Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14-Ba Món Phát Tâm (Tiếp theo v hết)

02/05/201316:50(Xem: 18350)
14-Ba Món Phát Tâm (Tiếp theo v hết)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 14

C. Phân biệt hành tướng phát tâm đến Đạo (bài thứ 2)
Ba món phát tâm (tiếp theo và hết)
II. Nói về hiểu biết và làm mà phát tâm
Bồ Tát biết tâm mình (Phật tánh)không có Lục lệ nên tu pháp lục độ.
Lục độ Lục tệ
1. Bố thí để trừ tham lam bỏn xẻn
2. Trì giới nhiễm ô
3. NHẫn nhục Sân hận
4. Tinh tấn Giãi đãi
5. Thiền định Tán loạn
6. Trí huệ Si mê
III. Nói về chứng nhập chơn như mà phát tâm
Bồ Tát sau khi nhập chơn như, rồi khởi diệu dụng độ sanh, và có 3tướng vi tế:
1. "Chơn tâm" tức là Thật trí
2. "Phương tiện tâm" tức là Quyền trí
3. "Nghiệp thức tâm" tức là Dị thục thức

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH

C. PHÂN BIỆT HÀNH TƯỚNG PHÁT TÂM ĐẾN ĐẠO (tiếp theo và hết)

II. NÓI VỀ HIỂU BIẾT VÀ LÀM
(hạnh, hướng) mà phát tâm

--- o0o ---

CHÁNH VĂN

Phải biết, lối phát tâm này(biết và làm)có phần thắng hơn lối phát tâm trước(Tín phát tâm). Bồ Tát bắt đầu từ Chánh tín (Thập tín)đến đây (Hạnh và Hướng), trải qua gầm mãn một vô số kiếp thứ nhứt, nên đối với Chơn như, các vị này hiện đã hiểu ngộ rất thâm thuý và sự tu hành không còn chấp tướng nữa.

Bồ Tát biết tánh Phật của mình(tâm minh)không có tham lam bỏn xẻn, nên tuỳ thuận theo tánh Phật tu hạnh Bố thí Ba la mật(Bố thí rốt ráo). Bồ Tát biết tánh Phật của mình không nhiễm ô, xa lìa các tội lỗi ngũ dục, nên tuỳ thuận theop tánh Phật, tu pháp trì giới Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật của mình không khổ não, xa lìa các sân hận, nên thuận theo tánh Phật, tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật của mình không có tướng thân tâm, xa lìa việc giải đãi, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu Tinh tấn Ba la mật.Bồ Tát biết tánh Phật của mình thường định, không có tan loạn, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu pháp Thiền định Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật của mình sáng suốt, không có vô minh, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu Trí huệ Ba la mật.

LƯỢC GIẢI

Trong phần "Phân biệt hành tướng phát tâm đến Đạo", có chia ra ba hạng:

1. Tín phát tâm,tức là viên mãn địa vị Thập tín mà phát tâm.

2. Biết và làm phát tâm,tức là ở địa vị Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng) mà phát tâm.

3. Chứng nhập chơn như phát tâm,tức là ở hàng Thập địa Bồ Tát mà phát tâm.

Đoạn này nói về hàng Tam hiền phát tâm.

Hành giả từ khi phát tâm tu hành, cho đến mãn địa vị Tam hiền, đây là đợt thứ nhất, phải trải qua một "vô số kiếp". Sau khi mãn Tam hiền lên đến Thất địa, hành giả phải trải qua một "vô số kiếp" về đợt thứ hai. Từ Bát địa trở lên quả vị Phật, hành giả phải trải qua một "vô số kiếp" nữa, về đợt thứ ba.

Hành giả phải trải qua ba vô số kiếp như vậy, và trường kỳ kháng chiến với giặc phiền não nội tâm, bao giờ hoàn toàn thắng trận mới được thành Phật. Trong vô số kiếp thứ nhứt, hành giả bị bại trận nhiều mà thắng ít. Đến vô số kiếp thứ hai, là giai đoạn giằng co, hành giả năm ăn năm thua. Bước qua vô số kiếp thứ ba thì hành giả thắng nhiều thua ít.

Vì hạng thứ hai là "Hiểu vá Làm mà phát tâm" trước. Từ địa vị Thập tín đến địa vị Tam hiền, vì hành giả tu hành trải qua gần mãn một vô số kiếp, nên ngộ được chơn tâm; nhưng chưa chứng nhập. Tuy nhiên, về việc tu hành, hành giả đã cởi mở rất nhiều những sự nặng nề về phần tu hữu hướng (chấp danh, trước tướng) và bắt đầu về vô tướng, để nhập chơn tâm thanh tịnh.

Bồ Tát biết chơn tâm mình từ bi, hỳ xả, không có tham lam bỏn xẻn, nên tu pháp bố thí Ba la mật, để trừ tâm bỏn xẻn (tu tâm) và nuôi dưỡng tánh từ bi hỷ xả (dưỡng tánh) để trở lại hiệp với chơn tâm của mình.

Bồ Tát biết chơn tâm mình thanh tịnh, không có các nhiễm ô tội lỗi, nên tu pháp trì giới Ba la mật, để trừ tâm nhiễm ô tội lỗi (tu tâm) và nuôi dưỡng đức tánh thanh tịnh (dưỡng tánh) để hợp với chơn tâm của mình.

Bồ Tát biết chơn tâm mìnhkhông có sân hận, nên tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, để đối trị tâm sân hận(tu tâm) và nuôi lớn đức tánh vô sân (dưỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mình không phiền não giải đãi, nên tu pháp Tinh tấn Ba la mật, để trừ tâm giải đãi (tu tâm) và nuôi dưỡng đức tánh siêng năng (dưỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mình thường định,không tán loạn, nên tu pháp Thiền định Ba la mật, để trừ tâm tán loạn (tu tâm) và nuôi dưỡng tánh tịch tịnh (dưỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mìnhsáng suốt, không cósi mê, nên tu pháp Trí huệ Ba la mật, để trừ tâm si mê (tu tâm) và nuôi dưỡng trí huệ (dưỡng tánh) để hợp với chơn tâm của mình.

Tóm lại, Bồ Tát biết tâm mình không có các điều xấu tệ, như tham lam bỏn xẻn, phá giới nhiễm ô, nóng nảy sân hận, biếng nhác trễ nãi, tán loạn và si mê v.v...mà trái lại, có đủ các đức tánh tốt, như từ bi, hỷ xả, thanh tịnh, không sân si, tinh tấn, thường định và trí huệ v.v...nên tu pháp Lục độ, để diệt trừ Lục tệ, nuôi lớn các đức tánh tốt ở nơi tâm mình. Khi các đức tánh tốt (tánh Phật) được hoàn toàn viên mãn, thì Bồ Tát sẽ thành Phật.

GIẢI DANH TỪ

Chữ "Ba la mật", Tàu dịch là "Đáo bỉ ngạn" nghĩa là đến bờ bên kia, tức là bờ Giác. Song chữ "ba la mật" này cũng có nghĩa là "rốt ráo cùng tận". Như nói "Bố thí ba la mật", nghĩa là bố thí đến cùng tận. Chúng phàm phu khi bố thí, còn chấp Ta là người năng thí (làm ơn). Kia là kẻ thọ thí (chịu ơn); vì còn dính mắc nơi tướng, chấp có nhơn có ngã, nên bố thí mà không được ba la mật. Trái lại, Bồ Tát khi bố thí, hợp với chơn tâm thanh tịnh, không thấy có nhơn có ngã: ta đây là người làm ơn (năng thí). Kia là kẻ thọ ơn (được thí). Nọ là vật bị thí...Vì không dính mắc nơi tướng nên gọi là "Bố thí ba la mật". Năm món "ba la mật" sau, ý nghĩa cũng như thế.

III. Chứng nhập chơn như mà phát tâm

CHÁNH VĂN

Bồ Tát từ Sơ địa cho đến Đẳng giác, đã chứng được Chơn như, cũng gọi là Chứng pháp thân.

Các vị Bồ Tát khi đã chứng nhập Chơn như thì từ trên tâm Chơn như này, khởi ra đại dụng: như trong nhứt niệm mà có thể đi hết cả mười phương thế giới, cúng dường chư Phật, thỉnh Phật chuyển pháp luân và mở đường dẫn dắt, làm lợi ích cho các chúng sanh, mà không cần đến ngôn ngữ. Hoặc vì để độ những chúng sanh căn tánh thấp kém, lo sợ phải trải qua nhiếu kiếp tu hành mới thành đạo, nên Bồ Tát thị hiện mau thành quả Phật. Hoặc vì để độ những chúng sanh biếng nhác trễ nãi, nên Bồ Tát nói: "ta tu hành trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp mới được thành Phật". Các vị Bồ Tát mặc dù thị hiện ra vô số phương tiện như vậy, không thể nghĩ bàn được, song thật ra các vị này trình độ như nhau, và đều trải qua vô số kiếp tu hành, không có kẻ mau, người chậm, vị này hơn, vị kia kém. Các vị Bồ Tát tuỳ theo mỗi quốc độ, và trình độ thấy nghe, căn tánh sai khác, dục vọng không đồng của mỗi chúng sanh mà thị hiện ra nhiều hạnh(Bồ Tát đa hạnh), phương tiện độ sanh không giống nhau.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói "Chứng nhập chơn như mà phát tâm", tức là Bồ Tát chứng được thể chơn như, rồi phát ra đại dụng của chơn như.

Các vị Bồ Tát từ Sơ đại đến Đẳng giác, đã chứng được chơn như, cũng gọi là chứng pháp thân thanh tịnh của Như Lai. Rồi từ nơi thể chơn như này phát khởi ra diệu dụng không thể nghĩ bàn, như trong nhứt niệm Bồ Tát có thể đi hết cả mười phương thế giới, cúng dường chư Phật, hoặc thỉnh Phật chuyển pháp luân. Và cũng từ nơi diệu dụng của chơn như, mà Bồ Tát giáo hoá làm lợi ích cho chúng sanh, hoặc không dùng đến văn tự ngữ ngôn.

Có vị Bồ Tát vì muốn khuyến khích những chúng sanh thấp kém, lo sợ cho mình không thể đeo đuổi trải qua nhiều kiếp trường kỳ tu tập, nên thị hiện tu mau thành Phật, để cho chúng sanh ấy khỏi lo sợ; như nàng Long nữ trong Pháp hoa, ngài Quảng ngạch trong kinh Niết bàn, ông Thiện tài trong kinh Hoa nghiêm.

Và có vị Bồ Tát, vì những chúng sanh giải đãi bê tha sự tu hành, nên thị hiện trải qua ba vô số kiếp tu hành, mới được thành Phật, để cho chúng sanh ấy, thấy con đường còn dài, phải siêng năng tu hành; như đức Thích Ca, trải qua ba vô số kiếp mới thành đạo.

Bồ Tát, tuỳ theo mỗi quốc độ khác nhau, trình độ thấy nghe của chúng sanh không đồng, mà thị hiện ra rất nhiều phương tiện, không thể nghĩ bàn. Bởi thế nên gọi "Bồ Tát đa hạnh".

Nhưng sự thật, về trình độ của các vị Bồ Tát thì đồng nhau, sự phát tâm, chỗ chứng ngộ cũng đồng nhau, và đều trải qua ba vô số kiếp tu hành, không có sự mau chậm hay hơn kém nhau.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, Nhị thừa phát tâm, có 3 tướng vi tế:

1. Chơn tâm, tức là tâm vô phân biệt (thật trí).

2. Phương tiện tâm, tức là tâm tự nhiên làm lợi ích cho các chúng sanh (quyền trí).

3. Nghiệp thức tâm, tức là tâm sanh diệt rất vi tế.

Bồ Tát tu hành đến khi công đức thành tựu viên nãn rồi thì bhiện thân cao lớn (báo thân)hơn các thế gian, ở trên cõi trời Sắc cứu cánh Bồ Tát do nhứt niệm tương ưng (hiệp)với huệ, nên vô minh liền hết, gọi là "được nhứt thế chủng trí". Lúc bấy giờ Bồ Tát tự nhiên có diệu dụng không thể nghĩ bàn, hiện thân khắp mười phương thế giới làm cho lơi ích cho tất cả chúng sanh.

LƯỢC GIẢI

Các vị Bồ Tát phát tâm vừa nói trên, đều có 3 tướng vi tế như sau:

1. Được thật trí, tức là chơn tâm vô phân biệt.

2. Được quyền trí, tức là Trí phương tiện phân biệt, để làm lợi ích cho các chúng sanh.

3. Dị thục thức, tức là nghiệp thức, sanh diệt rất vi tế.

Bồ Tát tuy được quyền trí và thật trí, nhưng chưa rốt ráo như Phật và vì còn Dị thục thức (Kim Cang đạo hâu Dị thục không) nên còn bị biến dịch sanh tử.

Bồ Tát tu hành, khi công đức được thành tựu viên mãn, đến phút tối hậu, phá sach vô minh vi tế, nhứt niệm hiệp với Bát Nhã huệ, thì được "Nhứt thế chủng trí" gọi là "Chánh biến giác". Lúc bấy giờ Bồ Tát hiện thân Tự thọ dụng (Báo thân) cao lớn ngàn trượng, ở cõi Tự thọ dụng (tự thọ dụng độ), trên đảnh trời sắc giới, chờ đến thời kỳ, sẽ đi bổ xứ làm Phật, như đức Di lặc hiện nay ở cõi trời Đâu suất. Vị Bồ Tát này tự nhiên có diệu dụng, thị hiện mười phương thế giới, làm lợi ích cho các chúng sanh không thể nghĩ bàn.

Tóm lại, từ khi phát tâm tu hành, cầu quả Phật, đến khi được Nhứt thế chủng trí, thành Chánh biến giác là rốt ráo sự phát tâm vậy.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trong hư không, vô biên, có vô tận thế giới, trong mỗi thế giới có vô số chúng sanh; vì chúng sanh vô số, nên tâm niệm và hành vi cũng khác nhau vô cùng; nếu Bồ Tát đoạn vô minh, không còn tâm tưởng, thì lấy gì để biết tất cả pháp, mà gọi là "Nhứt thế chủng trí"?

Đáp:_ Tất cả cảnh giới vốn là chơn tâm thanh tịnh, không có gì khác. Song vì chúng sanh không như chơn tâm thanh tịnh (xứng tánh)Lại khởi ra các tưởng niệm phân biệt, vọng thấy có các cảnh giới sai khác, nên không thể biết được cảnh giới vô tướng thanh tịnh (chơn tâm)biến khắp tất cả, của chư Phật.

Chơn tâm này đã là bản thể hiện ra tất cả pháp và Bồ Tát vì đã chứng được bản thể của tất cả pháp, tất nhiên biết được tất cả pháp, nên gọi là "Nhứt thế chủng trí". Nhờ "Nhứt thế chủng trí" này, mà Bồ Tát tuỳ thuận thep trình độ của các chúng sanh, lập ra các pháp phương tiện, giáo hoá vô số chúng sanh.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này ngài Bồ Tát Mã Minh, lập lời vấn đáp, để giải thích những điều thắc mắc của độc giả.

Thấy đoạn trên nói: Do Bồ Tát trong nhứt niệm tương ưng với Huệ, nên vô minh liền hết, gọi là được "Nhứt thế chủng trí", nên độc giả thắc mắc: Do vô minh mà có tâm tưởng, nhờ tâm tưởng nên mới biết được các sự vật. Nếu vô minh hê71t, tâm tưởng không còn, thì lấy cái gì để biết tất cả sự vật, mà gọi là "đượcNhứt thế chủng trí"?

Bồ Tát giải đáp, đại ý: Tất cả các pháp nguyên là chơn tâm (đó là định lý của Đại thừa). Nếu còn vô minh và tâm tưởng phân biệt, thì cố nhiên phải có năng sở bỉ thử, nên sự phân biệt bị cuộc hạn, tuy biết mà biết không cùng khắp, cái biết ấy chỉ là tưởng niệm mà thôi. Trái lại, nếu vô minh hết, tâm tưởng không còn, tức là hiệp với chơn tâm, mà chơn tâm là bản thể của các pháp, boiến khắp tất cả các pháp; cũng như trời đất non sông, mà bể cả đều bao hàm hết thảy. Bởi thế nên hành giả trừ vô minh, diệt hết loạn tưởng chứng nhập chơn tâm, thì mới biết được các pháp một cách rốt ráo, gọi là được "Nhứt thế trí".

Từ chơn tâm này phát ra đại trí dụng, biết rõ tất cả pháp, tuỳ theo căn cơ của vô số chúng sanh, dùng vô số phương tiện để dẫn dắt chúng sanh, gọi đó là được "Nhứt thế chủng trí". Chứng được Nhứt thế trí và Nhứt thế chủng trí, gọi là phát minh rốt ráo tâm đại thừa, tức là thành Phật.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Chư Phật đã nghiệp dụng tự nhiên thị hiện khắp tất cả chỗ, làm lợi ích cho các chúng sanh. Nếu chúng sanh nào thấy được thân Phật, hoặc nghe thuyết pháp, hoặc thấy thần thông biến hoá của Phật, thì đều được lợi ích; tại sao trong thế gian còn có nhiều người không thấy được Phật?

Đáp:_ Pháp thân của chư Phật bình đẳng và khắp tất cả chỗ, tự nhiên làm lợi ích cho các chúng sanh, không dụng tâm hay cố ý. Song cũng tuỳ theo tâm của chúng sanh mà tự thấy có hiện hay không. Tâm chúng sanh như cái gương, nếu gương bị bụi đóng, thì cảnh vật không hiện; còn tâm chúng sanh bị cấu nhiễm thì Pháp thân không hiện.

LƯỢC GIẢI

Tiếp theo đoạn vấn đáp trên, nghe nói:

"Phật có thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn, bình đẳng làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, mà không dụng công hay cố ý": nên độc giả nghi: Nếu như thế, tại sao có chúng sanh được tế độ, có chúng sanh không được tế độ.

Bồ Tát giải thích, đại ý: Phật tuy có Nhứt thế chủng trí và đủ các phương tiện, thần thông diệu dụng, bình đẳng và tự nhiên làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không dụng công hay cố ý, không phân biệt chủng loại nào. Nhưng chúng sanh có tiếp nhận được hay khônglà do tâm của họ có thanh tịnh hay không. Như cái gương tuy sáng mà bị bụi bám vào, dù cảnh vật tuy saün có, cũng không thể hiện gì ra được. Cũng thế, chúng sanh tâm tánh còn cấu nhiễm, thì chư Phật tuy có diệu dụng không thể nghĩ bàn, bình đẳng phổ độ, song họ cũng không thể thấy được Phật. Tuy không thấy Phật tế độ, nhưng Phật vẫn âm thầm gia hộ. Ví như kẻ mù sống dưới mặt trời, tuy họ không thấy được ánh sáng, nhưng mặt trời vẫn chiếu đến, và họ vẫn nhờ ánh sáng mà sống.

(HẾT PHẦN GIẢI THÍCH)

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2021(Xem: 17736)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 15036)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
29/04/2021(Xem: 19350)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
27/04/2021(Xem: 18136)
Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Đời thứ 25 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 226 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/04/2021 (16/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào Niệm Phật là ai, nói nói mau Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa Gật đầu cúi xuống tột trần lao Ra uy hét lớn rền trời đất Sư tử hống vang, tợ sóng trào Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
22/04/2021(Xem: 20072)
Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) Đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 22/04/2021 (12/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bám không chấp hữu dụng tâm sai Liễu nghĩa đạo trung nào có hai Chim hót, sẻ kêu, bày diệu đế Mèo quào, chuột chạy, hiển chân đài Gạch tan, chén nát về nguyện trạng Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Triệt ngộ hoát nhiên chân thể hiện Đại viên cảnh trí chiếu bao ngày. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
20/04/2021(Xem: 20886)
Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Đời thứ 23 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/04/2021 (09/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Hàng Châu đất Phật lắm tăng tài Cửa pháp tượng long khắp chốn khai Quán suối nước trong cầu ấn chứng Nhìn non rừng thắm hóa công bày Tuổi thơ nhập đạo tâm luôn vững Hào kiệt xuất gia tỉnh giác ngay Thiên tử thỉnh cầu truyền giáo pháp Lão tăng vung gậy đuổi ra ngoài. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷
17/04/2021(Xem: 20355)
Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 17/04/2021 (07/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lễ cùng vô lễ đánh không tha, Tiến thoái loanh quanh khó vượt qua Chẳng bị cảnh xoay, tam-muội chứng Chịu làm thây chết “tử quan” a Đại hùng, đại trí, tâm buông xả Chỉ hỉ, chí bi, cứu độ tà Vững chắc tòa sen, Tây Thiên Mục Kim cang, bảo sở sẵn danh tòa. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
15/04/2021(Xem: 18215)
Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Đời thứ 21 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 17 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 15/04/2021 (05/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tuyết Nham lạnh lẽo vắng dân cư Tăng chúng ít người, thế tục dư Thuở trước tham thiền đồng chung hội Thức tri sâu cạn vốn thiên tư Quyết lòng nung chí quy nguồn cội Vững dạ bền gan tỏ đạo từ Trúc mảnh tùng cao đều sở đắc Diều bay cá vượt hiển thiền cơ (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂
10/04/2021(Xem: 24923)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]