Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển thứ 435 Hội thứ hai phẩm Ðịa Ngục thứ 39-2

18/04/201317:44(Xem: 17700)
Quyển thứ 435 Hội thứ hai phẩm Ðịa Ngục thứ 39-2

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18

Quyển thứ 435
Hội thứ hai phẩm Địa Ngục thứ 39-2

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Thiện Hiện ! Có Bồ tát Ma ha tát dù từng thấy Phật hoặc trăm hoặc ngàn, hoặc nhiều trăm ngàn, ở chỗ chư Phật và đệ tử kia, cũng nhiều tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã mà hữu sở đắc làm phương tiện, nên chẳng năng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cho đến bố thí Ba la mật đa.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, liền từ ngồi đứng dậy bỏ chúng mà đi. Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này khinh mạn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, cũng khinh mạn Phật, đã bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, cũng bỏ chư Phật.

Thiện Hiện ! Nay trong chúng đây cũng có loại kia, nghe Ta tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chịu vui, bỏ chúng mà đi. Sở dĩ vì sao ? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đời trước nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã từng bỏ đi, đời nay nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa như thế, do sức túc tập trước cũng lại bỏ đi.

Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, đối sở thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, thân ngữ và tâm đều chẳng hòa hợp. Do đây tạo gây tội nghiệp tăng trưởng ngu si ác huệ. Kia do gây tội nghiệp tăng trưởng ngu si ác huệ, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tức liền hủy báng chướng ngại nới bỏ Bát nhã Ba la mật đa như thế, thời là hủy báng chướng ngại nới bỏ Nhất thiết tướng trí chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Kia do hủy bàng chướng ngại nới bỏ Nhất thiết tướng trí chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, tức liền tạo gây tăng trưởng năng cảm nghiệp thiết Chánh pháp.

Kia do tạo gây tăng trưởng năng cảm nghiệp thiếu Chánh pháp, đọa đại địa ngục, trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều trăm trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn trăm ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm trong đại địa ngục chịu các đại khổ đau độc dữ dội.

Kia vì tội nặng nên ở thế giới đây từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay chịu các đại khổ đau độc dữ dội.

Nếu khi thế giới đây kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió khởi, kia nghiệp thiếu pháp vẫn chưa hết, nên chết rồi chuyển sanh thế giới phương khác cùng đồng loại này trong đại địa ngục trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm trong đại địa ngục chịu các đại khổ đau độc dữ dội. Kia vì tội nặng nên ở thế giới khác từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay chịu các đại khổ đau độc dữ dội.

Nếu khi thế giới khác kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió khởi, kia vì nghiệp thiếu pháp vẫn chưa hết, nên chết rồi chuyển sanh thế giới phương khác, cùng đồng loại này trong đại địa ngục trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm trong đại địa ngục chịu các đại khổ đau độc dữ dội. Kia vì tội nặng nên ở thế giới khác từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay chịu các đại khổ đau độc dữ dội.

Như vậy lần lữa trải khắp các thế giới khác mười phương trong đại địa ngục chịu các đại khổ đau độc dữ dội. Nếu các thế giới mười phương kia khi kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió khởi, kia nghiệp thiếu pháp vẫn chưa hết, nên chết rồi sanh trở lại trong đại địa ngục nơi thế giới đây, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay chịu các đại khổ đau độc dữ dội.

Nếu khi kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió thế giới này khởi, kia nghiệp thiếu pháp vẫn chưa hết, nên chết rồi sanh lại thế giới các phương khác trải lâu trong đại địa ngục mười phương chịu các đại khổ đau độc dữ dội. Luân hồi như thế trải vô lượng kiếp.

Kia thế lực tội nghiệp thiếu Chánh pháp yếu dần từ địa ngục ra đọa thú bàng sanh trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm thọ thân bàng sanh gặp đủ các khổ tàn hại khủng bố bức bách thảy. Tội chưa hết, nên ở thế giới này từ một chỗ hiểm ác đến một chỗ hiểm ác, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy.

Nếu khi thế giới này bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi chuyển sanh thế giới phương khác cùng đồng loại này trong thú bàng sanh, trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm chịu thân bàng sanh gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy. Tội chưa hết, nên ở thế giới khác từ một chỗ hiểm ác đến một chỗ hiểm ác, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay, gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy.

Nếu thế giới kia khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi chuyển sanh thế giới các phương, cùng đồng loại này trong thú bàng sanh trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm thọ thân bàng sanh, gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy. Tội chưa hết nên ở các thế giới phương khác, từ một chỗ hiểm ác đến một chỗ hiểm ác, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy.

Như vậy lần lữa trải khắp các thế giới khác mười phương thọ thân bàng sanh, gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy. Nếu các thế giới mười phương kia khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi sanh trở lại trong thú bàng sanh nơi thế giới này, từ một chỗ hiểm ác đến một chỗ hiểm ác, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay, gặp đủ các khổ tàn hại khủng bách thảy.

Nếu thế giới này khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lựa chưa hết, chết rồi sanh trở lại các thế giới khác, trải khắp mười phương trong thú bàng sanh rộng chịu nhiều khổ. Tuần hoàn như thế trải vô lượng kiếp.

Kia thế lực tội nghiệp thiếu Chánh pháp mỏng dần, thoát thú bàng sanh đọa trong quỷ giới, trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm ở trong quỷ giới chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy. Tội chưa hết nên ở thế giới đây, từ một nước quỷ đói đến một nước quỷ đói, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy.

Nếu thế giới này khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi chuyển sanh thế giới phương khác, cùng đồng loại này trong thú quỷ đói trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm ở trong quỷ giới chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy. Tội chưa hết nên ở thế giới kia từ một nước quỷ đói đến một nước quỷ đói, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy.

Nếu thế giới kia bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi chuyển sanh các thế giới phương khác, cùng đồng loại này trong thú quỷ đói trải lâu nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, cho đến hoặc nhiều trăm ngàn trăm ức muôn ức năm ở trong quỷ giới chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy. Tội chưa hết nên ở các thế giới khác, từ một nước quỷ đói đến một nước quỷ đói, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy.

Như vậy, lần lữa trải khắp các thế giới mười phương ở trong quỷ giới, chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy. Nếu các thế giới khác mười phương kia khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi lại sanh trở lại nơi thế gian này trong thú quỷ đói, từ một nước quỷ đói đến một nước quỷ đói, cho đến kiếp lửa, kiếp nước, kiếp gió chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ đói khát lạnh ốm tiều tụy thảy.

Nếu thế giới đây khi bị tam tai phá hoại, kia nghiệp thiếu pháp còn thế lực chưa hết, chết rồi lại sanh các thế giới khác trải khắp mười phương trong thú quỷ đói rộng chịu nhiều khổ. Như vậy quanh tròn trải vô lượng kiếp.

Kia nghiệp thiếu Chánh pháp dư thế sắp hết ra khỏi giới quỷ đói đến sanh trong người. Dù được làm người mà ở hạng hèn hạ. Nghĩa là hoặc sanh nhà đui điếc, hoặc nhà tôi tớ, hoặc nhà gánh thây chết, hoặc nhà gánh thây chết, hoặc nhà hàng thịt, hoặc nhà bắt cá săn thú, hoặc nhà thợ thuyền, hoặc nhà con hát, hoặc nhà tà kiến, hoặc nhà bỉ ổi tạp nạp các ác luật nghi; hoặc thọ làm thân không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không tay, không chân, đui mù điếc câm, ung thư ghẻ hủi, bệnh phong điên cuồng, hung tàn gù lưng, tay chân ngăn cụt, các căn khuyết thiếu, sắc đen vàng tiều tụy, ngoan ngôn không hiểu gì hết. Có ra làm việc gì đều bị người khinh cười.

Hoặc sanh ở chỗ nào chẳng nghe danh Phật, danh Pháp, danh Tăng, danh Độc giác. Hoặc lại sanh ở thế giới u ám hằng không ngày đem, chẳng thấy ánh sáng, ở chỗ hiểm trở, uế ác độc địa. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện ! Kia nghiệp thiếu Chánh pháp gây tạo tăng trưởng rất sâu nặng, nên chịu như thế thảy quả khổ tròn đầy, chẳng thể ưa vui. Phẩm loại quá nhiều khó nỗi nói cho đầy đủ.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Như Lai thường nói trong tội nặng ấy là năm vô gián. Nay nói thứ sáu gây tạo tăng trưởng nghiệp hoại Chánh pháp cùng năm vô gián là tương tự ư ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Nghiệp hoại Chánh pháp tối cực thô nặng, chẳng thể đem sánh nghiệp năm vô gián. Nghĩa là kia nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tức liền chẳng tin bài báng hủy chê, lời nói như vầy : Chẳng phải các Như Lai ứng Chánh Đẳng Giác đã diễn thuyết, phi pháp phi luật, chẳng phải Đại Sư dạy. Chúng ta đối đấy chẳng nên tu học. Người báng pháp này, tự báng Bát nhã Ba la mật đa, cũng dạy vô lượng hữu tình hủy báng. Tự hoại nơi thân, cũng khiến người hoại. Tự uống thuốc độc, cũng khiến người uống. Tự mất quả vui sanh thiên, giải thoát, cũng khiến người mất. Tự đem thân thể vào địa ngục lửa, cũng đem thân thể người vào địa ngục lửa. Tự chẳng tin hiểu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cũng chuyển dạy người khiến chẳng tin hiểu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Tự chìm biển khổ, cũng khiến người chìm.

Xá Lợi Tử ! Ta đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, hãy chẳng muốn cho kẻ báng Chánh pháp nghe danh tự kia, huống vì họ thuyết.

Xá Lợi Tử ! Kẻ báng Chánh pháp, ta hãy chẳng cho các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa nghe danh tự họ, huống khiến mắt thấy, đâu cho ở chung. Vì cớ sao ?

Xá Lợi Tử ! Các kẻ hủy báng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phải biết kia danh hoại Chánh pháp, đọa loài đen tối, như con ốc trâu uế tự dơ dơ người khác; như đống rác thúi, nếu có tin dùng lời kẻ hoại pháp cũng chịu đại khổ như trước đã nói.

Xá Lợi Tử ! Các kẻ phá hoại Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phải biết loại tức là địa ngục, bàng sanh, quỷ đói, quyết định phải chịu đại khổ cực nặng dữ dội vô biên. Vậy nên kẻ trí chẳng nên hủy báng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Vì duyên nào chỉ nói kẻ hoại Chánh pháp như thế đọa đại địa ngục, bàng sanh, quỷ giới trường thời chịu khổ mà chẳng nói hình mạo thân lượng kia ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Thôi, chẳng nên nói kẻ hoại Chánh pháp đời sau phải chịu hình lượng ác thú. Vì cớ sao ? Xá Lợi Tử ! Nếu Ta nói đủ kẻ hoại Chánh pháp đời sau phải chịu hình lượng ác thú, kia nghe kinh sợ phải mửa máu nóng, bèn gây mất mạng, hoặc khổ gần chết, tâm vội buồn não như trúng tên độc, thân khô héo dần như cỏ gặp sương. Sợ kia nghe nói kẻ hoại Chánh pháp phải chịu khổ thân xấu lớn như thế, luống tự kinh hoàng tán thân thất mạng, Ta thương xót kia nên chẳng vì người nói hình lượng thân mạo tội hoại Chánh pháp.

Xá Lợi Tử nói : Cúi xin Thế Tôn nói kẻ hoại Chánh pháp đời sau phải chịu hình lượng ác thú để làm minh giới đời sau, khiến biết báng pháp sẽ bị khổ lớn, chẳng gây tội này.

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Ta trước đã nói, đủ làm minh giới. Nghĩa làđời vị lai các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe Ta đã nói kẻ gây tạo nghiệp hoại Chánh pháp tăng trưởng cực viên mãn, đọa đại địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, trong mỗi mỗi thú trường thời chịu khổ, đủ tự đua giữ chẳng báng Chánh pháp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng : Dạ, Bạch Thế Tôn ! Dạ, Bạch Thiện Thệ ! Đời sau tố tánh các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe Phật trước nói tội báng Chánh pháp cảm khổ trường thời, đủ làm minh giới, thà bỏ thân mạng quyết chẳng báng pháp, chớ làm ta sau phải chịu khổ ấy.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Nếu có các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy thông huệ nghe Phật đã nói người báng Chánh pháp ở đời đương lai lâu chịu đại khổ nên khéo hộ trì nghiệp thân ngữ ý, chớ đối Chánh pháp bài báng hủy hoại đọa ba ác thú chịu khổ trường thời. Ơû đời lâu xa chẳng được thấy Phật chẳng được nghe Pháp, chẳng gặp gỡ tăng, chẳng được sanh ở nước có Phật. Dù sanh đạo người hèn hạ nghèo cùng, xấu quê ngoan dại, nhánh thân thiếu khuyết, nói ra lời gì người chẳng tin chịu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Gây tạo tăng trưởng cảm nghiệp thiếu pháp, đâu chẳng bởi tập ác ngữ nghiệp ư ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Thật bởi thói quen tập ác ngữ nghiệp nên gây tạo tăng trưởng cảm nghiệp thiếu pháp. Ơû trong Luật Tạng Chánh pháp của Ta sẽ có những kẻ xuất gia ngu si kia, dù tôn xưng Ta lấy làm Đại Sư, mà đối ta thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu bài báng hủy hoại.

Thiện Hiện phải biết : Nếu có báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời là báng hủy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu có báng hủy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thời là báng hủy Nhất thiết tướng trí chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu có báng hủy Nhất thiết tướng trí chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, thời là báng hủy tất cả Như Lai ứng Chánh Đẳng Giác. Nếu có báng hủy tất cả Như Lai ứng Chánh Đẳng Giác, thời là báng hủy Phật bảo, Pháp bảo, Bi sô tăng bảo. Nếu có báng hủy Phật Pháp tăng bảo, thời sẽ báng hủy thế gian chánh kiến.

Nếu sẽ báng hủy thế gian chánh kiến, thời sẽ báng hủy bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Cũng sẽ báng hủy nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng sẽ báng hủy bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Như vậy cho đến cũng sẽ báng hủy Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng sẽ báng hủy Nhất thiết tướng trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Kia bởi báng hủy Nhất thiết tướng trí, tức đã nhiếp thọ vô lượng vô số vô biên tội nghiệp. Do kia nhiếp thọ vô lượng vô số vô biên tội nghiệp, tức đã nhiếp thọ tất cả địa ngục, bàng sanh, quỷ giới và trong thú vô lượng vô số vô biên khổ lớn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Các đứa ngu kia có mấy nhân duyên mà báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Do bốn nhân duyên, các đứa ngu kia báng hùy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Những gì là bốn ?

Một là bị gió các tà ma thổi gạt, nên các đứa ngu kia báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Hai là đối pháp sâu thẳm chẳng tin hiểu, nên các đứa ngu kia báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Ba là chẳng siêng tinh tiến, say đắm năm uẩn, bị các ác tri thức nhiếp thọ, nên đứa ngu kia báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Bốn là ôm nhiều giận dữ ưa làm ác pháp, thích tự cao cử khinh dễ kẻ khác, nên các đứa ngu kia báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Thiện Hiện ! Các đứa ngu kia bởi đủ bốn nhân duyên như vậy nên báng hủy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Do đây phải chịu vô lượng khổ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Đứa ngu thế gian chẳng siêng tinh tiến, bị ác tri thức nhiếp thọ, chưa trồng căn lành, đủ các ác hành, đối Phật đã nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó tin khó hiểu ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói, đứa ngu thế gian chẳng siêng tinh tiến bị ác tri thức nhiếp thọ, chưa trồng căn lành, đủ các ác hành, đối Ta đã nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thật khó tin khó hiểu.

Cọ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu ra sao khó tin khó hiểu ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Sắc không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc vô sở hữu là tự tánh sắc vậy. Thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh thọ tưởng hành thức vô sở hữu là tự tánh thọ tưởng hành thức vậy.

Thiện Hiện ! Nhãn xứ cho đến ý xứ không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhãn xứ cho đến ý xứ vô sở hữu là tự tánh nhãn xứ cho đến ý xứ vậy. Sắc xứ cho đến pháp xứ không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc xứ cho đến pháp xứ vô sở hữu là tự tánh sắc xứ cho đến pháp xứ vậy.

Thiện Hiện ! Nhãn giới cho đến ý giới không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhãn giới cho đến ý giới vô sở hữu là tự tánh nhãn giới cho đến ý giới vậy.

Sắc giới cho đến pháp giới không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc giới cho đến pháp giới vô sở hữu là tự tánh sắc giới cho đến pháp giới vậy.

Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô sở hữu là tự tánh nhãn thức giới cho đến ý thức giới vậy.

Nhãn xúc cho đến ý xúc không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu là tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc vậy.

Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu là tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vậy.

Thiện Hiện ! Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu là tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện ! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu là tự tánh nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Thiện Hiện ! Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi vô sở hữu là tự tánh bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi vậy.

Thiện Hiện ! Như vậy cho đến Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu là tự tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vậy.

Thiện Hiện ! Nhất thiết trí không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhất thiết trí vô sở hữu là tự tánh nhất thiết trí vậy. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu là tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Sắc thời trước không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh thời trước vô sở hữu là tự tánh sắc thời trước vậy. Thọ tưởng hành thức thời trước không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh thọ tưởng hành thức thời trước vô sở hữu là tự tánh thọ tưởng hành thức thời trước vậy.

Như vậy cho đến nhất thiết trí thời trước không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhất thiết trí thời trước vô sở hữu là tự tánh nhất thiết trí thời trước vậy. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước vô sở hữu là tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước vậy.

Thiện Hiện ! Sắc thời sau không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc thời sau vô sở hữu là tự tánh sắc thời sau vậy. Thọ tưởng hành thức thời sau không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh thọ tưởng hành thức thời sau vô sở hữu là tự tánh thọ tưởng hành thức thời sau vậy.

Như vậy cho đến nhất thiết trí thời sau không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhất thiết trí thời sau vô sở hữu là tự tánh nhất thiết trí thời sau vậy. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời sau không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời sau vô sở hữu là tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời sau vậy.

Thiện Hiện ! Sắc thời giữa không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc thời giữa vô sở hữu là tự tánh sắc thời giữa vậy. Thọ tưởng hành thức thời giữa không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh thọ tưởng hành thức thời giữa vô sở hữu là tự tánh thọ tưởng hành thức thời giữa vậy.

Như vậy cho đến nhất thiết trí thời giữa không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh nhất thiết trí thời giữa vô sở hữu là tự tánh nhất thiết trí thời giữa vậy. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời giữa không buộc không mở. Vì cớ sao ? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời giữa vô sở hữu là tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời giữa vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Bổ đặc già la chẳng siêng tinh tiến, chưa trồng căn lành, đủ căn chẳng lành, bị bạn ác nhiếp, biếng nhác tăng thượng, theo ma làm mạnh, tinh tiến yếu kém, mất nhớ ác huệ. Đối Phật đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thật khó tin hiểu ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Bổ đặc già la chẳng siêng tinh tiến, chưa trồng căn lành, đủ căn chẳng lành, bị bạn ác nhiếp, biếng nhác tăng thượng, theo ma làm mạnh, tinh tiến yếu kém, mất nhớ ác huệ. Đối Ta đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thật khó tin hiểu. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Sắc thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh đây cùng quả thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh đây cùng quả thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh đây cùng quả thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh đây cùng quả thanh thịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Sắc thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh đây cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh đây cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến nhất thiết trí thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh đây cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Sắc thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh, Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh đây cùng Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh, Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh đây cùng Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến nhất thiết trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh, Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh đây cùng Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh, Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây cùng Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Bất nhị thanh tịnh tức sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh đây cùng sắc thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Bất nhị thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh đây cùng thọ tưởng hành thức thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến bất nhị thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh đây cùng nhất thiết trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Bất nhị thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh đây cùng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Ngã hữu tình cho đến tri giả, kiến giả thanh tịnh tức sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh tức ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh đây cùng sắc thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh đây cùng thọ tưởng hành thức thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh tức ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh đây cùng nhất thiết trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh. Ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả thanh tịnh đây cùng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Tham sân si thanh tịnh tức sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh tức tham sân si thanh tịnh. Tham sân si thanh tịnh đây cùng sắc thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Tham sân si thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức tham sân si thanh tịnh. Tham sân si thanh tịnh đây cùng thọ tưởng hành thức thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến tham sân si thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh, Nhất thiết trí thanh tịnh tức tham sân si thanh tịnh. Tham sân si thanh tịnh đây cùng nhất thiết trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Tham sân si thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức tham sân si thanh tịnh. Tham sân si thanh tịnh đây cùng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Sắc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh, thọ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh đây cùng thọ thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy thọ thanh tịnh nên tưởng thanh tịnh. Tưởng thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Thức thanh tịnh nên nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh. Ý xứ thah tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh. Pháp xứ thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh. Ý giới thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh.

Pháp giới thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh. Ý thức giới thanh tịnh nên nhãn xúc cho đến ý xúc thanh tịnh. Ý xúc thanh tịnh nên nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh, nên vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh. Lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh, nên Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa thanh tịnh.

Bố thí Ba la mật đa thanh tịnh nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh. Vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh. Tám thánh đạo chi thanh tịnh nên lần lữa cho đến Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh nên đạo tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên đạo tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí thanh tịnh đây cùng nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến bố thí Ba la mật đa thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bố thí Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến bố thí Ba la mật đa thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bố thí Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Thiện Hiện ! Nội không thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nội không thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến nội không thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nội không thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Thiện Hiện ! Bốn niệm trụ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến bốn niệm trụ thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Như vậy cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc tám thánh đạo chi thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc tám thánh đạo chi thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng không hoại không đoạn.

Thiện Hiện ! Như vậy cho đến Như Lai mười lực thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Như Lai mười lực thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Như Lai mười lực thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Như Lai mười lực thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Thiện Hiện ! Nhất thiết trí thanh tịnh nên sắùc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến nhất thiết trí thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên đạo tướng trí thanh tịnh, đạo tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc đạo tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nhất thiết trí trí thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên đạo tướng trí thanh tịnh, đạo tướng trí thanh tịnh nên nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc đạo tướng trí thanh tịnh, hoặc nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn. Trong đây có bao nhiêu mỗi mỗi văn cú, đều nêu loại như trước theo thứ lớp mà nói rộng.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Hữu vi thanh tịnh nên vô vi thaanh tịnh. Vô vi thanh tịnh nên hữu vi thanh tịnh. Hoặc hữu vi thanh tịnh, hoặc vô vi thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Quá khứ thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Vị lai thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh, hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh, hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên vị lai hiện tại thanh tịnh. Vị lai hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai hiện tại thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên quá khứ hiện tại thanh tịnh. Quá khứ hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc quá khứ hiện tại thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Hiện tại thanh tịnh nên quá khứ vị lai thanh tịnh. Quá khứ vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh. Hoặc hiện tại thanh tịnh, hoặc quá khứ vị lai thanh tịnh không hai không riêng, không hoại không đoạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]