Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202222:57(Xem: 9389)
45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)





Đức Phật Dược Sư.

 

Bài pháp thoại giải thích Kệ 45 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 6/8/2020 giữa mùa đại dịch Covid -19

 

 Thường ư nhân thế khởi từ tâm

Trú dạ tư thân y pháp trụ

Nguyện chư thế giới thường an ổn

Vô biên phước trí ích quần sanh

Sở hữu tội nghiệp tịnh tiêu trừ

Viễn ly chúng khổ quy viên tịch.

 

 HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh; Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy).

 

 Đối thế nhân xin khởi từ tâm.

Ngày đêm an trú nơi Chánh pháp.

 Nguyện cho thế giới luôn an ổn,

 Phước trí vô biên lợi quần sinh,

 Bao nhiêu tội nghiệp đều tiêu trừ,

 Dứt hết khổ, về nơi viên tịch.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu. (1 lạy)

 

Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ đã ghi lại trong nghi thúc đảnh lễ này lên tiếp từ kệ  45 nói về Dược Vương Bồ Tát sang đến kệ 46 nói về Dược Thượng Bồ tát và khi đến kệ  47 và kệ 48 nói về Dược sư Bổn Nguyện công đức Kinh và hai vị Bồ tát trợ thủ cho Đức Phật Dược Sư là Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát. Hai vị Bồ Tát này trong tương lai sẽ lần lượt kế vị Phật Dược Sư.

 

Được biết, Đức Phật Dược Sư hay Ngài còn được gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Theo sách Dược Sư kinh sám (Hoà thượng Trí Quang dịch), Đức Phật Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài là Giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông..Từ đây về hướng đông, vượt qua mười Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.

Phật dạy: Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vào thuở quá khứ khi tu hành Đạo Bồ Tát Ngài đã phát ra 12 đại nguyện để khiến cho điều cầu mong của các hữu tình đều được như ý.

 

Tóm tắt 12 đại nguyện như sau:

1-Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sanh.

2-Cho chúng sanh biết đến Nhất Thiết Trí của mình.

3-Cho chúng sanh thực hiện được những ước nguyện.

4-Hướng dẫn chúng sanh đi trên đường Đại Thừa.

5-Giúp chúng sanh giữ giới hạnh.

6- Giúp chúng sanh chữa lành các thứ bịnh do 6 giác quan sinh ra.

7- Chữa bịnh thuộc về Thân, Tâm cho mọi chúng sanh.

8-Cho phụ nữ khi tái sinh muốn trở thành Nam giới.

9- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về Chánh Đạo.

10-Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.

11- Đem thức ăn cho người đói khát.

12- Đem áo quần cho người rét mướt.

 

Nào chúng ta cùng nghe giảng lược tên kinh nhé!

 

DƯỢC là Thuốc, SƯ là Thầy, LƯU LY nghĩa là chói sáng, NHƯ LAI bậc chánh đẳng chánh giác, BỔN NGUYỆN là nguyện gốc lúc tu hành hạnh Bồ Tát, CÔNG là những việc làm bên ngoài được ĐỨC (phước vô lậu) bên trong có thể vượt thoát vòng sinh tử luân hồi.

 

Kính đa tạ Giảng Sư, “Tu hành giả là tu cải hành vi

                                 Xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo giả”

 

Giảng sư cũng nhắc đến đoan cuối của Kinh về sự linh ứng của Thần chú Dược Sư mà trên bước đường hoằng hóa, quý Thầy đã áp dụng vừa thần chú Đại Bi và nương nhờ oai thần nguyện lực của Thần chú Dược Sư trong việc giải thoát bịnh nhân thoát khỏi ảnh hưởng của quỷ tử thi và những thần thức còn mê mờ sau những tai nạn hoạnh tử như câu chuyện thực tế xảy ra tại tỉnh Ninh Thuận và thành phố Hà Nội cách đây nhiều năm về trước.

 

Kính xin mạn phép ghi lại Thần Chú Dược sư như sau:

 

Nam Mô bạt xà phạt đế, Bệ sát xã Lụ lô

Thích lưu ly, bát lặt bà hắt ra xà dạ

đát tha yết đa da, a ra hắt đế

tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha

Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả

Tam một yết đế soa ha

 

Hãy thường đọc tụng thần chú này để tránh khỏi 9 hoạnh tử  thường xảy ra vì như chúng ta đã biết đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là một đức Phật phát nguyện cứu độ chúng sanh trong khi các chúng sinh ấy còn sống mà gặp các tai nạn.

 

Sau đây là các hoạnh tử  (Chết ngang, chết uổng) thường găp:

Thứ nhất, bệnh tuy nhẹ mà không thầy, không thuốc, không người trông nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết.

Thứ hai, lại tin các thầy, tà ma, ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian nói nhảm họa phúc, , giết nhiều chúng sinh, khấn vái thần thánh, cầu ma quỷ lên

Thứ ba, ngu si, mê hoặc, mê tín, tà kiến, hai là kẻ bị vương pháp xử tử, ba là những kẻ săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí.

Thứ tư là chết cháy.

Thứ năm là chết đuối.

Thứ sáu là chết vì các loài ác thú cắn chết, ăn thịt.

Thứ bảy là chết vì ngã xuống sườn núi.

Thứ tám là chết vì trúng phải thuốc độc, bùa, chú, nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại.

Thứ chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống.


Kính bạch Giảng Sư,

 

Kệ đảnh lễ nhắc đến Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát,

Cùng Ngài Nguyệt Quang trợ thủ đắc lực Phật Dược Sư.

Giáo Chủ Thế Giới Tịnh Lưu Ly....ánh sáng xanh lơ

Trong suốt màu ngọc do Trí Tuệ phát sinh từ công đức!

 

Kính đa tạ Giảng Sư,

...Chuyện quỷ tử thi, sự đi về của thần thức.

Rất thực tế trong cõi giới Ta Bà quá mong manh,

Bao nhiêu khổ não, nghiệp chướng hoành hành

 Luôn nhớ niệm thần chú Đức Dược Sư ...sẽ thanh thản

 

Đừng thắc mắc 12 đại nguyện ...

 mang thân nữ chuyển hệ ... nguyện thứ tám!

Lập hạnh thay đổi tánh nết giống đại trượng phu

Bỏ đi yếu đuối, đố kỵ, hờn giận ....tập khiêm nhu

Thọ trì kinh, vừa Dược Sư kiêm Đại Bi tâm chú

Vượt qua ách nạn, sống trong Chánh Đạo lạc trú.
Nhờ oai  lực Thần chú ..cải tạo tâm lành

Vượt vòng ác kiến tà đạo, phát nguyện tu hành

Thế giới an lạc phương Đông...nơi nơi là Tịnh Độ!

 

Lời kết:

 

Trộm nghĩ: Kinh Dược Sư này là một phương pháp ứng dụng hiện thời cho hết thảy chúng sinh ở cõi Ta-bà này, không luận hạng người nào, ai cũng muốn sống lâu và muốn khỏi tai nạn để vui vầy,

Hãy phát nguyện độ sanh như  Đức Phật Dược Sư, nếu chỉ có một người tu như vậy, cho đến nhiều người cũng tu hành phát nguyện như Ngài thì chắc chắn hiện tiền trong thế giới của chúng ta đang sống sẽ bớt tai nạn binh đao, thậm chí không còn móng khởi tâm độc ác giết hại lẫn nhau,  không những ít người chết yểu mà còn sống lành mạnh, bớt bịnh tật, cho đến sống lâu vô lượng, không còn nghe tiếng rên rỉ, than van của kẻ nghèo khổ, tật nguyền.

 

Kính đa tạ Giảng Sư,

 

Được nghe pháp thoại lại... tụng đọc 12 đại nguyện.

Bao nhiêu linh ứng đã thọ hưởng từ lâu,

Tĩnh tâm suy xét ba nghiệp... nhân quả thật sâu

Luôn xưng niệm:

Nam mô tiêu tai diên thọ

 Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nhất tâm đảnh lễ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh;

Nhất tâm đảnh lễ  Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Kính chúc Giảng Sư pháp thể khinh an và kính tán dương biện tài vô ngại của Ngài trong nội điển và ngoại điển kèm theo ngũ minh tuyệt vời đã mang lại cho chúng đệ tử những mẫu chuyện linh ứng trong đời và thấy ra sự cần thiết của việc siêu độ. Thật không may cho những ai không gặp được Phật pháp, khi gặp hoạnh tử  thần thức sẽ lang thang trong cảnh tối tăm mịt mù và sẽ rất đau đớn trong thân trung ấm.

 

Kính trân trọng,

Huệ Hương kính trình pháp,

 

 

***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17954)
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến giác ngộ giải thoát cho mọi người.
08/04/2013(Xem: 17747)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 17937)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37093)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18448)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8408)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8095)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11701)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7749)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5814)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]