi giỡn ở trong nước, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không chơi giỡn ở trong nước, nhận biết là không chơi giỡn ở trong nước, thì vô tội.

[591] Không có ý định chọc cười, sau khi đi xuống nước lúc có việc cần phải làm vị hụp xuống hoặc trồi lên hoặc bơi lội, trong khi đi sang bờ bên kia hụp xuống hoặc trồi lên hoặc bơi lội, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ ba.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[592] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử không đúng nguyên tắc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này đại đức Channa, chớ hành động như thế. Điều ấy không được phép.

Vị ấy hành động tỏ ra vẻ không tôn trọng. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Channa lại thể hiện sự không tôn trọng?

…(như trên)…

- Này Channa, nghe nói ngươi thể hiện sự không tôn trọng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại thể hiện sự không tôn trọng vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi có sự không tôn trọng thìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[593] Sự không tôn trọngnghĩa là có hai sự không tôn trọng: sự không tôn trọng người và sự không tôn trọng Pháp.

Sự không tôn trọng ngườinghĩa là khi đang được vị đã tu lên bậc trên nói về điều đã được quy định, vị (nghĩ rằng): “Vị này bị phạt án treo, hoặc bị xem thường, hoặc bị khiển trách, hoặc lời nói của vị này sẽ không được thực hiện” rồi thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Sự không tôn trọng Phápnghĩa là khi đang được vị đã tu lên bậc trên nói về điều đã được quy định, vị (nghĩ rằng): “Làm thế nào để điều này có thể được hủy bỏ, hoặc được thủ tiêu, hoặc được biến mất?” hoặc là vị không có ý muốn học tập điều ấy rồi thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[594] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết đã tu lên bậc trên, vị thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[595] Khi đang được vị đã tu lên bậc trên nói về điều không được quy định, vị (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đếnsự đoạn trừ, không đưa đếnsự từ bỏ, không đưa đếnsự hoan hỷ, không đưa đếnsự giảm thiểu, không đưa đếnsự ra sức nỗ lực” rồi thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đang được vị chưa tu lên bậc trên nói về điều đã được quy định hoặc không được quy định, vị (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đếnsự đoạn trừ, không đưa đếnsự từ bỏ, không đưa đếnsự hoan hỷ, không đưa đếnsự giảm thiểu, không đưa đếnsự ra sức nỗ lực” rồi thể hiện sự không tôn trọng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[596] Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[597] Vị nói rằng: “Sự giáo dục của các vị thầy dạy học của chúng tôi là như vầy, hãy kiểm tra,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tư.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[598] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã làm các vị tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư kinh sợ. Trong lúc bị làm cho kinh sợ, các vị ấy khóc lóc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc?

- Thưa các đại đức, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư này đã làm chúng tôi kinh sợ.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại làm các tỷ-kheo kinh sợ?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi làm các tỷ-kheo kinh sợ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại làm các tỷ-kheo kinh sợ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào làm vị tỷ-kheo kinh sợ thìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[599] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỷ-kheo: là vị tỷ-kheo khác.

Làm kinh sợ: vị đã tu lên bậc trên có ý định làm kinh sợ vị đã tu lên bậc trên rồi đem lại cảnh sắc hoặc cảnh thinh hoặc cảnh khí hoặc cảnh vị hoặc cảnh xúc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) cho dầu vị kia bị kinh sợ hoặc không bị kinh sợ. Vị kể về sự nguy hiểm của trộm cướp hoặc sự nguy hiểm của thú dữ hoặc sự nguy hiểm của quỷ sứ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) cho dầu vị kia bị kinh sợ hoặc không bị kinh sợ.

[600] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết đã tu lên bậc trên, vị làm kinh sợ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị làm kinh sợ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị làm kinh sợ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[601] Vị đã tu lên bậc trên có ý định làm kinh sợ vị chưa tu lên bậc trên rồi đem lại cảnh sắc hoặc cảnh thinh hoặc cảnh khí hoặc cảnh vị hoặc cảnh xúc thì phạm tội tác ác (dukkaṭa) cho dầu vị kia bị kinh sợ hoặc không bị kinh sợ. Vị kể về sự nguy hiểm của trộm cướp hoặc sự nguy hiểm của thú dữ hoặc sự nguy hiểm của quỷ sứ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa) cho dầu vị kia bị kinh sợ hoặc không bị kinh sợ.

[602] Vị chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị chưa tu lên bậc trên, nhận biết chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[603] Vị không có ý định làm kinh sợ rồi đem lại cảnh sắc hoặc cảnh thinh hoặc cảnh khí hoặc cảnh vị hoặc cảnh xúc, hoặc kể về sự nguy hiểm của trộm cướp hoặc sự nguy hiểm của thú dữ hoặc sự nguy hiểm của quỷ sứ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ năm.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[604] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại xứ Bhagga, trong thành Susumāragira, ở rừng Bhesakalā, chỗ vườn nai. Vào lúc bấy giờ nhằm tháng mùa đông, các tỷ-kheo sau khi đốt lên ngọn lửa ở khúc gỗ lớn nọ có lỗ hổng rồi sưởi ấm. Và ở trong lỗ hổng ấy có con rắn đen bị phỏng lửa nên bò ra ngoài và tấn công các vị tỷ-kheo. Các tỷ-kheo chạy nơi này nơi nọ.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo lại đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[605] Vào lúc bấy giờ, có các tỷ-kheo bị bệnh. Các tỷ-kheo theo dõi bệnh tình đã nói với các tỷ-kheo bị bệnh điều này:

- Này các đại đức, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?

- Này các đại đức, trước đây chúng tôi đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm, nhờ thế chúng tôi được an lạc. Giờ đây, (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán,” trong lúc ngần ngại nên không sưởi ấm, vì thế chúng tôi không được an lạc.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị tỷ-kheo bị bệnh đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào không bị bệnh có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[606] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ngần ngại trong việc đốt đèn, trong việc đốt lửa ở nhà tắm hơi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa khi có các nhân duyên như thế. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào không bị bệnh có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có nhân duyên như thế.”

[607] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bệnhnghĩa là vị có được an lạc khi không có ngọn lửa.

Bị bệnhnghĩa là vị không có sự thoải mái khi không có ngọn lửa.

Có ý định sưởi ấm: có ý muốn hơ nóng.

Ngọn lửanghĩa là lửa được đề cập đến.

Đốt lên: vị tự mình đốt lên thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo đốt lên: vị ra lệnh người khác thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Khi được ra lệnh một lần, dầu đốt nhiều lần vị (ra lệnh) phạm (chỉ một) tội ưng đối trị (pācittiya).

Ngoại trừ có nhân duyên như thế: trừ ra có nhân duyên như thế.

[608] Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có nhân duyên như thế.

Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có nhân duyên như thế.

Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị có ý định sưởi ấm rồi đốt lên hoặc bảo đốt lên ngọn lửa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có nhân duyên như thế.

Vị nhặt lên khúc của đang cháy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh, thì vô tội.

[609] Vị bị bệnh, vị sưởi ấm khi lửa đã được thực hiện bởi bị khác, vị sưởi ấm ở chỗ tro tàn (không còn ngọn lửa), khi đốt đèn, khi đốt lửa (nung bình bát), ở trong nhà tắm hơi, ngoại trừ có nhân duyên như thế, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ sáu.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[610] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo thường tắm ở giòng sông Tapodā.[1]Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha (nghĩ rằng): “Ta sẽ gội đầu” rồi đã đi đến sông Tapodā và đã chờ đợi ở một bên (nghĩ rằng): “Đến khi các ngài đại đức tắm xong.” Các tỷ-kheo đã tắm đến khi trời tối hẳn. Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha sau khi gội đầu xong vào ban đêm thì cửa thành đã đóng nên đã ngụ lại bên ngoài thành. Vào lúc sáng sớm, đức vua với dầu thoa chưa được tẩm hương đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã nói với đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đang ngồi một bên điều này:

- Tâu đại vương, vì sao ngài lại đến sớm với dầu thoa chưa được tẩm hương?

Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Sau đó, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha bằng bài Pháp thoại. Sau khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự việc ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại rồi đã hỏi các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo sau khi nhìn thấy đức vua vẫn tắm không biết chừng mực?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao những kẻ rồ dại ấy sau khi nhìn thấy đức vua vẫn tắm không biết chừng mực vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo tắm nào khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[611] Vào lúc bấy giờ, nhằm lúc trời nóng nực nhằm lúc trời oi bức, các tỷ-kheo trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, vào lúc trời nóng nực vào lúc trời oi bức ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tắm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[612] Vào lúc bấy giờ, có các tỷ-kheo bị bệnh. Các tỷ-kheo theo dõi bệnh tình đã nói với các tỷ-kheo bị bệnh điều này:

- Này các đại đức, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?

- Này các đại đức, trước đây chúng tôi tắm khi chưa đủ nửa tháng, nhờ thế chúng tôi được an lạc. Giờ đây, (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán,”trong lúc ngần ngại nên không tắm, vì thế chúng tôi không được an lạc.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị tỷ-kheo bị bệnh tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tắm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Biết rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[613] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo sau khi thực hiện công trình mới trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, trong trường hợp có công việc ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tắm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[614] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo sau khi đi đường xa trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, trong trường hợp đi đường xa ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tắm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đường xa; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo như thế.

[615] Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỷ-kheo trong khi thực hiện việc may y ở ngoài trời đã bị bao phủ bởi cơn gió có bụi, và trời thì mưa lâm râm. Các vị tỷ-kheo trong lúc ngần ngại không tắm rồi đi ngủ với thân thể đẫm mồ hôi. Y và chỗ nằm ngồi bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, trong trường hợp mưa gió ta cho phép tắm khi chưa đủ nửa tháng. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tắm khi chưa đủ nửa tháng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp ấy là: (Nghĩ rằng): ‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đường xa, trường hợp mưa gió; đây là duyên cớ trong trường hợp ấy.”

[616] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ nửa tháng: chưa tới nửa tháng.

Tắm: Vị tắm với bột tắm hoặc với đất sét. Trong khi thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi hoàn tất việc tắm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Ngoại trừ có duyên cớ: trừ ra có duyên cớ.

Lúc trời nóng nựcnghĩa là một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng.

Lúc trời oi bứcnghĩa là tháng đầu tiên của mùa mưa; vị (biết rằng): “Như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực là lúc trời oi bức” rồi nên tắm.

Trường hợp bị bệnhnghĩa là vị không có an lạc khi không tắm; vị (nghĩ rằng): “Trường hợp bị bệnh” rồi nên tắm.

Trường hợp có công việcnghĩa là ngay cả căn phòng được quét bụi; vị (nghĩ rằng): “Trường hợp có công việc” rồi nên tắm.

Trường hợp đi đường xanghĩa là (biết rằng) “Ta sẽ đi nửa do tuần[2]rồi nên tắm. Vị sắp sửa đi thì nên tắm. Vị đã đi thì nên tắm.

Trường hợp mưa giónghĩa là các vị tỷ-kheo đã bị bao phủ bởi cơn gió có bụi, hoặc là hai hoặc ba giọt nước mưa đã rơi trên thân thể; vị (nghĩ rằng): “Trường hợp mưa gió” rồi nên tắm.

[617] Chưa đủ nửa tháng, nhận biết là chưa đủ, vị tắm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có duyên cớ.

Chưa đủ nửa tháng, có sự hoài nghi, vị tắm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có duyên cớ.

Chưa đủ nửa tháng, (lầm) tưởng là đã hơn, vị tắm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya) ngoại trừ có duyên cớ.

Hơn nửa tháng, (lầm) tưởng là chưa đủ, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hơn nửa tháng, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hơn nửa tháng, nhận biết là đã hơn, thì vô tội.

[618] Khi có duyên cớ, vị tắm khi được nửa tháng, vị tắm khi hơn nửa tháng, vị tắm khi đi sang bờ bên kia sông, trong tất cả các xứ sở vùng biên giới,[3]trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ bảy.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[619] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỷ-kheo và các du sĩ đang đi đường xa từ thành Sāketa đến thành Sāvatthi. Giữa đường, bọn trộm cướp đã xuất hiện và cướp bóc các vị ấy. Quân lính của đức vua xuất phát từ thành Sāvatthi sau khi bắt được bọn cướp ấy cùng với đồ đạc đã phái sứ giả đến gặp các tỷ-kheo (nói rằng):

- Các đại đức hãy đi đến, các vị hãy nhận ra rồi hãy lấy đi y của chính mình.

Các vị tỷ-kheo không nhận ra được y. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các ngài đại đức lại không nhận biết y của chính bản thân?

Các tỷ-kheo đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ­ấy, nhân sự kiện ấy sau khi triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỷ-kheo rồi đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, như thế thì ta sẽ quy định điều học cho các tỷ-kheo vì mười điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm đem lại sự an lạc cho hội chúng, ...(như trên)... nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nhận được y mới nên áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc là màu xanh, màu bùn, màu đen sẫm. Nếu vị tỷ-kheo không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc mà sử dụng y mới thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[620] Mớinghĩa là đề cập đến việc làm thành được phép chưa được thực hiện.

Ynghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y.

Nên áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc: nên áp dụng cho dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa.

Màu xanhnghĩa là có hai loại màu xanh: màu xanh của rỉ đồng và màu xanh lá cây.

Màu bùnnghĩa là nước (bùn) được đề cập đến.

Màu đensẫm nghĩa là bất cứ (phẩm màu) gì liên quan đến màu đen.

Nếu vị tỷ-kheo không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc: sau khi không áp dụng một cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc cho dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa, vị sử dụng y mới thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[621] Khi chưa áp dụng, nhận biết là chưa áp dụng, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa áp dụng, có sự hoài nghi, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa áp dụng, (lầm) tưởng là đã áp dụng, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đã áp dụng, (lầm) tưởng là chưa áp dụng, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã áp dụng, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã áp dụng, nhận biết là đã áp dụng, thì vô tội.

[622] Sau khi áp dụng rồi sử dụng, sự làm thành được phép (kappo) đã bị huỷ hoại, chỗ làm thành được phép đã bị sờn, (y) chưa được làm thành được phép được may chung với (y) đã được làm thành được phép, khi có miếng vá, khi có sự mạng lại, khi có làm đường viền, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tám.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[623] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỷ-kheo là đệ tử của người anh lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện (của vị ấy). Sau đó, vị tỷ-kheo ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo:

- Này các đại đức, đại đức Upananda con trai dòng Sākya này sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến tôi lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỷ-kheo lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện?

…(như trên)…

- Này Upananda, nghe nói ngươi sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỷ-kheo lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỷ-kheo lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỷ-kheo hoặc đến vị tỷ-kheo ni hoặc đến vị ni tu tập sự hoặc đến vị sa-di hoặc đến vị sa-di ni lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyệnthìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[624] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Đến vị tỷ-kheo: là đến vị tỷ-kheo khác.

Tỷ-kheo ninghĩa là người nữ đã được tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ thực hành sự học tập về sáu pháp trong hai năm.

Sa-dinghĩa là người nam tu tập theo mười điều học.

Sa-di ninghĩa là người nữ tu tập theo mười điều học.

Của mình: sau tự mình chú nguyện để dùng chung.

Ynghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Sự chú nguyện để dùng chungnghĩa là có hai sự chú nguyện để dùng chung: sự chú nguyện để dùng chung có mặt và sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt. Sự chú nguyện để dùng chung có mặt nghĩa là (nói rằng): “Tôi chú nguyện để dùng chung y này đến ngươi hoặc đến vị tên (như vầy).” Sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt nghĩa là (nói rằng): “Tôi trao y này đến ngươi vì mục đích chú nguyện để dùng chung.” Vị kia nên nói rằng: “Ai là bạn bè hoặc là người thân thiết của ngài?” “Vị tên (như vầy) và tên (như vầy).” Vị kia nên nói rằng: “Tôi sẽ trao cho những người ấy. Ngài hãy sử dụng vật thuộc về của những người ấy hoặc ngài hãy phân phát hoặc ngài hãy tiến hành như là có duyên cớ.

Chưa có sự xả lời nguyệnnghĩa là chưa được cho lại[4]đến vị ấy hoặc là vị ấy sử dụng trong khi không có thân thiết với vị kia thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[625] Khi chưa có sự xả lời nguyện, nhận biết là chưa có sự xả lời nguyện, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa có sự xả lời nguyện, có sự hoài nghi, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa có sự xả lời nguyện, (lầm) tưởng là đã có sự xả lời nguyện, vị sử dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị chú nguyện để dùng riêng hoặc vị phân phát (y ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã có sự xả lời nguyện, (lầm) tưởng là chưa có sự xả lời nguyện, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã có sự xả lời nguyện, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã có sự xả lời nguyện, nhận biết là đã có sự xả lời nguyện, thì vô tội.

[626] Hoặc là vị kia (vị thứ nhì) cho lại hoặc là vị ấy (vị chủ nhân) sử dụng trong khi thân thiết với vị kia, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ chín.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[627] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư có các vật dụng không được cất giữ. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư thu giấu bình bát và y của các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư. Các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư đã nói với các tỷ-kheo nhóm Lục Sư điều này:

- Này các đại đức, hãy cho lại chúng tôi bình bát và y.

Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư cười. Các vị ấy khóc lóc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc?

- Thưa các đại đức, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư này thu giấu bình bát và y của chúng tôi.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại thu giấu bình bát và y của các tỷ-kheo?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi thu giấu bình bát và y của các tỷ-kheo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại thu giấu bình bát và y của các tỷ-kheo vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào thu giấu hoặc bảo thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của vị tỷ-kheo cho dầu chỉ muốn cười giỡn thìphạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[628] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Của vị tỷ-kheo: là của vị tỷ-kheo khác.

Bình bátnghĩa là có hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất.

Ynghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Tọa cụnghĩa là nói đến vật có đường biên.

Ống đựng kimnghĩa là có kim hoặc không có kim.

Dây thắt lưngnghĩa là có hai loại dây thắt lưng: loại tết bằng vải sợi, loại tết kiểu đuôi heo.

Thu giấu: vị tự mình thu giấu thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo thu giấu: vị ra lệnh vị khác thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Khi được ra lệnh một lần, dầu thu giấu nhiều lần (vị ra lệnh) phạm (chỉ một) tội ưng đối trị (pācittiya).

Cho dầu chỉ muốn cười giỡn: là có ý định đùa nghịch.

[629] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết đã tu lên bậc trên, vị thu giấu hoặc bảo thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng cho dầu chỉ muốn cười giỡn thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị thu giấu hoặc bảo thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng cho dầu chỉ muốn cười giỡn thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị thu giấu hoặc bảo thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng cho dầu chỉ muốn cười giỡn thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị thu giấu hoặc bảo thu giấu vật dụng khác cho dầu chỉ muốn cười giỡn thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị thu giấu hoặc bảo thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của người chưa tu lên bậc trên cho dầu chỉ muốn cười giỡn thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[630] Không có ý định đùa giỡn, vị thu xếp vật được để lộn xộn, vị thu xếp (nghĩ rằng): “Ta sẽ cho lại sau khi thuyết Pháp thoại,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười.

Phần Uống Rượu là phần thứ sáu.

*******

Tóm lược phần này:

Rượu, ngón tay, đùa nghịch,
không tôn trọng, làm sợ,
ngọn lửa, tắm, hoại sắc,
của mình, và thu giấu.

*******


[1]Tapodā (nghĩa là nước nóng) vừa là tên của một cái hồ vừa là tên của một giòng sông. Nước ở hồ thì mát nhưng khi ra đến giòng sông thì nóng (xem Phân Tích Giới Tỷ-Kheo – Bhikkhuvibhaṅga 1, chương Pārājika thứ 4, [296]).

[2]Tương đương 5 miles, hoặc 8 km (theo The Buddhist Monastic Code).

[3]Xem thêm Đại Phẩm 2 - Mahāvagga II, chương V, [21-23])

[4]Nghĩa là vị kia chưa nói với vị chủ nhân của y rằng: “Ngài hãy sử dụng hoặc ngài hãy phân phát hoặc ngài hãy thực hành như là vật dụng.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]