- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay cuối tuần thứ Năm, 16/9/2021, chúng con được học về Thiền Sư Bảo Giám đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 286 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).
Sư họ Kiều tên Phù, quê ở làng Trung Thụy. Tánh tình trung thực, giản dị và điềm đạm. Thuở nhỏ học Nho, thông hiểu Thi, Thơ, Lễ, Dịch, chữ viết rất đẹp. Sư làm quan đến chức Cung hậu Xá nhân đời Lý Anh Tông.
Sư Phụ giải thích:
- Tên Bảo Giám của Thiền Sư rất có ý nghĩa, Bảo là quý báu, Giám là tấm gương. Bảo Giám là gương báu để soi chiếu nội tâm của mình. Ở Trung Hoa có bộ sách tên Minh Tâm Bảo Giám là bộ sách gối đầu giường cho tất cả giới nho học để đào luyện nhân cách của con người.
- Bảo Giám theo Tổ Sư thiền còn có ý nghĩa là gương báu, là tâm thể thanh tịnh sáng suốt, là thể tánh tịnh minh, chân tâm Phật tánh luôn thường hằng có bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.
- Ngài Bảo Giám thông hiểu về kinh thi, kinh thơ, lễ, nhạc đặc biệt là kinh dịch, một môn triết học vũ trụ và bói toán cao cấp của Trung Hoa, cần có trình độ và kiến thức thâm hậu về thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, ngũ hành âm dương… ngài ra quan cho triều vua Lý Anh Tông nhưng nhận rõ cuộc đời vô thường nên ngài từ quan và đi xuất gia để tìm cầu giải thoát.
Năm ba mươi tuổi, Sư bỏ quan đến chùa Bảo Phước quận Mỹ Lương thọ giáo xuất gia với Thiền sư Đa Vân. Tạng kinh trong chùa này, chính tay Sư chép lại. Đến khi Thiền sư Đa Vân tịch, Sư kế tiếp trụ trì chùa này. Đời sống của Sư rất là đạm bạc, suốt năm chỉ mặc áo gai thô sơ, trong mình không dính một sợi tơ. Công việc tu trì thì không bao giờ trễ nải.
Sư Phụ giải thích:
-Ngài Bảo Giám xuất gia với Thiền sư Đa Vân, nhưng đời thứ tám của Thiền phái Vô Ngôn Thông không có tài liệu ghi chép tiểu sử về Thiền sư Đa Vân như các vị Thiền Sư khác như Thiền Sư Mãn Giác, Ngộ Ấn, Thông Biện, nhưng nhờ bài học hôm nay chúng ta phát hiện ra đời thứ tám có thêm ngài Thiền Sư Đa Vân nữa.
Do nhìn thấy đệ tử Bảo Giám có nét chữ viết tay quá đẹp nên Thiền sư Đa Vân yêu cầu ngài Bảo Giám chép lại bộ Đại Tạng Kinh cho chùa Bảo Phước.
Sư phụ có nhắc một chú về Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh để đại chúng biết về số lượng kinh mà Ngài Bảo Giám phải viết lại là bao nhiêu tập. Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh là Đại Tạng Kinh chữ Hán hoàn chỉnh, được ấn hành tại Nhật Bản từ 1924 đến 1934, tổng cộng100 tập, bao gồm 55 tập chính và PG Trung Hoa, 45 tập còn lại được xem là tạp tạng của của người Nhật. Như vậy có thể lúc ấy ngài Bảo Giám phải chép từ 20 đến 30 tập của Bộ Đại Tạng Kinh này. Hiện tại Tu Viện Quảng Đức có 4 bộ Đại Tạng Kinh như sau:
Thứ nhất: Càng Long Đại Tạng Kinh
Thứ hai: Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
Thứ ba: Nam Truyền Đại Tạng Kinh, 13 tập
Thứ tư: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh 60 tập (do Đạo hữu Quảng Tịnh Tâm đặt mua từ HT Tịnh Hạnh ở Đài Loan gởi qua Úc. trọn bộ là 203 tập, phần còn lại đang in và sẽ được gởi về Tu Viện Quảng Đức trong tương lai.
Kính bạch Sư Phụ, cách nay hơn mười năm, lúc đó con rất sơ cơ về Phật pháp, nhưng trong con có một niềm tin sâu đậm về pháp Phật, con nghe bộ Đại Tạng Kinh là con hết lòng cúng dường như là được một ân huệ siêu việt trong đời con được kính dâng niềm tin vào pháp bảo của Đức Thế Tôn cao cả.
- Sư Phụ cho biết là Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Cao Miên có Đại Tạng Kinh truớc Việt Nam vì chữ Việt có sau cùng.
- Đời sống của ngài Bảo Giám rất đạm bạc, suốt năm chỉ mặc áo gai thô sơ, áo gai là loại áo không có tơ do con tầm nhã ra.
Kính mời xem tiếp