- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,
Hôm nay hàng đệ tử chúng con được học về Thiền Sư Mãn Giác (1052-1096). Ngài thuộc đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 276 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (từ đầu tháng 5-2020).
Sư họ Nguyễn tên Trường, quê ở Lũng Chiền làng An Cách. Thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ ngoại lang.
Lúc vua Lý Nhân Tông còn làm thái tử, triều đình có chọn con em của các danh gia vào hầu. Sư là người học rộng hiểu nhiều lại thông cả Nho, Lão, Phật nên được dự tuyển, những lúc rảnh, Sư thường chú tâm vào Thiền na. Đến khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi, vì lòng mến Sư nên ban hiệu Hoài Tín.
Sư Phụ giải thích: ngài Mãn Giác từng là tư vấn chính trị cho thái tử Nhân Tông, vì bản thân lầu thông tư tưởng của Lão, Khổng và Phật, giúp cho thái tử đường hướng lên ngôi trị quốc, con đường ra làm quan để phò vua giúp nước, hưởng vinh hoa phú quý rộng mở trước mắt ngài, nhưng ngài từ bỏ tất cả để xuất gia vì chỉ có giáo nghĩa của Đạo Phật mới giúp cho ngài thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Lý Nhân Tông là vị vua thứ 4 của triều đại nhà Lý, có công xây dựng hoàn tất ngôi Chùa Một Cột, niềm tự hào của dân tộc VN, ông là con của vua Lý Thánh Tông và phi tần Ỷ Lan.
Khoảng niên hiệu Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084, thời vua Lý Nhân Tông), Sư dâng biểu xin xuất gia, theo học với thiền sư Quảng Trí. Sau khi được tâm ấn, Sư thường chống gậy mang bát vân du khắp nơi, để tìm thiện tri thức. Sư đến nơi nào thường có học giả vân tập đông đảo.
Sư Phụ giải thích: ngài Mãn Giác chọn xuất gia theo Phật giáo, và chú tâm về Thiền na, phương pháp đưa đến chấm dứt vòng khổ đau sanh tử luần hồi.
Thiền Na tiếng Phạn gọi là Dhyāna tức là Tịnh lự. Tịnh là tu Chỉ, dừng lại hết mọi vọng tưởng, đạt đến Định tâm, đắc ngũ thần thông (Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Thần Túc Thông và Túc Mạng Thông). Còn Lự là tu Quán, dùng trí tuệ quán chiếu thân, tâm, cảnh là không, là giả có, ly sinh hỷ, buông hết mọi dính mắc, tận diệt chấp ngã, chấp pháp, trở về với pháp gốc, tự tánh của bản thân, nhận ra vô sư trí, đạt tới vô sanh bất tử, đắc quả A La Hán, chấm dứt sanh tử luân hồi, ngay tại đây hành giả chứng thêm thần thông cuối cùng là Lậu Tận Thông.
Sư Phụ cũng nhắc thêm đến thời Lục Tổ Huệ Năng ngài chủ trương Định-Huệ bình đẳng, trong định có tuệ, trong tuệ có định, tức là định-tuệ, chỉ-quán song tu với nhau, chứ không theo thứ lớp như thuở ban đầu. Ngài Mãn Giác đã lầu thông pháp tu Thiền Na (Chỉ-Quán) này.
Vua Lý Nhân Tông ban cho Sư hiệu Hoài Tín, biểu trưng cho ý nghĩa là nhớ lại túc duyên trong quá khứ tín tâm với Tam Bảo.
Sư xem Đại Tạng Kinh được trí vô Sư, nên làu thông kinh pháp, thiền na.
Sư phụ giải thích: hành giả có hai loại trí: 1/Vô Sư Trí: là trí tuệ tự có, là trí thường hằng của tất cả chúng sanh, thành tựu được không nhờ vào sức của người khác.
2/Hậu Đắc Trí: là trí tuệ đạt được sau khi tu tập thành công giới định tuệ, trí này được kích hoạt hiển lộ ra từ Vô Sư trí sẵn có của mình
- Đức Thế Tôn đã nhận ra Vô Sư trí, nhờ Ngài đã muốn tìm ra nghi vấn, con người từ đâu đến và chết rồi đi về đâu, không ai giải đáp được, Ngài tự đi tìm và sau 6 năm tu tập, một sáng sao mai vừa mọc, ngài chứng đắc đạo quả dưới cội Bồ Đề, Vô Sư trí hiển lộ, đã giải đáp rõ mọi thứ qua túc mạng minh của ngài, thấy biết mình từ nhiều kiếp ngàn xưa, thiên nhãn minh thấy nghiệp quả của chúng sanh trong lục đạo luân hồi như đứng trên lầu cao thấy chúng sanh đi qua lại trên các nẻo đường.
Đức Thế Tôn cho biết tất cả chúng sanh đều có vô sư trí, để nhận ra được vô sư trí của chính mình thì phải hành trì tu tập. Ngày nay, Thiền sư Mãn Giác nhờ đọc Đại Tạng Kinh mà đạt được Vô Sư Trí.
Vua và bà Hoàng thái hậu Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan), đang để tâm học thiền, bèn dựng ngôi chùa bên cạnh Cảnh Hưng hiệu là Giáo Nguyên, thỉnh Sư trụ trì để tiện việc tới lui học hỏi. Đối với Sư chẳng dám gọi danh thường, chỉ xưng là Trưởng lão. Một hôm nhà vua có lời tán thán công hạnh của Sư như sau: “Bậc chí nhân thị hiện, cốt để cứu vớt chúng sanh, không hạnh nào chẳng đủ, không việc nào chẳng tu, chẳng phải chỉ sức định tuệ, mà còn có công giúp ích cho đời, nên phải kính nhận đó’’.
Vua bèn phong hiệu Giáo Nguyên Thiền Viện, Hoài Tín đại sư truyền Tổ Vô Tu Vô Chứng Tâm Ấn. Sư phụng chiếu nhận chức Nhập nội Đạo Tràng, Từ tử Đại Sa môn, Đồng tâm ty cộng sự.
Sư Phụ giải thích: chùa Giáo Nguyên do Vua Lý Nhân Tông xây dựng trong thành nội Thăng Long để thỉnh ngài về trụ trì. Giáo là dẫn dắt, Nguyên là cội nguồn. Lập chùa ra để giáo hóa, dẫn dắt chúng sanh trở về nguồn cội tâm linh, nguồn cội ấy chính là “thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú” mà mọi người hằng có.
Kính mời xem tiếp