- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Thuần Chân (?-1101). Ngài thuộc đời thứ 12, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 272 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch Covid 19 (đầu tháng 5-2020).
Sư Phụ nhắc lại, đời thứ 12 có 3 thiền sư, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Thuần Chân.
Thiền sư Thuần Chân là đệ tử của thiền sư Pháp Bảo thuộc đời thứ 11, cùng đời thứ 11 còn có thiền sư Sùng Phạm & thiền sư Thiền Ông Đạo Giả.
Tiểu sử của thiền sư Thuần Chân rất ngắn. Sư họ Đào, quê làng Cữu Ông, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ Sư bác thông kinh sử. Lớn lên Sư gặp thiền sư Pháp Bảo ở chùa Quang Tịnh, qua một câu nói, liền nhận được yếu chỉ. Bấy giờ, tất cả sở học của Sư đều buông bỏ.
Sư Phụ giải thích, sở học của Sư là tứ thư, ngũ kinh thuộc về nho giáo, chỉ để ra làm quan, nhưng khi đọc kinh Phật, Sư thấy giáo lý của kinh Phật đưa đến giải thoát và giác ngộ. Sư liền phát tâm xuất gia.
Chẳng bao lâu, Sư mở tung được cánh cửa áo diệu, tia sáng đá lửa xuất hiện. Từ đó, Sư đến trụ trì chùa Hoa Quang, làng Tây Kết, Thượng Nghi. Tuỳ người đến thưa hỏi, Sư phát huy tông chỉ, dẫn dắt những kẻ mờ tối.
Sư Phụ giải thích, Sư mở tung cánh cửa áo diệu, tia sáng đá lửa xuất hiện, như là Sư đốn ngộ vào cõi giới của Tổ Sư Thiền, nhận ra được chân tâm thường trú, là thể tánh tịnh minh của mình.
Ngày 7 tháng 2 nhằm năm đầu niên hiệu Long Phù đời Lý Nhân Tông (1101), Sư báo tin sắp tịch. Có đệ tử là Bổn Tịch vào thất thưa hỏi thêm, Sư nói kệ dạy:
Chân tánh thường không tánh
Đâu từng có sanh diệt
Thân là pháp sanh diệt
Pháp tánh chưa từng diệt.
Nói xong, Sư tịch. Phụ quốc Thái Bảo là Cao Công trông nom việc hỏa thiêu và dựng tháp.
Sư Phụ giải thích:
1-Chân tánh thường không tánh. Chân tánh là Phật tánh, là không tánh là tánh không có hình tướng, không sanh diệt. Còn hình tướng là do duyên hợp, còn duyên hợp là còn sanh diệt, còn sanh diệt là còn sanh tử luân hồi, còn khổ đau.
2-Thân là pháp sanh diệt, nhưng hành giả vẫn còn chấp ngã, mong muốn cho thân tồn tại mãi mãi, khi thân sanh diệt thì khổ đau. Thân sanh diệt mà không nhận ra vì hành giả quá nặng về ngã ái, ngu si, ngã mạn và ngã kiến. Đó là đầu mối dẫn vào vòng sanh từ.