Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài Tổ thứ 16 La Hầu La Đa, em trai của La Hầu La Điểm, con của một trưởng giả, trong khu vườn nhà có một cây cổ thụ bị mục ngã, nơi cây có mọc lên một giống nấm rất đặc biệt. Trong nhà chỉ có ông trưởng giả và con trai La Hầu La Đa hái nấm, nấu ăn hương vị thơm ngon đặc biệt, còn những người khác ăn vào thì bị ngộ độc, và được 3 năm liên tiếp như vậy. Ngài La Hầu La Đa tìm người hỏi thăm nếu có ai giải thích được điều này thì Ngài sẽ quy phục và theo làm đệ tử.
Nhân duyên đã tới, một hôm Tổ thứ 15 Ca Na Đề Bà (đệ tử của Tổ Long Thọ thứ 14) đến nhà được La Hầu La Đa và người cha tiếp đón cúng dường và trình sự việc.
Tổ thứ 15 dùng thiên nhãn soi về quá khứ thì biết một tỳ kheo tu rất Đức hạnh, nhưng chưa ngộ được chân Phật tánh.
Sư Phụ giải thích, một tỳ kheo tu có giới hạnh nhưng chưa rốt ráo ngộ đạo vẫn còn mắc nợ thế gian, và vẫn phải trả nợ đàn na tín thí, câu chuyện thị hiện này là một cảnh báo cho quý Tăng Ni phải cẩn thận khi thọ nhận vật phẩm cúng dường của tín thí, nếu không tu tập giác ngộ giải thoát, kiếp sau sẽ mang lông đội sừng để trả nợ, thậm chí biến thành cây nấm để trả nợ miếng ăn trong câu chuyện này.
Bạch SP, con trân kính những lời cảnh báo chân tình của Sư Phụ. Tu giải đãi vẫn phải trả nghiệp trẩm luân.
Sau khi được Tổ Ca Na Đề Bà giải thích, ngài La Hầu La Đa xin xuất gia, được theo Sp và được đắc pháp trở thành Tổ thứ 16 La Hầu La Đa.
Tổ La Hầu La Đa đưa chúng đệ tử tới phía nam thành Phất La Phiệt, xứ Câu Tát La, nơi có Kỳ Viên Tịnh Xá của Đức Phật khi xưa.
Khi tới bên bờ sông, Tổ La Hầu La Đa nói: “các người, ta thấy bóng Phật hiện dưới lòng sông”. Tổ múc một bát nước uống, vị nước ngon ngọt.
Tổ được biết cách đây 500 dặm sẽ có một vị thánh nhân xuất hiện, rất huyền bí, tên là Tăng Già Nan Đề, là một Long cung thái tử.
Sư Phụ nhắc khi xưa cách 600 năm trước, Sĩ Đạt Ta cũng là một vị thái tử vượt cung thành đi tìm đạo.
Ngài Tăng Già Nan Đề tu trong một động đá, ngồi tham thiền. Khi Tổ La Hầu La Đa đến, Ngài vẫn ngồi suốt 7 ngày không đón tiếp Tổ. Khi xuất định, Ngài trình Tổ là ngài nhập định 7 ngày để làm quà ra mắt Tổ Sư.
Sư Phụ giải thích là chỉ có Phật giáo mới có hiện tượng này, trạng thái nhập định, cơ thể không có còn nhu cầu dinh dưỡng của một phàm thân.
Khi nhập định thì dưỡng chất tiết ra từ chánh định nuôi cơ thể, đó là là Pháp Hỷ Thực và Thiền Duyệt Thực.
Sư Phụ có kể lại câu chuyện, Ngài Huyền Trang trên đường đi thỉnh kinh, Ngài phát hiện trong một hang động có một vị thiền sư ngồi thiền, phủ đầy bụi bặm, Ngài Huyền Trang lấy khánh gõ, vị ấy mở mắt ra. Vị này hỏi ngài Huyền Trang bây giờ là thời nào. Pháp Sư Huyền Trang cho biết Đức Phật Thích Ca đã nhập diệt hơn 1000 năm rồi. Vị thiền sư này cho biết là ngài đã ngồi thiền hơn 1000 năm để chờ Phật Thích Ca ra đời phụ giúp công việc giáo hóa, nay được biết Phật đã nhập diệt vậy Ngài sẽ ngồi thiền tiếp chờ Phật Di Lặc xuất thế. Ngài Huyền Trang khuyên ngài nên tái sanh vào làm thái tử của vua ở Trung Hoa, vị này đồng ý viên tịch và tái sanh về kinh đô Trường An; 17 năm sau, khi Ngài Huyền Trang thỉnh kinh về lại Trung Hoa và độ cho vị này xuất gia tu học và trở thành Đại Sư Huy Cơ, người có công xiển dương Duy Thức Tông.
Tổ La Hầu La Đa hỏi Ngài Tăng Già Nan Đề, trong 7 ngày ngồi thiền, Thân định hay Tâm định.
Ngài thưa là Thân Tâm đều định.
Tổ hỏi nếu Thân Tâm đều định thì sao có chuyện xuất định.
Ngài thưa, tuy có xuất định nhưng không mất tướng định, như vàng nguyên chất khi nung chảy ra thì tính chất vàng không đổi.
Tổ hỏi, nếu vàng vẫn nguyên chất thì vật gì ra vào.
Ngài thưa, chất vàng không động tịnh thì không có vật gì ra vào.
Tổ hỏi, vàng trong giếng thì ra ngoài là vật gì.
Cuối cùng, Tổ nói nghĩa của Ta thành, Ta không có Ta.
Ngài Tăng Già Nan Đề ngộ, tâm rỗng rang thanh tịnh.
Sư Phụ giải thích,” ta đã không là ta”, ta là thân ngũ uẩn sanh diệt.
“Con cần thấy ta ta”, sau ngã sanh diệt là chân ngã.
“Nếu ta chẳng ta ta”, cuối cùng phải bỏ luôn chân ngã, không còn đối đãi.
Sư phụ giải thích, khi đạt đạo không còn vướng mắc, thong dong tự tại. Tổ La Hầu La Đa để lại thông điệp cho Tổ Tăng Già Nan Đề và cũng là cho tất cả chúng sanh về sau, cái Ta là cái ảo tưởng, không chấp chặc vào cái ta và không ta.
Sư Phụ giải thích về Giới Định Tuệ có trình tự cần thiết, cần duy trì cho hướng đi trên đường tu đến đích cuối cùng, giải thoát sanh tử là phải đạt đến.
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư phụ ban cho bài pháp về Tổ La Hầu La Đa như là một huyền thoại về cuộc đời của Tổ, về truyền trao giáo pháp đều như không tưởng lung linh kỳ diệu, nhưng rất hiện thực, nhất là lời khai thị của Tổ, phải nhận diện cho ra được cái Ta Ta. Ta chân ngã và ta ngũ uẫn. Và cuối cùng rỗng rang thanh tịnh lìa chân ngã và phàm ngã, rốt ráo qua bờ sanh tử.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp khi nghe pháp thoại Tổ Là Hầu Na Đa ...
Con còn chưa hội được về cái Ta mà không Ta , chắc chắn sẽ cầu Thầy tế độ .
Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH
Cơ duyên trong vườn có cây mọc nấm,
Con còn chưa hội được về cái Ta mà không Ta , chắc chắn sẽ cầu Thầy tế độ .
Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH
Cơ duyên trong vườn có cây mọc nấm,
Chỉ người cha và Ngài mới hái dùng ....ăn
Gặp Bồ Tát Ca Na Đề Bà giải tỏa nỗi băn khoăn
Nhờ túc duyên cúng dường sa môn có giới hạnh !
Tiếc thay Sa Môn tu mà chưa thấy Tánh !
Nên thời gian báo ân ngắn hạn sắp mãn rồi
Tâm đạo xuất gia ...chạm mức cao vời
Cầu thế độ xin được làm đệ tử !
Khi đủ năng lực Sư Phụ truyền trao Đại Ngữ
Xưa đối người truyền pháp,
Vì nói lý giải thoát,
Nơi pháp thật không chứng,
Không chung cũng không thủy.
Vì nói lý giải thoát,
Nơi pháp thật không chứng,
Không chung cũng không thủy.
Ngày kia du hoá.. chứng đạt thiên nhãn thông
Bóng năm vị Phật hiện rõ dưới lòng sông
Nước uống vị ngọt còn biết trí nhơn... năm trăm dặm !
Bảy ngày mới xuất định Tăng Già Nan Đề ... dâng quà tặng
Đảnh lễ rồi trao đổi về "Ta mà không Ta "
Biết Thầy nối pháp Bồ Tát Ca Na Đề Bà
Sụp lạy ....xin xuất gia cầu thế độ!
Ngồi trên tòa thị tịch ..
sau khi ấn khả đệ tử đạt giác ngộ
Kính bạch Giảng Sư
càng đi sâu vào pháp thoại...khi nào hoa nở ?
Lý tưởng cao vời xuyên suốt khó nghiệm suy
Nguyện buông hết nhị nguyên phân biệt tư duy
Còn khái niệm ... khó bước vào Tổ Sư Thiền Đại Pháp !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Máu Ni Phật
Gửi ý kiến của bạn