Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương III. Thay Lời Kết Luận

15/05/201313:53(Xem: 9464)
Chương III. Thay Lời Kết Luận

Kinh Bát Ðại Nhân Giác

Chương III. Thay Lời Kết Luận

Thích Viên Giác dịch và giảng

Nguồn: Thích Viên Giác dịch và giảng

Giới Thiệu Mẫu Người Lý Tưởng

Ngài An Thế Cao khi chưa xuất gia một hành giả Phật tử, tinh thông phật pháp, đức hạnh thanh cao. Ngài đã có một cuộc sống giải thoát giữa cuộc đời đầy biến động. Ðộng cơ từ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho chú mà đi tu chắc chắn là do chí nguyện xuất gia chín muồi.
Với tư cách là một người Phật tử cư sĩ hiểu đạo và hành đạo giữa cuộc đời đầy ô nhiễm của lạc thú, Ngài hiểu rất rõ sự khó khăn của một cư sĩ hướng về con đường giải thoát. Ðồng thời Ngài cũng hiểu rõ vai trò và tác dụng của người cư sĩ đối với cuộc đời: Chuyển tải đạo lý vào đời sống xã hội, khai mở tuệ giác xây dựng hạnh phúc cho nhân thế một cách phổ cập, điều mà vai trò tu sĩ thoát tục rất khó thực hiện.
- Ngài An thế Cao đến Trung Hoa vào thời nhà Hán. Bấy giờ, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng. Trong quá trình phiên dịch kinh điển, Ngài có cộng sự là cư sĩ người Hán có trình độ thế học và Phật học cao như cư sĩ Trần Tuệ, Nghiêm Phù Ðiều, Hàm Lâm, Bì Nghiệp... cộng tác dịch thuật còn có Ngài An Huyền là người đồng hương với Ngài nhưng cũng là cư sĩ. Sau này cư sĩ Trần Tuệ, Bì Nghiệp sang giao châu mang theo một số kinh sách mà Ngài An Thế Cao đã dịch, họ đã tiếp tục sứ mạng của thầy mình truyền bá Phật giáo bằng con đường dịch thuật kinh điển. Trần Tuệ đã chú giải Kinh An Ban Thủ Ý và Thiền Sư Tăng Hội viết lời tựa.
Những tác phẩm mà Ngài An Thế Cao dịch phần lớn thuộc về hệ Nguyên thủy, là những tác phẩm cần thiết và hướng đến người tăng sĩ. Như vậy, chắc chắn Ngài đã đọc qua kinh Bát Niệm của Trung A Hàm. Trên cơ sở Tám Ðiều Suy Niệm của Bậc Ðại Nhân, Ngài thiết lập hệ thống tu tập qua Kinh Bát Ðại Nhân Giác mang sắc thái vừa Nguyên thủy vừa Ðại thừa và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ.
Như đã giới thiệu ở phần nhận thức tổng quát đường lối tu tập của kinh Bát Niệm là đường lối tu tập đoạn trừ lậu hoặc và chứng quả A La Hán. Lộ trình tu tập của kinh Bát Niệm tiêu biểu cho đường lối tu tập truyền thống của Sangha. Lộ trình này gồm ba bước Giới - Ðịnh - Tuệ mà định là xương sống của pháp môn. Ðây là đường lối tu tập không thuận tiện cho người cư sĩ tại gia. Ðể thiết lập một lộ trình tu có tính phổ biến hơn, tích cực hơn, để nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập và hoằng pháp trong một bối cảnh xã hội mới như xã hội Trung Hoa vào thời Hán, Phật giáo chưa được chấp nhận một cách đầy đủ, các vị tăng sĩ chưa được xuất gia, thành phần cư sĩ là chủ yếu. Vì vậy mà Kinh Bát Ðại Nhân Giác ra đời. Ðây như là sự kiện tất yếu, nghĩa là phải có một mô thức mới phù hợp với hoàn cảnh mới cho người cư sĩ tại gia thực hành, đặc biệt dành cho những người cư sĩ có đạo tâm lớn - tâm thì muốn xuất gia, thân thì ở thế tục. Con đường tu tập này không lấy Ðịnh làm cơ sở mà lấy chánh niệm làm cơ sở, từ đó ý chí và nguyện lực được thiết lập.
Sự ra đời của kinh Bát Ðại Nhân Giác một mặt lấy nền tảng tu tập của Kinh Bát Niệm, mặt khác dựa vào giáo nghĩa Ðạĩi thừa mà lúc bấy giờ công cuộc vận động Ðại thừa đang lên cao. Chắc chắn Ngài An Thế Cao đã thừa hưởng sắc thái của truyền thống Ðại thừa một cách trọn vẹn nên những điều giác ngộ cuối đã chuyển hướng sang sắc thái Ðại thừa một cách triệt để. Kinh Bát Ðại Nhân Giác rõ ràng là một hướng đi mới cho một điều kiện và xã hội mới. Ðường lối ấy mệnh danh là Bồ Tát đạo và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ tại gia. Ngài An Thế Cao đã gởi gấm lòng mình qua mẫu người thực hành Bồ Tát hạnh, giới thiệu một mẫu người lý tưởng để kiến tạo một xã hội lý tưởng, xã hội Phật hóa ... Con đường tu tập này, chúng tôi cho rằng có thể chia làm sáu bước:
- Bước một: Xây dựng một con người có đầy đủ nhận thức sáng suốt về bản chất của cuộc sống, có một tầm nhìn chính xác và rộng rãi về cuộc đời, về vũ trụ thiên nhiên, về đời sống xã hội, về đời sống cá nhân gồm cả hai mặt thân thể vật lý và hoạt động tâm lý ( Ðiều giác ngộ thứ nhất ) có được một tầm nhìn như vậy gọi là có chánh kiến.
- Giáo dục trang bị tri thức hoàn chỉnh và căn bản là bước đi đúng hướng, cần thiết như Ðức Phật dạy trong kinh Bốn Mươi Pháp: "Chánh kiến đi hàng đầu trong lộ trình tu tập". Một người Phật tử chân chính là người có cái nhìn sáng suốt và hiểu sâu về bản chất của hiện tượng giới.
- Bước thứ hai: Xây dựng đạo đức bản thân qua lối sống thiểu dục và tri túc. Ði vào thực tiễn của đời sống và dưới sự soi chiếu của nhận thức chánh kiến, người Phật tử khép mình vào kỷ luật đạo đức qua tu tập hạnh thiểu dục và tri túc. Cần chú ý là trong kinh Bát Niệm nói dứt khoát là vô dục chứ không nói là thiểu dục. Vô dục của kinh Bát Niệm là đường lối Thánh đạo vô nhiễm, vô trước của người xuất gia. Thiểu dục tức là ít ham muốn, nghĩa là còn các dục nhưng hạn chế chúng tới mức tối thiểu. Nhờ đời sống kiềm chế nhu cầu tiêu thụ và hưởng thụ, đạo đức của người cư sĩ trở nên tăng trưởng và vững chãi. Nếu cứ để cho lòng ham muốn phát triển không có giới hạn chắc chắn sẽ phát sinh cướp đoạt, lừa đảo, gian trá và hãm hại...
- Bước thứ ba: Qua quá trình tu tập ít ham muốn và biết đủ, người Phật tử sẽ tạo được cho tâm thức mình một xu hướng mới: Xu hướng vượt thoát bản năng, tâm thức trở nên hướng thượng thanh cao. Từ con người mang nặng dấu ấn thế tục bắt đầu hình thành con đường giải thoát, đó là một cuộc cách mạng tâm lý, đòi hỏi có sự nỗ lực lớùn để tạo một chuyển hóa đột phá trong tâm cũng như ngoại giới (điều giác ngộ thứ tư).
Khi mà đời sống dục lạc, ham muốn vật chất giảm, xu hướng trí tuệ tăng, người Ph`ật tử có một hướng đi rõ: Những gì đưa đến tăng trưởng trí tuệ đều được quan tâm, coi trí tuệ là sự nghiệp của mình, do đó nhận thức càng sâu sắc và toàn diện (điều giác ngộ thứ năm).
- Bước thứ tư: Tri thức và trí tuệ đã vươn tới tầm cao, điều đó có thể tạo ra một hướng đi phi thực tiễn, trở nên cô độc, duy lý. Vì vậy để có sự quân bình, người Phật tử hướng tâm và tuệ của mình vào đời sống thực tiễn để hiểu và cảm thông với nỗi đau của quần chúng, những thái độ bạo động, hằn học, căm thù xuất phát từ sự nghèo túng khốn đốn về đời sống vật chất. Người Phật tử sử dụng năng lực trí tuệ để phát triển tình thương yêu cứu giúp mọi người, tu tập hạnh bố thí để quân bình trái tim và khối óc, đồng thời để tích lũy công đức trợ duyên cho đời sống tu tập và chí nguyện độ sanh dễ thành tựu (điều giác ngộ thứ sáu).
- Bước thứ năm: Ðiều hòa Bi-Trí song hành tạo được sự thăng bằng về tâm. Nhưng vì đời sống cư sĩ tại gia có những ràng buộc, những hệ lụy về tình ái nên dễ bị thối tâm và khó phát khởi tâm từ bi đến chỗ không giới hạn. Vì vậy đến trình độ này, người Phật tử bắt đầu thực hành phạm hạnh coi nhẹ tình ái hay chấm dứt tình ái vị kỷ để khai mở cánh cửa đại bi tâm. Từ đây ảnh hưởng của người Phật tử đã có tác dụng rộng, trước hết là đời sống gia đình được thuần hóa, sau đó là môi trường xã hội xung quanh đã có những ảnh hưởng đạo đức của mình.
- Bước thứ sáu: Bước cuối cùng, trí tuệả thấu suốt bản chất nỗi khổ của chúng sanh. Vì vậy đại bi tâm mở rộng, tâm hồn của người Phật tử thể nhập vào thế giới chúng sanh, cảm thông và chia sẻ niềm đau của quần chúng. Người Phật tử không sợ đau khổ, dũng cảm dấn thân vào đời, thấy mình ở trong chúng sanh, chúng sanh ở trong mình, chúng sanh và mình là một. Vì vậy niềm đau của con người cũng chính là niềm đau của mình, nên không thể thờ ơ trước nỗi đau khổ của nhân loại. Họ dấn thân vào đời với trí tuệ vô ngã siêu việt, với trái tim thương yêu không giới hạn dưới mọi hình thức, dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích đưa con người đến chỗ giải thoát an vui.
* Sáu bước đi của một người cư sĩ thực hành Bồ Tát hạnh như vậy không phải là những bước đi siêu thực, mà đó là những bước đi hiện thực, là những điều kiện cho một con người toàn diện hay con người lý tưởng cho một xã hội lý tưởng: Một xã hội bình đẳng, an lạc, văn minh và giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2020(Xem: 10278)
Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (804-899) (Nhị Tổ Thiền Phái Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Sáu, 23/10/2020 (07/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tăng hỏi:- Thế nào là ý Tổ sư? Tổ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch lấy tay vẽ vòng tròn trong hư không, giữa vòng tròn viết chữ Phật. Tăng không đáp được. Tổ gọi đệ nhất tọa bảo: “ Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, chính khi ấy là làm gì? “ Đệ nhất tọa đáp: “Chính khi ấy là chỗ buông thân mạng của con “. Tổ bảo: “ Sao không hỏi Lão tăng?” Đệ nhất tọa đáp: “Chính khi ấy chẳng thấy có Hòa thượng “. Tổ bảo:- Đỡ tông giáo của ta chẳng đứng. (Đoạn đối đáp giữa Tổ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và đệ tử, do HT Thanh Từ dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canad
23/11/2020(Xem: 12403)
Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu (771-853) (Sơ Tổ Thiền Phái Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 22/10/2020 (06/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Phúc Châu linh tú bậc tinh anh Điển tích Triệu gia ghi rõ hình Đạp ngã tịnh bình không nói nữa Đạo quang thành tựu thật cao thanh Quy Sơn Nam lĩnh trùm phong thái Linh Hựu Tây thành chói rạng danh Đào lý nhô cành tươi tốt quá Khắp nơi nhuần gội thật an lành. (Bài thơ tán thán hành trạng Tổ Quy Sơn Linh Hựu của Thiền Sư Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
22/11/2020(Xem: 10655)
Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814 ) ((Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Tư, 21/10/2020 (05/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ -Có vị Tăng hỏi: Thế nào là pháp yếu Đại thừa đốn ngộ? -Tổ Bách Trượng Hoài Hải đáp: Các con trước dứt sạch các duyên, thôi hết muôn việc, tất cả các pháp thiện cùng bất thiện, thế gian và xuất thế gian chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm, buông bỏ hết khiến tâm tự tại. Tâm như cây đá không phân biệt, không chỗ đi. Đất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự hiện. Như mây tan thì trăng hiện. Chỉ dứt tất cả thứ vin theo, tình cảm tham sân ái thủ nhơ sạch đều dứt. Đối với ngũ dục, bát phong, không bị thấy nghe hiểu biết ràng buộc, không bị các cảnh làm mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. (trích Thiền Sư Trung Hoa, bản dịch của HT Thanh Từ) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích N
22/11/2020(Xem: 11239)
Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất (709-788 ) (Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/10/2020 (04/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Một đêm, 3 đệ tử Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư Phụ Mã Tổ Đạo Nhất xem trăng. Sư phụ hỏi: Ngay bây giờ nên làm gì? Ngài Trí Tạng thưa: Nên cúng dường. Ngài Hoài Hải thưa: Nên tu hành. Ngài Phổ Nguyện phủi áo ra đi. Sư Phụ bảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật. (trícn Thiền Sư Trung Hoa, bản dịch của HT Thanh Từ) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿�
21/11/2020(Xem: 10419)
188. Thiền Sư Đại Châu Huệ Hải Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 21/11/2020 (07/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Rời nhà rong ruổi vọng tìm cầu Hội đủ chân tâm chẳng mất đâu Một vật ta không sao phó chúc Ông cả kho tàng sớm nhận thâu Nguồn chân rốt ráo riêng Huệ Hải Tròn đầy nắm giữ trí như châu Nhập đạo yếu môn truyền thế giới Nghìn năm giáo pháp mãi bền lâu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Đại Châu Huệ Hải của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
19/11/2020(Xem: 10920)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/11/2020 (05/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Triệu Châu quê quán ở Tào Châu Củ cải, hồ lô, bách tử đầu Bếp lửa, lò rèn nung cháy cả Hư không rộng lớn chẳng cao sâu Bản tâm triệt ngộ lìa chư tướng Sanh tử thoát ly dứt vọng cầu Do bởi chưa tường hai tám nghĩa Bôn ba rong ruổi khắp năm châu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
14/11/2020(Xem: 10238)
Bàng Long Uẩn (740–808) Một Cư sĩ Thiền Tông ngộ đạo nổi tiếng thời nhà Đường
12/11/2020(Xem: 10699)
Thiền Sư Đơn Hà Thiên Nhiên (739-824) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 12/11/2020 (27/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Thức đắc y trung bảo Vô minh tuý tự tỉnh Bách hài câu tiêu tán Nhất vật trấn trường linh. Biết được châu trong áo Tỉnh giấc mộng tử sinh Thịt xương dù tan nát Người thật vẫn nguyên hình. (Bài thơ Ngoạn Châu Ngâm của Thiền Sư Đơn Hà) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
10/11/2020(Xem: 9711)
Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) Vị Tổ thứ 3 của Thiền Phái Pháp Nhãn Và cũng là Vị Tổ thứ 6 của Tịnh Độ Tông Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 10/11/2020 (25/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Thiền Tịnh song tu hổ mọc sừng Phật danh mười vạn niệm không ngưng Ba đời pháp nhãn truyền tông chỉ Chín phẩm sen vàng tiếp chẳng ngừng Gương sáng vẹn toàn ngời chiếu mãi Chậu tan thần hiện dáng tôn xưng Mặt hồ phẳng lặng không xao động Khí tiết thanh cao vạn đại hưng (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch)
09/11/2020(Xem: 10691)
Sống Đúng Chánh Pháp (HT. Viên Minh giảng tại Đại Lễ Dâng Y Kathina Tổ Đình Bửu Long (02/11/2020)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567