Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202210:52(Xem: 10481)
35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)



Diệu Nghĩa Kinh Pháp Hoa


Bài pháp thoại giải thích Kệ 35 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và thọ trì được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 27/7/2020 giữa mùa đại dich COVID.
Kính bạch TT Giảng Sư, nhìn qua nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí thủ biên soạn liên tiếp kệ 33, 34,35, 36 đều được trích từ 4 bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Đại Bát Nhã , Diệu Pháp Liên Hoa và Đại Bát Niết Bàn người học Phật sơ cơ như chúng đệ tử đây …. Muốn hiểu rõ những cốt tủy, và diệu nghĩa những câu kệ này một cách trọn vẹn để khi đọc tụng thâm nhập lời vàng vào xương tủy có thể nói vẫn cần một vài tuần đến vài tháng để chiêm nghiệm một cách tỏ tường những tinh yếu những gì mình đã học.
Thế nhưng Giảng Sư lại mang hết tim óc ( một bộ óc ưu việt và một tâm từ bi rộng lớn ) đã giải thích thâm thuý yếu chỉ, cốt tủy, diệu nghĩa từng bộ kinh mỗi ngày liên tiếp cho thính chúng với những gì Giảng Sư đã thâm nhập thông suốt từ giáo lý của Đức Thế Tôn và cứ tuôn mãi ra không ngừng nghỉ như suối thác .
Thật khó thể bày tỏ được sự kính ngưỡng trong con, kính xin mạn phép được trình pháp lại bài pháp thoại nầy với tất cả sự hoan hỷ hơn bao giờ hết cũng như mỗi khi được thính pháp từ quý danh sư như : HT Thích Tâm Thanh ( 1932-2004) HT Thích Trí Quảng và gần đây xem các bài chú giải của quý hiền thiện khác về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Theo lời của Đại Sư Trí Khải tống kết trong 45 năm thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật qua bốn câu thơ
“ Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật,
A Hàm, thập nhị, Phương Đẳng bát,
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm,
Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên..”

Theo đó trong 8 năm sau cùng, kinh Đại Niết Bàn chỉ thuyết giảng trong một ngày mà thôi do vậy mà kinh Pháp Hoa đã được Đức Phật chỉ dạy rất mầu nhiệm qua 28 phẩm và suốt ròng rã 8 năm.
Qua 28 phầm này, Giảng Sư đã cho biết các nhà sớ giải đã cho rằng toàn bộ Kinh Pháp Hoa là một màn ca nhạc kịch mà mỗi phẩm là một màn kịch đầy đủ cảnh sắc trời mây tuyệt vời nhưng đàng sau tấm màn hạ xuống là những lý mầu thật vi diệu để chúng ta có thể ứng dụng vào đời sống hằng ngày của mình kèm theo bước tiến hoá đến cứu cánh giải thoát tột cùng.


Là một nhà nghiên cứu Lịch sử Phật Giáo thế giới, Giảng sư đã cho thính chúng biết thêm rằng từ thế kỷ 18 đã có bản dịch kinh Pháp Hoa ra Anh, Pháp. Riêng 20 năm trước đây theo tin từ Dhamma World thì Phái Nhật Liên Tông đó HT Nhật Liên Thánh Nhắn đã loan báo Nước Nga đã phiên dịch hoàn thành kinh Pháp Hoa ra Nga văn .
Và Phải biết nước Việt Nam chúng ta đã có đại Phước duyên khi được Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Tịnh, Việt dịch từ năm 1947 và Ngài thường khuyến dụ hãy thuộc nằm lòng phẩm phương tiện thứ 2 trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa.


Cũng trong tiêu đề giải thích tên kinh, Giảng Sư đã dẫn chứng môn đồ của Ngài Nhật Liên Thánh Nhơn ( gần hơn 6 triệu tín đồ và nhất là ca sỹ Phật tử Tina Turner) đều chỉ niệm NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH thay vì Nam Mô Phật, Pháp, Tăng.
Tôi rất ngưỡng phục đạo tràng Tu Viện Quảng Đức khi biết quý Phật tử đã đồng hành cùng quý Thượng Toạ, Đại Đức lạy từng chữ trong kinh đến nay đã được 10 ngàn lạy đúng với tư thế “ngũ thể đầu địa “ chứ không giống như Thầy Pháp Đạt khi bái kiến Lục Tổ và đã bị quở trách “ Nếu đã đạt được liễu nghĩa của kính Pháp Hoa thì sẽ cùng Tổ sánh vai mà đi chứ đừng đảnh lễ …bằng không hãy học hạnh khiêm hạ của Ngài Thường Bất Khinh sẽ tỏ ngộ lý mầu của Kinh Pháp Hoa .”

Vậy thì chúng ta cùng từng bước đi vào chi tiết kệ 35 và nghe Giảng Sư giải thích nhé !


Chư Phật lưỡng túc tôn Tri pháp thường vô tánh Phật chủng tùng duyên khởi Thị cố thuyết nhất thừa.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Đại thừa Diệu pháp liên hoa kinh hội thượng vô lượng thánh hiền. (1 lạy)


Phật là đấng phước trí tròn đầy Thấy rõ các pháp không tự tánh Hạt giống Phật tùy duyên hiện khởi Cho nên nói giáo pháp Nhất Thừa.
HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. (1 lạy)


Kệ này được trích từ phẩm phương tiện ( phẩm thứ 2 và cũng là phẩm cốt tủy và quan trọng nhất trong bộ kinh Pháp Hoa ) dù rằng toàn bộ kinh Pháp Hoa gồm 28 phẩm chứa đựng trong 7 quyển .
“Theo đó Chư Phật chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời: khai, thị cho chúng sanh ….ngộ, nhập Tri Kiến Phật.”


Nào…….đi vào tên các phẩm ( 1- Phẩm Tựa- 2- Phương Tiện 3- Thí dụ 4- tín giải 5- Dược Thảo dụ 6-Thọ ký 7- Hoá thành dụ 8- 500 đệ tử thọ ký 9- Thọ học , vô học nhân ký 10- Pháp Sư 11- Hiện Bảo Tháp 12- Đề Bà Đạt Đa 13- Trì 14- An lạc hạnh 15- Tùng địa dõng xuất 16- Như Lai thọ lượng 17- Phân biệt công đức 18- Tuỳ hỷ công đức 19- Pháp Sư công đức 20- Thường Bất Khinh 21- Như Lai thần lực 22- Chúc Luỵ 23 Dược Vương Bồ Tát 24- Diệu Âm Bồ tát 25- Phổ Môn 26- Đà Ra Ni 27- Diệu Trang Nghiêm Bổn Sư 28-Phổ Hiền khuyến phát)



Như vậy Qua 28 phẩm này ta đã có thể nhìn thấy sự sắp xếp tuyệt vời đúng như bản hoài của Chư Phật là “Vì một đại nhân duyên lớn xuất hiện ở đời là nhằm: Khai, thị, cho chúng sanh Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật
1)    Từ Phẩm 2 (Phương tiện) đến Phẩm 10 (Pháp Sư): KHAI TRI KIẾN PHẬT
2)    Từ Phẩm 11 (Hiện Bửu Tháp) đến Phẩm 22 (Chúc Luỵ): THỊ, NGỘ TRI KIẾN PHẬT
3)    Từ Phẩm 23 (Dược Vương Bồ Tát) đến Phẩm 27 (Diệu Trang Nghiêm Bồ Tát): NHẬP TRI KIẾN PHẬT
Hơn thế nữa các Tổ còn chia làm Tích Môn và Bổn Môn như sau
Từ phẩm 1-14 thuộc về Tích Môn ( thuộc về Sự)
Từ phẩm 15- 28 thuộc về Bản Môn ( thuộc về Lý )

Nghĩa là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến qua hình ảnh hoa sen
Hoa Sen là một Pháp dụ :
“ Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “


Nói về Hoa Sen như chúng ta biết chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Rễ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Đặc biệt chỉ có hoa sen mới có …đó là hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa và các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hột. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời.
Hơn thế nữa hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng.


Và khi nó vượt lên khỏi bùn tuỳ mức độ mà biểu trưng cho sự chúng đắc hay quả vị tại các cõi
(O% địa ngục - 10% Súc sanh - 20% Ngạ Quỷ -30% A tu La - 40% cõi người - 50% Chư Thiên, 60%Thanh văn, 70% Duyên giác, 80% Bồ tát, 90% Bích Chi Phật, 100% Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác )


Bây giờ đi vào diệu nghĩa của từng câu trong kệ 35 trích từ Phẩm Phương tiện ta sẽ thấy
Các Phật lưỡng túc tôn
Biết pháp thường không tánh
Chủng Phật theo duyên sanh
Cho nên nói Nhất thừa.”
Để vì nói Phật huệ
Nay chính đã đúng giờ
Chính bỏ ngay phương tiện
Chỉ nói đạo vô thượng.”

Vì chúng sinh ở trong đời ngũ trược nên Phật tạm dùng phương tiện nói 3 thừa để dẹp tâm cấu uế. Nhưng thật ra chỉ có một Phật thừa mà thôi. 
(Phật vì từ bi, vào tam giới để cứu chúng sanh chìm trong 5 dục ra khỏi nhà lửa (nguy hiểm của dục):
 (1)  (Dê) Thanh văn thừa: muốn mau ra khỏi 3 giới, chứng NB.
 (2)  (Hươu) Duyên giác thừa: ưa vắng lặng, sâu rõ nhân duyên của các pháp.
 (3)  (Trâu) Đại thừa, Bồ Tát thừa, Phật thừa: cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, làm an vui, độ thoát tất cả Chúng sanh.
Giảng Sư cũng nhắc tới câu nói để đời của HT Thích Trí Thủ nhưng thật ra nằm trong Phẩm pháp Sư củ kinh Pháp Hoa đó là
 

Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời.


Theo đó nếu có người sau khi Như Lai diệt độ muốn vì hàng Tứ chúng mà nói kinh Pháp Hoa thì người đó phải
-   Vào nhà Như Lai: Tâm từ bi lớn đối với chúng sanh (đang mê mờ chạy theo giả tướng)
-Mặc y Như Lai: Lòng nhu hoà nhẫn nhục (đời ác trược
-   Ngồi toà Như Lai: Rộng biết Nhất thiết pháp không (dyên sinh, không tự thể cố định).
Cũng như Chìa khoá vàng để vượt thoát khỏi mọi khổ đau là chỉ cần Thấy được “Các pháp như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị qủa, như thị báo, trước sau rốt ráo như thị.”


Lời kết
Kính bạch Giảng Sư con rất tâm đắc khi Ngài khuyên chúng đệ tử nên học tánh khiêm hạ của Bồ Tát Thường Bất Khinh, dụ cho chúng ta cần biết có được Tri kiến Phật = 6 căn thanh tịnh. Ai cũng có 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Do vậy, ai tu tập 6 căn được thanh tịnh thì sẽ được thành Phật. Hơn thế nữa Người có Tri kiến Phật thì có Tâm giải thoát hay tâm An lạc. Tâm AN LẠC này trước hết là do:
1) TỰ ĐỘ (Hành xứ + Thân cận xứ + Hạnh an lạc) được biểu hiện qua việc Tự mình Giữ giới + Thiền định + Trí tuệ. Sau đó là
2) ĐỘ THA (Khởi đại từ bi tâm để dẫn dắt tất cả chúng sanh đến Phật quả)


Hành giả đã phát nguyện trì kinh Pháp Hoa cần phải ghi nhớ sâu sắc tấm gương sáng của Bồ tát Thường Bất Khinh: dù hiện hữu ở nơi nào cũng trang trải phước lành đến đó, không bị hoàn cảnh chi phối, không bị nghịch cảnh làm thối chí.
Mặc dù, Bồ tát Bất Khinh đã giác ngộ tri kiến Phật nơi mình, nhưng vì Ngài chưa đủ công hạnh và uy đức nên giáo hóa mọi người không nghe. Để rèn luyện sức định lực nhẫn nhịn, oai nghi đạo hạnh tu tập và trí tuệ rộng lớn, hành giả cần hạ thủ công phu tọa thiền, kinh hành, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, bố thí cúng dường,…ngõ hầu noi theo gương hạnh Bồ tát Thường Bất Khinh “gieo hạt giống tốt vào mảnh đất tâm chúng sinh”.
Do vậy mà đừng nói rằng Tôi tu Tâm mà quên rằng Vô Tướng bất dụng Tâm nên Giảng Sư đã đưa ra câu chuyện Chùa Linh Ẩn tuy thờ Tế Điên Hoà Thượng có 6 Chánh điện mà Điện thờ Ngài thật nhỏ và xa hút.


Con cũng rất tâm đắc khi Giảng Sư cho rằng từ Nhân đến Quả phải qua một chữ Duyên và cụm từ nhân-duyên-quả, nhân là nguyên nhân chính, duyên là những tác nhân phụ, quả là kết quả của nhân và duyên khi đã hội đủ hay đã chín muồi. Ví dụ hạt giống bông cúc Châu Phi là nhân; các điều kiện liên quan như đất, nước, thời tiết, chăm sóc là duyên; đến mùa ra hoa vàng là quả.


Kính bạch Giảng Sư còn nhiều thí dụ thật tuyệt vời con có thể kể lại nhưng bài viết không cho phép.
Kính tri ân Ngài với một trí đa văn quảng kiến đã lôi cuốn thính chúng từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng của bài pháp thoại dài hơn 80 phút .
Kính chúc sức khỏe Ngài thật tịnh lạc và an khang.
Kính trân trọng,


Kính ngưỡng Đại Trưởng Lão Hào Thượng
..đã mang Phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa vào nghi thức
Giúp chúng con tìm thấy hạnh phúc nội tâm
Dù thực tại thay đổi do giả hợp duyên sanh
Nhưng đã có chìa khoá vàng THẬP NHƯ THỊ !


Kính đa tạ giảng Sư ..
…..bài pháp thoại với những lời chỉ dạy
Hàm chứa thí dụ cho diệu nghĩa thật vuông tròn l
Giảng Sư chính là thiện trí thức của chúng con
Sẽ học kinh theo tinh thần ….
….Thường Bất Khinh và An lạc Hạnh !


Nguyện sẽ Tu Tâm theo nghĩa
….tu huệ là việc làm cho tâm ý trong sạch
Và Tu tướng là tu Phước để gieo duyên
Suốt đời thực hiện Phước Huệ triền miên
Sẽ ngộ, nhập Phật Tri kiến
….khi chính yếu tố Tự Lực quyết định !!
Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Huệ Hương kính trình pháp


***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 19197)
Audio: Kinh Đoạn Giảm do HT Thích Chơn Thiện giảng
12/06/2010(Xem: 12799)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai.
08/06/2010(Xem: 5285)
Kinh Phước Đức. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6563)
Kinh Người Biết Sống Một Mình. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6095)
Các bài kệ tán Thiền Sư Nhất Hạnh dịch Thích Hạnh Tuấn xướng lễ
02/06/2010(Xem: 5990)
Kinh A Di Đà. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5024)
Kinh Pháp Ấn. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6143)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6350)
Kinh Giáo Hóa Người Bệnh. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]