- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Tứ Vô Lượng Tâm
Bài pháp thoại giải thích kệ 13 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream vào ngày 5/7/2020 trong mùa đại dịch COVID.
13/ Tứ Vô Lượng Tâm
Đại từ đại bi mẫn chúng sanh
Đại hỉ đại xả tế hàm thức
Tướng bảo quang minh dĩ tự nghiêm
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ hiện tại Hiền kiếp tận thập phương vô tận thế giới tam thế nhất thiết chư Phật hải hội Bồ Tát vô lượng thánh hiền. (1 lạy)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỉ đại xả cứu muôn lòai,
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Chúng con chí thành xin đảnh lễ.
Hòa: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Hiền đời hiện tại. (1 lạy)
Kính xin mượn lời mở đầu trong Phật Học Phổ Thông do Hòa Thương Thích Thiện Hoa biên soạn để làm nhập đề trước khi vào bài trình pháp mà tôi cho là rất khó tu tập được khi căn cơ còn quá kém, nhưng với sự cầu tiến tôi đã nghe hơn 3 lần để có thể ghi chép lại lời giảng thật tuyệt vời của Giảng Sư . Kính mong được niệm tình cho những sự khiếm khuyết xảy ra dù tôi rất trung thực.
“Đứng về phương diện tuyệt đối, hay chân như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách.
Nhưng đứng về phương diện tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạng, tùy theo chủng tính của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng. Hễ nghĩ đến tham, sân, si, mạn v.v...thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác......Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: " Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm không thì nhất đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành.
Xem thế thì cũng đủ biết tâm là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát.
Vậy muốn thoát khỏi khổ sinh tử luân hồi, muốn được quả vị thánh nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau dồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn, một "vô lượng tâm"
Kính mời các bạn cùng nghe ...
Như những lần pháp thoại trước, nhưng có lẽ đặc biệt buổi pháp thoại này Giảng sư đã hoan hỉ hơn và đã sách tấn chúng đệ tử rằng “ những ai được thiện duyên hành trì miên mật 108 nghi thức này từ đây cho đén cuối đời thì đã đủ tư lương làm hành trang về quê cũ.
Vì sao vậy? Xin thưa Giảng Sư đã cho rằng Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ đã vắt hết tim óc để soạn nghi thức này vì nó bao gồm tất cả kinh điển Đại thừa và các loại Sám như Thủy Sám, Lương Hoàng Sám và Hồng danh Sám hối thêm vào đó còn có Ngũ bách danh Phật và lạy Vạn Phật.
Chúng ta từ nay cũng nên thuận theo cách đảnh lễ ba ngàn Vị Phật của Đức Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn cho đơn giản hơn và gọn gàng hơn như sau:
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Như Lai
Để vào bài giảng với đề tài Bốn Tâm vô lượng là: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng.
Chúng còn được gọi là Tứ Phạm Trú Tâm mà theo các kinh điển cho rằng “ Nếu người nào thực hành được 4 Tâm vô lượng này tức là đã có phước dầy sâu sau khi mạng chung sẽ được lên thẳng cõi trời Phạm Thiên thuộc Sắc Giới.
-Từ vô lượng ( Metta)
-Bi vô lượng ( Karuṇā)
-Hỉ vô lượng ( Muditā)
-Xả vô lượng (Upekkhā).
Bốn tâm này đối trị bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. Trong Đại thừa, Bốn tâm vô lượng cũng được gọi là hạnh Ba-la-mật-đa ( pāramitā, Lục độ). Đó là tâm thức của Bồ Tát muốn cứu độ chúng sinh.
Kính xin mượn 4 câu thơ mà Giảng Sư đã đọc ở phần cuối mà người viết nghĩ rằng sẽ giúp chúng ta có khái niệm ngắn gọn, và đơn giản.
Từ là Tâm chẳng sân si
Bi là thương hết không vì một ai
Hỷ là vui vẻ hài hòa
Xả là xóa hết đắng cay vui buồn
Trước khi đi sâu vào mỗi Tâm đặc biệt thật chi tiết hãy cùng thoáng qua một chút về 4 tâm ấy một cách sơ lược mà hầu hết các học giả đều có chung định nghĩa như sau:
Từ vô lượng
Còn gọi là Tâm từ, là lòng thành thật mong muốn cho tất cả chúng sinh có an vui hạnh phúc
Người có tâm từ luôn trầm tĩnh, bi mẫn khoan dung đối nghịch với sân hận, giận dữ.
Tình yêu thương (không phải là tình yêu nam nữ) to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, không thành kiến, phân biệt đối tượng, làm cho tâm ta trở nên êm dịu mát và chân thành, thiện ý, lời nói chân thật, thiện chí, hành vi đúng mực.
Bi vô lượng
Bi là sự thương xót, thấu hiểu, cảm thông, rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, Là động lực làm cho tâm người thiện lành, biết suy nghĩ và chia sẻ giúp đỡ những người khổ đau vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Đây cũng là l liều thuốc chữa thoa dịu lo lắng, bằng cách dùng lời nói, thiện chí, hành vi đúng mực.
Bởi thế ta thường nghe:
Từ năng dữ chúng sinh chi lạc
Bi năng bạt chúng sinh chi khổ
Hỉ vô lượng
Là tâm hoan hỷ, vui mừng thành tâm với hạnh phúc, thành công, thành quả của người khác. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của chân tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu lo, phiền não có chiều hướng ngăn trừ lòng ganh ghét, đố kỵ.
Xả vô lượng
Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì, Người khổ đau vì quá cố chấp quan kiến của mình muốn mọi việc trên đời phải được như ý, tự coi mình là trung tâm, đề cao giá trị bản thân.
Chỉ khi nào họ nhận ra và từ bỏ tham lam ích kỷ, vọng tâm, kiêu ngạo thì thân tâm giữ vững trước sự vô thường thế gian, thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân dù cho đời là bể khổ mà vẫn ung dung, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước thuận cảnh hay nghịch cảnh. Lúc ấy họ sẽ tự nhủ rằng “Mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt) “cho nên không còn mê đắm vật chất giả tạm, không vui quá đà mà cũng không luẩn quẩn u sầu, vinh hay nhục vì tâm vẫn không động.
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Bây giờ chúng ta cùng Giảng Sư đi vào ảnh hưởng của từng loại Tâm vô lượng nhé !
Tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người chúng ta.
Tứ vô lượng tâm là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn ta và nó phải là lý do và nền tảng của mọi hành động ta. Tứ vô lượng tâm có sẵn trong lòng chúng ta cả.
Ai đã phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình, người ấy đã tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật. Tâm hồn ta có được tinh khiết thanh tịnh cũng nhờ vào tứ vô lượng tâm vậy.
Người có lòng Từ nhất thế giới chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Hãy nghe Ngài trả lời trong một cuộc phỏng vấn “ Tôn giáo của tôi chính là Lòng Từ “( My religion is Compassion).
Trong thư viện nhỏ bé của tôi có 3 tập sách được phiên dịch về Lòng Từ của Ngài :
1-Sức mạnh của lòng Từ ( The Power of Compassion ) do Giảng Sư Thích Nguyên Tạng soạn dịch.
2- Rộng mở trái tim Từ Bi (thông dịch Thupten Jinpa và chuyển ngũ Tuệ Uyển )
3-Luyện tập lòng Từ Bi trong đời sống hằng ngày (Open Heart ) do Lê Tuyên biên dịch .
Nhờ bài pháp thoại này mà khi nghe xong tôi vội tìm 3 quyển sách này đọc lại thật kỹ và tư duy chiêm nghiệm. Kính đa tạ Giảng Sư, quả đúng vậy .... Tâm Từ Bi có ở nơi nào cũng đem lại năng lượng ban rải chan hòa nơi họ đang sinh sống.
Và những ai có lòng từ bi trên gương mặt họ lúc nào người khác cũng gặp được ánh mắt thân thương và nụ cười hòa ái....Tôi chợt mỉm cười khi nghe Giảng Sư khuyến khích ai muốn dự thi làm Hoa Hậu hãy tu tập lòng Từ ngay từ bây giờ...
Và có lẽ ảnh hưởng quá sâu đậm về hai chữ từ bi của chữ Phạn mà Thầy đã đặt tên cho hai con chó German Shepherd là Metta và Karuna nhưng tiếc thay chúng không có duyên sống trong chùa thời gian dài để giữ chùa khỏi bị các anh chàng muốn lấy trộm thùng phước sương mà bá tánh cúng dường...
Tôi cũng tâm đắc với Giảng Sư về vấn đề Phật tử đi câu cá và phô trương tài nghệ của mình trên Facebook và không gì chua sót hơn những mẫu chuyện thương tâm án mạng xảy ra hằng ngày tai quê nhà chỉ vì lòng SÂN tức hiện ra trong từng lời nói trả treo, hằn học hay trong những ánh mắt mỉa mai khiêu khích....
Hơn thế nữa trong Giới Bồ Tát ( Tâm giới ) khi để xảy ra Sân tức là đang phạm giới nặng.
Và tôi cũng học thêm về sự khác biệt giữa Từ Bi và Bác Ái !
Theo lời Giảng Sư, Bác Ái thường được dùng cho đạo Công Giáo vì chỉ là lòng thương xót cho con người mà thôi, riêng Phật Giáo dùng chữ Từ Bi vì thương xót đến chúng sinh vạn loại...Thế nên Từ Bi trong Phật Giáo còn được gọi là Thể Tánh của Niết Bàn vậy!
Tiếp đến Hỷ là vui theo cái vui của người khác. Thế thường người đời vì ích kỷ và tư lợi, vì ganh tị, vì tham, sân, si mà trong lòng không có được đức Hỷ, không thể chia niềm hỷ lạc với kẻ khác khi thấy họ vui do một thành công nào của họ.
Trong lòng đã không có Bi tức không thể có Hỷ.
Chướng ngại duy nhất làm lòng Hỷ như thế, chính là lòng ích kỷ, vị ngã, tham lam của ta, nghĩa là chỉ vì sự ngã chấp của ta mà thôi. Và phàm cái bản ngã của ta đã còn là còn chướng ngại của đố kỵ, tham lam.... những tùy phiền não ngấm ngầm.
Cuộc đời chẳng được bao lâu
Cớ sao ganh ghét hơn nhau làm gì
Nếu người khởi tánh sân si
Ta đây nhẫn chịu ...tránh đi phiền lòng
Nhân quả phải quán cho thông
Từ, Bi, Hỷ, Xả sẽ không đau buồn
Những gì xấu ác nên buông
Gieo trồng cội phúc muôn phần an vui
Dạ vâng.... chúng đệ tử nguyện sẽ tập cho được đức tánh Tùy Hỷ mà Giảng sư đã nhắc nhở, có nghĩa là mình cũng được sẻ chia phước với họ đó là lý do Kinh Pháp Hoa có nói đến trong Phẩm thứ 18’ Tùy Hỷ Công Đức’ và 10 Hạnh Nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ tát, nguyện thứ năm là “ Ngũ giả tùy hỷ công đức” ...
Riêng Tâm Xả không những rất cần cho những người tu Tịnh độ mà hầu như bất cứ một ai trong giờ phút lâm chung cận tử đều cần phải giữ chánh niệm tỉnh giác hơn nữa để đừng vướng mắc vào con cháu hay tài sản hoặc những ân oán mà theo đó tâm thức sẽ đọa vào những cảnh khổ thú hoặc duyên nợ tréo ngang như những mẫu chuyện Phật Giáo ta thường được nghe.
Lời kết :
Kính bạch Giảng Sư,
Qua lời giới thiệu của Giảng sư về bậc danh Tăng cự phách trong Phật Giáo của VN ( Đức Trưởng Lão HT Thích Thiện Siêu) , con đã sưu tầm được câu đối của Ngài về việc thọ trì nghi thức đảnh lễ 108 lạy của HT Thích Trí Thủ. Kính xin được ghi chép thêm để các đạo hữu cùng tu tập vì rất sâu sắc và thâm thúy vô cùng ...
“Bái thủ chú đàn hương, tam thiên giới kiết tường vân, phụng hiến Như Lai liên tọa thượng;
Tín tâm trì Phật hiệu, bách bát thanh thành chánh niệm, kỳ sanh Tịnh độ bảo liên trung.”
Dịch:
Tay sạch đốt hương đàn, thế giới ba ngàn kết mây lành, dâng hiến Như Lai trên bảo tọa;
Tâm thành trì hiệu Phật, một trăm lẻ tám thành niệm chánh, cầu sanh Tịnh độ giữa hoa sen.
Và sau đây là lời câu đối đã được Giảng Sư ngâm để kết thúc bài pháp thoại tuyệt vời....
1/ ”-Đại từ Đại bi mẫn chúng sanh, ứng hoá tùy duyên thân kỳ thân nhi địa kỳ địa;
Đại hỷ đại xả tế hàm thức, oai đức tự tại thánh trung, thánh nhi thiên trung thiên”
.
Dịch:
Đại từ đại bi thương xót chúng sanh, theo duyên ứng hoá, thân với thân như đất với đất;
Đại hỷ đại xả cứu tế vạn loài, oai đức tự tại, thánh trong thánh như trời trong trời
2/ ”-Nhập giải thoát môn, thiết đoạn tham sân si mạn hữu lậu nghiệp;
Chứng Tam Bảo địa, thường hành từ bi hỷ xả vô lượng tâm.”
Dịch:
Vào cửa giải thoát, nghiệp hữu lậu tham sân si mạn phải quyết dứt trừ;
Chứng miền Tam bảo, tâm vô lượng từ bi hỷ xả cần luôn thực hiện.
(Tặng chùa Vĩnh Quang)
3-.” Trí huệ tâm khai, lũy kiếp hôn mê tùng tiệt đoạn;
Từ bi niệm khởi, đa sanh nghiệp chướng tự tiêu vong.”
Dịch:
Tâm trí huệ mở bày, lũy kiếp hôn mê liền dứt sạch;
Niệm từ bi dấy khởi, nhiều đời nghiệp chướng tự tiêu vong.
Những câu đối trên đã diễn tả hết đại ý bài pháp thoại này và khi đọc được những câu đối này lòng thối chuyển của con đã tan biến.
Kính tri ân Giảng Sư, kính nguyện cầu Ngài mãi ban mưa pháp để hàng hậu học có cơ hội tiếp thu thêm những trải nghiệm của Ngài kinh qua Chư Tôn Đức Tăng tài cự phách truyền trao.
Kính chúc sức khỏe Giảng Sư luôn dồi dào và thăng tiến .
Kính trân trọng,
Bài pháp thoại vừa học xong ...ngượng ngùng hổ thẹn
Suốt quảng đời tu tập ...ếch nằm đáy giếng ba hoa
Kính trân trọng đa tạ Giảng Sư ...giúp THẤY RA
Phật Giáo VN và Hải Ngoại nhiều Tăng tài cự phách!
Tự đáy lòng âm vang réo rắt..” được dự tuyển trạch’
Thiền, Tịnh, Mật...Nguyên thủy lẫn Đại Thừa
Tâm thành đảnh lễ Nghi Thức Tam Bảo đã đủ chưa?
Kính nguyện công phu Từ, Bi, Hỷ, Xả, đến tinh túy cao cả
Ước chi tâm hồn khi đó...khiết tịnh thanh nhã!
Gương mặt hiền hòa dáng điệu khiêm nhu
Nghiệp chướng nhiều đời..
,,,,,,.sẽ chuyển nhưng không nhận thu!
Sẽ mãi mãi dứt bỏ ..hờn ganh tật đố !
Kính tri ân Giảng sư ...
....bài pháp thoại hơn trăm liều thuốc bổ !
Huệ Hương kính trình pháp
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng