Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

202. Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768 - 835) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm) 🥀🌷🌸🏵️

26/12/202015:14(Xem: 14895)
202. Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768 - 835) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm) 🥀🌷🌸🏵️



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài 202 về Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768-835). Ngài thuộc đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm.

Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô họ Trương, quê ở Hải Hôn, Dự Chương (nay là tỉnh Giang Tây). Lúc nhỏ, ngài xuất gia và thọ giới với Hòa thượng Bàn. Tiếp đó, Ngài đến tu học và đắc pháp với Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm  và là Sư đệ của Thiền Sư Vân Nham Đàm Thanh, là người đặt nền móng cho thiền phái Tào Động về sau.

Một hôm Thiền Sư Đạo Ngô đi dạo núi về tới cổng chùa, Sư phụ Dược Sư Duy Nghiễm hỏi: “Con đi đâu mới về”.
Ngài Đạo Ngô thưa “con đi dạo núi  về”.
TS Dược Sơn bảo: “không rời thất này, đem gì về, nói mau”.
Sư thưa qua 2 câu thơ: “trên núi chim con đầu tợ tuyết,
                                   Đáy khe cá lội lo chẳng cùng”.

Sư Phụ giải thích ý của Sư Đạo Ngô là không có gì để đem về, cái có là đã có trong tâm rồi, nếu trả lời đem gì về là rơi vào vọng niệm, mà chỉ trả lời 1 câu thơ tả cảnh cho vui thôi, mà bài thơ của Ngài cũng là 1 công án thiền " Chim con mà đầu trắng như tuyết, chim già mới là đầu bạc mới đúng chứ; còn cá lội ở dưới khe sâu mắc gì lo sợ chim bắt thịt ?". Cái nghịch lý là 1 dấu hỏi mà hành giả tự tìm câu trả lời.

Ngài được Sư Phụ Duy Nghiễm ấn chứng.

Nhân Thiền Sư Đàm Thạnh bệnh, TS Viên Trí thăm và hỏi: “lìa cái võ lủng này thì tới chỗ nào để thấy nhau”.
TS Đàm Thạnh đáp: “đến chỗ không sanh không diệt sẽ thấy nhau”.

Sư phụ giải thích, quán cái chỗ không đau không bệnh là chỗ không sanh không diệt.

Sư Phụ kể lúc SP dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư ở Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada, một Phật tử thưa hỏi Sư Phụ: “một người tu được đánh giá thành công ở chỗ nào”.

Sư Phụ trả lời: “tự bản thân mỗi người cảm nhận”.

Bạch Sư Phụ, con nghe câu hỏi này, con kính sám hối, con rất khó chịu, câu hỏi rất vô phép. Người xuất gia đơn sơ một y vàng, một tay nải, đầu tròn sạch, ăn chay, danh từ thành công không có trong người tu.

Câu trả lời của Sư Phụ sâu sắc vô cùng.

Đến ngày mùng 10 tháng 9 niên hiệu Thái Hòa năm thứ 9 (835 TL) đời nhà Đường, Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô an nhiên viên tịch, thọ thế 67 tuổi.
Vua sắc ban là Tu Nhất đại sư, tháp hiệu Bảo Tướng.

Cuối thời giảng hôm nay, Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ "Chưa" của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ gởi tặng từ Ấn Độ:



Chưa đi thì chẳng có về
Chưa đến thì cũng chẳng hề ở đây.
Chưa vui vì cuộc sum vầy
Thì đâu buồn.. sẽ một ngày chia xa?

Chưa lại, thì đâu có qua
Chưa bình minh.. chẳng bóng tà huy phai .
Chưa thức, đâu biết đêm dài
Chưa chờ, đâu thấy tháng ngày lê thê..

Chưa yêu, ai biết não nề
Lạy dài ” ba chữ ” ê chề nhân sinh.
Chưa cô độc, kiếp một mình
Thì đâu thương những tâm tình tái tê.

Chưa lạnh lẽo lúc Đông về
Nào thương .. cơ nhỡ bên hè phố đêm.
Chưa một lần biết lặng im
Sao ta nghe được nhịp tim mọi người!

Chưa hề khóc, chẳng biết cười
Chưa cho.. sao tận lòng ngời nỗi vui.
Chưa nhìn xuống.. để ngậm ngùi..
Thì chưa biết ” Tạ ơn đời ” một phen .

Chưa tha thứ được nhỏ nhen
Răng mà.. xóa sạch thói quen giận hờn!.
Chưa hay kiếp sống chập chờn
Nhọc nhằn thương, ghét, thua, hơn.. còn dài..

Chưa lần đến trước Phật đài
Rầu rầu sáu nẻo gọi hoài … chạy quanh..
Chưa lặng thầm ngắm mộ xanh
Bôn ba, tất bật… để thành hư vô.

Và chưa biết tiếng ” Nam Mô..”
Tình trần chưa cạn, chưa khô nặng nề…
Chưa Đi thì chẳng có Về
Chưa Sinh thì Tử chẳng hề gọi tên

Sau mưa, trời vẫn nắng lên
Cửa Vô Sinh vẫn rộng thênh đợi người..
Thiên thu có dáng Phật cười
Còn ta, thấp thoáng bên đời này thôi !!!



Bạch Sư Phụ, mỗi ngày Sư Phụ vẫn kiên trì không ngừng nghỉ trao truyền cho chúng con hành trình tu của những Thiền Sư tới nay hơn trăm vị, sự chứng đắc của mỗi vị rất kỳ đặc, hơn trăm hình thái không hề giống nhau, cho chúng sanh thấy không chấp trước vào hiện trạng nào, nhưng tất cả đều chung một biểu hiện của Tâm chứng ngộ đó là Phật tâm, chân tâm, thể tánh Tịnh minh thường trú bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.

Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   
201_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Tri



Ngàn muôn người gọi chẳng xoay đầu !
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe pháp thoại
về Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô . Thật cảm động khi Thầy trả lời câu hỏi của
một đệ tử tại Canada và chúng con đã may mắn học được . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Thế nào phép tắc sau cùng của Đạo lý ?
Chỉ Gọi, Nghe, Dạ ...nơi ấy hãy nhận ra
Cái đó không sanh không tử ... chẳng đi xa
Thành công người tu ...thế nào là đắc lực ?

Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư ....mặt trời sáng rực
Cái Dụng của Trí thể hiện bằng cách bỏ đi ...
Bồ đề muốn làm toà phải lấy cái gì ?
Chẳng ngồi chẳng nằm trong con người đi đứng !

Được Tổ Quy Sơn lần thứ hai ấn chứng
Ứng đáp tương hợp Vô vi, pháp Không !
Núi Đạo Ngô thượng đường học nhân rất đông
Thật lực rốt ráo ...cần giải thoát vòng sinh tử?

Tu Nhất Đại Sư ...
dù phải đi xa lý muôn đời vẫn giữ !
Đa tạ Giảng Sư ...
lời đáp xuất sắc cho câu hỏi Canada đệ tử!



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 4806)
Trong thời gian Đức Phật cùng với các bí-sô an trú tại nước Xá-vệ, một hôm Ngài bảo: - Này các thầy! Hôm nay ta sẽ giảng giải cho các thầy biết một loại Pháp ấn siêu việt. Các thầy nên phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng lòng nghe nhận, chú tâm ghi nhớ rồi suy nghĩ cho thật thấu đáo.
22/08/2011(Xem: 4921)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc, cùng với các vị đại Tỳ-kheo gồm 1250 người đều câu hội đầy đủ. Lại có các vị đại Bồ-tát do ngài Kim Cang Thủ làm thượng thủ. Bấy giờ đức Thế tôn dạy Kim Cang Thủ Bồ-tát Đại Bí Mật Chủ rằng: “Như ông ở bổn bộ gọi là Kim Cang bộ, trong Trì minh tạng có pháp bí mật tối thượng thậm thâm. Chúng sanh thức cạn, căn khí hẹp hòi nên khó tin khó hiểu bí mật nghĩa. Như trước ông đã nói pháp khó tin khó hiểu. Ông không y pháp thì chẳng phải là Thánh nhân, cũng gọi là bất thiện, cũng gọi là nan điều.
10/08/2011(Xem: 4907)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la, chiêm-bác-ca, a-du-ca, Cực giải thoát. Lại có vô lượng các cây báu xen nhau trang nghiêm chung quanh, hương thơm hoa đẹp, cỏ lạ mềm dịu nơi nơi đều có. Lại có vô lượng suối ao khe báu, có nước tám thứ công đức đầy dẫy, trong ấy các hoa đơm trổ trang sức một cách rất thích thú.
08/08/2011(Xem: 15884)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
06/08/2011(Xem: 17081)
Audio: Tăng Chi Bộ Kinh Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
08/07/2011(Xem: 14970)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
16/06/2011(Xem: 26240)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
13/06/2011(Xem: 11056)
Audio: Thiền Tập, bài giảng của TT Tâm Thành
01/06/2011(Xem: 8793)
Áp Dụng Mật Chú vào trong đời sống hằng ngày Bài giảng của HT Thích Huyền Tôn tại Tu Viện Quảng Đức Ngày tu Bát Quan Trai Chủ Nhật 1-6-2014
15/05/2011(Xem: 4713)
I. DẪN NHẬP Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ, thấu đạt lý Bát-nhã để đi vào Không môn. Do đó chúng tôi xin trao đổi một chút về ý nghĩa: “Yếu chỉ Tâm kinh Bát-nhã”. Tất cả Phật tử chúng ta đều thuộc lòng bài Tâm kinh Bát-nhã, nhưng thuộc lòng danh tự Bát-nhã vẫn chưa đủ mà phải thuộc lòng Bát-nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]