Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề Bà Bồ Tát Phá Ngoại Đạo Tiểu Thừa Tứ Tông Luận Theo Kinh Lăng Già

24/06/202120:19(Xem: 5952)
Đề Bà Bồ Tát Phá Ngoại Đạo Tiểu Thừa Tứ Tông Luận Theo Kinh Lăng Già


lotus_painting 3
ĐỀ BÀ BỒ TÁT PHÁ NGOẠI ĐẠO TIỂU THỪA

TỨ TÔNG LUẬN THEO KINH LĂNG GIÀ

 

Thứ tự kinh văn số 1639 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn, từ trang 155 đến 156 Đề Bà Bồ Tát Tạo luận Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ, Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover Đức quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại tu viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.

 

            Hỏi rằng: Ngoại đạo lấy phép của bốn tông, chẳng phải Phật pháp là thế nào?

            Đáp rằng: Nghĩa là một khác với tất cả, chẳng phải tất cả.

            Hỏi rằng: Sao lại nói một khác với tất cả mà chẳng phải tất cả?

            Đáp rằng: Có ngoại đạo cho rằng tất cả là một. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đều khác. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đầy đủ. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp chẳng đầy đủ. Có ngoại đạo cho rằng đối với pháp hư vọng, mỗi mỗi đều chấp trước, cho là vật thật vậy.

            Hỏi rằng: Tại sao ngoại đạo cho rằng tất cả là một?

            Đáp rằng: Luận sư Tăng Khư của ngoại đạo nói tất cả là một, Luận sư ngoại đạo Tỳ Thế cho rằng tất cả pháp đều sai khác. Ngoại đạo Ni Kiền Tử luận sư cho rằng tất cả pháp đều đầy đủ, Ngoại đạo luận sư Đề Tử cho rằng tất cả pháp chẳng đầy đủ.

            Hỏi rằng: Vì sao Tăng Khư cho rằng tất cả pháp là một?

            Đáp rằng: Tăng Khư ngoại đạo nói: Ta rõ hai pháp là một. Vì sao vậy? Hai tướng sai biệt chẳng thể được vậy.

            Hỏi rằng: Vì sao hai tướng sai biệt chẳng thể được?

            Đáp rằng: Như trâu, ngựa hai pháp khác nhau; hai tướng sai biệt, có thể thấy, có thể giữ. Nói đây là trâu, đây là ngựa. Mà ta lìa sự hiểu biết thì ta chẳng thể hiểu. Lìa ngã chẳng thể có được. Như ta đã nói trong kinh thể tướng giác của ta cũng như lửa và sức nóng. Hai pháp ấy sai biệt chẳng thể được

            Hỏi rằng: Tại sao sai biệt chẳng thể được?

            Đáp rằng: Pháp ấy chẳng thể nói khác được. Như lông trắng chẳng thể nói trắng nầy là lông được. Hai pháp sai biệt như lông trắng. Tất cả pháp nhơn quả cũng lại như vậy.

            Hỏi rằng: Tại sao Tỳ Thế Sư ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đều khác nhau?

            Đáp rằng: Sở dĩ nói khác là ngã cùng sự hiểu biết khác. Vì thế nên nói là khác pháp.

            Hỏi rằng: Sao gọi là dị pháp?

            Đáp rằng: Như nói đây là trắng, đây là hồng, Đây là Thiên Đức, đây là giống Thiên Đức. Ta và sự hiểu biết lại cũng như thế. Đây là ta, đây là trí.

            Hỏi rằng: Tại sao có sai biệt mà pháp kia chẳng nói là một?

            Đáp rằng: Giống như lông màu trắng, đây là màu trắng, đây là lông. Như thế tất cả nhơn quả đều sai khác; chẳng thể nói là một được.

            Hỏi rằng: Vì sao Ni Kiền Tử cho rằng tất cả pháp đều đầy đủ?

            Đáp rằng: Nói tất cả pháp đều đầy đủ như nói ta và sự hiểu biết chẳng thể nói một mà cũng chẳng thể nói khác đi. Lại có nghĩa khác đi. Lại có nghĩa khác, có thể nói một mà cũng có thể nói khác vậy.

            Hỏi rằng: Sao lại chẳng phải một, chẳng phải khác mà lại cùng một lại cũng khác?

            Đáp rằng: Như ta và tướng công dụng của mạng sống có khác; cho nên nói khác vậy. Như tham sân si v.v… được nói là khác. Giống như ánh sáng của đèn nói một, mà cũng có thể nói khác. Cái nầy có nên cái kia có. Cái nầy không cái kia không. Nên nói là một. Đèn khác, ánh sáng khác. Cho nên nói là khác. Như ánh sáng của đèn là nhơn quả, lông trắng và tất cả pháp cũng lại như thế. Lại có thể nói một, lại có thể nói khác. Cho nên nói đầy đủ là vậy.

            Hỏi rằng: Vì sao Đề Tư ngoại đạo cho rằng tất cả pháp chuyển đầy đủ?

            Đáp rằng: Chẳng đầy đủ nghĩa là tất cả pháp chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, mà cả hai biên kiến sai vậy; nên nói một khác đầy đủ, nên luận sư nói tất cả đều không đúng. Kẻ trí chẳng đứng nơi nầy gọi ba pháp.

            Hỏi rằng: Vì sao sai trái?

            Đáp rằng: Nếu lìa trắng thì chẳng còn lông nữa. Màu trắng mất thì lông kia cũng mất. Nếu màu trắng khác mà có lông thì nên biết lông ấy chẳng trắng mà có màu trắng thì chẳng có lông. Cho nên một khác với đầy đủ và pháp ngã đầy đủ chẳng thành lập. Tuy nhiên một khác đầy đủ và tất cả pháp chẳng thể được nói không.

            Đáp tiếp: Những ngoại đạo nầy hư vọng phân biệt. Đây là tướng của tà kiến, chẳng phải tướng của trí tuệ. Tất cả đức chẳng lành. Đây nghĩa thế nào? Lại một và pháp hư vọng phân biệt mà chẳng thể nói, tức pháp kia. Pháp kia một chẳng được nói cái bình. Cái bình một mà cái bình tức là cái bình vậy. Lại chẳng nói pháp khác. Pháp khác là một chẳng được nói cùng là cái bình. Lông là một mà tướng của cái bình khác với tướng của lông, khác ấy là khác pháp và lìa khác pháp, pháp khác chẳng được một, chẳng được khác, mà pháp khác chẳng thành pháp khác, mà pháp khác chẳng được nói là pháp khác. Nếu hai pháp nói một thì nói là khác. Nếu chẳng nói một, chẳng nói khác thì điều nầy hư vọng phân biệt. Nếu hai pháp kia là một thì chẳng thể nói pháp kia là khác. Nếu chẳng phải là hai sao chẳng nói là một? Mà tướng của pháp kia sẽ thành và y cứ vào thế đế hư vọng để phân biệt. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng có sự phân biệt hí luận sai trái của ngoại đạo kia vậy. Đây là trả lời tổng quát về tướng tà kiến của bốn loại ngoại đạo.

            Từ đây trở xuống là đáp về bốn nghĩa. Như thế mỗi mỗi sự quan sát về Ca Tỳ La, Ưu Lâu Khư và ý nghĩa phân biệt hư vọng của ngoại đạo đều chẳng thành tựu nghĩa nầy là thế nào?

            Nói tất cả pháp là một. Nghĩa nầy không đúng. Lấy mất nên mất; chẳng mất, chẳng nên mất; đều mất, đều chẳng thể mất. Nghĩa nầy là thế nào?

Ngươi hướng đến nói ta và tướng của sự hiểu biết sai biệt chẳng thể được như lông màu trắng. Ta pháp nghĩa nầy. Vì sao vậy? Lấy nghĩa nầy chẳng cùng với các kinh luận tương ưng vậy. Ngươi nói các pháp sai biệt chẳng thể được. Nghĩa nầy lại cũng chẳng đúng. Như móng tay, tức của hai pháp kia sai biệt chẳng thể được vậy. Điều nầy làm sáng nghĩa gì? Như móng tay gọi là tay. Nếu khác thì pháp tay nầy chẳng thể được. Như thế lông trắng là một chẳng thể được. Vì sao vậy, chẳng phải pháp khác vậy. Ta biết là một chẳng thể được. Như thế lông màu trắng là một chẳng thể được. Như tay và móng tay. Nếu đây mất thì kia cũng mất. Nghĩa nầy là thế nào? Nếu màu trắng mất thì lông kia cũng mất vậy. Như cắt tay thì móng tay cũng mất. Ý của ngươi nếu màu trắng mất, lông kia chẳng mất. Nghĩa nầy lại không đúng. Nếu không, kia chẳng mất thì màu trắng lại cũng chẳng mất vậy. Như cắt cánh tay thì móng tay vẫn tồn tại. Như cắt móng tay thì tay vẫn tồn tại vậy. Ý ngươi nếu xanh vàng đỏ tuy mất, mà màu trắng chẳng mất nơi lông kia. Thì sao nói là một? Nếu chẳng lông kia không mất màu xanh, vàng, trắng và màu sắc ấy lai cũng chẳng mất.

            Hỏi rằng: Ta, xanh, vàng, đỏ và màu trắng mà chẳng thể làm mất màu trắng. Nghĩa nầy là thế nào?

            Đáp rằng: Lông lại cũng như thế, chứa lông mà không mất lông. Lại nữa nghĩ nầy chẳng phải vậy. Tẩy rửa lông rồi thì lại thấy màu trắng vậy. Lông lại cũng như thế. Chứa nhóm lông chẳng diệt được lông. Cho nên màu trắng tức là lông. Lông tức là màu trắng. Nếu lông mất thì xanh vàng đỏ trắng và màu kia thấy thế nào? Theo ý người nghĩa là màu trắng mất chứa, chẳng phải mất lông, nên mất chứa lông, chẳng thể mất màu trắng. Nếu mà có pháp diệt chứa nhóm các pháp chẳng diệt chẳng chứa nhóm thì sao lại nói một. Cho nên nghĩa một ở đây không thành tựu. Ở đây giải đáp xong về tất cả pháp là một của luận sư ngoại đạo Tăng Khư.

            Hỏi rằng: Ca Na Đà ngoại đạo luận sư nói rằng tất cả pháp đều khác nhau. Ta và sự cảm nhận khác, mà nói pháp khác vậy. Đây là ta, đây là sư hiểu biết. Như lông màu trắng thì đây là trắng, đây là lông vậy.

            Đáp rằng: Nghĩa nầy lại chẳng đúng. Lấy không làm thí dụ vậy. Như có người nói: Đây là tay và đây là ngón tay. Người kia tuy nói lời nói nầy, chẳng thể nói pháp khác. Cho nên chẳng được nói ta và sự hiểu biết khác nhau. Như lông màu trắng mà lấy cái thấy của thế gian có hai loại sai biệt vậy. Một là tướng hai là nơi chốn. Tướng sai biệt. Sắc, thanh, vị, xúc, chẳng khác tướng, có khác tướng vậy. Xứ sai biệt như lúa, đậu và màu lông trắng chẳng có tướng khác, có sự sai biệt. Như màu kia và hương, vị, xúc. Nếu chẳng phải như thế thì có 4 loại sai. Đây là nghĩa gì? Màu trắng mất thì lông cũng mất. Như sắc, hương, vị, xúc kia. Giống như lửa hòa hợp đốt cháy cái bình thành màu đỏ rồi lại làm thành màu xanh. Hương, vị lại cũng như thế. Nếu chẳng phải vậy thì sắc thanh hương vị xúc lại chẳng thể mất. Như lông màu trắng kia khác, khó thể được. Nếu màu trắng mất thì lông kia lại cũng mất. Lông kia chẳng mất nên màu lông màu trắng lại chẳng mất.

            Hỏi rằng: Nghĩa nầy chẳng đúng. Nương vào pháp kia mà có pháp nầy. Giống như bức họa trên tường, nương vào tường để vẽ. Tường mất, bức họa kia cũng mất. Bức họa kia mất thì tường kia lại cũng mất. Giống như màu trắng mất thì lông kia cũng mất, nghĩa lại cũng như vậy.

            Đáp rằng: Thí dụ nầy của ngươi không có tương tợ. Bức tường có trước, còn bức họa có sau. Màu lông trắng không có trước sau. Chẳng thể nói là màu trắng có trước rồi sau đó mới tạo ra lông. Đây là đáp xong về tất cả pháp có nghĩa khác nhau của ngoại đạo Vệ Thế sư Luận sư.

            Hỏi rằng: Ni Kiền Tử ngoại đạo luận sư nói tất cả pháp đều đầy đủ. Ca Tỳ La luận sư đều có sự sai trái, mà nói khác với một vậy. Cho nên ta nói đầy đủ mà chẳng đầy đủ. Giống như ánh sáng của đèn có cái nầy có cái kia; có cái kia có cái nầy. Không cái nầy không cái kia; không cái kia không cái nầy. Như có đèn thì có ánh sáng; có ánh sáng, có đèn. Không có đèn thì không có ánh sáng; không có ánh sáng thì không có đèn. Sự khác nhau là có thể chiếu vào chỗ chiếu sáng, mà đèn khác nơi chốn; sự sáng ấy khác nơi chốn. Cho nên nói là khác. Như ta hiểu màu lông trắng vậy. Lại có thể nói một, lại có thể nói khác. Giống như màu trắng đối với lông có sự phân biệt nơi chốn; chẳng thể được nói đây là màu trắng, đây là lông. Như thế gian, đây là bò, đây là ngựa. Lông màu trắng chẳng phải như vậy. Cho nên ta chẳng nói khác, lại chẳng nói là một. Nếu một thì màu trắng mất, lông ấy cũng nên mất theo. Lại nữa nếu một lại chẳng thể nói lông đỏ, lông đen v.v… cho nên ta nói: được nói một, được nói khác nghĩa nầy là thế nào?

            Đáp rằng: nghĩa nầy lại chẳng thể được. Như hướng đến nói rằng Tăng Khứ Tỳ Thế Sư đều sai trái và điều nầy lại không khác. Thế thì nghĩa gì mà Tỳ Thế Sư khác với hướng nói ấy. Sao gọi là hướng đến để nói? Như hướng đến nói: Một gọi là hướng đến để nói? Như hướng đến nói: Một ngọn đèn sáng. Đèn tức là sáng. Sáng tức là đèn. Đây tuy có biết. Số mà chẳng biệt nghĩa. Nếu như đèn kia lại cũng sáng thì sự sáng kia cũng là đèn. Nếu đây là 2 pháp. Thì một khác nhau ở chỗ nào? Như bàn tay ngón tay chẳng có sai biệt. Khủy tay lại sai biệt. Tay, ngón tay chẳng sai biệt. Nếu một thì nói sai khác thế nào? Cho nên chẳng thể nói một mà chẳng thể nói khác. Đây nghĩa khác một không thành.

Đây đáp xong về tất cả pháp đều đầy đủ của ngoại đạo Ni Kiền Tử Luận sư.

            Hỏi rằng: Nếu Đề Tử luận sư nói: Tăng Khư luận sư nói tất cả pháp khác một đều sai trái thì ta hoặc Đề Tử chẳng nói tất cả pháp một ấy khác với sự đầy đủ. Như trong luận của ta chẳng chấp nhận nghĩa nầy. Tuy chấp nhận chẳng đầy đủ. Cho nên ta chẳng phải sai trái như Tăng Khư. Tuy nhiên, chẳng được nói là không đầy đủ. Nghĩa nầy là sao?

            Đáp rằng: Nghĩa này chẳng đúng. Lấy không mà thí dụ vậy. Lấy không làm thí dụ nên ta nói: thế đế có pháp như thế. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng có tướng như thế. Cho nên điều nầy thành chỗ ta nói nghĩa. Đều nầy làm rõ nghĩa gì? Pháp không kia tức không phải pháp nầy, không phải thể của pháp kia, lại không phải thể của pháp nầy. Lấy pháp nầy chẳng thành nơi pháp kia. Pháp kia chẳng thành nơi pháp nầy. Lấy pháp nầy cứu cánh, chẳng phải pháp kia. Pháp kia lại cứu cánh chẳng phải pháp nầy. Lấy màu trắng chẳng phải lông, mà lông kia chẳng phải là màu trắng. Chẳng phải mất mà mất. Chẳng mất là chẳng mất. Nếu như vậy thì vì sao mà hư vọng phân biệt? Pháp kia là một, khác, đầy đủ, chẳng đầy đủ. Nếu như thế thì lông kia lại chẳng phải lông mà chẳng phải chẳng lông. Màu trắng kia lại chẳng phải màu trắng mà chẳng lông tức là lông, trắng tức là trắng. Cho nên lông chẳng phải lông trắng chẳng phải màu trắng. Cho nên chẳng phải màu trắng, chẳng được màu trắng. Như thế một, khác, đầy đủ, chẳng đầy đủ đều là hư vọng phân biệt. Tuy có nói không, có, thật nghĩa. Như thế ta, sự hiểu biết là nhơn quả. Nghĩa ấy lại cũng như thế. Ở đây đã đáp xong về tất cả pháp không đầy đủ của ngoại đạo Ni Kiền Tử luận sư.

 

Đề Bà Bồ Tát phá ngoại đạo Tiểu Thừa tứ tông luận theo kinh Lăng Già.

 

Dịch xong vào ngày 23 tháng 12 năm 2004

tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi.



facebook-1



youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2021(Xem: 6840)
- Thứ tự Kinh văn số 1645. - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn, từ trang 226 đến 237 - Nguyên , Chánh Phụng Đại Phu cùng với Tri Hành Tuyên Chánh Viện soạn lại. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt ngày 11 tháng 7 năm 2005.
24/06/2021(Xem: 4773)
Thứ tự kinh văn số 1640. Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc luận Tập Bộ Toàn, từ trang 156 đến 158, Đề Bà Bồ Tát Tạo Luận. - Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt. Từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.
24/06/2021(Xem: 3958)
— Thiện Tịch Bồ Tát tạo Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng Triêu Phụng Đại Phu Thức Quang Lục Khanh Truyền Pháp Đại Sư Sắc Tử Thần Thí Hộ Phụng chiếu dịch. — Thứ tự kinh văn số 1638 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 150 đến 155. — Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi cùng với sự phụ dịch của Tỳ kheo Thích Đồng Văn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 2004 nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.
24/06/2021(Xem: 4019)
— Thiện Tịch Bồ Tát tạo Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng Triêu Phụng Đại Phu Thức Quang Lục Khanh Truyền Pháp Đại Sư Sắc Tử Thần Thí Hộ Phụng chiếu dịch. — Thứ tự kinh văn số 1638 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 150 đến 155. — Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi cùng với sự phụ dịch của Tỳ kheo Thích Đồng Văn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 2004 nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.
24/06/2021(Xem: 11813)
Chủ đề: Thiền Sư Vô Ngôn Thông (759 – 826), là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông và phái thiền này kéo dài được 17 thế hệ. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 250 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 24/06/2021 (15/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/06/2021(Xem: 13367)
Chủ đề: Thiền sư Định Không (730-808) (Đời thứ 8 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) “Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng Họ Lý làm vua ba phẩm thành công” (Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung Lý hưng vương tam phẩm thành công.) Lời thơ sấm tiên tri của Thiền Sư Định Không. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 249 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 22/06/2021 (13/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/06/2021(Xem: 10288)
Kính dâng Thầy bài thơ sau khi nghe rất nhiều pháp thoại Thầy giảng đều chứa đựng lòng từ bi muốn truyền dạy . Kính đa tạ và tri ân những gì đã học được về Tổ Sư Thiền trong suốt mùa đại dịch . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Trộm nghe Cổ Đức dạy : “Rũ lòng từ bi nên truyền giảng Pháp Thật ra chẳng pháp nào không chứa đựng từ bi “ Đạo nhãn chưa mở ...tìm huyền, tìm diệu ích gì ? Tịnh, Thiền phương tiện cần rỗng Tâm thì hội lý !!! Ngữ lục, công án....văn tự danh tướng khó trọn ý! Học nhân chưa tự tin nên hướng ngoại tìm cầu Cái hiểu pháp, nghe pháp hình dáng chẳng có đâu, Càng đối đãi phân biệt làm sao ngộ Tánh ?
19/06/2021(Xem: 14503)
Với tinh thần cầu Đạo, nhờ một lời chê trách mà Thiền Sư Thanh Biện triệt ngộ vì đã tìm gặp được Chân Sư ! TÁM NĂM CHỈ TRÌ TỤNG MỘT KINH KHÔNG HIỂU THẾ NÀO LÀ “MẸ CHƯ PHẬT “ THÌ LÀM SAO MINH PHẬT CHI LÝ ! Thiền sư Thanh Biện (? – 686) (Đời thứ 4 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Thanh Biện. Kính tri ân về lời giảng đã tóm gọn những yếu chỉ của kinh Kim Cang, là một bộ kinh Thấy Tánh và Thành Phật . Đây chỉ là những gì con nghe được và ghi lại còn mức độ hiểu sâu không biết đến bao giờ mới thấm nhập ... Ít nhất vài ngàn kiếp sau ... Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH Qua hành trạng triệt ngộ của Thiền Sư Thanh Biện Chuyên trì tụng Kim Cang kinh làm sự nghiệp tu hành, Dù chưa rõ ý kinh nhưng Phước đã sanh ... Được đại duyên ... thiện tri khách đã vấn đạo ! Chí thành, khiêm cung lời thật xin chỉ giáo (1) Rõ ràng lời dạy lúc viên tịch của Thầy Nơi nương tựa .... "Sùng Nghiệp" chính là đây,
17/06/2021(Xem: 13653)
Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Ngài là một thiền sư VN nổi tiếng, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, xây dựng Chùa Chúng Thiện ở núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 300 đệ tử theo học thiền với Ngài. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 247 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 17/06/2021 (08/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
15/06/2021(Xem: 13390)
Chủ đề: Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) (Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Thời Pháp Thoại thứ 245 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 15/06/2021 (06/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ - Tâm ấn của chư Phật, không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa, mà chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi. (Lời khai thị của Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi ) Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (T
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567