Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương III. Thay Lời Kết Luận

15/05/201313:53(Xem: 9465)
Chương III. Thay Lời Kết Luận

Kinh Bát Ðại Nhân Giác

Chương III. Thay Lời Kết Luận

Thích Viên Giác dịch và giảng

Nguồn: Thích Viên Giác dịch và giảng

Giới Thiệu Mẫu Người Lý Tưởng

Ngài An Thế Cao khi chưa xuất gia một hành giả Phật tử, tinh thông phật pháp, đức hạnh thanh cao. Ngài đã có một cuộc sống giải thoát giữa cuộc đời đầy biến động. Ðộng cơ từ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho chú mà đi tu chắc chắn là do chí nguyện xuất gia chín muồi.
Với tư cách là một người Phật tử cư sĩ hiểu đạo và hành đạo giữa cuộc đời đầy ô nhiễm của lạc thú, Ngài hiểu rất rõ sự khó khăn của một cư sĩ hướng về con đường giải thoát. Ðồng thời Ngài cũng hiểu rõ vai trò và tác dụng của người cư sĩ đối với cuộc đời: Chuyển tải đạo lý vào đời sống xã hội, khai mở tuệ giác xây dựng hạnh phúc cho nhân thế một cách phổ cập, điều mà vai trò tu sĩ thoát tục rất khó thực hiện.
- Ngài An thế Cao đến Trung Hoa vào thời nhà Hán. Bấy giờ, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng. Trong quá trình phiên dịch kinh điển, Ngài có cộng sự là cư sĩ người Hán có trình độ thế học và Phật học cao như cư sĩ Trần Tuệ, Nghiêm Phù Ðiều, Hàm Lâm, Bì Nghiệp... cộng tác dịch thuật còn có Ngài An Huyền là người đồng hương với Ngài nhưng cũng là cư sĩ. Sau này cư sĩ Trần Tuệ, Bì Nghiệp sang giao châu mang theo một số kinh sách mà Ngài An Thế Cao đã dịch, họ đã tiếp tục sứ mạng của thầy mình truyền bá Phật giáo bằng con đường dịch thuật kinh điển. Trần Tuệ đã chú giải Kinh An Ban Thủ Ý và Thiền Sư Tăng Hội viết lời tựa.
Những tác phẩm mà Ngài An Thế Cao dịch phần lớn thuộc về hệ Nguyên thủy, là những tác phẩm cần thiết và hướng đến người tăng sĩ. Như vậy, chắc chắn Ngài đã đọc qua kinh Bát Niệm của Trung A Hàm. Trên cơ sở Tám Ðiều Suy Niệm của Bậc Ðại Nhân, Ngài thiết lập hệ thống tu tập qua Kinh Bát Ðại Nhân Giác mang sắc thái vừa Nguyên thủy vừa Ðại thừa và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ.
Như đã giới thiệu ở phần nhận thức tổng quát đường lối tu tập của kinh Bát Niệm là đường lối tu tập đoạn trừ lậu hoặc và chứng quả A La Hán. Lộ trình tu tập của kinh Bát Niệm tiêu biểu cho đường lối tu tập truyền thống của Sangha. Lộ trình này gồm ba bước Giới - Ðịnh - Tuệ mà định là xương sống của pháp môn. Ðây là đường lối tu tập không thuận tiện cho người cư sĩ tại gia. Ðể thiết lập một lộ trình tu có tính phổ biến hơn, tích cực hơn, để nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập và hoằng pháp trong một bối cảnh xã hội mới như xã hội Trung Hoa vào thời Hán, Phật giáo chưa được chấp nhận một cách đầy đủ, các vị tăng sĩ chưa được xuất gia, thành phần cư sĩ là chủ yếu. Vì vậy mà Kinh Bát Ðại Nhân Giác ra đời. Ðây như là sự kiện tất yếu, nghĩa là phải có một mô thức mới phù hợp với hoàn cảnh mới cho người cư sĩ tại gia thực hành, đặc biệt dành cho những người cư sĩ có đạo tâm lớn - tâm thì muốn xuất gia, thân thì ở thế tục. Con đường tu tập này không lấy Ðịnh làm cơ sở mà lấy chánh niệm làm cơ sở, từ đó ý chí và nguyện lực được thiết lập.
Sự ra đời của kinh Bát Ðại Nhân Giác một mặt lấy nền tảng tu tập của Kinh Bát Niệm, mặt khác dựa vào giáo nghĩa Ðạĩi thừa mà lúc bấy giờ công cuộc vận động Ðại thừa đang lên cao. Chắc chắn Ngài An Thế Cao đã thừa hưởng sắc thái của truyền thống Ðại thừa một cách trọn vẹn nên những điều giác ngộ cuối đã chuyển hướng sang sắc thái Ðại thừa một cách triệt để. Kinh Bát Ðại Nhân Giác rõ ràng là một hướng đi mới cho một điều kiện và xã hội mới. Ðường lối ấy mệnh danh là Bồ Tát đạo và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ tại gia. Ngài An Thế Cao đã gởi gấm lòng mình qua mẫu người thực hành Bồ Tát hạnh, giới thiệu một mẫu người lý tưởng để kiến tạo một xã hội lý tưởng, xã hội Phật hóa ... Con đường tu tập này, chúng tôi cho rằng có thể chia làm sáu bước:
- Bước một: Xây dựng một con người có đầy đủ nhận thức sáng suốt về bản chất của cuộc sống, có một tầm nhìn chính xác và rộng rãi về cuộc đời, về vũ trụ thiên nhiên, về đời sống xã hội, về đời sống cá nhân gồm cả hai mặt thân thể vật lý và hoạt động tâm lý ( Ðiều giác ngộ thứ nhất ) có được một tầm nhìn như vậy gọi là có chánh kiến.
- Giáo dục trang bị tri thức hoàn chỉnh và căn bản là bước đi đúng hướng, cần thiết như Ðức Phật dạy trong kinh Bốn Mươi Pháp: "Chánh kiến đi hàng đầu trong lộ trình tu tập". Một người Phật tử chân chính là người có cái nhìn sáng suốt và hiểu sâu về bản chất của hiện tượng giới.
- Bước thứ hai: Xây dựng đạo đức bản thân qua lối sống thiểu dục và tri túc. Ði vào thực tiễn của đời sống và dưới sự soi chiếu của nhận thức chánh kiến, người Phật tử khép mình vào kỷ luật đạo đức qua tu tập hạnh thiểu dục và tri túc. Cần chú ý là trong kinh Bát Niệm nói dứt khoát là vô dục chứ không nói là thiểu dục. Vô dục của kinh Bát Niệm là đường lối Thánh đạo vô nhiễm, vô trước của người xuất gia. Thiểu dục tức là ít ham muốn, nghĩa là còn các dục nhưng hạn chế chúng tới mức tối thiểu. Nhờ đời sống kiềm chế nhu cầu tiêu thụ và hưởng thụ, đạo đức của người cư sĩ trở nên tăng trưởng và vững chãi. Nếu cứ để cho lòng ham muốn phát triển không có giới hạn chắc chắn sẽ phát sinh cướp đoạt, lừa đảo, gian trá và hãm hại...
- Bước thứ ba: Qua quá trình tu tập ít ham muốn và biết đủ, người Phật tử sẽ tạo được cho tâm thức mình một xu hướng mới: Xu hướng vượt thoát bản năng, tâm thức trở nên hướng thượng thanh cao. Từ con người mang nặng dấu ấn thế tục bắt đầu hình thành con đường giải thoát, đó là một cuộc cách mạng tâm lý, đòi hỏi có sự nỗ lực lớùn để tạo một chuyển hóa đột phá trong tâm cũng như ngoại giới (điều giác ngộ thứ tư).
Khi mà đời sống dục lạc, ham muốn vật chất giảm, xu hướng trí tuệ tăng, người Ph`ật tử có một hướng đi rõ: Những gì đưa đến tăng trưởng trí tuệ đều được quan tâm, coi trí tuệ là sự nghiệp của mình, do đó nhận thức càng sâu sắc và toàn diện (điều giác ngộ thứ năm).
- Bước thứ tư: Tri thức và trí tuệ đã vươn tới tầm cao, điều đó có thể tạo ra một hướng đi phi thực tiễn, trở nên cô độc, duy lý. Vì vậy để có sự quân bình, người Phật tử hướng tâm và tuệ của mình vào đời sống thực tiễn để hiểu và cảm thông với nỗi đau của quần chúng, những thái độ bạo động, hằn học, căm thù xuất phát từ sự nghèo túng khốn đốn về đời sống vật chất. Người Phật tử sử dụng năng lực trí tuệ để phát triển tình thương yêu cứu giúp mọi người, tu tập hạnh bố thí để quân bình trái tim và khối óc, đồng thời để tích lũy công đức trợ duyên cho đời sống tu tập và chí nguyện độ sanh dễ thành tựu (điều giác ngộ thứ sáu).
- Bước thứ năm: Ðiều hòa Bi-Trí song hành tạo được sự thăng bằng về tâm. Nhưng vì đời sống cư sĩ tại gia có những ràng buộc, những hệ lụy về tình ái nên dễ bị thối tâm và khó phát khởi tâm từ bi đến chỗ không giới hạn. Vì vậy đến trình độ này, người Phật tử bắt đầu thực hành phạm hạnh coi nhẹ tình ái hay chấm dứt tình ái vị kỷ để khai mở cánh cửa đại bi tâm. Từ đây ảnh hưởng của người Phật tử đã có tác dụng rộng, trước hết là đời sống gia đình được thuần hóa, sau đó là môi trường xã hội xung quanh đã có những ảnh hưởng đạo đức của mình.
- Bước thứ sáu: Bước cuối cùng, trí tuệả thấu suốt bản chất nỗi khổ của chúng sanh. Vì vậy đại bi tâm mở rộng, tâm hồn của người Phật tử thể nhập vào thế giới chúng sanh, cảm thông và chia sẻ niềm đau của quần chúng. Người Phật tử không sợ đau khổ, dũng cảm dấn thân vào đời, thấy mình ở trong chúng sanh, chúng sanh ở trong mình, chúng sanh và mình là một. Vì vậy niềm đau của con người cũng chính là niềm đau của mình, nên không thể thờ ơ trước nỗi đau khổ của nhân loại. Họ dấn thân vào đời với trí tuệ vô ngã siêu việt, với trái tim thương yêu không giới hạn dưới mọi hình thức, dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích đưa con người đến chỗ giải thoát an vui.
* Sáu bước đi của một người cư sĩ thực hành Bồ Tát hạnh như vậy không phải là những bước đi siêu thực, mà đó là những bước đi hiện thực, là những điều kiện cho một con người toàn diện hay con người lý tưởng cho một xã hội lý tưởng: Một xã hội bình đẳng, an lạc, văn minh và giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2020(Xem: 16345)
33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa (HT Thanh Từ biên dịch, TT Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19 năm 2020)
18/07/2020(Xem: 12120)
CÁO PHÓ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng đau buồn, kính báo tin đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Mẹ, Bà của chúng con, chúng tôi là: Cụ Bà Phật tử: PHẠM THỊ DOAN Pháp danh: BẠCH VÂN Sinh năm: 1928 (Mậu Thìn) tại Hưng Yên, Bắc Việt Vãng sanh ngày 18/07/2020 (ngày 28/05/năm Canh Tý) tại Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thượng thọ: 93 tuổi. Chương Trình Tang Lễ: - Lễ nhập liệm, Phát tang: 06 pm thứ Ba, 21/07/2020 tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Rd, Fawkner, VIC 3060. Vì Đại dịch Covid-19, chỉ có gia đình được phép dự Lễ Tang 10 người, nên bà con và bè bạn chỉ hộ niệm qua livestream - Lễ Động Quan hỏa táng: 02 pm thứ Tư, 22/07/2020, cử hành lễ Di quan, Linh Cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Fawkner, sau đó gia đình thỉnh Hương Linh về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. - Tang Lễ tại Úc được sự chứng minh & chủ trì của HT
20/02/2020(Xem: 7008)
Tựa và thứ tự của các bài kinh là do người sau đặt thêm vào các bài giảng của Đức Phật với mục đích phân loại và sắp xếp, do đó nhiều bài kinh có thể mang cùng một tên gọi, hoặc cùng một bài kinh nhưng có nhiều tựa khác nhau. Đây cũng là trường hợp của bài kinh Metta Sutta (Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, SN 46.54) trên đây, bài kinh này còn với nhiều tên khác như Mettasuttam, Karaniyametta Sutta, Mettasahagata Sutta...
20/02/2020(Xem: 4853)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 6108)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
02/01/2020(Xem: 3767)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kinh Phật thuyết xuất gia duyên, thuộc Kinh số 791 thuộc tạng CBETA hoặc trang 214-216 thuộc quyển 58, tạng Càn Long. Nội dung Kinh ở hai tạng giống nhau từng chữ. Kinh nói về lời dạy của Phật với vị cư sĩ Nan Đề và các vị đang có mặt về quả báo khi phạm năm giới của người tu tại gia. Người dịch xin thành kính tri ân Hòa thượng Thích Tịnh Thông, Dược Sư Phật Đường, Dartford, Anh Quốc; Phật tử Định Tuệ đã giúp đỡ trong việc tu học.
05/10/2019(Xem: 5499)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế. Bài kinh được ghi lại trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 3, phẩm Đọa Xứ. Trước khi vào đề mục chính, chúng tôi giới thiệu khái quát về "Kinh Tăng Chi Bộ" này. Kinh Tăng Chi Bộ, tiếng Phạn là Anguttara Nikàya là bộ thứ Tư trong 5 bộ kinh tạng Pali: 1) Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya): 3 tập gồm 34 bài kinh 2) Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya): 3 tập gồm 152 bài kinh. 3) Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya): 5 tập gồm 2,958 bài kinh. 4) Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya): 3 tập gồm 9,557 bài kinh 5) Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya): 15 tập.
20/05/2019(Xem: 4333)
"Đại Kinh Xóm Ngựa" là bài kinh đức Thế Tôn giảng cho các vị Tỷ-kheo tại xã Assapura tức là xóm Ngựa nên gọi là "Kinh Xóm Ngựa". Bài kinh khá dài nên các Tổ xếp là "Đại Kinh"; chứ nội dung không hề đề cập gì đến loài ngựa. "Đại Kinh Xóm Ngựa" được ghi lại và sắp xếp trong Trung Bộ Kinh (Majjhiam Nikàya), số 39, phẩm "Đại Kinh Xóm Ngựa", do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang Việt ngữ. Trong ba tháng An Cư Kiết Xuân - 2019, tại Thiền Viện Chân Như, Navasota tiểu bang Texas, chúng tôi được dịp học qua bài kinh này. Nay xin ghi lại để chia sẻ cùng quý Phật tử "Ý Nghĩa bài Kinh Xóm Ngựa" trong góc nhìn hạn hẹp của người học Thiền.
07/02/2019(Xem: 6119)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567