KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
[861a] Bấy giờ mặt đất chấn động sáu cách. Tất cả thôn xóm, thành ấp, núi, biển ngay thành Câu-di, nhẫn đến mười phương đều chấn động mạnh. Đại chúng sợ hãi. Trời, người, tu-la khóc gào thảm thiết, dập đầu sát đất lễ Phật cúng dường, rồi họ cùng nhau đồng thanh nói kệ:
Dập đầu lạy Thế Tôn,
Thương con, đời côi cút,
Quỳ lạy dưới chân Ngài,
Chiêm ngưỡng Diệu Công Đức.
Xin Phật nói cho con
Vô lượng khổ sinh tử
Trời, người ai nghe được
Đều sinh tâm chán lìa.
Giống như kẻ mồ côi
Bệnh nặng tự nuôi thân
Tuy gặp thầy thuốc giỏi
Nhưng trị bệnh chưa lành
Bỗng giữa chừng thầy thuốc
Bỏ đi qua nơi khác
Tất cả chúng con đây
Cùng khổ cũng như vậy
Mới nhờ chút phương tiện
Trừ phiền não, tà kiến
Thế Tôn, Đại y vương
Bỗng bỏ con mà đi
Chẳng khác người bệnh khổ
Mất thầy thuốc cậy nhờ!
Than ôi! Thế gian này
Từ nay mãi trống vắng
Như đất nước loạn lạc
Lại mất vua hiền minh
Thương thay chúng trời, người
Đều gặp họa la-sát[104].
Như vào kiếp mất mùa
Dân bị khổ đói kém
Thương thay chúng trời, người
Vị cam lộ mất hẳn
Thí như lửa dữ cháy
Thiêu rụi hết chúng sinh
Thương thay chúng trời, người
Đường ác mãi nung đốt
Thương thay chúng trời, người
Đêm dài chịu khổ đau
Trôi lăn dòng sinh tử
Như voi lún bùn sâu
Thương thay nay trời, người
Toàn thân tuôn huyết lệ
Sầu bi, thêm khổ não
Tâm quyến luyến như vậy
Vì Thế Tôn diệt độ[105]
Hành nghiệp khó đo lường
Trời, trăng mây che phủ
Ánh tuệ diệt từ nay
Thương thay chúng trời, người
Đêm dài tăm tối mãi
Vì thế lòng khổ sầu
không gì so sánh được
Thân này chẳng gì vui
Muốn bỏ như đàm giải
không muốn sống ở đời
Khi hay Phật nê-hoàn
Xin nguyện Đại Trí Tôn
Trụ thế thuyết cam lộ
Mây tan, mặt trời hiện
Bóng tối thảy tiêu tan
Ánh sáng trí tuệ Phật
Xua tan màn sinh tử.
[861b] Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:
- Này các tì-kheo! Chớ như phàm phu, chư thiên, loài người, u sầu khóc lóc mà hãy nỗ lực tinh tấn phụng trì, chuyên niệm giữ gìn những pháp chân thật mà Phật đã dạy.
Lúc ấy trời, người và a-tu-la… nghe Phật nói pháp cho các tì-kheo, liền tự nén lòng, ngăn sự luyến thương, thí như hiếu tử cùng với mẹ hiền vừa mới tiễn đưa ông nội ra nơi gò mã tống táng, vĩnh biệt quay về, dù rất thương cảm, áo não trong lòng cũng tự kiềm chế.
Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ rằng:
Các ông hãy lĩnh ngộ
Pháp chư Phật vốn vậy
Mỗi người về chỗ ngồi
Lắng nghe lời Ta dạy
Nhiếp tâm, chớ buông lung
Giữ gìn giới thanh tịnh
Định phục các loạn tưởng
Khéo hộ trì tâm mình.
[861b] Lại nữa, này các tì-kheo! Nếu có hoài nghi nay nên thưa hỏi. Đối với các pháp: không với chẳng không, thường với vô thường, quy với vô quy, y với vô y, hằng với không hằng, chúng sinh với chẳng phải là chúng sinh, thật với không thật, đế với không đế, nê-hoàn với chẳng phải là nê-hoàn, mật với không mật, hai với chẳng hai… đối với các pháp như vậy ai còn hoài nghi điều gì hãy mau thưa hỏi, Ta sẽ tùy thuận trả lời các ông, sẽ vì các ông mở cửa bất tử rồi mới diệt độ. Vì vậy trong tâm các ông hiện còn nghi ngờ điều gì mau đem thưa hỏi. Vì sao như vậy? Phật rất khó gặp, thân người khó được, có được niềm tin càng khó hơn nữa, lìa khỏi tám nạn[106], trì giới cụ túc[107] lại càng khó hơn, giống như trong cát tìm hạt gạo vàng, như hoa ưu-đàm ngàn năm mới nở.
- Lại nữa, này các tì-kheo! Trăm loài thảo dược, lúa gạo, cỏ cây và các trân bảo đều từ đất sinh. Hết thảy chúng sinh nương nơi trái đất mà được sinh trưởng. Như Lai cũng vậy, sinh ra các pháp, cam lộ nhiệm mầu, chúng sinh nhờ đó trưởng dưỡng pháp thân. Vì vậy cho nên, này các tì-kheo, nếu còn hoài nghi hãy đem thưa hỏi, Như Lai sẽ vì các ông quyết nghi rồi vào nê-hoàn, vì Ta muốn cho tất cả chúng sinh đều được an lạc.
Bấy giờ chư vị tì-kheo nghe Phật quyết định nê-hoàn thì tâm của họ đều thấy bất an, vừa buồn vừa sợ, toàn thân sởn ốc. Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá như mạch máu đỏ hiện rõ trên ấy, thân thể tì-kheo cũng giống như vậy, khắp cả tứ chi máu huyết tươm ra. Họ dập đầu xuống sát đất đảnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi đi nhiễu phải, xong quỳ bạch rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài mau thuyết vô thường, khổ, không. Thí như dấu chân các loài chúng sinh thì dấu chân voi là lớn hơn hết. Thế Tôn cũng vậy, trong các pháp thoại nói về pháp quán, thì quán vô thường là tối thượng nhất, nếu như tinh cần tu tập thì sẽ thoát ly tất cả tham ái cõi dục, ái hữu, ái sắc, vô minh kiêu mạn từ đây diệt tận. Lại nữa, Thế Tôn! Thí như ruộng đồng của người nông phu, vào tiết mùa thu, khi cỏ chưa chín, cày bừa thật sâu, thì đến mùa xuân, gieo ngũ cốc xuống, cỏ dại không mọc. Hành giả cũng vậy, siêng quán vô thường, tinh cần tu tập thì được thoát ly tham ái cõi dục, sắc ái, hữu ái, vô minh kiêu mạn không sinh trở lại, như người nông phu cày vào mùa thu là hơn hết cả. Kính bạch Thế Tôn! Trong các pháp quán, quán tưởng vô thường là pháp đệ nhất. Lại như ông vua, tự biết rằng mình đã sắp băng hà, liền ban chiếu lệnh đại xá thiên hạ, phóng thích tù nhân, rồi sau mới chết. Hôm nay Thế Tôn cũng giống như vậy, trước khi diệt độ, thuyết pháp cam lộ, lợi lạc chúng sinh, giải thoát mọi thứ lao ngục tham ái rồi vào nê-hoàn. Giống như một người, bị ác quỷ bắt, may gặp pháp sư trì chú làm phép liền thoát nạn quỷ. Chúng sinh cũng vậy, bị quỷ la-sát tham ái bắt đi, may nhờ thần chú Thánh huệ của Phật giải thoát chúng sinh ra khỏi lưới tà, quỷ dữ ân ái. Như người bệnh sốt gặp thầy thuốc giỏi, bệnh được trị lành. Chúng con cũng vậy, thân vô lượng bệnh, tà kiến, phiền não, may nhờ pháp dược của Đức Thế Tôn mà lành hẳn bệnh. Như người say rượu chẳng biết thân sơ, tôn ty già trẻ. Đến khi tỉnh rượu, lòng thấy hổ thẹn, liền tự trách mình. Chúng con cũng vậy, trong biển sinh tử không bờ không mé, say mê tình dục, vướng vào tà kiến, nay vừa tỉnh ngộ, biết tấm thân này tựa như cỏ lau hay cây y lan, chẳng gì bền chắc; ta, người, thọ mạng[108] đều không lâu bền.
Phật bảo tì-kheo:
- Như vậy các ông tu tập pháp quán vô ngã phải không?
Các tì-kheo đáp:
- Đúng vậy Thế Tôn! Chúng con thường tu pháp quán vô ngã. Ngoài ra có người còn quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Kính bạch Thế Tôn! Như có người nói, mặt trời mặt trăng, các vì tinh tú, đất, núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chúng sinh mê lầm bảo là chuyển dời. Như vậy người nào nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, phải biết người đó, như những chúng sinh thế tục mê lầm. Pháp chúng con tu là pháp bình đẳng.
Phật bảo tì-kheo:
- Như ông thí dụ, trong thí dụ đó, câu chữ nghĩa lý ông vẫn chưa hiểu. Ta sẽ nói thêm. Như có người nói mặt trời, mặt trăng, đất núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chỉ vì mê lầm mới nói chuyển dời, chúng sinh cũng vậy, ngu si điên đảo, chấp ngã, chấp thường, chấp lạc, chấp tịnh. Nhưng ngã chính là diệu nghĩa của Phật, thường đây chính là nghĩa của Pháp thân, lạc đây chính là nghĩa của nê-hoàn, tịnh đây chính là thật nghĩa của pháp. Này các tì-kheo, chớ sinh mê lầm mà nói rằng Ta đối với các pháp tu quán vô thường, khổ, không, bất tịnh.
Tì-kheo lại thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con cũng tu ba pháp quán tịnh[109].
Phật bảo tì-kheo:
- Ba pháp tu này trong pháp của Ta cũng không thật nghĩa, dù cho khổ tu vẫn không thành tựu, vì tính thay đổi. Khổ mà tưởng vui, đó là điên đảo. Vui mà tưởng khổ, đó là điên đảo. Vô thường nghĩ thường, đó là điên đảo. Thường nghĩ vô thường, đó là điên đảo. Vô ngã tưởng ngã, đó là điên đảo. Ngã tưởng vô ngã, đó là điên đảo. Bất tịnh tưởng tịnh, đó là điên đảo. Tịnh tưởng bất tịnh, đó là điên đảo. Đây là bốn pháp điên đảo vọng tưởng. Người nào không biết vận tâm bình đẳng tu những pháp này thì chẳng phải là tu hành chân chính. Khổ tu bất khổ, vô thường tu thường, vô ngã tu ngã, bất tịnh tu tịnh, bốn pháp tu này, thường-lạc-ngã-tịnh, là của thế gian. Lìa khỏi thế gian cũng có bốn pháp thường-lạc-ngã-tịnh. Các ông phải biết, pháp của thế gian chỉ có tên chữ, pháp xuất thế gian mới có nghĩa lý.
Lúc ấy, chư vị tì-kheo bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con làm sao như lời Ngài dạy tu ba quán tưởng, thấy bốn điên đảo? Nguyện xin Thế Tôn trụ lại ở đời hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp, như lời Ngài dạy chúng con tu hành. Nếu Đức Như Lai không trụ lại đời chúng con làm sao có đủ khả năng ở chung một nhà với loài rắn độc[110]? Mãi xa Như Lai ai trụ lại đời giữ gìn chính pháp? Nay chúng con sẽ làm y như Phật, nhập vào nê-hoàn.
Phật bảo tì-kheo:
- Chớ nói như vậy! Chớ nói như vậy! Tì-kheo nên biết, chính pháp Như Lai đã trao Ca-diếp. Ông Đại Ca-diếp là chỗ nương tựa cho các tì-kheo, cũng sẽ cứu độ tất cả chúng sinh như Phật không khác. Tì-kheo nên biết, thí như đại vương nắm giữ quyền hành của một đất nước, nếu muốn du hành thì lập đại thần quyền hành như vua coi ngó việc nước. Ta cũng như vậy, đem thế giới này giao cho Ca-diếp. Này các tì-kheo! Các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã mà các ông từng tu tập trước đây chưa phải chân thật. Thí như, đêm rằm tháng giêng có đoàn thương nhân dạo chơi trên sông, trong đó có người đánh rơi xuống nước một viên lưu ly. Lúc ấy, mấy người thương nhân liền nhảy xuống nước lặn tìm bảo châu. Có người nhặt được gạch đá dưới nước tưởng lầm bảo châu, vui mừng nổi lên mới biết không phải. Bảo châu lưu ly vẫn còn dưới nước lấp lánh sắc màu sáng tựa trời, trăng. Mọi người nhìn thấy biết minh châu thật, ai cũng trầm trồ, cùng tranh nhau lấy. Lúc ấy có người khéo léo dùng trí lấy được bảo châu. Này các tì-kheo! Đối với tất cả các pháp khổ, không, vô thường, bất tịnh, các ông nghĩ rằng mình đã hết lòng vâng lời tu tập, thì như những người nhặt lấy gạch ngói mà tự dối mình cho là bảo châu. Này các tì-kheo! Chớ như bọn kia tự lừa dối mình mà phải như kẻ thương nhân trí tuệ. Tì-kheo phải biết, có ngã, có thường, có lạc, có tịnh. Pháp các ông tu, nhiếp thọ phụng trì đều là điên đảo, như người không biết thứ bảo châu giả. Này các tì-kheo, tu pháp chân thật, như bảo châu thật, với pháp không thật, tu quán vô thường.
Tì-kheo bạch Phật:
- Như Thế Tôn dạy, tất cả các pháp đều là vô ngã, phải tu như vậy ngã tưởng sẽ diệt. Ngã tưởng diệt rồi hướng đến nê-hoàn. Nghĩa này thế nào? Nguyện xin Thế Tôn, thương xót chúng con giải thích tường tận!
Phật dạy tì-kheo:
- Lành thay, lành thay! Này các tì-kheo! Các ông muốn trừ bản ngã mê lầm mới hỏi như vậy. Thí như ông vua ám độn thiểu trí, gặp ông thầy thuốc cũng hạng ngu si, lừa dối thiên hạ. Ông thầy thuốc này nhận bổng lộc vua, chỉ biết thuốc sữa[111], không biết gì khác, thường dùng thuốc này để điều trị bệnh cho cả quốc dân, lại không biết được nguyên nhân của bệnh phong đàm, viêm họng. Nhưng vua ám độn lại khen ông ấy tài giỏi bậc nhất. Bấy giờ có một thầy thuốc thông hiểu tám cách trị bệnh, mới từ xa đến, bảo thầy thuốc cũ: ‘Xin theo thầy học, ngài là thầy tôi, tôi là đệ tử’. Thầy thuốc cũ nói: ‘Lành thay! Ta sẽ dạy ông phương thuốc trường sinh bất tử, ông phải siêng năng học 48 năm, khi ấy ông sẽ biết hết tất cả y thuật bậc nhất’. Rồi thầy thuốc cũ dẫn đứa học trò ra vào vương cung. Ông vua ám độn cũng rất ưa mến. Thầy thuốc mới đến thưa với vua rằng: ‘Đại vương cũng nên học nghề y thuật’. Vua rất hoan hỷ, bèn theo học nghề, trí tuệ tăng dần, mới vỡ lẽ ra, ông thầy thuốc cũ ngu dốt lừa mình, liền đuổi khỏi nước, thêm phần kính trọng thầy thuốc đến sau. Thầy thuốc đến sau biết đã đúng lúc, liền thưa vua rằng: ‘Có lời muốn thưa, xin vua cho phép’. Vua bảo: ‘Cứ nói’! Thầy thuốc liền thưa: ‘Đại vương nên biết, thuốc sữa mà ông thầy thuốc trước đây thường cho dân uống độc hại nguy hiểm, không nên uống nữa, phải bỏ đi ngay’. Vua liền nghe lời, hạ lệnh toàn dân từ nay về sau ai dùng thuốc sữa sẽ bị phạt nặng. Khi ấy, thầy thuốc đến sau dùng năm loại thuốc đủ cả năm vị: ngọt, chua, mặn, đắng, cay để chữa mọi bệnh. Sau vua lâm bệnh mời thầy thuốc đến. Thầy thuốc xem mạch, biết bệnh của vua phải dùng thuốc sữa, bèn thưa vua rằng: ‘Chỉ có thuốc sữa, mới trị lành bệnh’. Vua bảo thầy thuốc: ‘Ông điên rồi sao? Trước nói là độc, bảo ta phải đuổi thầy thuốc trước đây, nhưng nay lại bảo phải uống thuốc sữa’? Thầy thuốc đáp rằng: ‘Không phải, đại vương! Lời này có ý. Thí như tấm ván bị mối mọt ăn để lại dấu vết như tên của vua. Người không giỏi chữ tưởng là chữ thật, còn người giỏi chữ biết ngay không phải. Thầy thuốc trước đây cũng y như vậy, tuy dùng thuốc sữa nhưng không biết cách sử dụng đúng lúc. Đại vương nên biết, thuốc sữa có thể giết chết con người, nhưng cũng có thể cứu được mạng người. Không giết chết người là nuôi bò sữa thả nơi đồng trống, không có cỏ độc, cho uống nước sạch, không dùng roi đánh, thả nhốt đúng lúc, khi vắt sữa bò đừng cho nổi bọt. Phải biết sữa này cứu tất cả bệnh, không phải thuốc độc’. Vua nói: ‘Hay thay’! Bèn uống thuốc sữa. Khi ấy quốc dân nghe vua uống sữa hết thảy kinh hoàng kéo đến gặp vua, hỏi rõ ngọn ngành: ‘Ông thầy thuốc này không phải quỷ chứ? Sao trước đây nói thuốc sữa hại người nay lại khiến vua dùng lại thuốc ấy’? Bấy giờ nhà vua giải thích rõ ràng cho dân chúng nghe về cách dùng sữa. Vua cùng dân chúng càng thêm kính trọng thầy thuốc đến sau, làm theo cách ấy, thường uống thuốc sữa.
Tì-kheo nên biết, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, là Đại y vương xuất hiện ở đời, vì để phá trừ tà thuật ngoại đạo nên sống gần gũi với mọi chúng sinh, để họ yêu thích rồi liền giáo hóa khiến bỏ đường tà mà nói lời này: Không có ngã nhân, chúng sinh, thọ mạng. Tựa như trùng mọt đục ván thành chữ, những kẻ dị học vì chấp ngã nhân, nên nói vô ngã. Hết thảy chúng sinh vâng lời Như Lai xoay vần dạy nhau đều nói vô ngã. Đó là Như Lai biết đúng thời điểm, vì cứu chúng sinh phương tiện thuyết rằng tính của các pháp vốn là vô ngã, chẳng như thế gian chấp có ngã nhân, nên mới nói rằng tính của các pháp vốn là vô ngã. Bây giờ nói ngã, như thầy thuốc kia biết dùng thuốc sữa, phải biết rằng ngã vốn là chân thật, ngã là thường trụ, không phải là pháp thay đổi biến dị, không phải là pháp hủy diệt từ từ. Ngã là phước đức, ngã là tự tại, thí như thầy thuốc khéo dùng thuốc sữa, Như Lai cũng vậy, vì mọi chúng sinh nói pháp chân thật. Hết thảy bốn chúng[112] nên học như vậy.
Bấy giờ Thế Tôn lại bảo tì-kheo:
- Đối với giới luật nếu có nghi lầm mau hỏi Như Lai.
Các tì-kheo thưa:
- Xin vâng, Thế Tôn! Chúng con cũng tu như trên đã nói, hiểu biết thân tướng đều là không tịch[113].
Phật bảo tì-kheo:
- Các ông chớ có bắt chước nói theo bậc Nhất thiết trí: Chúng con cũng tu hết thảy thân tướng đều là không tịch. Lại nữa tì-kheo, đối với giới luật, nếu có nghi lầm hãy mau thưa hỏi.
Chư tì-kheo thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Diệu nghĩa bình đẳng, của đấng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác đâu phải cảnh giới chúng con thưa hỏi? Pháp chư Phật thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Việc chư Phật làm chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy chúng con cùng với đại chúng đều không dám hỏi với đức Như Lai. Kính bạch Thế Tôn! Thí như có người sống đã một trăm hai mươi tuổi rồi, thân mang bệnh nặng, đau nằm liệt giường. Lại có một người, không chút trí tuệ, giàu có vô lượng, đến thăm người ấy, ngồi cạnh bên giường, cầm tay người bệnh mà nói như vầy: ‘Này ông bạn già, tôi muốn đi xa, qua nước khác chơi, sẽ đi mười năm hoặc hai mươi năm, nên nhờ ông bạn coi giùm kho bạc trân bảo của tôi, sau này trở về tôi sẽ lấy lại’. Bấy giờ người bệnh, chẳng có vợ con lại không quyến thuộc, bệnh ngày càng nặng, rốt cuộc mạng chung, tài vật ký gởi đều bị mất hết. Chủ tài sản kia sau đó trở về muốn đến lấy đồ chẳng biết tìm đâu. Cũng vậy, Thế Tôn! Ngài bảo chúng con đối với giới luật nếu có nghi ngờ thì mau thưa hỏi, nếu bảo thanh văn thưa hỏi Như Lai sợ chính pháp này không được cửu trụ. Lại nữa không biết ai có thể hỏi để cho chúng sinh nhờ chút ân này? Vì vậy, Thế Tôn! Hôm nay chúng con không dám thưa hỏi. Như có sĩ phu, thầy bói xem tướng ông sống đến một trăm hai mươi tuổi[114], quyến thuộc đầy đủ, giàu có vô lượng. Lại có một người, nói với sĩ phu: ‘Tôi có tài sản, nay gởi cho ông, ông hãy vì tôi làm vốn sinh lời, hoặc sau mười năm, hoặc hai mươi năm, rồi trả lại tôi’. Bấy giờ sĩ phu liền nhận tài vật, làm cho vốn ấy càng sinh thêm lời. Sau đó chủ vốn đến lấy lại tiền, được trả đầy đủ. Đúng vậy, Thế Tôn! Tôn giả A-nan và hàng thanh văn, họ không thể nào hộ trì Như Lai thuyết giảng pháp tạng, mong muốn trường tồn. Vì sao như vậy? Vì là thanh văn. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát, hoặc ngài Ca-diếp mới có thể hỏi, trăm ngàn vạn kiếp kham nhận phụng trì pháp tạng Như Lai, tất cả chúng sinh ắt được nhờ ân. Vì vậy, Thế Tôn! Nên để bồ-tát vì mọi chúng sinh thỉnh đức Như Lai giải quyết nghi lầm, chẳng phải chúng con kham được việc này.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:
- Lành thay! Lành thay! Tì-kheo các ông chứng pháp vô lậu, thành a-la-hán, mới có thể nói lời chân thật này, hiểu sâu ý Ta. Có hai nhân duyên, khiến cho bồ-tát giữ gìn chính pháp: Khiến pháp Đại thừa tồn tại lâu dài, và để chúng sinh mong nhờ ân ấy.
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Quyển 2
Phẩm thứ 4: AI THÁN
Phẩm thứ 4: AI THÁN
[861a] Bấy giờ mặt đất chấn động sáu cách. Tất cả thôn xóm, thành ấp, núi, biển ngay thành Câu-di, nhẫn đến mười phương đều chấn động mạnh. Đại chúng sợ hãi. Trời, người, tu-la khóc gào thảm thiết, dập đầu sát đất lễ Phật cúng dường, rồi họ cùng nhau đồng thanh nói kệ:
Dập đầu lạy Thế Tôn,
Thương con, đời côi cút,
Quỳ lạy dưới chân Ngài,
Chiêm ngưỡng Diệu Công Đức.
Xin Phật nói cho con
Vô lượng khổ sinh tử
Trời, người ai nghe được
Đều sinh tâm chán lìa.
Giống như kẻ mồ côi
Bệnh nặng tự nuôi thân
Tuy gặp thầy thuốc giỏi
Nhưng trị bệnh chưa lành
Bỗng giữa chừng thầy thuốc
Bỏ đi qua nơi khác
Tất cả chúng con đây
Cùng khổ cũng như vậy
Mới nhờ chút phương tiện
Trừ phiền não, tà kiến
Thế Tôn, Đại y vương
Bỗng bỏ con mà đi
Chẳng khác người bệnh khổ
Mất thầy thuốc cậy nhờ!
Than ôi! Thế gian này
Từ nay mãi trống vắng
Như đất nước loạn lạc
Lại mất vua hiền minh
Thương thay chúng trời, người
Đều gặp họa la-sát[104].
Như vào kiếp mất mùa
Dân bị khổ đói kém
Thương thay chúng trời, người
Vị cam lộ mất hẳn
Thí như lửa dữ cháy
Thiêu rụi hết chúng sinh
Thương thay chúng trời, người
Đường ác mãi nung đốt
Thương thay chúng trời, người
Đêm dài chịu khổ đau
Trôi lăn dòng sinh tử
Như voi lún bùn sâu
Thương thay nay trời, người
Toàn thân tuôn huyết lệ
Sầu bi, thêm khổ não
Tâm quyến luyến như vậy
Vì Thế Tôn diệt độ[105]
Hành nghiệp khó đo lường
Trời, trăng mây che phủ
Ánh tuệ diệt từ nay
Thương thay chúng trời, người
Đêm dài tăm tối mãi
Vì thế lòng khổ sầu
không gì so sánh được
Thân này chẳng gì vui
Muốn bỏ như đàm giải
không muốn sống ở đời
Khi hay Phật nê-hoàn
Xin nguyện Đại Trí Tôn
Trụ thế thuyết cam lộ
Mây tan, mặt trời hiện
Bóng tối thảy tiêu tan
Ánh sáng trí tuệ Phật
Xua tan màn sinh tử.
[861b] Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:
- Này các tì-kheo! Chớ như phàm phu, chư thiên, loài người, u sầu khóc lóc mà hãy nỗ lực tinh tấn phụng trì, chuyên niệm giữ gìn những pháp chân thật mà Phật đã dạy.
Lúc ấy trời, người và a-tu-la… nghe Phật nói pháp cho các tì-kheo, liền tự nén lòng, ngăn sự luyến thương, thí như hiếu tử cùng với mẹ hiền vừa mới tiễn đưa ông nội ra nơi gò mã tống táng, vĩnh biệt quay về, dù rất thương cảm, áo não trong lòng cũng tự kiềm chế.
Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ rằng:
Các ông hãy lĩnh ngộ
Pháp chư Phật vốn vậy
Mỗi người về chỗ ngồi
Lắng nghe lời Ta dạy
Nhiếp tâm, chớ buông lung
Giữ gìn giới thanh tịnh
Định phục các loạn tưởng
Khéo hộ trì tâm mình.
[861b] Lại nữa, này các tì-kheo! Nếu có hoài nghi nay nên thưa hỏi. Đối với các pháp: không với chẳng không, thường với vô thường, quy với vô quy, y với vô y, hằng với không hằng, chúng sinh với chẳng phải là chúng sinh, thật với không thật, đế với không đế, nê-hoàn với chẳng phải là nê-hoàn, mật với không mật, hai với chẳng hai… đối với các pháp như vậy ai còn hoài nghi điều gì hãy mau thưa hỏi, Ta sẽ tùy thuận trả lời các ông, sẽ vì các ông mở cửa bất tử rồi mới diệt độ. Vì vậy trong tâm các ông hiện còn nghi ngờ điều gì mau đem thưa hỏi. Vì sao như vậy? Phật rất khó gặp, thân người khó được, có được niềm tin càng khó hơn nữa, lìa khỏi tám nạn[106], trì giới cụ túc[107] lại càng khó hơn, giống như trong cát tìm hạt gạo vàng, như hoa ưu-đàm ngàn năm mới nở.
- Lại nữa, này các tì-kheo! Trăm loài thảo dược, lúa gạo, cỏ cây và các trân bảo đều từ đất sinh. Hết thảy chúng sinh nương nơi trái đất mà được sinh trưởng. Như Lai cũng vậy, sinh ra các pháp, cam lộ nhiệm mầu, chúng sinh nhờ đó trưởng dưỡng pháp thân. Vì vậy cho nên, này các tì-kheo, nếu còn hoài nghi hãy đem thưa hỏi, Như Lai sẽ vì các ông quyết nghi rồi vào nê-hoàn, vì Ta muốn cho tất cả chúng sinh đều được an lạc.
Bấy giờ chư vị tì-kheo nghe Phật quyết định nê-hoàn thì tâm của họ đều thấy bất an, vừa buồn vừa sợ, toàn thân sởn ốc. Giống như mặt trời lúc vừa mới mọc rọi lên cây xanh từng đường gân lá như mạch máu đỏ hiện rõ trên ấy, thân thể tì-kheo cũng giống như vậy, khắp cả tứ chi máu huyết tươm ra. Họ dập đầu xuống sát đất đảnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi đi nhiễu phải, xong quỳ bạch rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài mau thuyết vô thường, khổ, không. Thí như dấu chân các loài chúng sinh thì dấu chân voi là lớn hơn hết. Thế Tôn cũng vậy, trong các pháp thoại nói về pháp quán, thì quán vô thường là tối thượng nhất, nếu như tinh cần tu tập thì sẽ thoát ly tất cả tham ái cõi dục, ái hữu, ái sắc, vô minh kiêu mạn từ đây diệt tận. Lại nữa, Thế Tôn! Thí như ruộng đồng của người nông phu, vào tiết mùa thu, khi cỏ chưa chín, cày bừa thật sâu, thì đến mùa xuân, gieo ngũ cốc xuống, cỏ dại không mọc. Hành giả cũng vậy, siêng quán vô thường, tinh cần tu tập thì được thoát ly tham ái cõi dục, sắc ái, hữu ái, vô minh kiêu mạn không sinh trở lại, như người nông phu cày vào mùa thu là hơn hết cả. Kính bạch Thế Tôn! Trong các pháp quán, quán tưởng vô thường là pháp đệ nhất. Lại như ông vua, tự biết rằng mình đã sắp băng hà, liền ban chiếu lệnh đại xá thiên hạ, phóng thích tù nhân, rồi sau mới chết. Hôm nay Thế Tôn cũng giống như vậy, trước khi diệt độ, thuyết pháp cam lộ, lợi lạc chúng sinh, giải thoát mọi thứ lao ngục tham ái rồi vào nê-hoàn. Giống như một người, bị ác quỷ bắt, may gặp pháp sư trì chú làm phép liền thoát nạn quỷ. Chúng sinh cũng vậy, bị quỷ la-sát tham ái bắt đi, may nhờ thần chú Thánh huệ của Phật giải thoát chúng sinh ra khỏi lưới tà, quỷ dữ ân ái. Như người bệnh sốt gặp thầy thuốc giỏi, bệnh được trị lành. Chúng con cũng vậy, thân vô lượng bệnh, tà kiến, phiền não, may nhờ pháp dược của Đức Thế Tôn mà lành hẳn bệnh. Như người say rượu chẳng biết thân sơ, tôn ty già trẻ. Đến khi tỉnh rượu, lòng thấy hổ thẹn, liền tự trách mình. Chúng con cũng vậy, trong biển sinh tử không bờ không mé, say mê tình dục, vướng vào tà kiến, nay vừa tỉnh ngộ, biết tấm thân này tựa như cỏ lau hay cây y lan, chẳng gì bền chắc; ta, người, thọ mạng[108] đều không lâu bền.
Phật bảo tì-kheo:
- Như vậy các ông tu tập pháp quán vô ngã phải không?
Các tì-kheo đáp:
- Đúng vậy Thế Tôn! Chúng con thường tu pháp quán vô ngã. Ngoài ra có người còn quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Kính bạch Thế Tôn! Như có người nói, mặt trời mặt trăng, các vì tinh tú, đất, núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chúng sinh mê lầm bảo là chuyển dời. Như vậy người nào nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, phải biết người đó, như những chúng sinh thế tục mê lầm. Pháp chúng con tu là pháp bình đẳng.
Phật bảo tì-kheo:
- Như ông thí dụ, trong thí dụ đó, câu chữ nghĩa lý ông vẫn chưa hiểu. Ta sẽ nói thêm. Như có người nói mặt trời, mặt trăng, đất núi chuyển dời, mà những thứ này thực không chuyển dời, chỉ vì mê lầm mới nói chuyển dời, chúng sinh cũng vậy, ngu si điên đảo, chấp ngã, chấp thường, chấp lạc, chấp tịnh. Nhưng ngã chính là diệu nghĩa của Phật, thường đây chính là nghĩa của Pháp thân, lạc đây chính là nghĩa của nê-hoàn, tịnh đây chính là thật nghĩa của pháp. Này các tì-kheo, chớ sinh mê lầm mà nói rằng Ta đối với các pháp tu quán vô thường, khổ, không, bất tịnh.
Tì-kheo lại thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con cũng tu ba pháp quán tịnh[109].
Phật bảo tì-kheo:
- Ba pháp tu này trong pháp của Ta cũng không thật nghĩa, dù cho khổ tu vẫn không thành tựu, vì tính thay đổi. Khổ mà tưởng vui, đó là điên đảo. Vui mà tưởng khổ, đó là điên đảo. Vô thường nghĩ thường, đó là điên đảo. Thường nghĩ vô thường, đó là điên đảo. Vô ngã tưởng ngã, đó là điên đảo. Ngã tưởng vô ngã, đó là điên đảo. Bất tịnh tưởng tịnh, đó là điên đảo. Tịnh tưởng bất tịnh, đó là điên đảo. Đây là bốn pháp điên đảo vọng tưởng. Người nào không biết vận tâm bình đẳng tu những pháp này thì chẳng phải là tu hành chân chính. Khổ tu bất khổ, vô thường tu thường, vô ngã tu ngã, bất tịnh tu tịnh, bốn pháp tu này, thường-lạc-ngã-tịnh, là của thế gian. Lìa khỏi thế gian cũng có bốn pháp thường-lạc-ngã-tịnh. Các ông phải biết, pháp của thế gian chỉ có tên chữ, pháp xuất thế gian mới có nghĩa lý.
Lúc ấy, chư vị tì-kheo bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Chúng con làm sao như lời Ngài dạy tu ba quán tưởng, thấy bốn điên đảo? Nguyện xin Thế Tôn trụ lại ở đời hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp, như lời Ngài dạy chúng con tu hành. Nếu Đức Như Lai không trụ lại đời chúng con làm sao có đủ khả năng ở chung một nhà với loài rắn độc[110]? Mãi xa Như Lai ai trụ lại đời giữ gìn chính pháp? Nay chúng con sẽ làm y như Phật, nhập vào nê-hoàn.
Phật bảo tì-kheo:
- Chớ nói như vậy! Chớ nói như vậy! Tì-kheo nên biết, chính pháp Như Lai đã trao Ca-diếp. Ông Đại Ca-diếp là chỗ nương tựa cho các tì-kheo, cũng sẽ cứu độ tất cả chúng sinh như Phật không khác. Tì-kheo nên biết, thí như đại vương nắm giữ quyền hành của một đất nước, nếu muốn du hành thì lập đại thần quyền hành như vua coi ngó việc nước. Ta cũng như vậy, đem thế giới này giao cho Ca-diếp. Này các tì-kheo! Các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã mà các ông từng tu tập trước đây chưa phải chân thật. Thí như, đêm rằm tháng giêng có đoàn thương nhân dạo chơi trên sông, trong đó có người đánh rơi xuống nước một viên lưu ly. Lúc ấy, mấy người thương nhân liền nhảy xuống nước lặn tìm bảo châu. Có người nhặt được gạch đá dưới nước tưởng lầm bảo châu, vui mừng nổi lên mới biết không phải. Bảo châu lưu ly vẫn còn dưới nước lấp lánh sắc màu sáng tựa trời, trăng. Mọi người nhìn thấy biết minh châu thật, ai cũng trầm trồ, cùng tranh nhau lấy. Lúc ấy có người khéo léo dùng trí lấy được bảo châu. Này các tì-kheo! Đối với tất cả các pháp khổ, không, vô thường, bất tịnh, các ông nghĩ rằng mình đã hết lòng vâng lời tu tập, thì như những người nhặt lấy gạch ngói mà tự dối mình cho là bảo châu. Này các tì-kheo! Chớ như bọn kia tự lừa dối mình mà phải như kẻ thương nhân trí tuệ. Tì-kheo phải biết, có ngã, có thường, có lạc, có tịnh. Pháp các ông tu, nhiếp thọ phụng trì đều là điên đảo, như người không biết thứ bảo châu giả. Này các tì-kheo, tu pháp chân thật, như bảo châu thật, với pháp không thật, tu quán vô thường.
Tì-kheo bạch Phật:
- Như Thế Tôn dạy, tất cả các pháp đều là vô ngã, phải tu như vậy ngã tưởng sẽ diệt. Ngã tưởng diệt rồi hướng đến nê-hoàn. Nghĩa này thế nào? Nguyện xin Thế Tôn, thương xót chúng con giải thích tường tận!
Phật dạy tì-kheo:
- Lành thay, lành thay! Này các tì-kheo! Các ông muốn trừ bản ngã mê lầm mới hỏi như vậy. Thí như ông vua ám độn thiểu trí, gặp ông thầy thuốc cũng hạng ngu si, lừa dối thiên hạ. Ông thầy thuốc này nhận bổng lộc vua, chỉ biết thuốc sữa[111], không biết gì khác, thường dùng thuốc này để điều trị bệnh cho cả quốc dân, lại không biết được nguyên nhân của bệnh phong đàm, viêm họng. Nhưng vua ám độn lại khen ông ấy tài giỏi bậc nhất. Bấy giờ có một thầy thuốc thông hiểu tám cách trị bệnh, mới từ xa đến, bảo thầy thuốc cũ: ‘Xin theo thầy học, ngài là thầy tôi, tôi là đệ tử’. Thầy thuốc cũ nói: ‘Lành thay! Ta sẽ dạy ông phương thuốc trường sinh bất tử, ông phải siêng năng học 48 năm, khi ấy ông sẽ biết hết tất cả y thuật bậc nhất’. Rồi thầy thuốc cũ dẫn đứa học trò ra vào vương cung. Ông vua ám độn cũng rất ưa mến. Thầy thuốc mới đến thưa với vua rằng: ‘Đại vương cũng nên học nghề y thuật’. Vua rất hoan hỷ, bèn theo học nghề, trí tuệ tăng dần, mới vỡ lẽ ra, ông thầy thuốc cũ ngu dốt lừa mình, liền đuổi khỏi nước, thêm phần kính trọng thầy thuốc đến sau. Thầy thuốc đến sau biết đã đúng lúc, liền thưa vua rằng: ‘Có lời muốn thưa, xin vua cho phép’. Vua bảo: ‘Cứ nói’! Thầy thuốc liền thưa: ‘Đại vương nên biết, thuốc sữa mà ông thầy thuốc trước đây thường cho dân uống độc hại nguy hiểm, không nên uống nữa, phải bỏ đi ngay’. Vua liền nghe lời, hạ lệnh toàn dân từ nay về sau ai dùng thuốc sữa sẽ bị phạt nặng. Khi ấy, thầy thuốc đến sau dùng năm loại thuốc đủ cả năm vị: ngọt, chua, mặn, đắng, cay để chữa mọi bệnh. Sau vua lâm bệnh mời thầy thuốc đến. Thầy thuốc xem mạch, biết bệnh của vua phải dùng thuốc sữa, bèn thưa vua rằng: ‘Chỉ có thuốc sữa, mới trị lành bệnh’. Vua bảo thầy thuốc: ‘Ông điên rồi sao? Trước nói là độc, bảo ta phải đuổi thầy thuốc trước đây, nhưng nay lại bảo phải uống thuốc sữa’? Thầy thuốc đáp rằng: ‘Không phải, đại vương! Lời này có ý. Thí như tấm ván bị mối mọt ăn để lại dấu vết như tên của vua. Người không giỏi chữ tưởng là chữ thật, còn người giỏi chữ biết ngay không phải. Thầy thuốc trước đây cũng y như vậy, tuy dùng thuốc sữa nhưng không biết cách sử dụng đúng lúc. Đại vương nên biết, thuốc sữa có thể giết chết con người, nhưng cũng có thể cứu được mạng người. Không giết chết người là nuôi bò sữa thả nơi đồng trống, không có cỏ độc, cho uống nước sạch, không dùng roi đánh, thả nhốt đúng lúc, khi vắt sữa bò đừng cho nổi bọt. Phải biết sữa này cứu tất cả bệnh, không phải thuốc độc’. Vua nói: ‘Hay thay’! Bèn uống thuốc sữa. Khi ấy quốc dân nghe vua uống sữa hết thảy kinh hoàng kéo đến gặp vua, hỏi rõ ngọn ngành: ‘Ông thầy thuốc này không phải quỷ chứ? Sao trước đây nói thuốc sữa hại người nay lại khiến vua dùng lại thuốc ấy’? Bấy giờ nhà vua giải thích rõ ràng cho dân chúng nghe về cách dùng sữa. Vua cùng dân chúng càng thêm kính trọng thầy thuốc đến sau, làm theo cách ấy, thường uống thuốc sữa.
Tì-kheo nên biết, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, là Đại y vương xuất hiện ở đời, vì để phá trừ tà thuật ngoại đạo nên sống gần gũi với mọi chúng sinh, để họ yêu thích rồi liền giáo hóa khiến bỏ đường tà mà nói lời này: Không có ngã nhân, chúng sinh, thọ mạng. Tựa như trùng mọt đục ván thành chữ, những kẻ dị học vì chấp ngã nhân, nên nói vô ngã. Hết thảy chúng sinh vâng lời Như Lai xoay vần dạy nhau đều nói vô ngã. Đó là Như Lai biết đúng thời điểm, vì cứu chúng sinh phương tiện thuyết rằng tính của các pháp vốn là vô ngã, chẳng như thế gian chấp có ngã nhân, nên mới nói rằng tính của các pháp vốn là vô ngã. Bây giờ nói ngã, như thầy thuốc kia biết dùng thuốc sữa, phải biết rằng ngã vốn là chân thật, ngã là thường trụ, không phải là pháp thay đổi biến dị, không phải là pháp hủy diệt từ từ. Ngã là phước đức, ngã là tự tại, thí như thầy thuốc khéo dùng thuốc sữa, Như Lai cũng vậy, vì mọi chúng sinh nói pháp chân thật. Hết thảy bốn chúng[112] nên học như vậy.
Bấy giờ Thế Tôn lại bảo tì-kheo:
- Đối với giới luật nếu có nghi lầm mau hỏi Như Lai.
Các tì-kheo thưa:
- Xin vâng, Thế Tôn! Chúng con cũng tu như trên đã nói, hiểu biết thân tướng đều là không tịch[113].
Phật bảo tì-kheo:
- Các ông chớ có bắt chước nói theo bậc Nhất thiết trí: Chúng con cũng tu hết thảy thân tướng đều là không tịch. Lại nữa tì-kheo, đối với giới luật, nếu có nghi lầm hãy mau thưa hỏi.
Chư tì-kheo thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Diệu nghĩa bình đẳng, của đấng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác đâu phải cảnh giới chúng con thưa hỏi? Pháp chư Phật thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Việc chư Phật làm chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy chúng con cùng với đại chúng đều không dám hỏi với đức Như Lai. Kính bạch Thế Tôn! Thí như có người sống đã một trăm hai mươi tuổi rồi, thân mang bệnh nặng, đau nằm liệt giường. Lại có một người, không chút trí tuệ, giàu có vô lượng, đến thăm người ấy, ngồi cạnh bên giường, cầm tay người bệnh mà nói như vầy: ‘Này ông bạn già, tôi muốn đi xa, qua nước khác chơi, sẽ đi mười năm hoặc hai mươi năm, nên nhờ ông bạn coi giùm kho bạc trân bảo của tôi, sau này trở về tôi sẽ lấy lại’. Bấy giờ người bệnh, chẳng có vợ con lại không quyến thuộc, bệnh ngày càng nặng, rốt cuộc mạng chung, tài vật ký gởi đều bị mất hết. Chủ tài sản kia sau đó trở về muốn đến lấy đồ chẳng biết tìm đâu. Cũng vậy, Thế Tôn! Ngài bảo chúng con đối với giới luật nếu có nghi ngờ thì mau thưa hỏi, nếu bảo thanh văn thưa hỏi Như Lai sợ chính pháp này không được cửu trụ. Lại nữa không biết ai có thể hỏi để cho chúng sinh nhờ chút ân này? Vì vậy, Thế Tôn! Hôm nay chúng con không dám thưa hỏi. Như có sĩ phu, thầy bói xem tướng ông sống đến một trăm hai mươi tuổi[114], quyến thuộc đầy đủ, giàu có vô lượng. Lại có một người, nói với sĩ phu: ‘Tôi có tài sản, nay gởi cho ông, ông hãy vì tôi làm vốn sinh lời, hoặc sau mười năm, hoặc hai mươi năm, rồi trả lại tôi’. Bấy giờ sĩ phu liền nhận tài vật, làm cho vốn ấy càng sinh thêm lời. Sau đó chủ vốn đến lấy lại tiền, được trả đầy đủ. Đúng vậy, Thế Tôn! Tôn giả A-nan và hàng thanh văn, họ không thể nào hộ trì Như Lai thuyết giảng pháp tạng, mong muốn trường tồn. Vì sao như vậy? Vì là thanh văn. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát, hoặc ngài Ca-diếp mới có thể hỏi, trăm ngàn vạn kiếp kham nhận phụng trì pháp tạng Như Lai, tất cả chúng sinh ắt được nhờ ân. Vì vậy, Thế Tôn! Nên để bồ-tát vì mọi chúng sinh thỉnh đức Như Lai giải quyết nghi lầm, chẳng phải chúng con kham được việc này.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các tì-kheo:
- Lành thay! Lành thay! Tì-kheo các ông chứng pháp vô lậu, thành a-la-hán, mới có thể nói lời chân thật này, hiểu sâu ý Ta. Có hai nhân duyên, khiến cho bồ-tát giữ gìn chính pháp: Khiến pháp Đại thừa tồn tại lâu dài, và để chúng sinh mong nhờ ân ấy.
Gửi ý kiến của bạn