Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Di Lặc 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

25/01/202106:52(Xem: 10662)
Đức Phật Di Lặc 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 25 về Đức Phật Di Lặc, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì.

Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ tán thán về Đức Phật vị lai Di Lặc:

Tăng kỳ quả mãn

Bách kiếp nhân viên

Nhất sanh bổ xứ

Hiện trú Đâu xuất

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.


Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt:

 

Trăm kiếp tu nhân đã tròn đầy,

Quả ba a-tăng-kì đã mãn,

Trở thành bậc Nhất Sinh Bổ Xứ,

Hiện trú tại cung trời Đâu-suất.

Một lòng kính lạy đức Phật Di Lặc, sẽ hạ sinh làm Giáo chủ pháp hội Long-hoa. 


Sư phụ giải thích ý nghĩa bài kệ:

 

Bồ tát Di Lặc (Maitreya) dịch nghĩa là Từ Thị, người có lòng từ bi. Theo kinh Di Lặc, Bồ tát thuộc dòng Bà La Môn, mẹ Ngài không ăn thịt khi mang thai Ngài và Ngài không ăn thịt từ nhỏ, thể hiện tâm từ bi. Trong kinh Pháp Hoa gọi Ngài là Bồ Tát A Dật Đa, được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật kế tiếp trong thời vị lai.

 

 

Ngài Di Lặc đã tu hành ba A tăng kỳ kiếp để thành tựu đạo quả, hiện tại cư trú ở cung trời Đâu Suất Đà Thiên (Tushita),  và sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Bà để thành Phật và giáo hóa trong tương lai như lời thọ ký của Đức Thế Tôn.


A tăng kỳ kiếp (Asaṃkhyeya) là từ được dùng trong Phật giáo để chỉ số đếm vô lượng, vô hạn, vô số, tức là không thể tính đếm được.

 

Trong dân gian ở Trung Quốc Bồ Tát Di Lặc qua hóa thân của Bố Đại Hòa Thượng có dáng tròn bụng to, miệng luôn cười có hàm răng đẹp, lúc nào ngài cũng mang cái bị to, chứa bánh kẹo cho trẻ em.

Ở Việt Nam, Bồ tát Di Lặc thường bị xem là nhầm lẫn với ông địa được thờ một góc trong nhà để gia hộ, cai quản đất đai, nhà cửa…


Ở Việt Nam trước 1975, thiên hạ ở Phan Thiết, Nha Trang đổ xô trồng cây Thanh Long (Hội Long Hoa) để cung đón Bồ Tát Di Lặc giáng sanh xuống vườn Thanh Long của họ.


Bên Ấn Độ có cây Long hoa giống cây mù u, và dân gian tin rằng Phật Di Lặc sẽ ra đời và tu dưới cây mù u thành đạo quả ( caliphilum), cây này có hoa giống như hoa vô ưu. Cây mù u cũng có ở Nam Ấn, Mã Lai, Úc và Việt Nam. Trái mù u xay ra để chửa răng hư, làm dầu đốt đèn.

 

Sư Phụ giải thích bụng to của Bồ tát Di Lặc chứa vô ngại tất cả những điều hay dở của thế gian, và luôn cười hoan hỉ tất cả chuyện tốt xấu của thế gian, qua câu đối:

Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chư sự

Khai khẩu tiệm tiếu, tiếu thế gian khả tiếu chi nhân

 

Có nghĩa là:

 

Bụng lớn hay dung, dung mọi thứ mà thiên hạ khó dung

Mở miệng cười xòa, cười những kẻ đáng cười trên cõi thế gian.

 

Hoặc 2 câu thơ mô tả về hình dáng Ngài Di Lặc:

Bụng to, má lúm đồng tiền

Vây quanh sáu trẻ ngửa nghiêng reo hò.

 

Sư phụ giải thích: 6 đứa trẻ vây quanh Bồ tát Di Lặc là biểu trưng cho “lục tặc” tức là sáu tên giặc. Sáu tên giặc này chính là lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) luôn quấy nhiễu lục căn và lục thức, dẫn tới phiền não khổ đau, luân hồi sanh tử cho chúng sanh.

 

Bồ Tát Di Lặc trải qua 3 a tăng kỳ tu tập nên 6 tên giặc này không quấy phá gì được ngài, nên tôn tượng hóa thân của ngài với 6 đứa xung quanh: đứa thì ngoáy lỗ tai, đứa thì chọc lỗ mũi, đứa thì khều miệng, đứa thì móc rốn…  nhưng Ngài vẫn ngồi cười vui hoan hỷ.


Theo Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa, là thầy truyền giáo lý Duy thức cho Đại Sư Vô Trước (sa. asaṅga), Ngài Di Lặc là tác giả của năm bài luận sau:

 

1/Đại thừa tối thượng luận

2/Pháp pháp tính phân biệt luận

3/Trung biên phân biệt luận

4/Hiện quán trang nghiêm luận

5/ Đại thừa kinh trang nghiêm luận

 

maitreya buddha



Sư phụ cũng cho biết một tin rất đặc biệt, Phật Giáo Tây Tạng đang chuẩn bị xây dựng tượng đài Di Lặc cao 120 mét tại Kusinagar, Ấn Độ để chào đón Ngài giáng trần trong tương lai, mời xem công trình xây dựng này ở đây:

https://quangduc.com/a21250/cong-trinh-xay-dung-tuong-di-lac

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp về Đức Phật Di Lặc luôn nở nụ cười hoan hỉ trước mọi điều hay dỡ tốt xấu. Niềm vui lan toả từ nụ cười hoan hỉ của Ngài báo trước một vị Phật đương lai hạ sanh sẽ mang đến cho nhân loại niềm lạc quan an lành.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật 


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



25_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat  Di Lac-2--
Hội Long Hoa và Đức Phật Di Lặc ! 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Đức Phật Di Lặc ..Kính đa tạ và tri ân Thầy đã nói đến những danh ngôn của Người Do Thái về nụ cười và tên 5 bộ luận liên quan đến Duy Thức Con đã sưu tầm và ghi chép nhưng phạm vi bài thơ không cho phép trình bày rõ hơn . Kính xin Thầy thứ lỗi... kính chúc Sức khỏe Thầy, HH




Tư liệu kinh điển Phật Giáo các tông phái , 
Công nhận cõi giáo hoá Ngài chính Đâu Xuất nội viên 
Được Phật Thích Ca thọ ký tiếp sau liền 
Hiện tại Hiền kiếp vào kiếp thứ mười xuất hiện ! 


Một vị Phật ... đủ ba A Tăng Kỳ  kiếp 
Nhất sanh Bổ Xứ .. tế độ chúng sanh 
Hội Long Hoa ... còn tiên đoán loanh quanh
Người cho rằng ... tại Việt Nam có thể ? 



Theo lịch sử .. Ngày Khánh đản  vào mùng một Tết... Đại Lễ 
Nên “Mừng Xuân Di Lặc “ danh xưng cho mọi năm 
Hình tướng Ngài ...Tài, Lộc, Phước sẽ viếng thăm 
Nụ cười hàm tiếu ...sáu tặc qui hàng kính ngưỡng  ! 



Thế gian vẫn nhầm Ông Địa  ...ban thưởng 
Hay Bố Đại (Trung  quốc), Santa Claus ở phương Tây 
Đấy ....phân thân Ngài đi khắp đó đây, 
Tựu chung một ý nghĩa ... bao dung , cứu giúp ! 


Chia sẻ nụ cười, tháo gở bao uẩn khúc !
Lan tỏa niềm vui hạnh phúc đến nhân gian 
Từ Bi còn là  Thể  tánh của Niết Bàn 
Theo Tây Tạng ....
Ngài, tác giả 5 bộ luận tương quan đến Thức ! 


Ai đã đọc qua ... quá sợ ...Làm sao với Biến kế sở chấp !
Vọng tưởng do sáu căn tiếp xúc Cảnh , Trần 
Từ Thị tên Ngài lồng trong TỨ VÔ LƯỢNG TÂM 
Sám quy mạng tụng hàng ngày cầu không vọng tác,! 


Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 6142)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6958)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 8591)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 6443)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 19145)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15442)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17315)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 4275)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 14654)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12483)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]