Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺

29/05/202109:14(Xem: 21837)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺



Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung,
Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế
🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung, ngài là vị tổ thứ 34 của Thiền phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ thứ 27, và đệ tử nối pháp của Ngài là thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán là sơ tổ của thiền phái Liễu Quán tại Việt Nam.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 240 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.

Ngài Minh Hoằng Tử Dung không có tiểu sử, đến Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 17, căn cứ trên tiểu sử của đệ tử của Ngài là Tổ Liễu Quán (người gốc Phú Yên) mới biết được chút ít về cuộc đời của tổ Minh Hoằng Tử Dung.

Sư Phụ cho biết nhờ đọc tài liệu của một Sử gia Nguyễn Hiền Đức trong sách “Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong” (ấn hành năm 1995) mới biết ngài Minh Hoằng Tử Dung là đệ tử của đại sư Đại Sa Siêu Trường, ngài Siêu Trường là đệ tử Ngài Tuyết Giậu Chơn Phát, ngài Chơn Phát là đệ tử của Tổ Mộc Trần Đạo Mân, Tổ Lâm Tế đời 31, qua bài kệ truyền pháp của Tổ 12 Vạn Phong Thời Ủy:

 

Tổ Đạo Giới Định Tông,
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hạnh Siêu Minh Thật Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.


Dịch nghĩa:

Giới định là tông chỉ,
Rộng khắp chứng thần thông
Hạnh vượt sang bờ Thật,
Tỏ ngộ đến chơn không.

 

Ngài Minh Hoằng Tử Dung là đệ tử thứ 13 và đệ tử của Ngài ở Việt Nam là Thiệt Diệu Liễu Quán, đời thứ 14, theo bài kệ truyền nói trên.

 

Theo nhiều nguồn tài liệu, Thiền sư Tử Dung đến VN vào năm Ất Dậu, ngày 28 tháng giêng, năm 1695, do lời mời của TS Nguyên Thiều, ngài đến Hội An cùng với phái đoàn thập sư truyền giới bao gồm: TS Thạch Liêm, TS Minh Hải-Pháp Bảo, TS Minh Vật-Nhất Tri,  TS Minh Lượng-Thành Đẳng v.v… chứng minh giới đàn truyền giới ở Huế, có 1400 giới từ tại gia và xuất gia, sa di, tỳ kheo, Bồ Tát, có công hầu khanh tướng, và Chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền một giới đàn riêng, có pháp danh là Hưng Long. Sau giới đàn này, Ngài Tử Dung không về Trung Hoa mà ở lại nước An Nam để hoằng Pháp. Lúc đầu Ngài Tử Dung lập am tu bằng tre lá trên núi Hoàng Long ở Thuận Hóa. Sau đó, am tu được biến cải thành chùa và có tên là chùa Ấn Tông với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ".

 

Sư Phụ giải thích, Ấn là con dấu, Tông là Tông chỉ, là lấy pháp truyền Tâm làm tông chỉ. Tổ Minh Hoằng lấy ý nghĩa gốc từ sự kiện Đức Thế Tôn truyền pháp nhãn tạng cho Sơ tổ Ca Diếp mà đặt tên chùa Ấn Tông. Đức Thế Tôn, trong pháp hội Linh Sơn, đưa cành hoa sen lên, tổ Ca Diếp mỉm cười, biểu tỏ sự nhận ra yếu chỉ của Đức Thế Tôn niêm hoa, ngài Ca Diếp vi tiếu :“Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng. Niết Bàn diệu tâm,Thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhơn tâm, Kiến tánh thành Phật, Kim phó chúc ư nhữ… (Ta có chánh pháp nhãn tạng--Niết bàn diệu tâm, Thật tướng vô tướng, Là pháp vi diệu, Chẳng lập văn tự, Truyền dạy riêng biệt, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật, Nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp).


Đời vua Thiệu Trị cho trùng tu chùa và đổi tên là chùa Từ Đàm. Sư Phụ giải thích, Từ là từ bi, Đàm là chùm mây lành. Chùm mây lành từ bi che mát cho tất cả chúng sanh ra khỏi phiền não khổ đau.  Sư phụ cũng nói rằng: Chùa Từ Đàm là linh hồn của Phật giáo Việt Nam.

Vào năm 1702, nghe tiếng Thiền sư Tử Dung là người dạy pháp Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế, Sư Liễu Quán từ Phú Yên vượt núi băng đèo ra đến Thuận Hóa để cầu pháp tham học với Tổ.

Tổ Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham câu thoại đầu “Vạn Pháp Quy Nhất, Nhất Quy Hà Xứ ? (muôn pháp quy về một, một quy về chỗ nào ?).


Ngài Liễu Quán lúc đó có tin buồn phải về quê lo đám tang cho Phụ Thân và Ngài tham cứu câu thoại đầu  công án này suốt 8 năm ròng rã, một hôm nhờ đọc sách “Truyền Đăng Lục” đến câu “chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, ngài Liễu Quán tỏ ngộ yếu chỉ .

Sư phụ giải thích: “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” ý nói là muôn pháp đều lưu xuất từ vọng tâm, nhưng nhận ra chơn tâm trong cái vọng tâm đó là liễu ngộ.


Còn câu:“Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, ý nói “ Sư phụ chỉ vật để truyền tâm,  nhưng người đệ tử bị mạch ngữ chuyển, bị căn trần can thiệp, kiểm soát, nên không thể lãnh hội yếu chỉ, ngài Liễu Quán làm chủ của đường đi lối về của khách-chủ, căn-trần, nên tỏ ngộ công án này và được Tổ Minh Hoằng Tử Dung vui mừng và ấn chứng cho ngài Liễu Quán trở thành Tổ thứ 35 của Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam,

 

Sau đó, tổ Liễu Quán lên núi Thiên Thai lập Am tranh để tiếp tục tu, sau này là chùa Thiền Tôn, Sư Phụ cho biết là Hoà Thượng Trường Sanh, Thượng Tọa Tâm Minh ở Úc là xuất thân từ Chùa Thiền Tôn này.

Sư Phụ kể tên đường trước chùa Từ Đàm là Liễu Quán, thành phố Huế là một đại già lam, linh hồn của Phật giáo Việt Nam.

Sư Phụ kể:
-Năm 1939, Đại Đức Narada , người Tích Lan (tác giả tập sách nổi tiếng “The Buddha and His Teachings” (Đức Phật & Phật Pháp) đến thăm Chùa Từ Đàm và tặng cây Bồ Đề  này (gốc từ Ấn Độ), tới nay năm 2021 cây vẫn còn sống, được 82 năm.


Bạch Sư Phụ, con có cuốn sách Đức Phật và Phật pháp, chị bạn đồng nghiệp của con tặng từ thập niên 1990, ông ngoại của chị xây chùa Kỳ Viên ở Sài Gòn, gia đình theo truyền thống PG nguyên thủy. Mỗi năm trước kia,  chị đều dự khoá tu nguyên thủy 3 tháng trong làng thiền trong rừng ở Miến Điện.

Sư phụ nhấn mạnh Chùa Từ Đàm là linh hồn của PGVN, vì tại nơi ngôi già lam này, vào ngày 6-5-1951, đã diễn ra Đại hội Phật giáo Việt Nam, có 51 đại biểu của 6 hội đoàn, đại diện 3 miền Nam, Trung, Bắc họp mặt để thành lập Tổng hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử PGVN.

Sư phụ có đọc một đoạn tài liệu quan trọng về sự kiện trọng đại này do Sư Ông Nhất Hạnh ghi lại trong chương 33, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận như sau:

 

“Ngày 6.5.1951, năm mươi mốt đại biểu của sáu tập đoàn Phật giáo Nam, Trung và Bắc họp hội nghị tại chùa Từ Đàm Huế đã đồng thanh quyết nghị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Bản Tuyên Ngôn sau đây đã được phổ biến.

“Bánh xe Phật pháp xoay vần trên khắp quốc độ Việt Nam đến nay đã gần hai mươi thế kỷ. Nhân tâm, phong tục, văn hóa, chánh trị trong nước đều đã chịu ảnh hưởng rất sâu xa của Phật giáo. Tăng đồ và thiện tín từ Bắc vào Nam, một lòng quy ngưỡng Đức Điều Ngự Thích Ca Mâu ni, sống trong tinh thần từ bi hỷ xả và luôn luôn lo toan xây dựng hòa bình. Nhưng sự đời không hòa nhịp với lòng mong mỏi; hoàn cảnh trước đây đã chia ranh giới ba phần nên phật sự cũng phải tùy duyên, mặc dầu Phật pháp vẫn bất biến. Sự tướng mỗi phần mỗi khác, làm cho mặt bàng quan xem như có điều chia rẽ. Nay cơ duyên thuận tiện, Phật giáo Việt Nam phải được thống nhất. Hơn nữa, họa chiến tranh đang gieo rắc khắp nơi, nhân loại đương lâm vào cảnh lầm than phiền não. Chính là lúc Đạo Từ Bi và Vô Thượng phải đem nước Cam Lộ mà rưới tắt lửa sân si để xây dựng cảnh hòa bình cho nhân loại.

“Theo lời hiệu triệu của các vị trưởng lão hòa thượng, một Hội Nghị Phật Giáo Toàn Quốc gồm 51 vị đại biểu Phật giáo ba phần đã được long trọng khai mạc vào ngày mồng một tháng Tư năm 2495 Phật lịch, tức là ngày mồng 6 tháng 5 năm 1951 dương lịch tại ngôi chùa lịch sử Từ Đàm (Thuận Hóa).

“Sau bốn ngày thảo luận ráo riết tron bầu không khí thân mật và hiểu biết, toàn thể hội nghị đã quyết định Thống Nhất Phật Giáo Toàn Quốc Việt Nam, lấy ngày Phật Đản làm ngày kỷ niệm thành lập TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, và bầu một ban QUẢN TRỊ TRUNG ƯƠNG đặt trụ sở tại Thuận Hóa (Huế) để thực hiện nhanh chóng chương trình thống nhất mà Hội Nghị đã dự thảo.

“Hỡi toàn thể phật tử Việt Nam! Chúng ta hãy san phẳng những hình thức sai biệt, cùng chung sức chung lòng để làm tròn sứ mệnh kiến tạo hòa bình, gây mầm an lạc, và nêu cao ngọn đuốc Trí Tuệ của Đức Thế Tôn.

Sự thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đáp ứng được nguyện vọng của tín đồ Phật giáo đã từng ao ước từ hai mươi năm trước đó một nền Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Niềm vui của quần chúng phật tử khi nghe tin này đã biểu lộ khắp toàn quốc và bài hát “Phật Giáo Thống Nhất” của nhạc sĩ Lê Cao Phan trong ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử đã nói lên được nỗi vui mừng ấy của tuổi trẻ.

“Phật giáo Việt Nam thống nhất Bắc Trung Nam từ đây, một lòng chúng ta đứng lên vì đạo thiêng. Nào cùng vui trong ánh đạo vàng rạng ngời bốn phương, vang ca đón chào Phật giáo Việt Nam…”.

Lãnh đạo các tập đoàn miền Bắc tại đại hội 1951 là thiền sư Mật Ứng; phát ngôn viên là thiền sư Trí Hải. Đứng đầu các tập đoàn miền Nam là thiền sư Đạt Thanh, phát ngôn viên là thiền sư Thiện Hòa. Phái đoàn miền Trung do thiền sư Tịnh Khiết lãnh đạo và thiền sư Trí Quang làm phát ngôn viên. Đại hội đã suy cử thiền sư Tịnh Khiết làm hội chủ Tổng Hội, thiền sư Trí Hải làm phó hội chủ và bầu một ban quản trị gồm các nhân vật lãnh đạo Phật giáo trong ba phần, trong đó có một ủy viên Nghi Lễ, một ủy viên Hoằng Pháp, một ủy viên Văn Hóa, một ủy viên Giáo Dục. (trích VNPGVN Sử Luận chương 35, Con Đường Thống Nhất, tập 3)

Sư phụ cũng nhắc tại kỳ Đại Hội này, Lá cờ Phật giáo PG thế giới lần đầu tiên được giới thiệu ở VN.

Là cờ PG có lịch sử rất hy hữu. Sp kể vào năm 1875, ông Henry Steel Olcott, người Mỹ da trắng đầu tiên quy y theo Phật giáo và giúp PG Tích Lan thiết kế lá cờ PG với 5 màu biểu trưng cho ánh hào quang ngũ sắc của Phật. Lá cờ này đã được treo tại Lễ Phật Đản ở Tích Lan vào năm 1886. Rồi chính thức công bố vào ngày 25/5/1950, tại Đại hội Phật giáo Thế giới tại Colombo, Tíchlan. Nước VN, có Hòa thượng Thích Tố Liên (1903-1977) đến dự Tích Lan dự Đại Hội này và mang lá cờ này về và phổ biến chính thức tại Chùa Từ Đàm năm 1951 trong dịp Đại Hội PG 3 miền.

Sư phụ giải thích thêm: Lá cờ ngũ sắc, ngoài việc tượng trưng cho hào quang của Phật, cũng có ý nghĩa của Ngũ căn, Ngũ Lực trong giáo lý 37 phẩm trợ đạo.

1/ Màu trắng: Tín căn/lực
2/Màu đỏ: tinh tấn căn/lực
3/Màu vàng: niệm căn/lực
4/Màu xanh dương: định căn/lực
5/Màu cam: huệ căn/lực căn
Tổng hợp 5 màu (viền cuối của lá cờ): sự hòa hợp




ht thich to lien
HT Thích Tố Liên, người giới thiệu thiệu lá cờ PG tại VN
la co phat giao
Là cờ Phật Giáo




Chùa Từ Đàm cũng là nơi phát khởi cuộc tranh đấu bất bạo động vào năm 1963 khi chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.

Cuối bài giảng, Sư Phụ hát bài “Từ Đàm Quê Hương Tôi (của nhạc sĩ Nguyên Thông Ngô Văn Giản) rất truyền cảm và xúc động.

Quê hương tôi miền Trung.

Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung.

Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng.

Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm.

Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng.

Qua bao dông tố chùa Từ Đàm, tôi vẫn còn.

Quê hương tôi là đây.

Sớm hôm hương trầm nhẹ bay.

Vấn vương lời kinh chiều nay vơi đầy.

Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm.

Nơi Bắc Nam nối liền một nhà.

Tay trong tay quyết vì loài người đời lầm than.

Bóng ai, từng đêm, đêm về.

Còn nhớ thuở nào đây câu thề,

Cùng ước nguyện cứu đời.

Tiếng ai chiều nay u hoài.

Trầm lắng vọng về theo câu thề,

Nguyện hiến mình cho đời.

Ai đi qua miền Trung.

Khoan khoan ơi người dừng chân.

Lắng nghe về đây hồn ai u hoài.

Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm.

Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng.

Ai hi sinh cứu đời phủ phàng, Từ Đàm ơi!



Kính bạch Sư Phụ, hôm nay nhân dịp Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung, chúng con được ôn lại sự hình thành Phật giáo Việt Nam do từ sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, và lịch sử của lá cờ Phật giáo huy hoàng rực sáng ánh hào quang ngũ sắc trong các chùa viện vào ngày lễ. Sự hiện hữu của quý Thiền Sư không là ngẫu nhiên mà là sự thị hiện của Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Thiên, Thiện Thần Hộ Pháp...đi vào thế gian đầy khổ lụy này để phổ độ chúng sanh hữu duyên, để giúp họ tu tập để tự giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   




240_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Minh Hoang Tu Dung





Hành Trạng Ngài Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung
đã gắn liền với linh hồn Phật Giáo Việt Nam
(Chùa Ấn Tôn còn gọi Chùa Từ Đàm ngày nay )
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế,
đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của
Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam.


Kính bạch Thầy , bài pháp thoại quá tuyệt vời và súc tích đến nổi con không thể nào diễn tả được chút ít hiểu biết của con qua bài trình pháp Tuy vậy bài nhạc "Quê Hương tôi, chùa Từ Đàm "đã làm trong con xúc động mãnh liệt nên mới ghi lại về hành trạng của Ngài Minh Hoằng Tử Dung như sau đây . Kính dâng Thầy bài viết thu lượm được từ bài pháp thoại Kính tri ân Thầy và kính đảnh lễ Thầy nguyện cầu chúc pháp thể Thầy luôn khinh an và tịnh lạc , HH Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)




Ngưỡng phục thay, bài pháp thoại quá tuyệt vời súc tích!
Tuy tiểu sử hành trạng quá ít phải sưu tầm (1)
Liên kết được giữa Tổ và chùa Từ Đàm (2)
Và công án thoại đầu nhằm chỉ vật truyền tâm cho đệ tử (3)

Kính tri ân Giảng Sư:
...lá cờ và khí thế oai hùng Phật giáo Việt Nam trong lịch sử (4)
Lại giải thích rõ ràng Truyền Tâm Ấn Tâm là thế nào ? (5)
Trình bày sự triệt ngộ Tổ Liễu Quán quá vời cao (6)
Đã trải qua 8 năm trường do hoàn cảnh!

Phải chăng thơ nhạc càng giúp ta hình ảnh ?
Quốc hồn quốc tuý Việt Nam quê hương
Kính mời nghe bài nhạc thật thân thương (7)
Do Giảng Sư ngân cao hát tặng đại chúng !
Nam Mô Mình Hoằng Tử Dung Thiền Sư Tác đại chứng minh.



Huệ Hương
Melbourne 29/5/2021


(1)Lịch sử Phật Giáo VN Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức , Thiền Sư Việt Nam của HT Thích Thanh Từ xuyên qua tiểu sử hành trạng của đệ tử Thiền Sư là Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán .

(2) vài nét về Tổ Minh Hoằng Tử Dung và chùa Từ Đàm

Không biết năm sinh và tên thật của Thiền sư Tử Dung, chỉ biết sư là người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Đại Việt (Việt Nam ngày nay) để truyền đạo Phật (phái Lâm Tế)[2].

Theo tài liệu, thì sư Nguyên Thiều theo thuyền buôn sang Đàng Trong (thuộc Đại Việt) vào năm Đinh Tỵ (1677). Năm 1682, Thiền sư Hương Hải của thiền phái Trúc Lâm dẫn theo khoảng 50 đệ tử bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Ở Thuận Hóa (Huế) vì thế thiếu tăng sĩ, nên chúa Nguyễn Phúc Tần cho người mời sư Nguyên Thiều từ Quy Ninh (Quy Nhơn) ra Thuận Hóa. Trong khoảng năm 1687-1690, sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn Phúc Trăn cử về Trung Quốc để thỉnh thêm tăng sĩ, kinh Phật giáo, Phật tượng, pháp khí sang Đàng Trong [3]. Vậy có thể Thiền sư Tử Dung là một trong số tăng sĩ ấy, hoặc là đến sớm hơn.

Khoảng năm 1690[4], Thiền sư Tử Dung lập am tu bằng tre lá trên núi Hoàng Long ở Thuận Hóa. Sau đó, am tu được biến cải thành chùa và có tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông, tức chùa Từ Đàm ngày nay), với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ"[5].

Năm 1702, nghe tiếng Thiền sư Tử Dung là người dạy pháp Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế, nhà sư Liễu Quán (về sau trở thành Tổ của Thiền phái Liễu Quán) đã tìm đến chùa Ấn Tôn để xin tham học với sư [6]. Trong số các vị đệ tử đắc pháp với Sư, sư Liễu Quán là người được sư yêu mến nhất. Tuy vậy, vị sư này đã không thay thế Thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn sau khi sư tịch, mà lại khai sơn ở một chùa khác, đó là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn)[7].

Trong số học trò giỏi của thiền sư Tử Dung, ngoài sư Liễu Quán, còn có: Thực Vinh (hay Thiệt Vinh - Bửu Hạnh), Sát Ngữ, Đạo Trung và Thanh Dũng. Theo lời phó chúc của Sư, Thiền sư Thiệt Vinh được làm trụ trì chùa Ấn Tông (tức Từ Đàm) sau khi sư viên tịch.[9].

Và vì sao chùa Ấn Tôn lại được đổi thành Từ Đàm ?

Chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[1] khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (印宗寺, hay Tông), với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ"[2].

Năm 1702, nhà sư Liễu Quán (về sau cũng là một cao tăng) đến chùa, xin tham học với Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[3]

Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh - Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa.

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông) [5], với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp" [6].

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), nhà vua cho mở đường lên đàn Nam Giao. Vì đường này đi xuyên qua khuôn viên chùa Từ Đàm, nên vua ban lệnh cho Trụ trì là Thiền sư Thanh Hiệp - Tường Vân dời 5 bảo tháp chứa di cốt của chư Tổ sang khuôn viên chùa Báo Quốc ở gần đó. Có lẽ nhân dịp này, vị Trụ trì ấy lại cho trùng tu chùa [7].

Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Namđược phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ[8].

(3)

“Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?

(Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “

(Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã)

(4)

Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Namđược phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ[8].

Năm 1932, An Nam Phật học hội (sau đổi lại là Hội Phật học Trung Việt) thành lập tại Huế...Đến năm 1936, chư sơn môn phái Lâm Tế đồng thuận giao chùa Từ Đàm cho hội ấy để làm nơi thờ phụng và làm trụ sở của hội.

Ngày 18 tháng 12 năm 1938, Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên cho đại trùng tu chùa Từ Đàm, đồng thời cho đúc pho tượng Phật Thích Ca cùng các pháp khí để tôn trí trong chánh điện, đến năm 1940 thì hoàn tất. Các hạng mục khác như giảng đường, nhà tăng và một số nhà làm việc của Tỉnh hội cũng được xây dựng trong quãng thời gian ấy[9].

Năm 1943, Gia đình Phật Hóa Phổ ra đời; đến năm 1951, đổi thành Gia đình Phật tử, và đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm[10].

Năm 1951, Đại hội thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa.

Năm 1951, Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (gồm 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ ở ba miền) cũng đã tổ chức tại đây. Khi đó, Hội cũng đã phê chuẩn việc Hòa thượng Tố Liên thay mặt Hội ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới.

Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh chống lại chính sách tôn giáo dưới thời của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Hiện nay, tại chùa có đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Và Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học, cho rằng hình dạng thuôn dài của lá cờ sẽ gây bất tiện cho việc sử dụng đại trà, và đề xuất chỉnh sửa nó thành kích thước và hình dạng như một lá quốc kỳ.[1]

Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists) đầu tiên năm 1950, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế.[4]

Sáu giải màu nằm dọc trên cờ Phật giáo đại diện cho sáu màu sắc của vầng hào quang được tin là đã tỏa ra từ Phật Thích-cakhi Ngài đạt được Giác ngộ.[1][5]

Lam: Tình yêu thương, hòa bình và lòng bác ái

Vàng: Trung đạo – tránh cực đoan, sống khổ hạnh

Đỏ: Thực hành – thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giá

Trắng: Phật Pháp – sự giải thoát ra khỏi không gian và thời gian

Cam: Giáo huấn của Đức Phật – trí tuệ

Giải màu thứ sáu ở ngoài cùng bao gồm cả năm màu sắc đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu sắc đó trong quang phổcủa vầng hào quang. Sự kết hợp này có tên gọi là Prabashvara.

Lại nữa năm màu sắc cũng chính là năm màu đại diện cho ngũ căn, ngũ lực của Như Lai, đó là Tín. Tấn, Niệm, Định, Huệ.

( 5) Truyền Tâm Ấn Có nghĩa là vị Minh Sư đã chấp nhận vào hàng ngũ của thánh nhân, Dựa theo tích truyện Niêm Hoa Vi Tiếu

Niêm hoa vi tiếu (zh: 拈花微笑, j: nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười đây là một giai thoại thiền, được trích ra trong cuốn "Đại Phạm Thiên Vương vấn Phật Quyết Nghi Kinh, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

Hôm nọ, trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp(Mahākāśyapa) mỉm cười. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy tì kheo: "Ta có chính pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tì kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh"[1]. Từ câu nói này, chư vị Thiền sư tiền bối đã diễn đạt thành: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nay ta phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp"[2].

(6) Đến năm Nhâm Ngọ (1702), Sư lại Long Sơn tham yết Hòa thượng Tử Dung cầu dạy pháp tham thiền. Hòa thượng dạy Sư tham câu:

Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?

(Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Sư ngày đêm tham cứu đến bảy ngày thì phải về tang cha và vì đường xá xa xôi nên ngụ lại quên nhà tự bình tham cứu công án cho đến tám năm mà chưa lãnh hội, trong lòng tự lấy làm hổ thẹn.

Một hôm, nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thoạt nhiên Sư được tỏ ngộ. Nhưng vì núi sông cách trở, Sư không thể đến ngài Tử Dung để trình sở ngộ được.mãi Đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), Sư trở ra Long Sơn cầu Hòa thượng ấn chứng.

Sưđem chỗ công phu của mình mỗi mỗi trình bày, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Ngay lúc đó liền đọc

- Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang,
Chết rồi sống lại, dối người chẳng được.

(Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương,
Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.)

Và rồi Sư vỗ tay cười ha hả!

Hòa thượng bảo:

- Chưa nhằm.

Sư nói:

- Trái cân vốn là sắt (bình thùy nguyên thị thiết).

Hòa thượng bảo:

- Chưa nhằm.

Hôm sau Ngài Tử Dung gọi Sư đến bảo:

- Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem!

Sư thưa:

- Sớm biết đèn là lửa,
Cơm chín đã lâu rồi.

(Tảo tri đăng thị hỏa,
Thực thục dĩ đa thì.)

Bấy giờ, Hòa thượng mới chấp nhận và khen ngợi.



(7) Nhạc phẩm "Từ Đàm Quê Hương Tôi " do Ca Sĩ Quang Lê hát

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 6179)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6994)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 8623)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 6485)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 19233)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15548)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17381)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 4316)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 14755)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12584)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]