Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Cảm Thành (? – 860) Khai Sơn Chùa Kiến Sơ, Đời thứ nhất Thiền Phái Vô Ngôn Thông tại VN 🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

26/06/202110:38(Xem: 18899)
Thiền Sư Cảm Thành (? – 860) Khai Sơn Chùa Kiến Sơ, Đời thứ nhất Thiền Phái Vô Ngôn Thông tại VN 🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Cảm Thành
(? - 860), ngài khai sơn chùa Kiến Sơ và thuộc đời thứ nhất của thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 251 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do đại dịch COVID-19.

Sư quê ở Tiên Du, không rõ họ gì, chỉ biết lúc mới xuất gia Sư có đạo hiệu là Lập Đức, ở tại quận nhà chuyên lấy trì tụng làm sự nghiệp.


Sư Phụ giải thích, Lập có nghĩa là lập công để có Đức. Đức do sự đào luyện nội tâm ở bên trong như thiền định, tụng kinh, bái sám.. đức thuộc về vô lậu, âm bên trong, không đo lường được,  tính đếm được, đức sẽ hành giả vào Phật địa, giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi; trái với Đức là Phước, là cái hiển lộ bên ngoài, ai cũng thấy cũng được như bố thí, phóng sanh, cúng dường…có hình tướng nên thuộc về hữu lậu, có làm phước thì có hưởng phước, khi hết phước thì vẫn bị đọa lạc, vẫn còn bị luân hồi….Sư phụ khuyên chúng đệ tử nên noi theo gương Đức Thế Tôn phải cố gắng “tạo phước và tu đức”, không được khiếm khuyết, chọn 1 bỏ 1, bởi vì địa vị của Đức Phật được xây dựng trên nền tảng phước và đức “Phước Đức lưỡng toàn phương tác Phật”, có nghĩa là “phải đầy đủ cả phước và đức, mới có thể thành Phật”.

Có hương hào họ Nguyễn ở làng Phù Đổng mến đức hạnh cao cả của Sư, tình nguyện đem gia trạch cúng cho Sư làm ngôi chùa. Sư một mực từ chối. Ban đêm Sư nằm mộng thấy thần nhân mách :”Nếu theo ý họ Nguyễn, thời gian chẳng lâu sẽ được điềm lành lớn”.
Nhân đó Sư mới nhận lời, nay chính là ngôi chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng ấy vậy.

 

Sư Phụ giải thích, Kiến là thấy là nhận ra Sơ tâm. Sơ tâm là tâm uyên nguyên, chơn thật, tâm tôn kính với Tam bảo, là bản tâm thanh tịnh đến với Đạo, tu theo Đạo để giải thoát, Sơ tâm là Phật tâm và Phật tâm hằng có tự bên trong của vạn loài chúng sanh. Thiền Sư Cảm Thành đặt danh hiệu Chùa Kiến Sơ quá hay, mục đích muốn nhắc nhở chúng sanh luôn trân quý và bảo hộ “Sơ Tâm” của mình.


Chùa Kiến Sơ cùng tên với ngôi chùa đầu tiên mà vua Ngô Tôn Quyền xây dựng và cúng dương cho Thiền Sư Khương Tăng Hội bên Tàu.

Quả như lời thần nhân mách, Sư về trụ trì chưa bao lâu, thiền sư Vô Ngôn Thông đến. Biết Thiền Sư Vô Ngôn Thông chẳng phải là hạng thường, Sư hôm sớm hết lòng thờ kính, không hề biếng trể, vì thế thiền sư Vô Ngôn Thông cảm động sự chí thành của Sư, nên đặt tên cho Sư là Cảm Thành.

Một hôm, Thiền sư Vô Ngôn Thông gọi Sư vào dạy:

- Xưa đức Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, hóa duyên viên mãn Ngài vào Niết-bàn. Diệu tâm này tên Chánh pháp Nhãn tạng, Thật tướng không tướng, pháp môn chánh định, chính Ngài trao cho đệ tử là Tôn giả Ma-ha Ca-diếp làm Sơ tổ. Đời đời truyền nhau đến Tổ Đạt-ma, từ Ấn Độ sang Trung Hoa trải bao nguy hiểm, vì truyền pháp này. Cứ thế đến Lục tổ Tào Khê được nơi Ngũ Tổ, vẫn dòng phái Đạt-ma. Tổ Đạt-ma lúc mới đến, vì người chưa tin hiểu nên lấy việc truyền y bát để rõ chỗ đắc pháp. Nay niềm tin đã thuần thục, thì y là đầu mối của sự tranh giành. Thế nên, Ngũ Tổ dặn: “Phải dừng ngay nơi ông, không nên truyền nữa.” Do đó, đến nay chỉ dùng tâm truyền tâm mà chẳng trao y bát.

Khi ấy, Tổ sư Nam Nhạc Hoài Nhượng nhận được chân truyền này, bèn trao cho Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ trao cho Bá Trượng Hoài Hải. Ta ở chỗ Tiên sư Bá Trượng nhận được tâm pháp ấy đã lâu, nghe ở phương này (Việt Nam) có nhiều người hâm mộ Đại thừa, vì thế mà đến phương Nam để tìm thiện tri thức. Nay ta gặp ngươi đây, ấy bởi túc duyên đã sẵn. Nghe ta nói kệ:



Các nơi đồn đại

Dối tự huyên truyền

Rằng thủy tổ ta

Gốc từ Tây Thiên.

 

Truyền pháp Nhãn tạng

Gọi đó là Thiền

Một hoa năm cánh

Hạt giống liên miên.

 

Thầm hợp lời mật

Muôn ngàn có duyên

Đều gọi Tâm tông

Thanh tịnh bản nhiên.

 

Tây Thiên cõi này

Cõi này Tây Thiên

Xưa nay nhật nguyệt

Xưa nay sơn xuyên.

 

Chạm đến thành trệ

Phật Tổ thành oan

Sai đó hào ly

Mất đó trăm ngàn.

 

Ngươi khéo quán sát

Chớ lừa cháu con

Ngay như hỏi ta

Ta vốn không lời.

 

(Chư phương hạo hạo

Vọng tự huyên truyền

Vị ngô thủy tổ

Thân tự Tây Thiên.

 

Truyền pháp nhãn tạng

Mục vị chi thiền

Nhất hoa ngũ diệp

Chủng tử miên miên.

 

Tiềm phù mật ngữ

Thiên vạn hữu duyên

Hàm vị Tâm tông

Thanh tịnh bản nhiên.

 

Tây Thiên thử độ

Thử độ Tây Thiên

Cổ kim nhật nguyệt

Cổ kim sơn xuyên.

 

Xúc đồ thành trệ

Phật Tổ thành oan

Sai chi hào ly

Thất chi bách thiên.

 

Nhữ thiện quán sát

Mạc trám nhi tôn

Trực nhiêu vấn ngã

Ngã bổn vô ngôn.)

 

Nghe xong bài kệ, Sư liền lãnh ngộ.

 

 Sư phụ giải thích: bài kệ khai thị của Thiền Sư Vô Ngôn Thông đối với đệ tử Cảm Thành của ngài quá tuyệt vời, nói lên ý nghĩa lịch sử truyền y bát, truyền tâm ấn.

 

 

Một lần có vị Tăng đến hỏi: "Thế nào là Phật?".

Sư đáp: "Khắp hết mọi nơi."

Lại hỏi: "Thế nào là tâm Phật?"

Sư đáp: "Không từng che giấu."

Lại thưa: "Học nhân không hiểu".

Sư bảo: "Đã đi quá xa rồi".

 

Sư Phụ giải thích: lời pháp ngữ của Thiền Sư Cảm Thành rất ngắn gọn nhưng sâu sắc, ngài trả lời Khắp hết mọi nơi “ cho câu hỏi “thế nào là Phật ?”, vì rằng Chơn tâm Phật tánh có khắp mọi nơi, vì nghĩa gốc của “Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na”, là "Quang Minh Biến Chiếu", ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu), "Biến Nhất Thiết Xứ", có mặt khắp mọi nơi, Nơi nào có chúng sanh là nơi đó có thể tánh Phật ẩn tàng bên trong.


Thiền khách hỏi “Thế nào là tâm Phật?” TS Cảm Thành trả lời “Không từng che giấu”. Tâm Phật luôn hằng có trong tất cả chúng sanh vạn loài nhưng vì chúng sanh bị mây tham, mây sân, mây si, mây mạn, mây nghi, mây tà kiến, mây ác kiến...ngăn che nên chúng sanh không nhìn thấy trăng Phật tánh, một khi mây phiền não vô minh tan hết thì trăng Phật tánh sẽ hiển lộ.

Thiền khách tự thú:  “Học nhân không hiểu”
Thiền Sư Cảm Thành đúc kết: “Đã đi quá xa rồi”.

Vì rằng Phật tánh hiện tiền ngay bây giờ và tại đây, trong sát na này, ngay trong vô niệm, ngay trong chánh niệm, ngay trong tâm tĩnh lặng, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không còn đối đãi, thị phi nữa, đó là Phật tánh, còn khởi niệm là còn vọng niệm, còn vọng niệm là còn tạo nghiệp, còn tạo nghiệp là con luân hồi sanh tử.

 


Về sau, Sư không bệnh mà tịch vào năm Canh Thìn, nhằm năm đầu niên hiệu Hàm Thông (860) nhà Đường.

 

Sư Phụ giải thích Thiền Sư Cảm Thành viên tịnh cách thời đại chúng ta 1,161 năm, trong sách sử ghi là ngài viên tịch vào năm đầu niên hiệu Hàm Thông (860) nhà Đường, tại sao ngài viên tịch tại Việt Nam mà không ghi niên lịch của nước Việt mà ghi nước Tàu, vì lúc này

Việt Nam không có vua, không có chủ quyền, VN còn bị đô hộ bởi giặc Tàu....

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Cảm Thành của TT Chúc Hiền sáng tác, bài thơ rất hay, chan chứa đầy đủ mọi chi tiết về cuộc đời, hành trạng giải thoát của Ngài:

 

 Kinh văn tụng niệm đức cao ngời

Hạnh nguyện huân tu vang khắp nơi

Họ Nguyễn phát tâm dâng cúng đất

Thần Nhân ứng mộng mách khai lời

Thiền môn dựng lập tham sân cạn

Giáo pháp khai thông chướng nghiệp vơi

Suối ý thanh lương tâm địa tĩnh

Cảm Thành thiền tuệ chiếu muôn đời…!



Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Lập Đức Cảm Thành, tên của Ngài nói lên đường tu đơn giản, mộc mạc của Ngài do hết lòng tôn kính bậc Thầy đến từ phương xa đến, nhờ tấm lòng tôn kính hầu Thầy, ngài “lập công bồi đức” nên ngài được Sư phụ ấn chứng và trở thành người nối pháp cho dòng thiền Vô Ngôn Thông tại Việt Nam.

 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm,
(Montréal, Canada).

 


251_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Cam Thanh

Thiền Sư Cảm Thành đã khai sơn và trú trì ngôi chùa Kiến Sơ
tại làng Phù Đổng huyện Tiên Du trước khi Tổ Sư Vô Ngôn Thông qua VN .

Thiền Sư Cảm Thành (? – 860) Khai Sơn Chùa Kiến Sơ, Nhị Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông tại Việt Nam



Kính dâng Thầy bài thơ trình Pháp sau khi được nghe bài pháp thoại hôm nay về Thiền Sư Cảm Thành . Kính đa tạ Thầy đã giải thích rất kỹ về lời khai đạo của Thiền Sư Vô Ngôn Thông cho thiền sư Cảm Thành với tất cả tấm lòng của một Sư Phụ muốn truyền tâm ấn tâm cho đệ tử rõ , sự truyền y bát chỉ là phương tiện nhưng cần thiết nhất là thầm hợp với nhau , nơi nào có chúng sinh cần phổ độ quần mê thì nơi ấy là Tây Thiên, và khi ấy truyền thừa là Tâm tông vậy . Kính tri ân Thầy với những lời ôn nhắc về Pháp thân Thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na và Phật Tánh hằng hữu...

Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe thường an, HH



Có phải Kiến Sơ dựng xây nhờ bồi công LẬP ĐỨC ? (1)

Khiêm hạ, kính thành tam bảo giữ SƠ tâm

Tụng kinh minh Phật chi lý ... chẳng sai lầm

Thần nhân báo mộng điều lành mai kia xuất hiện ! (2)

Túc duyên đã sẵn ...minh sư diện KIẾN (3)



CẢM động lòng Thầy , tha thiết chí THÀNH

Đạo hiệu từ đây ...nối pháp nhị Tổ vang danh

Thầm hợp Chánh pháp qua lời khai Đạo (4)

Tâm tông phổ độ chốn Tây Thiên hằng ...dạo !

Kính đa tạ Giảng Sư ..mật nghĩa của truyền thừa !(5)

Sư Phụ chỉ gợi ý...pháp nhủ thấm đất như mưa

Như thắp sáng lại đèn trí tuệ Bát Nhã !

Thượng đường ...Tăng sinh hỏi với vài câu giáo hoá ! (6)

Phật ở mọi nơi giống ánh trăng rằm

Ngày nào chẳng có ... che vì mây tham dục , hôn trầm

Vấn đề chỉ là ... phá tan được căn bản, tuỳ ..phiền não ! (7)

Biến nhất thiết xứ ... thanh tịnh pháp thân huyền, áo

Phật tánh hằng hữu ngàn xưa đến ngàn sau (8)

Rõ biết thuần thục , chiêm nghiệm thâm sâu

Thật tướng vô tướng ...Giác Ngộ, Giải Thoát !



Nam Mô Cảm Thành Thiền Sư tác đại chứng minh .



Huệ Hương
Melbourne 26/6/2021


(1) Sư quê ở Tiên Du, không rõ họ gì, chỉ biết mới xuất gia đạo hiệu là Lập Đức, ở tại quận nhà chuyên lấy việc trì tụng làm sự nghiệp.

(2) Có Hương hào họ Nguyễn ở làng Phù Đổng mến đức hạnh cao cả của Sư, tình nguyện đem gia trạch cúng cho Sư làm ngôi chùa. Sư một mực từ chối. Ban đêm Sư mộng thấy thần nhân mách: “Nếu theo ý họ Nguyễn, thời gian chẳng lâu sẽ được điều lành lớn.” Nhân đó, Sư mới nhận lời, nay chính là ngôi chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng ấy vậy.

(3) Quả như lời thần nhân mách, Sư về trụ trì chưa bao lâu, Thiền sư Vô Ngôn Thông đến. Biết Thiền sư chẳng phải là hạng thường, Sư hôm sớm hết lòng thờ kính, không hề biếng trễ. Vì thế Thiền sư Vô Ngôn Thông đổi hiệu Sư là Cảm Thành.

(4)

Một hôm, Thiền sư Vô Ngôn Thông gọi Sư vào dạy:

- Xưa đức Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, hóa duyên viên mãn Ngài vào Niết-bàn. Diệu tâm này tên Chánh pháp Nhãn tạng, Thật tướng không tướng, pháp môn chánh định, chính Ngài trao cho đệ tử là Tôn giả Ma-ha Ca-diếp làm Sơ tổ. Đời đời truyền nhau đến Tổ Đạt-ma, từ Ấn Độ sang Trung Hoa trải bao nguy hiểm, vì truyền phápnày. Cứ thế đến Lục tổ Tào Khê được nơi Ngũ Tổ, vẫn dòng phái Đạt-ma. Tổ Đạt-ma lúc mới đến, vì người chưa tin hiểu nên lấy việc truyền y bát để rõ chỗ đắc pháp. Nay niềm tinđã thuần thục, thì y là đầu mối của sự tranh giành. Thế nên, Ngũ Tổ dặn: “Phải dừng ngay nơi ông, không nên truyền nữa.” Do đó, đến nay chỉ dùng tâm truyền tâm mà chẳng trao y bát.

Khi ấy, Tổ sư Nam Nhạc Hoài Nhượng nhận được chân truyền này, bèn trao cho Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ trao cho Bá Trượng Hoài Hải. Ta ở chỗ Tiên sư Bá Trượng nhận được tâm pháp ấy đã lâu, nghe ở phương này (Việt Nam) có nhiều người hâm mộ Đại thừa, vì thế mà đến phương Nam để tìm thiện tri thức. Nay ta gặp ngươi đây, ấy bởi túc duyênđã sẵn

(5) Ngài Vô Ngôn Thông đã nói kệ : ( về việc truyền thừa )

Các nơi đồn đại

Dối tự huyên truyền

Rằng thủy tổ ta

Gốc từ Tây Thiên.

Truyền pháp Nhãn tạng

Gọi đó là Thiền

Một hoa năm cánh

Hạt giống liên miên.

Thầm hợp lời mật

Muôn ngàn có duyên

Đều gọi Tâm tông

Thanh tịnh bản nhiên.

Tây Thiên cõi này

Cõi này Tây Thiên

Xưa nay nhật nguyệt

Xưa nay sơn xuyên.

Chạm đến thành trệ

Phật Tổ thành oan

Sai đó hào ly

Mất đó trăm ngàn.

Ngươi khéo quán sát

Chớ lừa cháu con

Ngay như hỏi ta

Ta vốn không lời.

(Chư phương hạo hạo

Vọng tự huyên truyền

Vị ngô thủy tổ

Thân tự Tây Thiên.

Truyền pháp nhãn tạng

Mục vị chi thiền

Nhất hoa ngũ diệp

Chủng tử miên miên.

Tiềm phù mật ngữ

Thiên vạn hữu duyên

Hàm vị Tâm tông

Thanh tịnh bản nhiên.

Tây Thiên thử độ

Thử độ Tây Thiên

Cổ kim nhật nguyệt

Cổ kim sơn xuyên.

Xúc đồ thành trệ

Phật Tổ thành oan

Sai chi hào ly

Thất chi bách thiên.

Nhữ thiện quán sát

Mạc trám nhi tôn

Trực nhiêu vấn ngã

Ngã bổn vô ngôn.)

Nghe xong bài kệ, Sư liền lãnh ngộ.

( 6) Một lần có vị Tăng đến hỏi: "Thế nào là Phật?". Sư đáp: "Khắp hết mọi nơi."

Lại hỏi: "Thế nào là tâm Phật?". Sư đáp: "Không từng che giấu."

Lại thưa: "Học nhân không hiểu". Sư bảo: "Đã đi quá xa rồi".

(7)

Phiền não gốc, căn bản, từ đó kéo theo nhiều phiền não khác gọi là tùy phiền não. Duy Thức học phân biệt có sáu phiền não căn bản: 1. tham; 2. sân (giận); 3. mạn (kiêu căn); 4. vô minh (si); 5. Kiến (tà kiến); 6. Nghi.

Và Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi.

Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại:

I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu".

1. Phẫn: Giận. Tánh của tâm sở này, khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận

2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Tánh của Tâm sở này là ôm ấp sự oán ghét không bỏ.

3. Phú: Che giấu. Tánh của tâm sở này, vì sợ mất danh giá và tài lợi, nên che giấu tội lỗi của mình.

4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn. Tánh của Tâm sở này hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền.

5. Tật: tật đố, ganh ghét. Tánh của tâm sở này hay ganh ghét đố kî những gì mà người ta hơn mình.

6. Xan: Bỏn xẻn. Tánh của tâm sở này, bỏn xẻn, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người.

7. Cuống: Dối. Tánh của tâm sở này, dối gạt người để lợi mình.

8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. Tánh của tâm sở này, lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người.

9. Hại: Tổn hại. Tánh của tâm sở này làm tổn hại các loài hữu tình.

10. Kiêu: Kiêu căng. Tánh của tâm sở này, vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng, rồi sanh ra kiêu cách và ngạo nghễ.

II. TRUNG TUỲ, có hia món là Vô tàm và Vô quý; vì hai món Tâm sở này, duyên các Tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ".

11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện.

12. Vô quý: Không biết thẹn với người. Tánh và tâm sở này, khi làm việc quấy, không biết thẹn với người, ưa làm việc tội ác.

III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. Tám món Tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ".

13. Trao cử: Lao chao. Tánh của Tâm sở này làm cho thân tâm chao động không yên tịnh.

14. Hôn trầm:Mờ tối trầm trọng. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt.

15. Bất tín: Không tin. Tánh của Tâm sở này là không tin các pháp lành, làm cho tâm tánh ô nhiễm.

16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện.

17. Phóng dật: Buông lung. Tánh của Tâm sở này phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện.

18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Làm chướng ngại chánh niệm và sanh tán loạn.

19. Tán loạn: tâm rối loạn.

20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, khi đối với cảnh, hiểu biết sai lầm.

(8) Phật tính (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài theo quan điểm Đại thừa. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế. Có nhiều quan điểm khác nhau về phật tính, người ta tranh cãi liệu tất cả mọi loài đều có Phật tính hay không, liệu thiên nhiên vô sinh vô tri như đất đá có Phật tính hay không.

Đại thừa xem đạt Phật quả là mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện Phật tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những phép tu học nhất định.

Theo Thiền tông thì mỗi chúng sinh đều có Phật tính, nhưng nói chung thì không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc giác ngộ, một vị Phật. Sự thức tỉnh này và sự sinh diệt, xảy ra từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc nọ, là biểu hiện của sự đồng nhất với Phật tính và cũng chính là mục đích của Thiền.







youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2018(Xem: 9202)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 23- ngày 13/01/2018 Chủ đề: Audio Book Kinh Pháp Hoa - Phẩm 3 Giảng sư: Hòa Thượng Thích Thanh Từ Diễn đọc: Gia Hiếu Thành viên thực hiện: Phương Thảo, Thiên Mãn, Tuyết Loan, Lê Tâm.
08/01/2018(Xem: 14166)
Kinh Tụng: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, giọng tụng: ĐĐ Thích Liễu Nguyên, Chùa Việt Nam, Los Angeles, USA
07/01/2018(Xem: 12891)
Hãy làm một cuộc cách mạng! Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma Soyez les insurgés de la paix Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever Hoang Phong chuyễn ngữ Quyển sách bắt đầu thành hình ngay sau buổi phỏng vấn diễn ra tại Bodhgaya (Bồ-đề Đạo tràng) ngày 3 tháng giêng năm 2017, hoàn tất ngày 2 tháng 10 tại Dharamsala trên miền Bắc Ấn Độ, nơi lưu vong của Đức Đạt-lai Lạt-ma, và sau cùng đã được xuất bản tại Pháp ngày 26 tháng 1, 2017 vừa qua.
12/11/2017(Xem: 11402)
Pháp thoại: Thù Ân Phật Tổ, bài giảng của HT Thích Quảng Bình
08/11/2017(Xem: 15677)
Nhân Quả Nghiệp Báo| Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng Tại Tu Viện Quảng Đức www.quangduc.com
07/11/2017(Xem: 19301)
Ý Nghĩa Thời Công Phu Khuya Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng Tại Ngày Tu Bát Quan Trai 6-8-2017 www.quangduc.com
06/11/2017(Xem: 18332)
Công Phu Khuya Giọng Tụng: TT Thích Nguyên Tạng Tại Khóa An Cư 2017, Chùa Pháp Hoa, Nam Úc www.quangduc.com
01/10/2017(Xem: 16087)
Clip pháp thoại: Tìm Hiểu Về Xá Lợi Phật, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
25/09/2017(Xem: 11651)
Toát Yếu Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng Tại Lớp Bậc Lực 1 Gia Đình Phật Tử VN Hải Ngoại (Paltalk Online) Chủ Nhật 17-09-2017
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]