Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

29/08/202109:09(Xem: 15747)
10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

252_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Hoi


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Thiện Hội (?- 900). Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 252 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do đại dịch COVID-19. Ngài thuộc đời thứ hai và cũng là vị tổ thứ ba của thiền phái Vô Ngôn Thông tại VN. Sư Phụ cho biết vào thời của ngài, nước Việt Nam còn lệ thuộc Trung Hoa. Năm năm sau thì có Mai Hắc Đế lập lại chủ quyền cho Việt Nam.

Sư quê ở Điển Lãnh, thuở nhỏ Sư xuất gia theo Thầy Tiệm Nguyên ở chùa Đông Lâm tại quê hương của ngài và được Sư phụ ngài ban cho pháp danh là Tổ Phong. Lớn lên, Sư vân du khắp nơi để tìm thầy tham học. Khi đến chùa Kiến Sơ gặp thiền sư Cảm Thành bèn xin ở lại đây. Phục vụ thiền sư Cảm Thành hơn 10 năm mà Sư không biết mỏi mệt.

Một hôm, Sư vào thất hỏi:

- Trong kinh có nói: “Đức Thích-ca Như Lai đã từng tu hành trải vô số kiếp mới được thành Phật.” Nay Thầy dạy rằng: “Tâm tức là Phật”, con chưa hiểu lẽ đó, cúi xin Thầy một phen khai ngộ cho.

Thiền sư Cảm Thành bảo:

- Trong kinh là người nào nói?

Sư thưa:

- Đâu không phải là Phật nói ư?

- Nếu là Phật nói, tại sao trong kinh Văn-thù lại nói: “Ta trụ ở đời bốn mươi chín năm, chưa từng nói một chữ dạy người.” Cổ đức nói: “Người tìm nơi văn, chấp nơi chứng càng thêm trệ; khổ hạnh cầu Phật là mê, lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo; chấp tâm cầu Phật là ma.”


Sư Phụ giải thích:

Thiền Sư Thiên Hội thay thế chúng sanh thời nay hỏi câu hỏi này, Đức Thế Tôn phải trải qua vô lượng A Tăng Kỳ Kiếp để tu thành Phật. Sp kể lại con số của “Giới Tử Kiếp” và “Bàn Thạch Kiếp “ con thấy quá ư kinh hồn và xúc động khi biết Đức Thế Tôn phải trải qua chừng ấy năm để tu hành đắc đạo.

Một A Tăng Kỳ gồm 100 nghìn đại kiếp, một đại kiếp có 4 trung kiếp, 1 trung kiếp có 20 tiểu kiếp. Một tiểu kiếp có 16.678.000 năm, một trung-kiếp có: 333.560.000 năm, và một đại kiếp có: 1 tỷ 334.240.000 năm.

Nhưng sao hôm nay Sư phụ Cảm Thành dạy chúng đệ tử “Tâm tức là Phật”, nghĩa là nhận ra ngay tâm này là Phật mà không cần phải trải qua chừng ấy dài lâu vô tận, đây là điều mới mẻ và quá vui mừng cho hàng đệ tử chúng con. Sư phụ đã giải thích rõ ràng rằng ngoài tâm không có Phật, nếu không nhận ra tâm này là Phật thì chúng sanh cũng phải trải qua 3 A Tăng Kỳ Kiếp thôi.

Nhận ra Tâm này là Phật, đó là nhận ra “tánh giác” của chính nơi mình, ngay nơi đời sống này, ta thấy, nghe, nói, biết mà tâm thanh tịnh, đó là Phật hiện tiền, ngược lại, thấy, nghe, nói, hiểu, biết mà tâm bất tịnh, tâm động, đó là Phật diệt độ, đó là ma.

Về sự, Đức Thế Tôn có nói kinh trong suốt 45 năm qua bài kệ đúc kết của Ngài Thiên Thai Trí Giả:

"Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt,
A hàm thập nhị, Phương Đẳng bát,
Nhị thập nhị niên Bát nhã đàm,
Pháp Hoa, Niết bàn cộng bát niên "

Có nghĩa là:

“Hoa Nghiêm đầu tiên hăm mốt ngày
A Hàm mười hai, Phương Đẳng tám,
Hai mươi hai năm nói Kinh Bát Nhã
Pháp Hoa, Niết Bàn cộng tám năm"


Kính mời xem tiếp 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 6456)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế. Bài kinh được ghi lại trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 3, phẩm Đọa Xứ. Trước khi vào đề mục chính, chúng tôi giới thiệu khái quát về "Kinh Tăng Chi Bộ" này. Kinh Tăng Chi Bộ, tiếng Phạn là Anguttara Nikàya là bộ thứ Tư trong 5 bộ kinh tạng Pali: 1) Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya): 3 tập gồm 34 bài kinh 2) Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya): 3 tập gồm 152 bài kinh. 3) Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya): 5 tập gồm 2,958 bài kinh. 4) Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya): 3 tập gồm 9,557 bài kinh 5) Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya): 15 tập.
20/05/2019(Xem: 5247)
"Đại Kinh Xóm Ngựa" là bài kinh đức Thế Tôn giảng cho các vị Tỷ-kheo tại xã Assapura tức là xóm Ngựa nên gọi là "Kinh Xóm Ngựa". Bài kinh khá dài nên các Tổ xếp là "Đại Kinh"; chứ nội dung không hề đề cập gì đến loài ngựa. "Đại Kinh Xóm Ngựa" được ghi lại và sắp xếp trong Trung Bộ Kinh (Majjhiam Nikàya), số 39, phẩm "Đại Kinh Xóm Ngựa", do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang Việt ngữ. Trong ba tháng An Cư Kiết Xuân - 2019, tại Thiền Viện Chân Như, Navasota tiểu bang Texas, chúng tôi được dịp học qua bài kinh này. Nay xin ghi lại để chia sẻ cùng quý Phật tử "Ý Nghĩa bài Kinh Xóm Ngựa" trong góc nhìn hạn hẹp của người học Thiền.
07/02/2019(Xem: 6982)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
03/01/2019(Xem: 7409)
Cư sĩ Nguyên Giác vừa cho xuất bản cuốn Kinh Nhật Tụng Sơ Thời mà theo sự nghiên cứu của các học giả đây là những lời dạy (kinh ) cổ xưa nhất của Đức Phật được các đệ tử ghi lại bằng thơ và học thuộc lòng vì lúc đó chưa có chữ viết. Theo Thư Viện Hoa Sen, căn cứ vào các nguồn sử liệu Tích Lan, thì những lời dạy của Ngài được viết thành văn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch để hình thành kinh điển Pali. Tác giả dẫn chứng kinh điển này có thực khi “Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháp, trích dịch: “Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp. Xin vâng lời, Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.” Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 k
26/10/2018(Xem: 7499)
Lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy, chủ lễ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, tối thứ sáu, 26-10-2018, www.quangduc.com
23/09/2018(Xem: 10552)
Audio: Sanh Thiên Chứng Quả (Cổ Tích Ấn Độ cách đây 2500 năm), Hòa Thượng Thích Huyền Tôn dịch ra tiếng Việt, do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng diễn đọc
20/08/2018(Xem: 7569)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương
07/08/2018(Xem: 61886)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
08/02/2018(Xem: 20374)
Video bài giảng: Kinh Pháp Cú Phẩm Hình phạt 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 04-02-2018
20/01/2018(Xem: 8782)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 244- ngày 20/01/2018 Chủ đề: Audio Book Kinh Pháp Hoa - Phẩm 11 Giảng sư: Hòa Thượng Thích Thanh Từ Diễn đọc: Gia Hiếu Thành viên thực hiện: Phương Thảo, Thiên Mãn, Tuyết Loan, Lê Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]