Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ của người Phật Tử khi nghe pháp thoại "Phật đang ở đâu "và bài thơ "Tôi tìm Phật"

12/01/202118:32(Xem: 14138)
Vài cảm nghĩ của người Phật Tử khi nghe pháp thoại "Phật đang ở đâu "và bài thơ "Tôi tìm Phật"
TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Dang O Dau


Vài cảm nghĩ của người Phật Tử
khi nghe pháp thoại "Phật đang ở đâu "và bài thơ "Tôi tìm Phật"

Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Đức Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 ! 



....quyết học cho thuộc bài học về lửa !

...đốt cả rồi, để thấy rõ duyên khởi TÁNH KHÔNG 

Từ TÁNH KHÔNG có bóng Phật trăng lồng

Trời Chân đế, tao phùng  trong từng hơi thở một.

Tôi đi tìm Phật, biết bây giờ là thật 

Trong cô liêu, chỉ có Phật của lòng tôi , 

Để nguyên ngôn chẳng hiện, chữ lời 

Chim bay trên trời kia 

Đám mây trắng thong dong bóng kỹ  

Càng vô tâm xoá giấu..ĐỨC PHẬT CỦA TÔI

Vẫn xán lạn huy quang, tinh đấu 

( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) 

Thật ra với sự học pháp xuyên suốt về 33 vị Tổ Thiền Sư Ấn Độ và Trung Hoa  với Thầy trong những tháng phong tỏa mùa đại dịch tôi đã ngầm hiểu điều Thầy muốn truyền trao cho chúng đệ tử ( không kể Nam Tông hay Bắc Tông, Nguyên Thủy hay Đại Thừa ) về cốt lõi của  chữ Phật qua Sự và Lý đúng như câu ta thường nghe " Tâm Phật , Tâm Chúng Sinh, vô sai biệt " hoặc TỨC TÂM LÀ PHẬT, KHÔNG TÂM LÀ ĐẠO .



Vì thế cho nên hôm nay,  nhân dịp còn một tuần lễ nữa, Bắc Tông sẽ cữ hành trọng thể ngày Phật Thành Đạo mùng tám tháng mười hai âm lịch, TT Thích Nguyên Tạng đã dùng bài pháp thoại này để nói về một vị Phật nào cũng phải có đủ TỨ TRÍ - TAM THÂN - NGŨ NHÃN - LỤC THÔNG và khi chuyển pháp luân đều phải bắt đầu với bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế ( KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO)

Để  rồi từ đó Thầy tiến sâu hơn vào câu hỏi mà Phật Tử thường vướng mắc là " Sau khi nhập vô dư y Niết Bàn Phật đi về đâu ? 

Câu trả  lời thật chính xác với sự thông hiểu Tam Tạng kinh điển của Thầy như sau :  Đức Phật lịch sử sẽ nhập vào Pháp Diệu ( Thanh Tịnh Tỳ Lô Xá Na Phật ) nghĩa là Đức Phật đi vào Nhất Thiết Xứ ( không có nơi nào trên thế gian mà không có mặt  của Đức Phật ) hay nói một cách thật rõ là Đức Phật có mặt trên khắp thế giới ...

TT Thích Nguyên Tạng rất dí dỏm khi kể câu chuyện vui giữa người thợ hớt tóc và một người có học Phật qua loa ...."khi hỏi về Thật Sự có Phật trên cõi đời này không, mà sao để chúng sinh khổ quá." ... vì nếu có tu tập nhiều năm có lẽ người ấy phải trả lời một cách hùng hồn  rằng : " Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua Sự Sống trong tất cả chúng sinh, cầm thú thảo mộc ... Sự sống đó chuyển mình trong vũ trụ cao xa cũng như trong Thân Tâm sâu kín " 



Và cũng để ngầm minh chứng điều này, Thầy đã dựa vào lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng " Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác " có nghĩa là nếu lìa thế gian này đi tìm sự giác ngộ , đi tìm Phật thì cũng như đi tìm lông rùa sừng thỏ ! 

Và cũng vì Lục Tổ Huệ Năng gắn liền với kinh Kim Cang Bát Nhã qua câu " Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm " mà TT Thích Nguyên Tạng đã mượn bốn câu kệ 

Nhược dĩ sắc kiến ngã 

Dĩ âm thanh cầu ngã 

Thị nhân hành tà đạo 

Bất năng kiến Như Lai 



Hầu nhấn mạnh rằng chúng ta không thể đi tìm một Ông Phật tại một nơi nào khác ngoài vị Phật ở trong Tâm của mình, đó là tiếng nói của Chân Tâm (nằm phía sau những vọng niệm ).....luôn có một sự tỉnh lặng thường hằng ...

Mà bài thơ "Tôi tìm Phật" đã có đoạn sau .

Tôi đã từng mãi mê âm thanh sắc tướng 

Mà bỏ quên giác niệm từng giờ 

Mà bỏ quên tự tánh quy y

TÂM MÌNH LÀ PHẬT 


... Do vậy hôm nay, tôi cố gắng thuộc bài 

Câu kệ ngôn từ ngàn cao sương khói 

Câu kệ ngôn vượt muôn ngàn bóng tối 

Để trở về tao ngộ Chân Tâm 

....rời xa âm thanh sắc tướng 

Rời xa đảo điên, thế mộng phù du .

(xem tiếp bài thơ này)

( thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) 





Điều tôi tâm đắc là Thầy đã chuyển vấn đề một cách uyển chuyển từ lời dạy của Bồ Đề Đạt Ma " Giáo Ngoại biệt truyền , minh Tâm kiến Tánh "  về Như Lai Thiền ( Thiền Tứ Niệm Xứ và Thiền Vipassana ) để Quán Thân,  Thọ, Tâm Pháp và cuối cùng là kệ ngôn trong lời đi chúc khi Phật nhập Niết Bàn:



Chư Hành vô thường 

Thị Sanh Diệt Pháp

Sanh Diệt diệc dĩ 

Tịch diệt vi lạc 

Lời kết 



Kính đa tạ và tri ân TT Thích Nguyên Tạng đã ban cho Phật Tử hải ngoại trong chương trình tu học online kỳ 3 này một bài pháp thoại hữu ích ...

Tôi đã tự chiêm nghiệm cho mình như sau " Người còn tu tập khi chưa đạt tới cứu cánh vẫn phải còn dùng phương tiện vì VÔ TƯỚNG BẤT DỤNG TÂM sẽ khập khiễng"Khi nào đạt tới cứu cánh rồi vẫn phải tiếp tục vì LẬP TẤT CẢ TƯỚNG LÀ TÂM - LÌA TẤT CẢ TƯỚNG LÀ PHẬT . 



Cứu cánh là phải trở về Phật thật của mình...Phật đó không cần chúng ta đi tìm mà chỉ cần chúng ta nhận ra rằng " phải buông bỏ hết những tiếng sanh diệt đang che lấp Phật thật của mình ...

Hy vọng rằng điều tôi học và chiêm nghiệm này sẽ giúp ích và làm hành trang cho chiếc vé một chiều sẽ gửi tới một ngày nào đó ...



Kính chúc TT Thích Nguyên Tạng và HT Giới Đức pháp thể khinh an, con vô cùng kính ngưỡng các Ngài ...đã đạt được TÂM VỐN LÀ PHẬT, PHẬT VỐN LÀ TÂM ...TÂM NHƯ HƯ KHÔNG chỉ cốt biết rõ Tâm mình không ngã không nhân, không chúng sanh thọ giả . 

Và Đức Phật trong các Ngài vẫn xán lạn, triệu triệu huy quang tinh đấu ...

Và sau cùng kính chúc Khoá Phật Pháp Liên Châu online sẽ tiếp tục viên mãn trên con đường hoằng pháp phục vụ chúng sinh ...



Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát 



Huệ Hương 

Melbourne 12/1/2021 












Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay lần thứ nhì chúng con được dự thính buổi giảng pháp có sự tham dự của quý Phật tử bên Mỹ, nhưng con không biết vào zoom online, nên con không thấy được các bạn đạo phương xa đang thính pháp.

Bạch Sư Phụ, đề tựa bài giảng “Tìm Phật ở đâu” nghe thân thương tha thiết như vào chùa, người con Phật lên chánh điện tìm Phật thầm khấn tỏ bày nổi lòng của mình với đấng cha lành để được cứu khổ.

Bạch Sư Phụ, câu hỏi sau niết bàn Phật đi về đâu được  Sư Phụ vào đề ngay liền. Đức Phật nhập vào pháp giới tánh, là thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na, là biến nhất thế xứ, không có nơi nào mà không có mặt của Phật. Phật có mặt khắp mọi nơi.

Đức Phật từ một chúng sanh như tất cả chúng sanh, nhưng sau khi đi dạo ngoài bốn cửa thành, chứng kiến cảnh người bệnh, người già, người chết, tâm của Ngài quặn thắt, bừng dậy đi tìm đường cứu những cảnh thống khổ này.

Ngài lên đường trải qua 6 năm khổ hạnh không giải đáp được, cuối cùng Ngài tọa thiền, sau 49 ngày, một sáng sao mai vừa mọc, tuệ giác Ngài bừng sáng thấy được tam thiên đại thiên toàn vũ trụ như thấy trong lòng bàn tay, và thấy rõ nguyên do của nổi  thống khổ của chúng sanh. Sư Phụ có ngâm bài thơ tán dương đêm thành đạo của Đức Phật của Sư ông Làng Mai rất tuyệt vời:

"Xưng tán đức Thế Tôn
Bậc vô thượng năng nhân
Từng trải qua vô lượng kiếp tu nhân
Rồi từ cung Đâu xuất giáng thần
Giã từ ngôi vị quốc vương
Ngồi gốc Bồ Đề, đại phá Ma quân
Một sáng sao mau vừa mọc
Đạo lớn viên thành
Rồi đại chuyển Pháp luân
Muôn loài cùng quy hướng nhất tâm
Đạo vô sanh sẽ chứng

Muôn loài cùng quy hướng nhất tâm
Đạo vô sanh nguyện chứng".


Đức Phật đã đạt tới quả vị chánh đẳng chánh giác, sau khi trải qua A tăng tỳ kiếp, không có nơi nào mà không có xả thân của Ngài, và báo thân cuối cùng là ở xứ Ấn Độ, Đức Phật chuyển bánh xe pháp luân.


Sau khi thành đạo, Đức Phật đến vườn Lộc Uyển ban bài pháp đầu tiên, Tứ Diệu Đế.
Khổ Đế, một chân lý về khổ đau không chối cải được.
Tập đế, nguyên do của khổ là tham, sân, si...gốc rễ này rất khó trừ bỏ.
Diệt đế, diệt tận nguyên nhân của khổ, đạt đến niết bàn tịnh lạc
Đạo đế, con đường đưa đến an lạc giải thoát, niết bàn gồm 37 phẩm trợ đạo.


Sư Phụ giải thích về lý của nghĩa tìm Phật ở đâu. Lời kinh Kim Cang Bát Nhã là cốt tủy, là trí tuệ rốt ráo diệt tận phiền não, cứu cánh niết bàn. Không tìm Phật ở ngoài tâm, phải quay trở lại bên trong của chính mình.


Lời của Lục Tổ Huệ Năng diễn đạt rất rõ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Chân tâm là Phật, phàm tâm tịch diệt lìa tất cả phiền não là thấy tánh thành Phật.


Hôm nay chúng con được Sư Phụ giải tỏ rõ cõi Phật A Di Đà ở tại lòng ta, một niệm chí thành thì ngay tại đây và bây giờ một bước hoa sen nở.


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   



thich nguyen tang-zoom-2


TÌM PHẬT Ở ĐÂU?

Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhân nghe bài giảng của TT Nguyên Tạng trong chương trình Học Phật Pháp Online Liên Châu,
con xin ghi đôi vần thơ thân tặng các bạn đạo, để chúng con cùng ôn tập,
ghi nhớ lời Thầy giảng, hầu không phụ tâm từ bi của quý Thầy đã tổ chức lớp Tu Học Online này.



Hôm nay lại được ôn bài
Được nghe Thầy giảng đề tài thẩm sâu
Tìm Phật tìm ở nơi đâu?
Bày ra phương tiện lý mầu kệ kinh
Đầu tiên Phật dạy chí tình
Đời là bể khổ nên mình phải tu
Khổ là chân lý ngàn thu
Muốn cho thoát khổ, tiệm tu tháng ngày
Nương theo Diệu Đế chỉ bày
Khổ Tập Diệt Đạo đêm ngày triển khai
Muốn được diện kiến Như Lai
Thập nhân phiền não phải khai trừ liền
Muốn cho tâm tịnh chẳng phiền
Quán thân bất tịnh, chẳng siêng tô bồi
Quán thọ thị khổ nên thôi
Không còn đắm nhiễm cuốn lôi sáu trần
Quán tâm vốn dĩ vô ngần
Luôn luôn thay đổi, chẳng cần để tâm
Cuối cùng Bát Nhã thậm thâm
Chỉ rằng ta đã mê lầm lâu nay
Thế gian muôn pháp hiển bày
Chỉ là giả hợp, mảy may thật nào
Thế mà ta cứ lao xao
Vin vào các pháp để chao đảo đời
Kim Cương Bát Nhã tuyệt vời
Lý kinh chỉ rõ tìm nơi chính mình
Niệm niệm luôn mãi nảy sinh
Không sanh không diệt tâm bình trước sau
Tức tâm tức Phật rõ mau
Phật đâu ngoại cảnh, Phật sâu tâm mình
Khi nào thể tánh tịnh minh
Chân tâm Phật tánh nơi mình hiện ra
Thì ta đã ngộ Thích Ca
Phật, ta đồng thể tánh là Chân Như.

Melbourne, 13/1/2021
 Thanh Phi






thich nguyen tang-zoom online-12-1-2021
Cảm Niệm Tình Thương Của Quý Thầy

Bạch Thầy, sau khi nghe lại những bài pháp quý Thầy (HT Như Điển, TT Nguyên Tạng, TT Thiện Trí...)
đã giảng trên youtube, con có bài thơ này kính gởi tặng quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng sư của Khóa Tu Học Online lần thứ III. 
Kính chúc Thầy và quý Thầy ban hoằng pháp luôn an mạnh để tiếp tục giảng pháp cho chúng con nghe. Nam Mô A Di Đà Phật. Đệ tử Diệu Đạo 


Phật Pháp Liên Châu Lần Thứ Ba
Quý Thầy thuyết giảng dạy cho ta
Sống đời an lạc trong từng khắc
Sẽ thấy Phật ngay giữa ta-bà
Bài giảng Thầy ban rất rõ ràng
Làm sao cuộc sống được bình an
Siêng năng tu tập và nghe pháp
Sẽ thấy tâm tư rất nhẹ nhàng
Nghe pháp xong rồi thấy cõi lòng
Thản nhiên hai chữ Sắc và Không
Có gì quan ngại đời nhân thế
Hãy sống lạc an như cõi bồng
Cảm niệm tình thương của quý Ngài
Từ bi giảng pháp mỗi thứ hai
Không màng sáng sớm hay chiều tối
Khai thị chúng sanh tăm tối dài
Cầu nguyện quý Thầy khỏe mạnh luôn
Chúc kênh Quảng Đức người nhiều hơn
Vào nghe Phật pháp rồi tu tập
Tinh tấn từng ngày hết khổ buồn


Strasbourg le 12.01.2021
Diệu Đạo Song Phượng



***


Bài liên quan:

1/Cảm nghĩ của người Phật Tử khi nghe pháp thoại  “Đức Phật Đang Ở Đâu"

 (bài của Quảng Tịnh Tâm, Huệ Hương, Thanh Phi, Diệu Đạo)

2/Tản Mạn Xung Quanh Bài Pháp Thoại “Đức Phật Đang Ở Đâu" 
  (bài viết của Trần Thị Nhật Hưng)

3/Câu chuyện bên lề một bài Pháp: Đức Phật đang ở đâu? của TT Thích Nguyên Tạng


***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2019(Xem: 5322)
"Đại Kinh Xóm Ngựa" là bài kinh đức Thế Tôn giảng cho các vị Tỷ-kheo tại xã Assapura tức là xóm Ngựa nên gọi là "Kinh Xóm Ngựa". Bài kinh khá dài nên các Tổ xếp là "Đại Kinh"; chứ nội dung không hề đề cập gì đến loài ngựa. "Đại Kinh Xóm Ngựa" được ghi lại và sắp xếp trong Trung Bộ Kinh (Majjhiam Nikàya), số 39, phẩm "Đại Kinh Xóm Ngựa", do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang Việt ngữ. Trong ba tháng An Cư Kiết Xuân - 2019, tại Thiền Viện Chân Như, Navasota tiểu bang Texas, chúng tôi được dịp học qua bài kinh này. Nay xin ghi lại để chia sẻ cùng quý Phật tử "Ý Nghĩa bài Kinh Xóm Ngựa" trong góc nhìn hạn hẹp của người học Thiền.
07/02/2019(Xem: 7084)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
03/01/2019(Xem: 7533)
Cư sĩ Nguyên Giác vừa cho xuất bản cuốn Kinh Nhật Tụng Sơ Thời mà theo sự nghiên cứu của các học giả đây là những lời dạy (kinh ) cổ xưa nhất của Đức Phật được các đệ tử ghi lại bằng thơ và học thuộc lòng vì lúc đó chưa có chữ viết. Theo Thư Viện Hoa Sen, căn cứ vào các nguồn sử liệu Tích Lan, thì những lời dạy của Ngài được viết thành văn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch để hình thành kinh điển Pali. Tác giả dẫn chứng kinh điển này có thực khi “Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháp, trích dịch: “Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp. Xin vâng lời, Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.” Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 k
26/10/2018(Xem: 7600)
Lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy, chủ lễ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, tối thứ sáu, 26-10-2018, www.quangduc.com
23/09/2018(Xem: 10745)
Audio: Sanh Thiên Chứng Quả (Cổ Tích Ấn Độ cách đây 2500 năm), Hòa Thượng Thích Huyền Tôn dịch ra tiếng Việt, do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng diễn đọc
20/08/2018(Xem: 7695)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương
07/08/2018(Xem: 62156)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
08/02/2018(Xem: 20686)
Video bài giảng: Kinh Pháp Cú Phẩm Hình phạt 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 04-02-2018
20/01/2018(Xem: 8940)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 244- ngày 20/01/2018 Chủ đề: Audio Book Kinh Pháp Hoa - Phẩm 11 Giảng sư: Hòa Thượng Thích Thanh Từ Diễn đọc: Gia Hiếu Thành viên thực hiện: Phương Thảo, Thiên Mãn, Tuyết Loan, Lê Tâm.
17/01/2018(Xem: 16649)
Sách nói: Am Mây Ngủ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]